15.9.12

Trại Kiên Giam – Nguyễn Chí Thiệp: Chương 17




Chương Mười Bảy

Về trở lại trại Z-30A, bị cùm trong xà lim không gì đáng kể, một phần đã quá quen, một phần sự kiểm soát ở trại tù không còn quá khắt khe. Mở, đóng cửa xà lim, đưa cơm, đều do trật tự cũng là tù nhân. Đó là anh Ngọc, cựu trung tá Dù, trưởng ban trật tự, giúp đỡ tận tình, cho đem đủ tiêu chuẩn ăn và thức uống. Ngoài ra, thuốc hút và thức ăn thêm do người bạn trẻ từ trại Xuân Phước là Phạm Văn Đồng gửi lén vào. Chỉ có ban đêm thì muỗi từ rừng ra quá nhiều và bị lắc còng kiểm soát không ngủ được. Cùm ở xà lim như vậy xem như tạm nghỉ dưỡng sức khỏi phải lao động.

Ra khỏi xà lim, Ánh, San, Ngọc và tôi được biên chế về đội 15, khu tù có án. Phân trại chia hai khu vực, khu các sĩ quan trình diện và khu tù có án, khu có án thêm một vòng rào kẽm gai, buổi trưa bị đóng cửa từ nhà một; khu trình diện, trong giờ nghỉ tù có thể đi lại với nhau tương đối thoải mái hơn.

10.9.12

Trại Kiên Giam – Nguyễn Chí Thiệp: Chương 16




 Chương Mười Sáu

Phải trải qua một giai đoạn khó khăn hơn nữa trong đời tù nhưng tôi thật dửng dưng - không còn lo lắng như những lần chuyển trại khác, cũng không còn sợ gì nữa, đã hơn 11 năm trong tù, bẩy năm hai tháng ở trại Kiên Giam Xuân Phước. Trong đời tôi chưa bao giờ ở một nơi lâu như vậy; di chuyển đến một nơi khác cũng là một sự thay đổi cần thiết. Tôi cố nhìn tất cả cảnh vật hai bên đường đi qua, lần đi đến trại năm 1979 ngồi trong xe bít bùng không thấy gì. Con đường này trước đây tôi đã từng đi lại lúc làm Phó Quận trưởng Đồng Xuân này. Dân chúng làm nhà ở san sát hai bên lộ, xen lẫn đám nhà tranh lụp xụp là những ngôi nhà ngói kiểu bánh ích hai mái ngói và hai chái gần bằng nhau, đó là nhà của những cán bộ Cộng sản địa phương, được đãi ngộ ưu tiên mua vật liệu để làm nhà ngói; ngói và gạch mua của trại cải tạo do chúng tôi làm ra. Cộng sản đãi ngộ đảng viên và cán bộ của họ tận tình, dành mọi ưu tiên nên mức sống cán bộ và đảng viên cách biệt với nếp sống của dân chúng rất xa. Họ chủ trương làm cách mạng để xóa bỏ giai cấp, nhưng thật sự là tiêu diệt thành phần đối lập và tạo nên một giai cấp đảng viên, giai cấp của người cầm quyền, bất công hơn bất cứ xã hội nào khác trong lịch sử từ trước đến nay, kể cả chế độ phong kiến.

Trước kia con đường từ Chí Thạnh lên quận lỵ La Hai và con đường từ quận lỵ La Hai lên đến trại Lực Lượng Đặc Biệt Đồng Tre thường mất an ninh, mỗi lần di chuyển vào trong các ấp chiến lược mới cảm thấy được an toàn.

8.9.12

Trại Kiên Giam – Nguyễn Chí Thiệp: Chương 15




Chương Mười Lăm

Trại cải tạo có nhiều tù các nơi chuyển đến thì những hoạt động của các tổ chức chính trị ồn ào nhộn nhịp và hậu quả không tránh khỏi sự khám phá của an ninh qua sự báo cáo của hệ thống tù nhân làm tay sai vẫn lén lút cung cấp tin tức. An ninh biên chế những tù nhân bị liệt vào thành phần cứng đầu vào phân trại B, để thi hành chế độ cải tạo nặng nề và đồng thời chuyển một số người chúng nghi là có ảnh hưởng đến đám đông vào phân trại C để giam vào xà lim và cách ly. Tôi theo toán người vào phân trại B, ở vài ngày chưa yên chỗ thì được lệnh chuyển trại vào C. Phân trại C nằm trong một thung lũng hẹp cách phân trại B khoảng 3 km, theo đường núi ngoằn ngoèo vào xã Xuân Định, đa số là đồng bào sắc dân H’Roi, một sắc dân thiểu số chưa được khai hóa vì từ chiến tranh chống Pháp đến nay vùng rừng núi này thuộc Việt Cộng kiểm soát. Cán bộ chế độ Cộng Hòa chỉ hoạt động từ năm 1956 đến đầu năm 1958 rồi rút từ khi Việt Cộng bắt đầu có những hoạt động ám sát.

Qua một con suối cạn, một cánh rừng nhỏ, đến trảng tranh đầu thung lũng, nhìn lại tứ bề vách núi dựng đứng. Thung lũng trở thành như cái giếng cạn khổng lồ. Bề mặt thung lũng được san bằng phẳng, khu trại được xây hai bên con đường băng ngang, bên tay phải là trại tù, bốn bề có dây kẽm gai, hào sâu trồng cây xương rồng dầy đặc, bên tay trái cách cái ao nuôi cá là dãy nhà chỉ huy và nhà ở của cán bộ. Bấy nhiêu đó đã nói lên bao công trình của tù đã để lại, bao nhiêu mồ hôi đã đổ ra, và bao nhiêu tuổi trẻ đã nằm xuống, còn ghi lại bởi những nấm mồ nằm chi chít trên một ngọn đồi đầy cỏ tranh đất khô cằn không trồng được cả loại khoai mì H-34. Sau tù tàu Việt Nam Thương Tín xây dựng trại A, tù hình sự đến Xuân Phước xây dựng trại B, trại C và trại D. Họ phải chống lại nước độc và sương lam chướng khí và phải đẵn cây, san đất, xẻ đường với dụng cụ thật thô sơ và sức con người còm cõi vì thiếu ăn.


5.9.12

Trại Kiên Giam – Nguyễn Chí Thiệp: Chương 14





Chương mười bốn

Lần nói chuyện với Tích thấy sự rạn nứt trong nội bộ các lãnh tụ đảng Cộng sản là có thực, và trong hàng ngũ đảng viên không còn tình trạng bưng bít và nói theo một chiều như những năm đầu nữa; bây giờ cán bộ có thể phát biểu những ý nghĩ riêng tư của họ, tôi nghĩ đó là một sự tiến bộ nếu nhìn chung trên quyền lợi đất nước, đối với đảng Cộng sản đó là một sự suy thoái đến độ trầm trọng. Một lời nói của một cán bộ cấp thấp chưa phải có giá trị hoàn toàn đúng nhưng nó phản ảnh một hiện tượng, về sự đồn đãi bàn bạc giữa cán bộ với nhau về các sự tranh chấp nội bộ, điều này trước kia không hề có trong nội bộ của một đảng Cộng sản. Tính chất của những đảng độc tài, cán bộ được huấn luyện có niềm tin tuyệt đối vào lãnh tụ và những điều lãnh tụ nói ra, đảng độc tài dùng động lực căm thù làm phương tiện đấu tranh và củng cố nội bộ nếu còn đối tượng tranh đấu, còn đối tượng căm thù tức là còn kẻ địch thì tất cả họ hướng về kẻ địch để tiêu diệt. Nhưng khi không còn địch thủ thì sự tranh đấu đó không thể nào hết đi được nên nó hướng vào bên trong tức là hướng vào sự tranh chấp nội bộ. Tôi hiểu thêm được một khía cạnh của vấn đề, những nhà lãnh tụ độc tài họ luôn luôn tìm ra đối tượng căm thù một phần để giữ vững tổ chức. Trường hợp Trung Hoa sau khi tiêu diệt hết kẻ thù giai cấp, không còn đối tượng cho đám đảng viên và đoàn viên trẻ tuổi đã được dạy tư tưởng Mao Trạch Đông, ông ta phải tạo ra cuộc Cách mạng Văn hóa để hướng tuổi trẻ Trung Hoa đấu tranh tiêu diệt những đồng chí thân thiết của ông đã trở thành những đối thủ, đó là những nguyên soái Tư lệnh các Quân khu và những người đang nắm giữ các chức vụ có thể tranh chấp quyền hành với Mao. Như vậy có thể tin tưởng được rằng sau khi Cộng sản hết kẻ thù trong nước và mối đe dọa từ bên ngoài, thì những cuộc đấu tranh nội bộ sẽ xảy ra và có thể làm đổ vỡ tổ chức Đảng. Một điều ghi nhận nữa là dù cho Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản cố tiêu diệt tính người trong cán bộ của họ, muốn đào tạo nên “con người xã hội chủ nghĩa để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội”, họ dùng lối tuyên truyền bịp bợm để đánh lừa đảng viên, biến đảng viên thành ra cái máy chỉ biết căm thù. Họ đã thành công khi bưng bít tất cả sự thật, nhưng khi sự thật bị phơi bày, thì tính người của đảng viên Cộng sản lâu nay bị che khuất sẽ trỗi dậy và trong trường hợp có điều kiện nó sẽ gây nên những phản ứng có thể làm đổ vỡ tổ chức Đảng.

4.9.12

Trại Kiên Giam – Nguyễn Chí Thiệp: Chương 13




Chương Mười Ba

Dùng biện pháp phân biệt thức ăn tùy thành tích cải tạo, hạn chế nhận quà và thăm gặp gia đình để buộc tù nhân trại E tăng năng suất không thành công. Đem các đội tù Việt Nam Thương Tín, tù hình sự từ các phân trại A, B, C đến đào ao để phát động cuộc thi đua, tù nhân trại E vẫn tiếp tục giữ vững thái độ. Ra đến bãi lao động anh em đồng lòng làm thật chậm, năng suất dưới mức chỉ tiêu ấn định, thà bị phạt cả đội về trễ hay làm thêm buổi sáng chủ nhật.

Anh em toàn trại không ai chỉ huy ai, nhưng sống đồng lòng, vì cùng có kinh nghiệm, cố gắng duy trì các hành động tập thể, không chống đối cá nhân để riêng rẽ bị kỷ luật.

2.9.12

Trại Kiên Giam – Nguyễn Chí Thiệp: Chương 12 - Xuân Phước





Chương Mười Hai


Tôi được ra khỏi xà lim. Thời điểm này ở trại có nhiều tin đồn sẽ đưa tù nhân cải tạo đi ngoại quốc do kết quả Hội Nghị Quốc Tế Nhân Quyền Genève năm 1979.
Sau buổi lao động, bạn bè đến mừng, cho thức ăn để bồi dưỡng. Anh em giữ được tình cảm với nhau, dù ở trong điều kiện khó khăn về vật chất, anh em vẫn thương người bị giam cầm trong kỷ luật. Bất cứ ai từ trong xà lim được thả ra, ít nhiều anh em cũng tìm cách giúp đỡ thức ăn và thuốc men.

Có nhiều anh em quá lạc quan, họ suy đoán chúng tôi là nhóm đầu tiên được chuyển ra nước ngoài.

1.9.12

19/6, Kính nhớ cậu và ngoại




Huỳnh Ngọc Tuấn


Gia đình của ngoại tôi là một gia đình khá “đặc biệt”. Ông ngoại tôi mất sớm, lúc chỉ mới 40 tuổi, để lại một người vợ trẻ và năm đứa con dại.

Mẹ tôi là con gái đầu và duy nhất. Sau mẹ là bốn người em  trai. Ông ngoại mất được một thời gian thì bà ngoại bị bệnh và mù cả hai mắt. Mẹ tôi tần tảo buôn bán nuôi bốn người em trai. Một năm sau, cậu Ba của tôi đi quân dịch.Vì là một ngư dân trẻ, thành thạo việc đi biển nên cậu Ba tôi vào Hải quân. Từ đó cậu lênh đênh trên biển cả một đời.

Từ ngày cậu Ba vào Hải quân, mẹ tôi cùng đỡ vất vả hơn. Tiền lương ít ỏi cậu gởi về cho ngoại  ăn trầu, cho mẹ tôi nuôi ba người em còn lại.

Một năm sau, cậu Năm cũng vào quân đội (người con thứ tư của ngoại tôi bị chết  khi còn trong bụng mẹ nên không biết là trai hay gái).