Hiển thị các bài đăng có nhãn Lê Hoàng Ân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lê Hoàng Ân. Hiển thị tất cả bài đăng

30.6.11

Tiếng nói từ trái tim



Kính thưa quý vị,

Như tôi đã trình bày trong một bài viết trước, tôi không phải là nhà văn, tôi chẳng phải là cái gì cả, nhưng chỉ vì tôi cần nói ra những gì tôi cảm nghĩ, vì không nói ra được thì trái tim tôi sẽ nổ vỡ mất nếu cố giữ kín trong lòng, nên tôi cần viết ra những gì tôi muốn viết.

Chúng tôi làm giấy tờ để ra đi theo diện ODP (làm chui từ năm 1984 và gửi qua Bangkok vì lúc đó chưa có bang giao chính thức giữa cộng sản Việt Nam và thế giới tự do), với những đóng góp về giấy tờ cũng như tiền bạc của thân nhân chúng tôi đã qua Mỹ từ trước, vì đó là quyền lợi của chúng tôi theo hồ sơ bảo lãnh ODP do các thân nhân chúng tôi đảm trách, nhưng sau đó qua những lời thỉnh nguyện của bà Khúc Minh Thơ đại diện những gia đình có thân nhân bị tù đầy trong guồng máy cộng sản đã trình bày hoàn cảnh này lên Tổng Thống Ronald Reagan và được Tổng Thống chấp nhận để chính Tổng Thống ra lệnh cho ông Thứ Trưởng Ngoại Giao Robert L. Funseth trao đổi với nhà cầm quyền cộng sản để thả và cho chúng tôi ra đi qua Mỹ. Vì vậy hồ sơ gia đình tôi được chuyển từ ODP sang HO. Chúng tôi đã tới Mỹ vào ngày 06 tháng 07 năm 1992. Nếu không có bà Khúc Minh Thơ thì không bao giờ gia đình chúng tôi qua được Mỹ theo chương trình HO, (cao lắm thì theo chương trình ODP mà thôi) và như vậy sẽ phải chờ lâu hơn. Do đó gia đình chúng tôi luôn luôn mang ơn bà Khúc Minh Thơ và những người trong hội “Gia Đình những Tù Nhân Chính Trị” đã trực tiếp hay gián tiếp giúp gia đình chúng tôi.

Khi nhân viên Hoa Kỳ phỏng vấn gia đình tôi, họ hỏi tôi là muốn đi theo diện ODP hay HO., tôi trả lời liền: “HO hay ODP, tôi đều chấp nhận, miễn sao chúng tôi ra khỏi VN càng sớm … càng tốt”.

Tôi đã được mổ mắt qua chương trình Medicare để thay lens ngay từ khi mới qua đây, vì khi tôi qua đây thì hai mắt tôi bị cataracts che mờ đến nỗi hầu như tôi không nhìn thấy đường. Bây giờ lens của tôi là bằng plastic, và tôi đọc sách báo không cần phải đeo kính nữa và đi làm một cách bình thường. Nhà tôi đã mổ tim (open heart surgery) mà không phải trả một đồng nào cả. Bản thân tôi cũng mổ cổ (anterior fusion surgery) mà chỉ trả copay rất ít. Nước Mỹ là thế đó.
Tôi và nhà tôi mới đi lên Hoa Thịnh Đốn thăm người bà con, và có dịp đi thăm bức tường đen nơi ghi tên của 58.195 người lính Mỹ, từ anh binh nhì đến sĩ quan cấp tướng, và sau đó chúng tôi được vinh dự đưa đến nghĩa Trang Arlington, là nghĩa trang quốc gia Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ là quê hương mới của gia đình chúng tôi. Hai vợ chồng tôi được đưa đi thăm Toà Bạch Ốc, Quốc Hội, và nhiều nơi khác như Lincoln Memorial, như Jefferson Memorial, như Washington Monument, v.v… và có dịp đi thăm Smithsonian Museum, nơi có trưng bầy bộ xương con khủng long từ mấy ngàn năm về trước. Nhìn thấy Tổng Thống Lincoln ngồi chễm trệ trên ghế nhìn xuống bàn dân thiên hạ, tôi mới cảm thấy sự nhỏ nhoi của mình.  Nhìn thấy ngôi mộ của Tổng Thống Kennedy với câu nói bất hủ: Đừng hỏi nước Mỹ đã làm gì cho bạn, mà hãy tự hỏi bạn đã làm được gì cho nước Mỹ. “Don’t ask what your country can do for you. Ask instead what you can do for your country”. Nhìn thấy những ngôi mộ của những người đã hy sinh cho Tổ Quốc mà không đòi hỏi bất cứ một cái gì cho họ cả.
Nói tới nói lui, tôi chưa trình bày với quý vị lý do bài viết của tôi.

Tôi là một người Mỹ gốc Việt. Tôi thương yêu đất nước Việt Nam của tôi vì đó là nơi tôi được sinh ra, nuôi dưỡng, lớn lên, gặp người yêu và lấy làm vợ, rồi vì tình hình chiến cuộc, tôi đã tình nguyện nhập ngũ dù tôi được miễn dịch vĩnh viễn với lý do con trai duy nhất trong gia đình. Sau năm 1975, tất cả những sĩ quan, công chức của chế độ Cộng Hoà phải đi tù. Riêng tôi đã không chấp nhận chế độ cộng sản nên đã bị bắt và ở tù tới 2296 ngày và đêm. Tôi được thả, cho về nhà và họ bắt buộc đi vùng kinh tế mới. Tôi từ chối với lý do là cha mẹ già yếu, con cái còn quá nhỏ. Do đó tôi vẫn còn ở lại Sài Gòn. Tôi đạp xe ba bánh chở vật liệu cho mọi khách hàng. Sau đó, nhờ số vốn ngoại ngữ của tôi, tôi đã đi dậy học, chính thức cũng có, chui cũng có. Rồi cha mẹ tôi lần lần mất. Bố tôi chết năm 1984, hưởng thọ 85 tuổi, mẹ tôi chết năm 1985, hưởng thọ 81 tuổi. Hai cái tang chồng chất lên tôi. Nhưng bản thân tôi buồn mà không phiền não vì tôi cảm nhận phần nào về thiền!Tôi hiểu rằng: đã đến thì rồi phải đi, níu kéo cũng không được. Và một ngày nào đó, sẽ đến lượt tôi ra đi. Có thế thôi.

Tôi đã khóc khi bố mẹ tôi mất. Tôi đã khóc khi chị tôi mất. Tôi đã khóc khi anh rể tôi mất.

Tôi đã khóc khi những chiếc phi cơ bị không tặc đâm vào hai toà nhà cao ốc là Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế tại Nữu Ước làm chết gần 3000 người.

Tôi đã khóc khi một phi cơ khác bị không tặc cho đâm vào Ngũ Giác Đài, làm chết mấy chục người trong đó có một kỹ sư Việt Nam.

Tôi đã khóc khi một phi cơ khác đã rớt trên một cánh đồng hoang vắng nhờ lòng can đảm của những hành khách đã đứng lên chống cự với bọn khủng bố để không cho chiếc máy bay này đâm vào Toà Bạch Ốc.

Tôi đã xúc động và hãnh diện khi thấy những thành quả của những người Mỹ gốc Việt đạt được trên mọi lãnh vực, từ chính trị đến quân sự qua chuyên môn, qua học hành, từ những chuyện nhỏ nhất đến những chuyện lớn nhất.

Tôi rất xúc động khi thấy những ngưòi Mỹ gốc Việt làm dân biểu, làm nghị viên tại những tiểu bang, thành phố lớn trên nưóc Mỹ.

Tôi rất xúc động và hãnh diện khi thấy các bạn bè của tôi là những thày giáo, là những người hướng dẫn thế hệ trẻ mà chúng ta gọi là thế hệ thứ hai để thay thế ông cha khi chúng tôi qua đời.

Người Mỹ gốc Việt chúng ta không làm tủi hổ giòng giống. Và nói chung thì chúng ta vui khi thấy những thành quả đó.

Tôi đâu có muốn xa lìa Việt Nam, mà chỉ vì hoàn cảnh bắt buộc. Tôi không thể sống tại một nơi mà dân chúng không có tự do, dân chủ, nơi mà nhà cầm quyền chỉ áp đặt cuộc sống theo ý họ chứ không theo ý dân.

Tôi vẫn muốn làm một cái gì cho quê hương tôi, nhưng người ta không cho, do đó tôi phải ra đi. Gia đình tôi sống tương đối đầy đủ, vui vẻ, hạnh phúc tại quê hương thứ hai.

Tại quê hương thứ hai này, chúng tôi sống như những người Mỹ khác, không thắc mắc, không mong mỏi gì hơn là đi làm để có tiển trả những bills khi nó tới. Sống một cuộc sống rất bình thường.

Nhưng tôi vẫn trăn trở. Có một cái gì trong tôi cứ làm cho tôi khó chịu. Không biết là cái gì. Nhìn tới nhìn lui: Gia đình ổn thoả, nhà cửa tạm ổn, vì tiền mua nhà cũng sắp trả hết. Vợ chồng không hề xích mích, cãi nhau, con cái đều thành đạt. các cháu nội đều học hành tấn tới. Sống tại Austin, nơi khí hậu hiền hoà, thiên nhiên đối đãi tốt, ngôi nhà ở phía sân sau có hồ cá gần trăm con cá KOI và hòn non bộ tuyệt vời do hai cha con tôi xây dựng cả 5 năm trời mới xong. Một dàn lá mơ, một vườn rau thơm với cả chục cây ớt hiểm, còn muốn gì hơn nữa.

Khi vợ chồng chúng tôi đi thăm viếng nghĩa trang Arlington, tôi mương tưởng đến nghĩa trang quân đội Biên Hoà và rồi tôi nhận ra tôi nợ một món nợ rất lớn với các đồng ngũ đã nằm xuống. So sánh những người lính Mỹ tình nguyện gác ngôi mộ “Chiến Sĩ Vô Danh” tại nghĩa trang Arlington với nghi thức theo một nguyên tắc nhất định: bước 21 bước là vì người chiến sĩ bỏ mình vì nước được hưởng 21 phát súng (phần thưởng cao quý nhất cho một nguời chiến sĩ hy sinh với 7 khẩu súng và bắn ba lần theo truyền thống từ thế kỷ thứ 17 ở bên nước Anh). Quay lại hướng Đông là hướng ngôi mộ, nhìn ngôi mộ của người chiến sĩ vô danh trong 21 giây, nghỉ 21 giây trước khi quay đầu lại để bước 21 bước tiếp theo. Quay súng qua vai vì súng không được ở bên vai gần ngôi mộ. Đổi gác mỗi 30 phút qua một buổi đổi gác thật long trọng. Mỗi ngày, cả trăm cả ngàn ngưòi đến xem lễ đổi gác. Ngày cũng như đêm. Nắng cũng như mưa. Trời xanh, đẹp, cũng như vần vũ mưa sa bão tố. “Old Guard never changes.” Đất nước thứ hai của tôi như vậy đó, còn đất nước thứ nhất của tôi? Nghĩa trang Quân Đội Biên Hoà thật khốn đốn, thật tủi nhục. Tôi đã làm được gì cho chính những đồng ngũ của tôi? Tượng “Thương Tiếc” bị kéo giật ngay từ những ngày đầu tháng 5 năm 1975. Mồ mả những đồng ngũ của tôi bị đào xới lên, xương người quân nhân chết đã bị làm nhục. Ai chịu trách nhiệm? Trong thời gian đi tù, bọn cai tù Cộng Sản đã chửi rủa tụi tôi, là những người còn đang sống, huống hồ chi những người đã nằm xuống. Tụi Việt Cộng cười hố hố há há trên xác chết người quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà.  Vậy mà chúng ta chẳng làm được một cái gì để giúp đỡ những người chiến sĩ đã chết cho Tổ Quốc, ngoại trừ ngồi bên này chỉ trích nhau, chụp mũ nhau, ai không theo đường lối chống cộng của mình sẽ là việt gian. v.v… Bởi vậy, từ tụi việt cộng cho đến những người nôm na gọi là chống cộng nửa vời mà sự thực là gieo rắc nghị quyết 36 của việt cộng, chúng tôi đều né tránh.

Thưa quý vị,

Vợ chồng chúng tôi đã trên dưới 70 tuổi. Sống chung với con cháu thật vui vẻ, hạnh phúc. Không có gì phải than thở, phàn nàn, sống như tất cả những người Việt Nam tỵ nạn cộng sản khác, rồi già đi, rồi chết đi, nhường chỗ cho con, cháu. Thế cũng xong một cuộc sống bình thường như tất cả mọi người.

Thế thì trăn trở cái gì? Thế thì khó chịu cái gì?

Xin thưa: Tôi chưa trả nợ cho Tổ Quốc Việt Nam của tôi một cách trọn vẹn. Tổ Quốc đã cho tôi tất cả, nhưng tôi chưa đáp ứng lại được một phần. Và đến ngày 30 tháng Tư 1975, tôi đã mất Tổ Quốc. Gia đình còn, nhưng Tổ Quốc không còn. Tôi là một người không còn Tổ Quốc từ năm 1975 cho đến khi tôi sang Mỹ và sau đó 6 năm thì tôi trở thành công dân Mỹ. Nhưng liệu tôi có thể chóng quên nguồn gốc của tôi không?

Vì thế, thưa quý vị, tôi tâm nguyện rằng:

Khi không còn bóng cộng sản tại quê hương thứ nhất của tôi, là nước Việt Nam, tôi sẽ về lại và làm người gác nghĩa trang, hàng ngày thắp những nén nhang cho các ngôi mộ đồng ngũ của tôi tại nghĩa trang quân đội Biên Hoà, cho đến khi tôi chết thì hoả thiêu thân xác của tôi, để một nửa nằm chung với đồng ngũ của tôi tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà, và một nửa thì trải tại Hồ Lake Travis tại Austin,  TX, là quê hương thứ hai của tôi.

Tôi có thể tha thứ, nhưng tôi sẽ không bao giờ quên những gì cộng sản Việt Nam đã làm cho gia đình tôi, cho đồng ngũ của tôi, cho quê hương tôi, cho Tổ Quốc tôi. Vì thế, ước muốn nhỏ nhoi của tôi trong việc thiêu xác sẽ được thực hiện qua con tôi, cháu tôi, nếu cộng sản chưa chết trong đời tôi.

Lê Hoàng Ân



16.4.11

Tâm tình của A20 Lê Hoàng Ân



Kính thưa quý vị Niên Trưởng,
Kính thưa quý vị Huynh Trưởng,
Thưa anh em trong trại Trừng  Giới A.20,

Như tôi đã nói trong thư trước, tôi không phải là một văn sĩ, tôi không phải là một thi sĩ, tôi chỉ nói lên những gì tôi cảm nhận được và những gì tôi suy nghĩ mà nói lên mà thôi.

Thời gian tôi trải qua ở Trại Trừng Giới A.20 Xuân Phước quá ngắn ngủi, chỉ có từ ngày bọn VC chuyển toán chúng tôi từ Chí Hoà (có thể là toán đầu tiên), cuối tháng 11/1978 ra Xuân Phước, cho đến ngày chúng thả nhóm 38 người trong đó có tôi, sau hơn 1 tháng chúng giữ làm tôi mọi cho chúng trong khuôn viên doanh trại của chúng (từ tháng 09 chúng ghi trên lệnh tha cho đến gần giữa tháng 11/1981 chúng tôi mới về đến nhà tại Sài-Gòn, trong chuyến đó có Anh Lê Kim Ngân xuống ga Nha Trang, nghe nói tìm cách vượt biên với gia đình rồi mất tích luôn, không kiểm chứng được). Tôi không có dịp hoặc không có cơ hội tham gia vào những sinh hoạt của anh em có tinh thần quốc gia tuyệt vời qua tờ Hợp Đoàn, qua những sinh hoạt văn nghệ chống Cộng ngay trong nhà tù, qua những cuộc chống đối ngầm hay nổi đối với bọn khát máu, nhưng ít ra tôi cũng có những dịp nói chuyện với một số anh em trước khi tôi được chúng thả về. Một số khuyên tôi giữ im lặng vì chức vụ của tôi. Ngay chính Huỳnh Cự cũng bảo tôi là hãy giữ im lặng, vì anh ta biết tôi làm việc tại PTT, đừng nói gì vì nói gì chỉ có hại tới bản thân mà thôi. Trước khi tôi đi Mỹ, vợ chồng tôi có gặp Huỳnh Cự vào khoảng cuối năm 1990 hay đầu năm 1991 tôi không nhớ rõ tại ga Hoà Hưng, Huỳnh Cự có nói với tôi rằng ráng giữ lấy thân, đừng hại vợ con chết theo và chờ ngày đi Mỹ. Do đó, từ trong thời gian tại Xuân Phước cũng như trong những ngày tôi còn ở VN, tôi không mở miệng, và có khi một số anh em nghĩ rằng tôi “không ra gì”. Tôi chấp nhận, bởi vì: “Câu Tiễn lòn trôn”, nhịn nhục ít năm để sau này có thể làm một cái gì đó hay hơn thì lúc đó tính sau. Tôi ngậm miệng, không làm mình nổi bật, và giữ im lặng cho đến lúc chúng thả tôi về. Có lẽ nhờ vậy mà Ngô Văn Ly không tìm tôi trong lúc tôi nói với nhà tôi là Sáu Dzảnh dính lại rồi. Tôi dậy chui tiếng Anh cho những ai muốn xuất ngoại, chính thức hay không chính thức, và chính lúc đó mới là thời điểm mà tôi nhồi nhét vào óc học trò của tôi là phải biết phân biệt ai là bạn, ai là thù. Tôi không làm ăn với bọn công an địa phương như một số anh em chúng ta đã làm vì đồng tiền, vì cuộc sống mà tôi không buộc tội bởi vì hoàn cảnh buộc như vậy. Tôi không muốn dính líu đến tụi  cùi hủi.

Thưa Quý Anh,

Tôi dông dài như vậy là vì tháng Tám năm ngoái 2010, sau gần 20 năm không gặp nhau, gia đình tôi đã gặp lại vợ chồng người em kết nghĩa của tôi là Nguyễn Quang Trình, một trong những người tham gia vào những cuộc chơi đẹp tại Xuân Phước sau khi tôi được tha (!) và trong những ngày gần đây theo như người ta nói Trình còn có đàn đệm cho Vũ Trọng Khải hát trong buổi văn nghệ giúp người nghèo tại VN. Đó là một yếu tố quan trọng mà tôi muốn nêu ra.

Chính vì tôi ngậm miệng, có thể tôi đã nhu nhược sau khi nói chuyện với Huỳnh Cự, trong khi những anh em khác già cũng như trẻ đã có những lời nói, hành động làm cho tôi rất bội khâm phục.

Tôi rất khâm phục những người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà, những anh hùng bất khuất, dù nằm ngay trong ngục tù, đã chứng tỏ cho bọn cộng sản biết là chúng ta không bao giờ đầu hàng chúng cả, dù có phải hy sinh cả tính mạng của chúng ta nữa. Trước ngày quốc hận, chúng ta cũng đã từng đem mạng sống của chúng ta ra đánh đổi trong cuộc chiến, thì lẽ gì chúng ta lại phải cúi đầu sau khi mất chính quyền. Tôi không dùng chữ mất nước, vì nước VN vẫn còn đó, chỉ có chế độ Cộng Hoà là bị tạm thời mất thôi.

Tôi rất khâm phục anh Vũ Văn Ánh, người mà tôi đã từng biết từ PTT, là một trong những người khởi xướng làm tờ báo “Hợp Đoàn” ngay trong trại giam cộng sản mà không sợ bị mất mạng.

Tôi rất khâm phục anh Nguyễn Chí Thiệp đã viết quyển “Trại Kiên Giam” nói lên những tiếng nói của bản thân anh cũng như của các anh em khác trong trại trừng giới A.20.

Tôi rất khâm phục anh Phạm Đức Nhì với bài “Những Tiếng Hát Bừng Sáng A.20” và một số anh em khác như Ngọc Đen, Hải Bầu, Vũ Mạnh Dũng, Vũ Trọng Khải và nhiều anh em khác mà tôi không được biết đến, đã tham gia vào cuộc.

Tôi rất khâm phục anh Phạm Trần Anh, người đã viết quyển “Đoạn Trường Bất Khuất” và mới đây đã viết bài “Thung Lũng Tử Thần” trong trang Quán Lá A.20 thật thấm thía.

Tôi rất khâm phục anh chị Tống Phước Hiến và Lê Thị Xuân đã cho chúng ta thấy cái thối nát của bọn VC qua hai bài viết của Anh Chị.

Tôi rất khâm phục Bố Lê Sáng, vị chưởng môn Vovinam, đã có những lời khuyên và tư cách thật xưng đáng là một vĩ nhân.

Tôi rất khâm phục anh Nguyễn Văn Đèn, người mà tôi có cơ duyên được anh nhận làm em kết nghĩa cùng với Nguyễn Quang Trình, với câu nói bất khuất: “Tôi là một Chiến-Sĩ Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hoà, tôi không chấp nhận sống chung với chế-độ Cộng-Sản. Các anh muốn giết tôi thì cứ giết đi!”, mà chúng không dám giết đấy.

Tôi rất khâm phục Bùi Đạt Trung qua bài “Bông Hồng Trên Vết Dầu Loang” đã thúc đẩy anh em phải làm những gì anh em phải làm.

Tôi rất khâm phục Nguyễn Thanh Khiết đã dựng được Quán Lá để cho anh em A.20 có chỗ dừng chân uống cà phê và cùng nhau tâm sự vào buổi cuối đời. Xin cám ơn Út Khiết.

Tôi rất khâm phục và rất khâm phục nhiều quý anh em khác nữa mà tôi không được làm quen vì tôi về từ cuối năm 1981, nhưng tôi không phải vì không quen mà không khâm phục vì tư cách của quý anh em.

Dù có một số rất ít anh em làm tay sai cho giặc ngay trong trại A.20, hoặc sau khi được thả về thì lại theo giặc, hoặc sau này sau khi sang đến bến bờ tự do lại viết bài nói xấu các anh em khác, chụp mũ này nọ, dù sự thật các anh em khác không phải thế, nhưng số người nói xấu anh em hoặc chụp mũ kẻ khác chỉ ít thôi, không đáng kể, cho nên ta không cần để ý đến những con sâu đó. Những người chuyên đi chụp mũ người khác chẳng qua là muốn đánh bóng cá nhân mình hoặc muốn khoe khoang mình mà vì người ta không thèm để ý đến thì tức tối và làm bậy. Tôi cho chúng là những con sâu bọ nhoe nhoi mà thôi, cứ để dưới đít chúng ta mà thôi.

Tóm lại, tôi rất khâm phục tuyệt đại đa số quý anh em của trại Trừng Giới A.20 Xuân Phước, Thung Lũng Tử Thần, và tôi xin cám ơn tinh thần của quý anh em.

Tình cảm anh em của A.20 thật tuyệt vời, không hổ thẹn là những đứa con chung ưu tú của đất nước Việt Nam tự do, được thể hiện qua Bông Hồng Trên Vết Dầu Loang

Tôi rất hãnh diện có những người anh em như thế, và tôi rất hãnh diện khi ký tên với chữ A.20 đứng trước.

Tôi chỉ tiếc một điều là vì bệnh hoạn tôi có lẽ không tham dự được buổi gặp mặt tại Cali vào ngày 03/07/2011 này được, dù trong lòng rất muốn. Mời các anh vào trang Trại Trừng Giới A.20, Quán Lá, mục sinh hoạt, kéo xuống phần A.20 Houston họp mặt tháng 8/2010 đón A.20 Nguyễn Quang Trình và A.20 Lê Hoàng Ân thì quý anh em sẽ thấy tôi ra sao!!! 71 tuổi đầu với bệnh tiểu đường, bệnh tim, lại vẫn đi làm (12 tiếng ban đêm), ngày nghỉ thì phụ nhà tôi trông hai cháu nội còn nhỏ cho bố mẹ chúng đi làm, rất mệt và rất bận rộn. Nhưng tinh thần tôi sẽ ở bên cạnh quý anh em trong buổi họp mặt lịch sử đó, và tôi xin kính mời quý anh em nào khi có dịp đến TX thì ghé lại nhà tôi chơi, tôi sẽ sẵn sàng tiếp đón quý anh em. Cửa nhà tôi luôn luôn mở rộng đối với quý anh em A.20. Nhờ anh Trần Mạnh Tôn hoặc anh Phạm Kim Minh gửi cho tôi những hình ảnh của buổi họp mặt lịch sử để tôi lưu trữ vào hồ sơ A.20 của tôi. Xin cám ơn.

Tinh thần A.20 bất diệt. Tình cảm A.20 bất diệt.

Xin cám ơn tất cả.

Trân trọng,

A.20 Lê Hoàng Ân
15/4/2011





7.3.11

Thư cho A.20




Thưa tất cả các Niên Trưởng, Huynh Trưởng và anh em A.20,

Tôi không phải là người biết viết lách như anh Alpha Vũ Ánh, như Bùi Đạt Trung (Điên), như anh Tống Phước Hiến, chị Lê Thị Xuân (Tống Phước Hiến phu nhân) hoặc ngay cả cháu Tống Phước Xuân Hà (con gái út của anh chị Tống Phước Hiến), và một số anh em khác viết rất hoa mỹ và làm cho người đọc rung động.

Nhưng tôi xin đến với quý vị trong Trại Trừng Giới A.20 với tất cả tấm lòng của tôi.

Tôi nhờ Phật độ nên “được” về tương đối sớm (cuối năm 1981 sau 2 năm 10 tháng tại A.20) cùng toán với anh Trung Tá Ngân (không tin tức gì nữa sau khi anh bước xuống ga Nha Trang rồi hình như đi vượt biên rồi mất tích luôn trong khi toán còn lại xuôi Nam).

Đến giữa năm 1992 thì tôi qua Mỹ theo diện “Quân nhân đi tù trên 3 năm được chính phủ Mỹ cho qua Mỹ với tư cách tỵ nạn chính trị” nhờ ít nhiều có sự can thiệp của bà Khúc Minh Thơ.

Sau một thời gian thật là lâu, đột nhiên tôi gặp trang nhà của Trại Trừng Giới A.20 trên mạng, khi tôi đọc được một bài viết ca tụng cháu gái con anh Đoàn Bá Phụ được giải thưởng Bill Gates. Tôi mò vào trang nhà đó và sau đó được công nhận là một thành viên của A.20, và tôi hãnh diện ký tên A.20 LHÂn.

Xin cho tôi được phép nói dông nói dài như vậy để thưa với quý vị rằng như tôi đã nói trong một email trước đây khi chúng ta lo cho A.20 Hải Bầu là: “A.20 một ngày là là A.20 trong máu suốt đời, không bao giờ quên”, đâu có gì lạ khi chúng ta cùng chung lưng đấu cật để chu toàn cho một người anh em của chúng ta.

Chúng ta dùng trang nhà để nói lên tiếng nói của chúng ta, những chàng trai trẻ tuổi, gác bút nghiên theo việc đao cung, để dấn thân cứu nước và bảo vể Tổ Quốc. Bảy anh em “Anh Hùng A.20” còn đó, những ngưòi khác vào cùm ra khám còn đó, chứng minh tinh thần bất khuất của những chàng trai “coi nhẹ cuộc đời nhưng coi nặng lòng ái quốc và tình bạn”.

Chúng ta đã thua trên bàn cờ quốc tế, nhưng tâm huyết của chúng ta còn đó. Chúng ta không thua vì chúng ta dở, hèn nhát hay gì đó, mà chúng ta thua vì Washington muốn chúng ta thua. Và người ta muốn gỡ danh dự nên cho một số chúng ta qua đây, không phải vì thương chúng ta, nhưng vì không làm gì khác được.

Tôi xin đưa một lời nói cụ thể của tôi khi trả lời những người nói về cuộc chiến tại Việt Nam như sau:

Có nhiều người ngoại-quốc, phần đông là người Mỹ, để một phần bào-chữa cho chính-sách rút quân của họ vào đầu năm 1973, đã nói với chúng tôi rằng:

 Cuộc chiến tại Việt-Nam là một cuộc chiến nội-bộ, một cuộc huynh-đệ tương-tàn lớn giữa người Việt-Nam các anh với nhau”.

Chúng tôi chua-chát nói với họ:

“Các ông lầm to rồi. Đó không phải là một cuộc nội-chiến. Đó không phải là một cuộc huynh-đệ tương-tàn. Đó là sự xâm-lăng của một quốc-gia này vào tới một quốc-gia khác kia. Đó là sự xâm-lăng của một Ý-THỨC-HỆ này vào một Ý-THỨC-HỆ khác kia. Quý-vị nói là chúng tôi là người Việt-Nam cả, và do đó chúng tôi là anh em mà lại chém giết lẫn nhau, tại sao quý-vị lại có thể đặt một vấn-đề như thế? Chúng tôi đã được phân chia rõ-rệt, qua hiệp-định Genève ngày 20 tháng 07 năm 1954, một bên là Quốc-Gia, một bên là Cộng-Sản, mang tên hai quốc-gia khác nhau, một bên là Việt-Nam Cộng-Hoà, một bên là Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hoà, hai quốc-gia có địa-giới, không-giới, hải-giới rõ-ràng cơ mà. Vậy mà chúng tiến-hành xâm-chiếm đất đai của chúng tôi. Nếu quý-vị cho rằng chúng tôi là người cùng một màu da, cùng một dân-tộc, mà lại chém giết lẫn nhau, quý-vị cho là nội-chiến, là huynh-đệ tương-tàn, quý-vị không thể tiếp-tục can-thiệp được, thì vậy quý-vị thử nhìn lại xem lịch-sử của chính đất nước quý-vị xem sao. Quý-vị có phải là người gốc Anh không? Quý-vị đánh lại nước Anh để có được hai chữ TỰ-DO, có đúng thế không? Quý-vị có nhận viện-trợ của nước Pháp không? Người Pháp với Tướng Lafayette có bỏ rơi quý-vị không? Thế thì cùng một công việc, cùng một hành-động, mà chỉ có hành-động đấu-tranh dành TỰ-DO của quý-vị là đúng, còn hành-động bảo-vệ TỰ-DO của đất nước chúng tôi là sai sao? Như vậy, người Anh đánh người Anh là đúng, còn người Việt đánh người Việt thì sai sao? Thế sao bây giờ quý-vị tiếp-tục giúp người Đại-Hàn? Người Nam-Hàn có khác với người Bắc-Hàn không? Thế sao sau cuộc thế-chiến thứ hai quý-vị lại giúp Tây-Đức không cho Đông-Đức lấn chiếm? Thế sao cho đến bây giờ quý-vị vẫn tiếp-tục giúp những người Cuba lưu-vong chống lại sự cầm quyền của Fidel Castro? Thế sao quý-vị tiếp-tục giúp những người Tầu ở Đài-Loan chống lại Trung-Cộng? Như vậy, người Anh đánh người Anh là đúng, người Đại-Hàn đánh người Đại-Hàn là đúng, người Đức đánh người Đức là đúng, người Cuba đánh người Cuba là đúng, người Tầu đánh người Tầu là đúng, chỉ có người Việt-Nam đánh người Việt-Nam là sai? Như vậy rõ-ràng quý-vị thiên-vị, chỉ làm những gì lợi cho quý-vị, chứ trên thực-tế quý-vị chẳng thương một ai cả, có đúng thế không nào? Một sự biện-minh, một sự nguỵ-biện con nít. Thật là mỉa-mai, thật là chuyện trò hề, có đúng không quý-vị?”

Lập trường của những người xuất thân từ A.20 thật vững chắc, ngoại trừ như tôi đã nói là có một số ít người phản thùng, chê bai người này, nói xấu người nọ, chụp mũ người kia, nhưng số này rất ít không đáng kể, cho ra rìa cũng còn được, và tôi xin hoan hô tinh thần tương thân tương trợ của những anh em A.20 có một không hai. Chúng ta ai cũng biết là khi chúng ta qua Mỹ, chỉ có hai bàn tay trắng và một giấc mơ là sớm ổn định để còn nghĩ đến việc quang phục quê hương khỏi ách thống trị của bọn nguỵ quyền cộng sản, qua súng đạn nếu có thế (mà chắc chắn không được vì nhìn thấy gương Tướng Vàng Pao) hoặc qua ngòi bút, và chúng ta đã tương đối thành công. Chưa một ai bị đói rách như anh em của chúng ta còn ở lại Việt Nam, ý tôi muốn nói đến những thương phế binh QLVNCH, chúng ta hằng có hằng ngày mấy bữa cơm, còn rủng rỉnh uống vài lon bia nữa, rồi bên cạnh còn có vợ hìền, con thảo nữa. Chẳng may khi người bạn đời của ta sớm ra đi, thì thứ nhất có thể do duyên nợ đã hết, và thứ nhì biết đâu do tu hành từ nhiều kiếp trước nên đã đến lúc đắc quả trên cõi Phật. Nhìn hình ảnh chị Hải nằm thư thản, tôi có cảm giác như chị đã đắc quả rồi, và chị đang hướng dẫn cho chúng ta tu hành để cũng đạt được kết quả như chị. Đối với Phật Tử, chỉ cần niệm lục tự “Nam Mô A Di Đà Phật” là chúng ta sẽ đạt được cứu cánh Niết Bàn. Chị Hải đã làm được, anh Hải sẽ làm được, và chúng ta sẽ làm được. Anh Hải không nên buồn mà phải hãnh diện là Chị đã đắc quả Tu Đà Hoàn.

Trong khi chờ đợi tôi xin nhắc lại mục đích của lá thư của tôi:

Chúng ta là A.20, là những chàng trai đã từng vào sinh ra tử cho lý tưởng của chúng ta, với bao nhiêu trận đánh, với những vết thương lớn nhỏ trên thân thể chúng ta hay ngay trong tâm hồn của chúng ta, nay là những cụ già ai cũng trên 6 bó, thậm chí 7, 8 bó, (như tôi đã là 71 rồi đó HuHuHu!!!) nhưng tinh thần của chúng ta vẫn mãi mãi trẻ trung, và chúng ta vẫn còn lý trí, ý chí, để mong một ngày nào đó thật sớm quang phục được quê hương, ngõ hầu cúu vớt dân tộc Việt Nam khỏi ách cộng sản, và xây dựng một nước Việt Nam hoàn toàn tự do, dân chủ, phú cường, dân giầu nước mạnh, đồng thời mang những nụ cười đến cho toàn bộ dân chúng Việt Nam cũng như cho anh em để an ủi nhau trong tuổi già, để khích lệ anh em trong những lúc hoạn nạn, cơ hàn, buồn bã.

Chúng ta không làm chính trị, nhưng chúng ta phải có thái độ chính trị. Không tham gia ngụy quyền VC, không hưởng ứng những gì VC nói và làm, và chỉ có hai nhiệm vụ chính: chống cộng và lo cho anh em A.20.

Tôi nghĩ là những gì tôi viết ra không đến nỗi trái tai quý vị trong A.20 cho lắm, tuy nhiên nếu tôi có động chạm đến vị nào thì xin niệm tình tha thứ cho tôi.

Việt Nam Cộng Hoà muôn năm,
Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà muôn năm,
A.20 muôn năm,

A.20 Lê Hoàng Ân
5/3/2011




25.12.10

Bài diễn văn của A20 Lê Hoàng Ân




 A20 Lê Hoàng Ân

Quán lá xin mời đọc, bài nói chuyện của A20 Lê Hoàng Ân tại Viet-Nam Center and Archives thuộc Trường Đại-Học Kỹ-Thuật Lubbock, TX (Texas Tech. University), nhân dịp buổi lễ khai-mạc cuộc triển-lãm và lưu-trữ hồ-sơ của Hội Gia-Đình những cựu Tù-Nhân Chính-Trị do bà Khúc-Minh-Thơ làm Chủ-Tịch vào ngày 28 tháng Năm năm 2008 .

  
Ladies and Gentlemen,
I am very fortunate to have this opportunity to speak with you today. 
When I was a child, my parents always taught me the meaning of the word “Freedom”. In 1954, when I was 12 and-a-half years old, my family left Hanoi in North Viet-Nam to resettle in Saigon, South Viet-Nam in search of this “Freedom”. Once again, in July 1992, my family and I left Saigon for Austin, Texas in search of this “Freedom”.  We are living and enjoying this concept of “Freedom” here in the United States of America.  I hope my family will never have to relocate again to enjoy “Freedom”. 
I was and am my parents’ only son.  This exempted me from the draft, but I could not bear to sit still and witness my country being invaded by communist forces. I decided to join the Armed Forces of the Republic of Viet-Nam to protect my country and my family from Communist rules. After 9 plus years of service, I earned the rank of Captain.  From 1970 to 1975, I served as the Liaison Officer to the President of the Republic of Viet-Nam.
I was working in the Presidential Palace when Saigon fell.  You may have seen the video footage of communist tanks rolling over the gates of the palace.  I saw those tanks approaching from inside the palace.  I left the Palace at that moment by jumping the back wall.  I went home to meet my two brothers-in-law.  We discussed how we, as soldiers, were to go into the jungle join the comrades-in-arms and continue the fight against the Communists. 
After several days of looking we did not find anyone else, we tried to flee by boat, but to no avail, so we snuck back home.  We thought maybe we were just not in the right places and that was the reason we did not meet up with any other soldiers.

A few weeks after we made it home, the Communists came to our homes and arrested us for the crime of “serving our country” for that they called us “traitors”.  We did not surrender and we did not voluntarily report to the communists to accept our spot in their so-called “Re-Education” camps.
They locked me up in seven different hard labor camps. I spent over six years (or exactly 2296 days and 12 hours) in those horrible camps, where they tried to brainwash us.  I never surrendered. 
I spent one year in solitary confinement for speaking up against Communist doctrines. My captors said that I would be released if I accepted communism and became a good citizen of the communist regime.  I refused, so in addition to spending one year in the solitary cell, I spent almost three years in a special punishment camp in Central Viet-Nam.
One of my two brothers-in-law died in a camp much like mine.  The other survived over thirteen years in different re-education camps in North Viet Nam.  We were moved every six months to a year because they were afraid that if left in one place we would make friends with one another and tried to revolt against them or to escape from the camps to fight them.
I was released from these “re-education” camps in November 1981.  After several years of waiting, in 1984 I submitted all the required paperwork to come to the United States of America as a political prisoner. The lengthy application process kept me in Viet-Nam until July 1992.  Thanks to the work of Vietnamese activists like Mrs. Khuc-Minh-Tho, who joins us today, my years in prison allowed me and my family to immigrate to the United States of America.
My wife and our younger son arrived in Austin, TX in July 1992.   During a meeting of former Vietnamese soldiers who gathered under the name of the Vietnamese Veterans Association in Austin, I saw our beloved yellow background and three red stripes flag for the first time in 17 years.  I could not stop myself from crying. Tears of joy, of course, because I could see it again, and honor it again. Bitter tears, too, because this Flag no longer flew over the Vietnamese air, land and seas.  However, today, it still flies all over the free world. This beautiful yellow with three red stripes Flag represents the courage, the loyalty and the strength of the men and women of the Republic of Viet Nam. This Flag belongs to a land that used to be free.  Today it joins me in this nation, a nation that created the ideas of true freedom and true democracy for its citizens.
I want to show my gratitude to the people of the United States of America for accepting me and my family, as well as millions of my fellow-countrymen and women. This beautiful and great country has given us a second chance to live in freedom and democracy.
Today, my youngest grandson is 8 months old, and he is an American National of Vietnamese descent. I want to teach my children and grandchildren the values of life.  I want them to know how to deal with hardship, obtain a good education, and above all, live with good virtues.  I believe in his future, like the future of the millions of other young American children of Vietnamese descent. Their future is full of opportunities and hope. I look at him and I understand why I risked my life to fight for his freedom.
I was released from these “re-education” camps in November 1981.  After several years of waiting, in 1984 I submitted all the required paperwork to come to the United States of America as a political prisoner. The lengthy application process kept me in Viet-Nam until July 1992.  Thanks to the work of Vietnamese activists like Mrs. Khuc-Minh-Tho, who joins us today, my years in prison allowed me and my family to immigrate to the United States of America.
My wife and our younger son arrived in Austin, TX in July 1992.   During a meeting of former Vietnamese soldiers who gathered under the name of the Vietnamese Veterans Association in Austin, I saw our beloved yellow background and three red stripes flag for the first time in 17 years.  I could not stop myself from crying. Tears of joy, of course, because I could see it again, and honor it again. Bitter tears, too, because this Flag no longer flew over the Vietnamese air, land and seas.  However, today, it still flies all over the free world. This beautiful yellow with three red stripes Flag represents the courage, the loyalty and the strength of the men and women of the Republic of Viet Nam. This Flag belongs to a land that used to be free.  Today it joins me in this nation, a nation that created the ideas of true freedom and true democracy for its citizens.
I want to show my gratitude to the people of the United States of America for accepting me and my family, as well as millions of my fellow-countrymen and women. This beautiful and great country has given us a second chance to live in freedom and democracy.
Today, my youngest grandson is 8 months old, and he is an American National of Vietnamese descent. I want to teach my children and grandchildren the values of life.  I want them to know how to deal with hardship, obtain a good education, and above all, live with good virtues.  I believe in his future, like the future of the millions of other young American children of Vietnamese descent. Their future is full of opportunities and hope. I look at him and I understand why I risked my life to fight for his freedom.

 My days of fighting Communism with a gun are over. Today I fight it with my pen. A well known American proverb says that “the pen is mightier than the sword”. And with this pen I will share with my children and grand-children the rich and honorable history of their ancestors; the people who were known as citizens of the Republic of Viet-Nam. I will share with them the beautiful language, rich culture and the honored traditions of a great people. 

My friends and I at the Vietnamese American Heritage Foundation share this mission. I am the director of the S.H.A.R.E. program, which tells the American students the real and true history of Viet Nam, not the one created by the Vietnamese Communists.

Each April, 30th, I feel a certain sadness, though. I lost my country that day. I lost my brother-in-law and several relatives and friends on that day and the days afterwards. I cannot forget April 30th. I cannot forget the ultimate sacrifice of their lives made by 58,195 Americans and over 270,000 Vietnamese soldiers, plus over 600,000 Vietnamese disabled veterans. They died or they made sacrifice of parts of their bodies so we could live under freedom. I can forgive but not forget.
My family became American citizens in 1998, and we were proud of being Americans.

To my Vietnamese American friends who came to this country in 1975, thank you for paving the way to freedom and democracy and not forgetting those of us who were left behind.

To my Vietnamese American friends who risked their lives at sea, from 1976 to 1990, to reach freedom, you are the largest and most successful and most admired group.

To my friends, who came under the Humanitarian Operation Program, our years spent serving our country and our years of detention in the Communist prison camps are the price we paid for our families’ freedom. I never regret those lost years, because I was a living witness of what Communism really is.

To my American friends who had welcomed us in this country during all those 33 years, thank you.

To all the 58,195 American servicemen who died in Viet-Nam, and to over 270,000 Vietnamese servicemen who died for our cause, my prayers are always with you. 

To all American and Vietnamese Veterans, thank you for joining me in our fight for freedom.
And to my Texan friends, I was not born in Texas, but I got here as fast as I could.

Thank you.”


Bản chuyển ngữ của tác giả:

Kính thưa Quý Vị,

Hôm nay, tôi thật vui mừng có dịp được thưa chuyện cùng quý vị.

Ngay từ khi tôi còn nhỏ, cha mẹ tôi đã luôn luôn dạy cho tôi ý nghĩa của hai chữ “Tự Do”. Năm 1954, khi tôi được 12 tuổi rưởi, gia đình tôi rời Hà Nội thuộc miền Bắc Việt Nam để di cư vào Sài Gòn thuộc miền Nam Việt Nam trong công cuộc đi tìm cái nền tảng của hai chữ “Tự Do” đó. Thêm một lần nữa, vào tháng Bảy năm 1992, gia đình tôi và tôi lại rời bỏ Sài Gòn để đến định cư tại Austin, thuộc tiểu bang Texas cũng trong công cuộc đi tìm cái nền tảng của hai chữ “Tự Do” này. Chúng tôi đang sống và thụ hưởng cái khái niệm của hai chữ “Tự Do” ở đây, ngay tại Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ này. Tôi cầu mong gia đình tôi không bao giờ phải tái định cư thêm một lần nữa để mong được thụ hưởng hai chữ “Tự Do” này.

Tôi đã và vẫn là con trai duy nhất của cha mẹ tôi. Điều này làm cho tôi đương nhiên được hưởng quy chế miễn dịch, nhưng tôi không thể nào ngồi im nhìn đất nước tôi bị các lực lượng Cộng Sản xâm chiếm. Tôi quyết định gia nhập hàng ngũ Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà để bảo vệ Tổ Quốc của tôi và gia đình tôi chống lại sự thống trị của quân cộng sản. Sau hơn 9 năm phục vụ, tôi đã mang cấp bậc Đại Uý. Từ 1970 đến 1975, tôi phục vụ Tổ Quốc với tư cách là Sĩ Quan Liên Lạc cho Tổng Thống Việt Nam Cộng Hoà.

Tôi đang làm việc trong văn phòng của tôi tại Phủ Tổng Thống thì Sài Gòn thất thủ. Quý vị có thể đã được coi những đoạn phim thời sự chiếu cảnh những chiếc xe thiết giáp cộng sản vượt qua những cánh cổng của dinh. Tôi nhìn thấy những chiếc xe đó đến gần từ phía bên trong của dinh. Tôi rời bỏ dinh vào lúc đó bằng cách nhẩy qua bức tường phía sau dinh. Tôi trở về nhà và gặp hai người anh vợ của tôi. Chúng tôi bàn tính, với tư cách là quân nhân, là làm thế nào để vào bưng và tiếp tục chiến đấu chống cộng sản cùng với các anh em đồng đội khác.

Qua nhiều ngày tìm tòi, chúng tôi không gặp bất kỳ một ai cả, chúng tôi ra cả ngoài biển để tìm cách ra đi, nhưng cũng không xong, do đó chúng tôi tìm cách lẩn về nhà. Chúng tôi nghĩ là chúng tôi đã tìm không đúng chỗ, do đó đã không gặp được các đồng đội khác.

Sau khi chúng tôi về nhà được vài tuần lễ, tụi cộng sản đến tận nhà và bắt chúng tôi đi với vấn đề là trong khi chúng tôi “phục vụ đất nước” lại là cái mà chúng gọi chúng tôi là “những kẻ phản bội”. Chúng tôi đã không đầu hàng và chúng tôi đã không tự nguyện đi trình diện tụi cộng sản để chấp nhận có chỗ đứng trong cái mà chúng gọi là “trại cải tạo”.

Chúng nhốt tôi qua 7 trại lao động khổ sai khác nhau. Tôi đã trải qua trên 6 năm (chính xác là 2296 ngày và 12 tiếng đồng hồ) trong những trại khủng khiếp đó, nơi mà chúng muốn tẩy não chúng tôi. Tôi chưa hề đầu hàng.

Tôi bị chúng biệt giam một năm trời vì bằng lời nói tôi đã chống đối những chủ thuyết của chúng. Những tên cai tù nói là tôi sẽ được tha nếu tôi chấp nhận chế độ cộng sản để trở thành một công dân tốt thuộc chế độ này. Tôi từ chối, do đó, ngoài một năm biệt giam, tôi còn bị chúng đưa ra một trại trừng giới tại miền Trung Phần Việt Nam trong gần 3 năm.

Một trong hai người anh vợ tôi đã bỏ mạng trong một nhà tù giống như trại nhốt tôi. Anh kia đã sống sót sau trên 13 năm trải qua những “trại cải tạo” ở miền Bắc Việt Nam. Chúng tôi bị di chuyển trại hằng mỗi 6 tháng cho đến 1 năm bởi vì chúng sợ là nếu nhốt lâu tại một chỗ chúng tôi có thể trở thành bạn thân với nhau và sẽ cùng nhau cố nổi loạn chống chúng hoặc trốn trại để đánh lại chúng.

Tôi được thả từ một trong những “trại cải tạo” đó vào tháng 11 năm 1981. Sau nhiều năm chờ đợi, vào năm 1984 tôi đã nộp tất cả những giấy tờ cần thiết để xin sang Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ với tư cách là một tù nhân chính trị.  Thủ tục rườm rà và kéo dài đã giữ tôi tại Việt Nam cho đến tháng 7 năm 1992. Nhờ những sự vận động tích cực của những nhà đấu tranh Việt Nam tại Hoa Kỳ như Bà Khúc Minh Thơ, hôm nay cũng có mặt tại đây, những năm bị cầm tù đã cho phép gia đình tôi và tôi nhập cư vào Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

Nhà tôi và cậu con trai thứ của tôi cùng tôi đến Austin, TX vào tháng Bẩy năm 1992. Tại cuộc họp mặt những cựu quân nhân thuộc Hội Cựu Chiến Sĩ tại Austin, tôi lại được nhìn thấy lá Cờ vàng ba sọc đỏ lần đầu tiên sau hơn 17 năm. Tôi không cầm được nước mắt. Lẽ tất nhiên đó là những giọt lệ vui mừng, bởi vì tôi đã có cơ hội lại nhìn thấy lá Cờ đó, và tiếp tục vinh danh lá Cờ này. Nhưng cũng là những giọt lệ xót thương, bởi vì lá Cờ này không còn được bay trên bầu trời, đất liền và biển cả tại Việt Nam. Tuy nhiên, ngày hôm nay, lá Cờ này vẫn tiếp tục bay trên toàn thế giới tự do. Lá Cờ thân thương nền vàng với ba sọc đỏ tượng trưng cho sự can đảm, sự trung thành và sức mạnh của những người nam cũng như nữ của Tổ Quốc Việt Nam Cộng Hoà. Lá Cờ này thuộc về một Quốc Gia đã từng có Tự Do. Ngày hôm nay, lá Cờ này đã liên kết với tôi trong đất nước này, một đất nước đã từng sáng tạo ra quan điểm của nền Tự Do thực sự và nền Dân Chủ thực sự cho những công dân của nó.

Tôi muốn bầy tỏ lòng biết ơn của tôi đối với dân chúng Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ đã chấp nhận đón tôi và gia đình tôi, cũng như hàng triệu những đồng bào, nam cũng như nữ, của tôi. Đất nước đẹp đẽ và vĩ đại này đã cho chúng tôi một cơ hội thứ hai để sống trong Tự Do và Dân Chủ.

Ngày hôm nay, đứa cháu nội đích tôn của tôi đã tròn tám tháng tuổi. Nó là một công dân Hoa Kỳ gốc Việt. Tôi muốn dậy cho các con và các cháu của tôi hiểu rõ những giá trị của cuộc sống. Tôi muốn chúng biết đương đầu với những khó khăn, có được một nền giáo dục tốt, và trên hết, biết sống với các giá trị đạo đức. Tôi tin tưởng vào tương lai của cháu nội tôi, cũng giống như tương lai của hàng triệu những trẻ em Hoa Kỳ gốc Việt. Tương lai của chúng tràn trề cơ hội và hy vọng. Tôi nhìn đứa cháu nội của tôi và tôi nhận thức được lý do tại sao tôi sẵn sàng hy sinh tính mạng của tôi để tranh đấu cho sự tự do của cháu.

Những ngày đấu tranh với cộng sản bằng súng đạn đã qua rồi. Ngày hôm nay tôi chống cộng sản với ngòi bút của tôi. Một câu ngạn ngữ Hoa Kỳ nổi tiếng nói rằng “ngòi bút mạnh hơn lưỡi kiếm”. Và với ngòi bút của tôi, tôi sẽ chia sẻ với các con, các cháu tôi về lịch sử dồi dào và kiêu hùng của cha ông chúng, những người đã từng mang danh nghĩa là công dân của Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà. Tôi sẽ chia sẻ với chúng cái ngôn ngữ đẹp đẽ, cái nền văn hoá phong phú và những phong tục cổ kính của một dân tộc vĩ đại.

Các bạn của tôi và chính tôi thuộc hội “Bảo tồn văn hoá người Mỹ gốc Việt (the Vietnamese American Heritage Foundation - VAHF)” cùng chia sẻ trách nhiệm này. Tôi là giám đốc chương trình S.H.A.R.E., một chương trình hướng dẫn các sinh viên Hoa Kỳ về lịch sử thực sự và rõ ràng của Việt Nam, chứ không phải cái thứ lịch sử quái thai mà bọn cộng sản Việt Nam đẻ ra.

Mỗi ngày 30 tháng Tư, tôi cảm thấy có một sự buồn bã nào đó. Ngày đó tôi đã mất đất nước của tôi. Tôi đã mất người anh vợ của tôi và bao nhiêu thân nhân và bạn bè vào ngày đó và những ngày kế tiếp. Tôi không thể quên được ngày 30 tháng Tư. Tôi không thể quên được sự hy sinh mạng sống thật cao cả và vô bờ bến của 58,195 quân nhân Hoa Kỳ và trên 270,000 quân nhân Việt Nam, cộng thêm trên 600,000 thương phế binh. Họ đã chết hoặc họ đã hy sinh một phần thân thể của họ để cho chúng ta được sống còn trong chế độ tự do. Tôi có thể tha thứ nhưng tôi không thể quên được.

Gia đình tôi đã trở thành công dân Hoa Kỳ vào năm 1998, và chúng tôi hãnh diện là người Hoa Kỳ.

Với những người Hoa Kỳ gốc Việt đã tới đất nước này từ năm 1975, tôi xin cám ơn quý vị đã lót đường cho chúng tôi đi tìm Tự Do và Dân Chủ, cũng như quý vị vẫn không quên những người như chúng tôi đã từng bị bỏ rơi tại quê nhà.

Với những người Hoa Kỳ gốc Việt đã liều mình để vượt biên, vượt biển, từ năm 1976 đến năm 1990, để đi tìm Tự Do, quý vị là nhóm người đông đảo nhất, thành công nhất và được ngưỡng mộ nhiều nhất.

Với những người bạn của tôi, sang được đây qua chương trình “Chiến Dịch Nhân Đạo”, những năm tháng chúng ta phục vụ Tổ Quốc và những năm tháng dài tù đầy trong những trại giam cộng sản là cái giá chúng ta phải trả để đem lại Tự Do cho gia đình chúng ta. Tôi không hối hận đã đánh mất những năm tháng đó, bởi vì tôi là nhân chứng sống để nói lên cộng sản thực sự là gì.

Với những người bạn Hoa Kỳ đã tiếp đón chúng tôi trong đất nước này suốt 33 năm qua, xin chân thành cám ơn.

Với tất cả 58,195 quân nhân Hoa Kỳ đã tử trận tại Việt Nam, và với trên 270,000 quân nhân Việt Nam Cộng Hoà đã hy sinh cho chính nghĩa quốc gia, tôi xin dâng lời cầu nguyện của tôi đến quý vị.

Với những cựu quân nhân Hoa Kỳ cũng như Việt Nam, xin cám ơn quý vị đã cùng tôi tranh đấu trong công cuộc bảo vệ Tự Do.

Và với các bạn người Texas, tôi không được vinh dự sinh ra tại Texas, nhưng tôi đã chạy như bay đến đây.

Xin cám ơn quý vị,




Khán  thính giả tham dự