25.7.10

Hợp Ðoàn: tờ báo chui trong tại tù Xuân Phước




An Pha

(Kỳ I)
Friday, May 12, 2006

Trong tác phẩm Trại Kiên Giam, tác giả Nguyễn Chí Thiệp có viết đến việc hình thành và thực hiện tờ báo “chui” đầu tiên trại Kiên Giam Xuân Phước A-20 là tờ Hợp Ðoàn vào năm 1981. Tuy nhiên, vì khi tác giả viết tác phẩm này thì còn nhiều anh em cộng tác vẫn còn kẹt ở Việt Nam nên ông không thể nói ra được nhiều chi tiết. Nay đã đến lúc cần công bố những chi tiết liên quan đến tờ Hợp Ðoàn. Thật ra, tôi cũng không có ý định nhắc lại những kỷ niệm này, những kỷ niệm mà thời gian đó nếu bị phát giác, chúng tôi sẽ phải trả giá bằng cái đầu của mình. Nhưng gần đây khi xem Phòng Triển Lãm Thuyền Nhân và Việt Nam Cộng Hòa, nhìn thấy trưng bày những bộ quần áo tù mà có một thời gian khá dài chúng tôi từng phải mặc, nên chợt nhớ lại và muốn viết lại kỷ niệm này.


Nguyễn Hưng Ðạo: cựu tù, nhà tranh đấu và chủ tiệm fish chip


Tuesday, November 07, 2006

An Pha


Tôi đến thủ đô Ba Lan để tường thuật Hội Nghị Warszawa 2006 về Quyền Công Nhân và yểm trợ Công Ðoàn Ðộc Lập mới thành lập trong nước sớm hơn nhiều người khác. Do đó, tôi có dịp theo Ðinh Trung Nghệ, một thổ công của đất Ba Lan và là thành viên trong ban tổ chức, ra phi trường vào buổi tối Thứ Ba để đón các anh em đến từ Úc. Họ phải vượt qua 25 giờ bay để đến “điểm hẹn”. Nhìn vào danh sách tôi thấy phái đoàn Úc có ba người: Bùi Trọng Cường, Nguyễn Hưng Ðạo Nguyễn Ðình Hùng. Tôi ngờ ngợ đối với người có tên Nguyễn Hưng Ðạo trong danh sách, vì trong nhóm anh em chúng tôi hoạt động bí mật cho việc hình thành tờ Hợp Ðoàn trong trại giam A-20, có một Nguyễn Hưng Ðạo, cựu Hải Quân Trung Úy. Ðạo bị đưa về trại trừng giới A-20 vì anh cũng bị liệt vào danh sách những người “không thể cải tạo” được cùng với rất nhiều anh em cựu sĩ quan thuộc nhiều binh chủng khác nhau.



24.7.10

RFA phỏng vấn Vũ Ánh: Giờ phút cuối cùng ngày 30-4

 
  

Giờ phút cuối cùng ngày 30-4, sự thật quan trọng hơn sự kiện

 

2006-04-30


Nam Nguyên, phóng viên đài RFA

30 Tháng Tư 1975, cách đây 31 năm tổng thống Dương Văn Minh, nhà lãnh đạo cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa đã đầu hàng quân cộng sản Bắc Việt. Quyết định vừa nói được mô tả là để Saigon khỏi trở thành một biển máu.
Tổng thống Dương Văn Minh và chính phủ của ông trên thực tế chỉ tồn tại 36 giờ, nhưng là những thời khắc đầy cam go trăn trở. Giờ phút sau cùng của Việt Nam Cộng Hòa đã diễn ra như thế nào, các sử gia cho rằng sự thật quan trọng hơn sự kiện, và muốn tìm hiểu sự thật thì hãy ghi nhận từ các nhân chứng.

Trong tinh thần mỗi chế độ mỗi chính phủ gắn liền với tiếng nói chính thức của mình, Nam Nguyên phỏng vấn ông Vũ Ánh, người chứng kiến cảnh ông Dương Văn Minh bị áp giải tới Đài Phát Thanh Saigon để đọc văn kiện đầu hàng. Từ California ông Vũ Ánh phát biểu.

Vũ Ánh: Quan trọng nhất là sự thật, bởi vì tôi tin tưởng là lịch sử có tiếng nói riêng của nó. Và không ai có thể bóp méo tiếng nói của lịch sử.

Nam Nguyên: Thưa ông Vũ Ánh vào thời điểm 30/4/75 ông là cấp chỉ huy cao nhất tại Đài Phát Thanh Saigon, năm ấy ông bao nhiêu tuổi?

Vũ Ánh: Năm 1975 tôi 34 tuổi, lúc đó tôi đang giữ cương vị là chánh sự vụ một sở tương đối có tầm vóc khá quan trọng vào lúc miền Nam VN có những biến chuyển. Đó là Sở Thời Sự Hệ Thống Truyền Thanh Quốc Gia.

Những diễn tiến cuối cùng


Nam Nguyên: Thưa ông Vũ Ánh, trên ông còn có các cấp chỉ huy cao hơn, họ không có mặt trong những ngày đó hay sao?

Vũ Ánh: Tôi cần nhấn mạnh là từ ngày 1 tháng Tư cho tới lúc 11g ngày 30/4/75, tôi không về nhà mà ở luôn trong Đài Phát Thanh Saigon. Thực sự là từ ngày 15/4 các cấp chỉ huy trên tôi không đến Đài nữa, họ chỉ gọi điện thoại vào hỏi thăm tình hình thôi.
Đứng trước trách nhiệm như thế, tôi trở thành người phải giải quyết mọi chuyện ở trong Đài. Thật ra không có ai chỉ thị là tôi phải đảm nhận công việc đó, nhưng tôi thấy đây là trách nhiệm của một người làm truyền thông. Nhất là truyền thông của quốc gia.

Nam Nguyên: Thưa ông trong những ngày 29 và 30/4 có bao nhiêu bản thông điệp, hiệu triệu, và nhật lệnh được Đài Saigon phát đi?

Vũ Ánh: Trong giai đoạn đó ít nhất có hai nhật lệnh của Tổng Tham Mưu Trưởng, 1 lời hiệu triệu của ông Phó Tổng Thống Nguyễn Văn Huyền, một số bản thông cáo của Phủ Thủ Tướng cũng như Bộ Nội Vụ.
Sau khi ông Dương Văn Minh nhậm chức ngày 28, thủ tướng mới là ông Vũ Văn Mẫu đã đọc tuyên bố yêu cầu người Mỹ quân đội Mỹ phải rời khỏi Việt Nam trong vòng 24 tiếng đồng hồ.
Nên nhớ rằng người ta không thể chế ra lịch sử được, lịch sử có giá trị của nó bởi vì nhân chứng sống còn rất là nhiều trong đó có tôi vẫn còn sống, mặc dù đã trải qua một thời gian rất dài trong trại cải tạo.
Tình hình bên ngoài lúc đó rất là lộn xộn, Đài Sài Gòn phát đi nhiều thông cáo có tính trấn an người dân, lúc đó người ta dầy xéo lên nhau trước Toà Đại Sứ Mỹ để tìm một chỗ di tản.

Lịch xử bị xuyên tạc


Nam Nguyên: Thưa ông như vậy làn sóng phát thanh quốc gia của chính phủ cuối cùng vẫn được duy trì, và duy trì cho đến lúc nào?

Vũ Ánh: Điều chắc chắn, ở đây còn rất nhiều nhân chứng. Tôi thấy quyển Đại Thắng Mùa Xuân của ông Văn Tiến Dũng viết sau khi chiếm được miền Nam có những chi tiết sai.
Chẳng hạn ông ta viết rằng là quân cộng sản tiến vào Đài Phát Thanh Sài Gòn, lúc đó Đài bỏ hoang không còn ai. Điều này hoàn toàn sai, nên nhớ rằng người ta không thể chế ra lịch sử được, lịch sử có giá trị của nó bởi vì nhân chứng sống còn rất là nhiều trong đó có tôi vẫn còn sống, mặc dù đã trải qua một thời gian rất dài trong trại cải tạo.
Khi ra hải ngoại tôi vẫn còn đủ minh mẫn để nói lên điều này, cho tới 11 giờ ngày 30/4/75 tiếng nói quốc gia VNCH vẫn còn. Sau đó khi phát lệnh đầu hàng văn bản lần thứ hai của tổng thống Dương Văn Minh thu tại đài phát thanh Saigon, thì lúc đó mới chấm dứt tiếng nói của quốc gia VNCH.
Trước khi xảy ra biến cố ngày 30/4 không lúc nào làn sóng của đài phát thanh Saigon bị gián đoạn hết, ngay cả ngày 28, 29 và sáng ngày 30, mỗi khi bắt đầu phát thanh vào lúc 5 giờ sáng chúng tôi đều cử quốc thiều và lời giới thiệu ‘Đây là tiếng nói nước Việt Nam Cộng Hoà phát thanh từ thủ đô Sài Gòn.
Thứ hai nữa có một sự kiện đặc biệt là ngày 28/4/75 vào lúc 5 giờ chiều chúng tôi vẫn thực hiện buổi trực tiếp truyền thanh lễ nhậm chức của tổng thống Dương Văn Minh. Phóng viên tường thuật trực tiếp truyền thanh hôm đó là anh Nguyễn Mạnh Tiến, hai phóng viên nữa cũng có mặt.
Xin thêm rằng, trực tiếp truyền thanh ngày trứơc không phải như bây giờ, đó là một hoạt động công phu và cồng kềnh. Chúng tôi phải đem một xe lưu động tới ráp đặt hệ thống máy móc tại phủ tổng thống, ở đài trung ương đã lên sóng buổi trực tiếp truyền thanh rất đàng hoàng. Cho tới trưa ngày 30/4 hệ thống kỹ thuật nhân viên đầy đủ không trở ngại. Buổi sáng ngày 30/4 Phòng Tin Tức và Phòng Phóng Viên vẫn làm việc như thường, ngay vào thời điểm ông Dương Văn Minh tới Đài đọc văn kiện đầu hàng, người phụ tá cho tôi là anh Vũ Thành An cũng có mặt.
Bên phòng phóng viên chúng tôi vẫn còn Phạm Mạnh Đức, Lê Phú Bổn, Nguyễn Vĩnh Lộc, người sau này là bạn đời của tôi cô phóng viên Yến-Tuyết cũng có mặt tới giờ cuối cùng, có cả anh Hải quản đốc đài ban Mê Thuột.
Bên Tin Tức thì có chủ bút Hồ Cầu, Phí Ích Bành và 4 biên tập viên nữa. Tôi còn nhớ có cô Triều Lương Anh Phương còn làm việc đến giờ phút chót, trưa 30/4 khi tôi rời đài thì cô này cũng ra cùng.
Đó là những phần hành liên quan tới phát thanh. Còn phòng sản xuất thì gồm 4 người, cô Bạch Kim Hồng, bà Ngọc Sương vợ ông Nghiêm Phú Phi, tôi thấy bà Minh Diệu, Minh Tần đều có mặt trong phòng sản xuất trong buổi sáng 30/4.

Thông điệp của TT Dương Văn Minh


Nam Nguyên: Khoảng hơn 10 giờ đài có phát một thông điệp của ông Dương Văn minh, cái đó đi thu bên Dinh hay sao?

Vũ Ánh: Tôi cần nói rõ một điều, ngừơi ta vẫn lầm vì có tới hai bản hiệu triệu khác nhau mà ông Dương Văn minh đọc. Bản thứ nhất phát đi lúc 10g15 sáng, trước đó lúc 10g kém 15 ông Dương Văn Minh yêu cầu tôi cử người sang số 7 Thống Nhất để thu thanh lời hiệu triệu rất quan trọng. Tôi cử phóng viên Lê Phú Bổn và kỹ thuật viên Hồ Ổn đi làm công tác này.
Bản thông điệp đó là bản viết tay do Tổng thống Dương Văn Minh tự thảo, ông đọc vấp rất nhiều lần và chúng tôi phải thu đi thu lại. Nội dung thông điệp này ông Minh kêu gọi binh sĩ, cảnh sát, quân đội giữ nguyên vị trí cũ để chờ chính phủ bàn giao trong vòng trật tự cho người anh em phía bên kia tức là cộng sản Bắc Việt.
Đó là bản thứ nhất, tôi nhận được lệnh tổng trưởng thông tin lúc đó là ông Lý Quí Chung nói rằng phải phát đúng 10g15 nếu không phát thì Saigon sẽ là một biển máu. Tôi không bao giờ quên sự kiện này, và tôi đã thi hành đúng như vậy…

Nam Nguyên: Bài hiệu triệu đó được phát mấy lần?

Vũ Ánh: Được phát một lần duy nhất vào lúc 10g 15 phút. Sau đó thì tổng thống Dương Văn Minh rời số 7 Thống Nhất (Phủ Thủ Tướng VNCH) để về Dinh Độc Lập cùng nội các mới thành lập của ông, chuẩn bị đón Cộng Sản Bắc Việt vô để bàn giao.
Tuy nhiên, khi quân cộng sản phá đổ cửa Dinh Độc Lập, những người đầu tiên đi vào đã bắt giữ tất cả, kể cả tổng thống, phó tổng thống, thủ tứơng và một số thành viên nội các, và giam vào phòng khánh tiết. Sau đó họ giải giao ông Dương Văn Minh sang Đài Phát Thanh Saigon.
Khi quân cộng sản phá đổ cửa Dinh Độc Lập, những người đầu tiên đi vào đã bắt giữ tất cả, kể cả tổng thống, phó tổng thống, thủ tứơng và một số thành viên nội các, và giam vào phòng khánh tiết. Sau đó họ giải giao ông Dương Văn Minh sang Đài Phát Thanh Saigon.

Nam Nguyên: Thưa lúc đó là mấy giờ?

Vũ Ánh: Mọi việc diễn biến rất nhanh, lúc đó khoảng 11 giờ kém 15 phút, bởi vì trứơc đó ông Nguyễn Hữu Hạnh Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH do ông Minh bổ nhiệm, đã sang Đài gặp tôi và cho biết ông sang để nhận Đài Phát Thanh và giao cho phía bên kia.
Tôi đứng nói chuyện với ông Hạnh độ khoảng dăm ba phút gì đó, thì thấy ông Dương Văn Minh từ Dinh Độc Lập bị giải giao qua Đài Phát Thanh. Khi cửa xe mở ra, thấy có hai người tay cầm súng K54 áp giải ông Minh, họ mặc quần áo tác chiến quân đội có đeo cấp hàm
.
Những chứng nhân của lịch sử


Nam Nguyên: Ngoài xe chở ông Dương Văn Minh, còn có những xe nào khác?

Vũ Ánh: Sau xe đó có nhiều xe khác chở những người mặc thường phục, những người này rất trẻ, tay trái họ đeo băng đỏ. Tôi nhận ra Nguyễn Hữu Thái, Lê Văn Nuôi, Huỳnh Tấn Mẫm…
Nhiều người nữa ở phía, trong đó có một người mà anh em báo chí thường hay gặp, một người luôn xuất hiện với cái ‘búi tó củ hành’, không biết anh ta làm ở báo nào nhưng tôi biết anh ta tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm. Đó là Hà Huy Đỉnh, lúc ấy anh ta cầm một máy quay phim. Tôi và Hà Huy Đỉnh có biết mặt nhau, tôi chào và anh ta chào lại.
Ngoài ra còn có vài phóng viên nứơc ngoài, trong số đó tôi nhận ra George Asper trưởng văn phòng AP tại Saigon.
Khi hai ngừơi áp giải ông Dương Văn Minh lên phòng vi âm lớn ở trên lầu, ngừơi coi máy vẫn còn ngồi đó, thế nhưng thái độ của bà ta hết sức sợ hãi, tay lóng cóng không thể nào ghi âm được.
Lúc đó tôi thấy một người phóng viên Mỹ đưa vào một máy cassette vào để mà thu thanh riêng cho mình thôi.
Bạn hoặc người thân trong gia đình có chứng kiến giờ phút cuối cùng ngày 30-4-1975? Xin gửi email về Vietweb@rfa.org
Bên ngoài phòng máy, sau khi trấn tĩnh lại được thì họ vẫn thu bằng băng lớn như thường, tôi biết chắc khi phát thanh là băng lớn, chứ băng cassette thì sau đó người phóng viên kia mang đi.
Lúc đó khoảng hơn 11giờ, tôi thấy không còn chuyện gì liên quan đến mình nên tôi đi xúông dưới và nói với ông Nguyễn Hữu Hạnh là tôi ra khỏi Đài. Tôi còn nhớ anh Vũ Thành An còn ở lại tới giờ phút chót, tôi nói với Vũ Thành An rằng, có lẽ đây là ‘Bài không Tên Cuối Cùng’ của chúng ta rồi. Đó là lời tôi nói với Vũ Thành An, và đó là tất cả câu chuyện của ngày 30/4 ở Đài Phát Thanh Saigon, coi như là lúc chấm dứt cuộc đời công vụ của tôi đối với chế độ VNCH.

Nam Nguyên: Cảm ơn ông Vũ Ánh về thời giờ ông dành cho RFA.


23.7.10

Đêm uống rượu nghe Biên cương hành



(gửi Phạm Ngọc Lư)

Biên cương hành
chí ngươi hồ thỉ
ngôn ngữ trong Thơ di lụy một đời
ngươi về một cõi nhà tan nát
tâm tư ưu uất tháng năm trôi
ngồi đây mời bạn chung rượu đắng
kẻ sĩ Biên cương giày cỏ qua sông
đã bao năm một ngày thoáng gặp
gió phi trường Bình Định cát bay bay
vội vàng tay vẫy không hẹn lại
thuở ấy bụi đường lấm tai ương
tôi theo trận mạc về An Phú
thời Xuân Thu
sớm biển chiều rừng
bước đi lửa tình như muốn cạn
nhìn lại bóng mình rách rưới tang thương
Bạn tôi chí lớn như gươm bén
chảy máu đời Thơ buổi chợ tàn
ai hiểu cho ngươi đời thất chí
chén rượu này đối ẩm cùng ai
đêm xưa gác trọ vài ba đứa
vui một phùa sảng khoái tan hàng
nay hong bếp cũ lò than lạnh
nhìn đăm đăm vách lá chơ vơ
chỉ thấy tháng ngày trôi lớp lớp
thấy đời mình quạnh quẽ vào ra
thấy bóng mình đen
đêm không sao mọc
nhớ bạn đêm về đau như cắt
vết thương xưa dao nhọn cứa vào tim
ta qua cầu nhìn lại sông khập khiểng
máu theo sông chảy nhịp luân hồi
đêm nay ngâm lại giòng Biên trấn
ngôn ngữ trong Thơ mọc ở Phương Đông
Thơ tràn trên những đồng hoang hóa
hoa Quỳ cô đơn nở giữa núi ngàn
mây thành kìn kịt từ đất khổ
vó ngựa Biên cương bốc bụi mù
cung đàn xưa ai người tri kỷ
trên chiếu bạc đời
nỗi đắng cay
buồn bã đêm xuân đành rơi bút bạc
giông bão đời xoay
tâm muốn sụm
trang Thơ khép vội
khúc oan tình
hình như gió thổi qua liếp cửa
vi vu nghe tiếng gọi trùng khơi
gọi ai nơi tận cùng sơn thủy
ai người khách lạ gió muôn phương
ta về bạn hỏi từ đâu lại
thấy khói tàn tro phủ tượng đài
thấy rơi giọt lệ sôi trên bếp
dấu giày thô đời ở trọ quê nhà

Cái Trọng Ty
tháng Bảy, 2010



20.7.10

Những ngày cuối cùng của Vùng I và miền Nam




 Duy Lam

Lời giới thiệu:
Duy Lam, cháu của nhà văn Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam, trong nhóm bút Tự Lực Văn Đoàn, một nhân chứng lịch sử viết rất trung thực về những ngày cuối cùng của Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa. Ngày 29-4-1975, tôi gặp anh mới từ Đà Nẳng di chuyển vào Sài Gòn. Chúng tôi, Bảy Bốp Phạm Thái và kỹ sư Đỗ Hữu Cảnh, có mặt đứa con gái lớn của Duy Lam, ngồi quán Cà phê đối diện Trụ sở Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến trên đường Phan đình Phùng, bàn thế bối thủy, và ai đi ai ở, rốt cuộc cả bốn đều ở lại. Tôi qua Mỹ trước, Duy Lam qua sau 14 năm tù đày, có lúc bị cùm chân đến thúi thịt . Phạm Thái bị tù đến gần chết mới được thả. Đỗ Hữu Cảnh bị bắt đi bắt lại mấy lần. Ngày gặp lại Duy Lam tại Virginia, tôi có dẩn anh đến bàn thờ cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy vừa mất cách đó 3 tháng, anh đã làm tất cả anh em hiện diện hôm đó cảm động khi anh khóc sướt mướt và độc thoại những lời tâm huyết với di ảnh Giáo Sư Huy. Bài viết của anh làm tôi liên tưởng đến anh chàng Pierre, triết gia cô đơn trong tác phẫm War and Peace của Léon Tolstoy ...
(Thái Thuỵ Vy)

Phải nói là những ngày cuối cùng của Vùng I và Miền Nam, mỗi khi tôi ôn lại trong những năm tháng tù đầy, hoặc viết lại trong cuốn hồi ký nầy, luôn luôn lại làm tôi xúc động một cách mạnh mẽ và có phần khó hiểu.Trở lại những tháng đầu năm 1975, tôi nhớ lại cái không khí lo âu, mơ hồ cứ lẩn quẩn thấm vào tâm trí mọi người, những lo âu sợ hải hình như không có nguyên cớ rõ rệt.


19.7.10

Trời Hương Phấn Cũ


Khi giông tố loạn cuồng thung lũng nhỏ,
Giữa đêm sâu.bừng nở đoá hoa thần.
Ta bàng hoàng rung động cả châu thân
Như cánh bướm phân vân muà hợp tấu.

Từng đêm vắng, ta gọi người yêu dấu
Lời dịu êm như gió nhẹ thì thầm,
Cả ngàn lần, ta gọi khẽ, bâng khuâng
Nghe dĩ vãng lâng lâng niềm thương nhớ:
Ơi Ly Cơ! ơi Tình Yêu Lầm Lỡ!
Đêm mê cuồng bỡ ngỡ gọi tên em
Mây bay cao, ngờ xiêm áo vương thềm,
Nhìn sao nhớ mắt em ngời lóng lánh.
ƠI Ly Cơ! ơi Thiên Thần Gẫy Cánh!
Khát vọng ngàn xưa sống dậy chập chờn
Sâu vô cùng trong tiềm thức cô đơn.
Son phấn cũ ngát thơm hương ngự uyển.
Thưở em về, cả núi đồi rung chuyển
Sao trời đêm ngời sáng ngọc lưu ly
Dạ lai hương ngào ngạt lối ta đi
Dìu em bước dưới khung trời sương khói
Vào Mê Cung .. ..Nhạc tiêu thiều nhẹ trổi,
Đêm huyền hồ ảo giác lạnh xương da.
Đón em. về, sông nước gợn âm ba,
Ôi giây phút trao nhau tình bỡ ngỡ,
Dung quang em, sao cực kỳ rang rỡ,
Ta nghiêng mình cúi xuống nụ hôn thơm
Ngan ngát hương lan, rời rụng linh hồn
Trôi lãng đãng ngàn trùng khơi viễn xứ.
Ta đưa em vào thiên thu tình sử,
Rồi nghẹn ngào thương nhớ bóng giai nhân.
Hờn chia phôi chất ngất đến lạc thần,
Đau choáng váng đáy mộ phần tâm thức
Hương phấn cũ khơi sâu niềm ray rứt,
Ta gục đầu lệ ướt đẫm xiêm y.
Ảnh hình xưa đài các đến kiêu kỳ
Chợt thoáng hiện rỡ ràng trong tiếc nuối:

Khoé hạnh đong đưa, mây trời chết đuối,
(Mây soi mình trong dòng suối long lanh).
Ngón tay thon mềm, tháp bút mong manh,
Từng mơn trớn dỗ dành ta hờn giận.
Tóc buông lơi, cho liễu dài ngơ ngẩn
Gót chân son tha thướt gấm hài thêu
Trong Mê Cung bừng rực dáng tiên kiều
Làm lịm tắt cả nắng chiều chang chói.
Ta si dại ngước nhìn em, bối rối,
Tự đáy hồn buốt nhói dậy chiêm bao.
Linh hồn ta vụt chắp cánh bay cao
Bay lên cõi trăng sao, miền quên lãng..
Nhớ thương rồi, ta mơ về dĩ vãng:
Lối cỏ mòn vương ánh nắng hoàng hôn,
Vườn đào nghiêng nghiêng lũng thấp cô thôn
Nghe ríu rít tiếng chim non rộn rã.

Trời vần vũ, tình gọi tình vật vã,
Ta bàng hoàng từ giã mộng Liêu Trai
Mà khôn nguôi thương nhớ gái Dao đài.
Rèm chao động, mái hiên ngoài thoáng hiện.
Thắp nén hương lòng rưng rưng ước nguyện
Đợi em về, xao xuyến gót kiêu sa.
Phấn trầm vương lưu luyến bước ngọc ngà.
Toàn thân ta vỡ oà như tê dại.
Thoảng trong gió, mùi hoắc hương thần thoại,
Gió lay màn, mê mải ngắm dung nhan.
Phải em từ Quần Ngọc xuống trần gian?
Rồi vào hư vô, biến tan bằn bặt?

Như dòng thác bạc thủy ngân trong vắt
Đổ xuống tràn vào Vô Thức lãng quên.
Ta say sưa, ôm ghì chặt Ưu Phiền,
Ròi kiêu hãnh phá lên cười ngạo nghễ.
Ném cả bình sinh vào lòng Hưng Phế,
Ngẩng mặt nhìn đời, thách đố Thương Đau .
Xa em rồi, tình ta biết về đâu?
Thương em nghẹn lời, nước mắt chìm sâu!

Vũ Đức Nghiêm
Trại Tù Long Giao, Tháng 11-75




18.7.10

Gặp Phóng Viên Nguyễn Tú: Người Về Từ Ðịa Ngục


 

Một khuôn nặt lớn của làng báo Việt Nam. Chứng nhân của cuộc tháo chạy kinh hoàng trên Liên Tỉnh Lộ 7 đã nhanh chóng đi vào lòng người với bài phóng sự bất hủ.
"Cuộc bỏ phiểu bằng đôi chân"

Thật là một điều kỳ thú! Trong bữa cơm gia đình tổ chức tại nhà chị Khúc Minh Thơ tối ngày 30/7/1990 tôi đã gặp phóng viên Nguyễn Tú. Nhưng trước khi đề cập đến con người đã nằm sâu trong ký ức thương mến của tôi dù cách đây 15 năm tôi chỉ một lần nhìn thấy hình của ông xuất hiện trên tờ Chính Luận với vóc dáng của một đạo sĩ hơn là một phóng viên tôi xin nói về bữa cơm thân mật trước.


17.7.10

Để nhớ ngày cựu A20 Nguyễn Tú vừa nằm xuống




Ký giả Nguyễn Tú



Bài viết tưởng niệm cựu Thủ Tướng Phan Huy Quát nhân ngày giỗ thứ 28

Nguyễn Tú
Thursday, April 24, 2008


LTS: Nhân ngày giỗ thứ 28 (27 Tháng Tư, 2008) của Bác Sĩ Phan Huy Quát (1908-1979), cựu thủ tướng Việt Nam Cộng Hòa (1965), nhật báo Người Việt xin đăng tải bài viết của Nguyễn Tú, trích từ nguyệt san Khởi Hành số 138, Tháng Tư 2008, để tưởng niệm vị cựu thủ tướng miền Nam tự do đã bỏ mình trong lao tù Cộng Sản sau ngày 30 Tháng Tư 1975.

Cố thủ tướng Phan Huy Quát.
(Hình chụp khoảng năm 1954)



16.7.10

Về nhà báo Nguyễn Tú vừa qua đời




Vũ Ánh / VietHerald
(07/14/2010)


Dường như mỗi khi nghe tin một nhà báo ở vào thế hệ tôi ra đi, tôi vẫn cảm thấy mất đi một điều gì đó trong đời. Và khi đã ở vào tuổi 70 như tôi, mất mát ấy càng lớn lao hơn. Phải chăng những nhà báo ấy, có khi suốt trong cuộc chiến cũ chưa bao giờ tôi nói chuyện hay uống với nhau một ly cà phê, đều là những mắt xích từng một thời tiếp tay nhau tạo nên một đời sống báo chí đầy mầu sắc tại miền Nam Việt Nam, dù rằng nhà cầm quyền, trong rất nhiều trường hợp, không thích chúng tôi như thế. Nhưng chính đời sống ấy đã tạo cho lớp người viết báo trẻ chúng tôi, vào giai đoạn đó, cũng như sau này, niềm say mê báo chí, rất khó bỏ, rất khó về hưu cho dù đã luống tuổi như bây giờ.

Vì thế, khi nghe tin nhà báo Nguyễn Tú của nhật báo Chính Luận trước 30 tháng 4, 1975 qua đời ngày 11 tháng 7, 2010 ở tuổi 86, tôi không ngạc nhiên lắm. Chỉ đến khi về tới nhà báo tin cho nhà tôi, người đã đọc và ngưỡng mộ thiên phóng sự “Ngày Chủ Nhật buồn” của ông tường thuật cuộc triệt thoái gây tổn thất nặng nề cho quân và dân Cao Nguyên Trung Phần mà nay vẫn còn gây tranh luận, tôi mới nhận ra khoảng trống trong lòng mình mênh mông quá. Nhà tôi nói: “Tội nghiệp bác Tú.” Yến Tuyết là lớp phóng viên ra trường vào những năm cuối của cuộc chiến, chưa một lần gặp nhà báo Nguyễn Tú nhưng lại là độc giả những ký sự của ông về cuộc chiến.

15.7.10

Chân dung những chúa ngục


-->
-->
Vũ Mạnh Dũng chết rồi. Nó chết khi ra khỏi trại Trừng Giới A 20 và còn rất trẻ. Nó bị đè gãy đôi cột sống, khi đang làm đội trưởng một đội xây dựng. Trong một buổi lao động phá sập một căn nhà, nó đã vấp ngã vì cố gắng chạy vào khu nguy hiểm để thét gọi anh em thoát thân khi căn nhà đang ập xuống. Nó bị nằm liệt vào lúc các đàn anh và bè bạn nó tan hàng tại trại A 20, từng đợt, từng đợt cho tới khi trại như trống trơn, danh sách những người tù chính trị với cái án tập trung vô thời hạn chỉ nằm đâu đó trên bàn mặc cả xóa trại tập trung mà người ta đang thực hiện ráo riết

1987, cái mốc của cảnh tan hàng. Nhưng những hình ảnh bi tráng vẫn còn và không bao giờ phai trong lòng những con người vẫn từng ngày vươn dậy dù trong nghiệt ngã, dưới cái đau buốt của cùm chữ U . Dưới cái dã man vô tiền khoáng hậu của những tên cai tù được liệt vào hàng hung tợn nhất trong lịch sử loài người. Cho đến bây giờ chân dung những con người một lòng chung thủy dưới màu cờ mà họ từng chiến đấu vẫn còn đó. 



Dòng Sông Chia Cắt




Kỷ niệm 55 năm ngày Quốc Hận (20-7-1954 – 20-7-2010)


Đỗ Văn Phúc

Trong đời người, ít ra ai cũng có một dòng sông kỷ niệm. Thời ấu thơ thì đó là dòng sông nơi ta thường bơi lội nhỡn nhơ vui đùa vô tư cùng các bạn. Tuổi đôi mươi thì đó là dòng sông nơi hò hẹn lần đầu với người yêu trong những chiều tà hay đêm trăng. Sông ngòi Việt Nam nhiều đến nỗi có đủ để ban phát cho mỗi người ít nhiều kỷ niệm êm đềm, nên thơ hay đắng cay hờn tủi, có khi cả kỷ niệm chia ly, đau buồn. Ðối với cả dân tộc thì hai con sông Gianh và Bến Hải là chứa chan bao kỷ niệm chia lìa, nhục nhã của sự phân tranh Nam Bắc. Hai trăm năm trước đây, hai họ Trịnh, Nguyễn cắt đôi núi sông vì tranh giành quyền bính trước một cơ đồ nhà Lê đã đến thời suy mạt. Hai trăm năm sau, thực dân và cộng sản lại nỡ đang tâm phân rẽ đại gia đình Việt Nam vì những giấc mộng ngông cuồng của chủ nghĩa đại đồng Cộng Sản. Chinh chiến điêu linh kéo dài hai mươi năm đã hủy diệt mầm sống của dân tộc: hàng triệu thanh niên ưu tú của hai miền gục ngã trên con đường Trường Sơn, trong rừng già Tây nguyên, sình lầy Ðồng Tháp... Tài nguyên thiên nhiên bị hủy diệt, thành phố, nông thôn tiêu điều; gia đình ly tán, niềm tin mai một. Cũng chỉ vì một dòng sông, cũng chỉ vì một chủ nghĩa ngoại lai phi nhân bản, cũng chỉ vì một loại người vô lương...
Tôi sinh ra và sống hết thời thơ ấu bên người mẹ hiền ở một huyện lỵ nhỏ bé nơi vùng giới tuyến phân chia Nam Bắc. Mở mắt chào đời chưa bao lâu, tôi đã mất người cha vào tay bọn Việt Minh trong ngày gọi là tổng khởi nghĩa. Chúng đưa người ra Bắc biệt tăm từ đó. Mẹ tôi không thể tiếp tục cuộc đời làm dâu tôi đòi, dù rằng hai bên nội ngoại tôi đều làm quan rất lớn trong triều. Bà đã bồng bế tôi ra miền Gio Linh lập nghiệp. Ban đầu buôn bán theo những chuyến xe hàng, sau mở cửa hàng bán vải vóc ngay góc phố chính của Gio Linh. Phía sau nhà tôi là cơ quan huyện đường, nơi người cậu của mẹ tôi làm huyện trưởng. Tuổi thơ của tôi hồn nhiên và hạnh phúc, vì mẹ tôi thương con rất mực. Chiến tranh lúc đó cũng cận kề. Quân đội Pháp thì có đồn Ba Dốc trấn giữ ngay đỉnh đèo cũng tên Ba Dốc. Sau này, đó là căn cứ A-1 do một tiểu đoàn của Trung Đoàn 2 Bộ Binh trú đóng.  Từ đây chúng ta có thể nhìn thẳng ra cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải chỉ cách đó chừng năm cây số. Việt Minh thỉnh thoảng bắn súng cối vào huyện. Có lần hai trái đạn nổ ngay nhà tôi, làm chết mấy người khách xin ngủ trọ. Mẹ tôi may mắn trong đêm đi ra ngoài vườn làm vệ sinh nên thoát chết; còn tôi đang ở cùng người chị ruột tại tỉnh lỵ Quảng Trị. Sau này, nhà vẫn còn giữ những bàn ghế và tầm ván ngựa gỗ trắc bị miểng đạn băm nhiều vết.
Tôi sớm thấy Việt Minh. Một đêm, chúng tấn công huyện đánh cho đến sáng thì rút lui. Bọn trẻ con kháo nhau đi xem Việt Minh chết. Tôi cũng tháp tùng trong đám trẻ, mon men lại gần xác chết.  Ðó một người mặc quần áo ka ki vàng, chân đất, nằm sòng soại xéo bên cổng huyện, mặt phủ một tấm khăn trắng. Có đứa dạn tay lật chiếc khăn ra xem thử Việt Minh có mấy mắt mấy miệng. Tuy còn bé, tôi đã ý thức được đây chính là kẻ thù đã bắt cha mình đi biệt. Tôi thù ghét Việt Minh từ đó.
Ai có về vùng Gio Linh mới thấy hết cảnh nghèo của thôn quê địa đầu giới tuyến. Ðất không nghèo, vì đất đỏ có thể trồng tiêu, chè cho lợi tức cao. Dân không thiếu và thường là dân chăm chỉ, cần cù. Gio Linh nói riêng, hay Quảng Trị nói chung nghèo là vì chiến tranh. Mùa hè, người nông dân làm ruộng dưới cơn nóng hừng hực do ngọn gió Lào thổi về; mùa đông cái rét căm căm cộng với những cơn mưa triền miên kéo dài hàng vài ba tháng làm cho cảnh sắc tiêu điều thêm. Gio Linh với bài hát của Phạm Duy gợi lên hình ảnh bà mẹ già nhẫn nhục: “Mẹ già cuốc đất trồng khai, nuôi con đánh giặc đêm ngày....” Rồi đêm nghe tin con mình bị giặc chém đầu, “Mẹ già không nói một câu, đem khăn gói  đi lấy đầu.” Thê lương thay, hình ảnh “lá vàng khóc lá xanh rơi” mà mãi hàng chục năm sau vẫn còn tiếp diễn.
Ngày đất nước chia đôi, hai bên bờ sông Bến Hải trở thành khu Phi Quân sự. Cái đồn canh của Pháp trên đỉnh đèo Ba Dốc trở thành đồn của Ủy ban Quốc tế Kiểm soát Ngưng bắn gọi tắt là ICCS. Cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải được chia hai, phần trong Nam sơn màu xanh, phần ngoài bắc sơn đỏ; giữa là vạch sơn trắng. Đó là biên giới của hai miền, của tự do và nô lệ, của dân chủ và độc tài, của cái mỹ danh Tiền đồn chống Cộng của Thế giới Tự do và Tiền đồn phe Xã hội chủ nghĩa. Từ đó bắt đầu cuộc chạy đua, một bên tiến lên phía trước của văn minh phát triển, một bên tụt lại hàng chục năm để trở về thời đồ đá.
Ðứng trên đèo Ba Dốc nhìn ra phương Bắc, con đường quốc lộ 1 thẳng tắp vượt qua cầu , qua huyện Vĩnh Linh rồi chạy sâu vào lãnh thổ huyện Ðồng Hới của tỉnh Quảng Bình. Hai bên bờ là hai cột cờ mà mỗi năm mỗi được xây cao thêm, vì bên nào cũng muốn tỏ ra hơn hẳn đối phương. Lá cờ rộng có lẽ bằng cả sân làng. Bên kia, nhiều cán bộ đã chết oan ức vì leo lên đỉnh gỡ rối lá cờ.
Tôi có nhiều dịp đến tận sát đầu cầu nhìn qua bên kia. Cũng có vài lần ra đến chợ Cao Xá, nơi khoảng cách hai bờ hẹp nhất. Con sông Hiền Lương bắt nguồn từ núi Trường Sơn đổ ra biển Ðông ở cửa Tùng, nước chảy lặng lờ, sóng gợn nhẹ buồn mênh mang. Trên sông, vài con thuyền trôi êm, không tiếng hò, câu hát. Chợ Cao Xá nằm sát bờ sông. Những ngày phiên họp đông đúc, bày bán đủ thứ hàng phong phú của miền Nam kinh tế tự do. Người qua lại lũ lượt áo quần màu sắc rực rỡ. Dãy loa công suất lớn gồm hàng chục cái chỉa sang bờ Bắc, phát ra những bài ca tình tứ, ca ngợi cuộc sống êm đềm, ấm no của miền tự do. Phiá bên kia bờ, cảnh vật đìu hiu. Một ngôi nhà ngói đỏ lạc lỏng giữa vài căn lều xơ xác. Vài người nông dân đứng âm thầm giữa cánh đồng buồn hiu; trên đường có chiếc xe ba càng nặng nề kêu cút kít. Hàng loa tròn ngoài đó không mạnh đủ để đưa những luận điệu tuyên truyền vượt qua con sông hẹp. Phải những ngày nghịch gió, ta còn nghe văng vẳng vài câu hát the thé toàn chuyện chăn nuôi, sản xuất.
Nơi đây, vùng phi chiến. Không có bóng dáng người chiến binh. Chỉ thấy anh cảnh sát mặc đồng phục trắng qua lại. Sau này, chính quyền ta lập ra quận Trung Lương nhỏ bé để đảm trách phần hành chánh của vài ba xã nằm trong vùng. Tôi có dịp ra chơi nhiều lần trong những dịp hè, vì Lễ Môn là quê hương của người anh rể tôi. Những ngày nắng đẹp, chúng tôi chạy đuổi bắt nhau qua những rừng đầy trái sim chín và trái chu mòi chua chua, ngọt ngọt. Sáng sớm thì đi đâm chuột ở các thửa ruộng vừa gặt xong; những con chuột đồng béo mập, lông vàng hoe, đem về cho vào hông với lá sả là tuyệt.

Thế rồi...
Cảnh thanh bình đột ngột biến mất. Uỷ Hội Quốc Tế rút đi vì cũng bất lực trước sự ngoan cố vi phạm của Cộng Sản, thay vào đó là toán Hiến Binh Việt Nam Cộng Hoà đội nón cát két đỏ. Tiếng sáo chiều nhẹ nhàng đã bị thay bằng tiếng đạn cối đêm đêm vọng về. Chiến cuộc bắt đầu từ các vùng Cam Lộ, Hướng Hoá lan dần xuống. Ðông Hà trở thành căn cứ quân sự lớn với các chàng trai trẻ Sư đoàn 1 Bộ binh kiêu hùng. Cộng sản phản bội Hiệp định Geneve, thành lập cái gọi là Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam trong kỳ Ðại hội đảng 20-12-1960 nhằm thôn tính miền Nam. Du kích nằm vùng bắt đầu quậy trở lại. Chiến tranh lớn dần, lan dần ra tận khu phi quân sự. Ðạn đại pháo từ bên kia bờ ngang nhiên bắn phá vào làng mạc miền Nam. A-1, Côn Thiên trở thành pháo lũy kiên cường, nơi những người chiến sĩ Trung đoàn 2 của Ðại tá Vũ Văn Giai ngày đêm gian nguy chống giữ. Sông Bến Hải lại lần nữa chứng kiến cảnh huynh đệ tương tàn.
Năm 1965, tôi đang làm cho một cơ quan chống khủng bố của Toà Ðại Sứ Hoa Kỳ tại Quảng Trị. Ngày đưa ba tên Tôn Thất Dương Kỵ, Trịnh Ðình Thảo và Nguyễn Văn Huyến (tôi không nhớ chính xác lắm về tên sau này) tống cổ ra Bắc vì tội ăn cơm Quốc gia, thờ ma Cộng sản; tôi lại lần nữa ra tận chân cầu Hiền Lương. Trước khi đi, cố Vấn Kenwood Foster dặn không mặc quân phục mà thay vào đó bộ bà ba đen như của cán bộ Xây Dựng Nông Thôn. Phiá VNCH hình như có ông Nguyễn Cao Kỳ, lúc đó là Phó Tổng Thống. Ông mặc bộ vét 4 túi, đội mũ jockey đen. Chỉ có Cảnh Sát và viên chức dân sự  mới được đi đến gần cầu, toán Quân Cảnh áp giải tù phải chờ ở Quận Lỵ Trung Lương. Con sông vẫn chảy lặng lờ, như vô tình trước cơn binh lửa. Sóng gợn nhẹ lăn tăn, lấp lánh ánh mặt trời như một điệu ru buồn não ruột.
Hai mươi lăm năm sau, đất nước lại thanh bình, tôi qua Hiền Lương trong một chuyến xe đò đi Hà Nội thăm cho biết quê hương miền Băc một lần trước khi ra đi về miền tự do Hoa Kỳ. Cảnh trù phú rộn rịp của những năm “cởi mở” đã thực sự chấm dứt ở Ðông Hà, cách đó 15 cây số về phía nam. Từ Đông Hà cho đến tận Hà Nội là cảnh tiêu điều hoang sơ, nghèo ơi là nghèo. Nghèo ngoài sự tưởng tượng. Chiếc cầu Hiền Lương còn trơ khung sắt đã tróc rỉ. Mặt cầu không còn lớp ván mà thay bằng những cây rừng gác tạm bợ, buộc với nhau bằng đủ loại dây nhợ. Hai móng cầu đã nứt nẻ, người ta dùng dây kẽm gai chằng néo chống đỡ. Ðã mười lăm năm sau chiến tranh mà cộng sản vẫn chưa vãn hồi được cảnh thanh bình an lạc nơi miền quê đau khổ này. Bên bờ Bắc, vẫn những tấm áo nâu sồng rách bạc, lầm lủi đi trong mưa. Ðường lộ không còn nền nhựa mà chỉ đá đất lởm chởm đầy ổ gà. Hai bên, thỉnh thoảng thấy những cụ già, những bé thơ gầy còm run rẩy đứng xin ăn. Các thiếu nữ thì che tấm chiếu chờ những chuyến xe từ miền Nam ra gạ gẫm bán thân, đổi lấy lon gạo cho bữa cháo ngày mai của gia đình. Dân chúng ở dọc hai bên đường nơi chúng tôi dừng lại mượn chỗ nấu cơm, đã thèm thuồng nhìn bát cơm trắng của chúng tôi mà than :”Cả một đời chưa hề ăn được bữa cơm với gạo trắng như dân miền Nam.”
Con sông Gianh, nơi phân chia thời Trịnh Nguyễn, nước đục ngầu, chiếc cầu bắc qua đã bị phá hủy trong chiến tranh vẫn chưa được xây lại. Xe cộ phải qua cầu phà ghép bằng đủ loại ca nô và tấm gi sắt cũ. Người dân xứ Nghệ Tĩnh, cục cưng của chế độ Cộng sản thật khó thương. Họ vừa cục cằn, thô lỗ, vừa bẩn tính. Xe tôi dừng ngủ đêm chờ sáng. Trước khi qua phà, tôi cầm ca và bàn chải đánh răng bước vào một căn nhà xin nước sạch để rửa mặt, súc miệng. Chưa đặt chân qua cổng, đã nghe cái giọng trọ trẹ dễ ghét: “Khoông cho mô, đừng vô.” Thử tưởng tượng, cái giếng nước thì đầy nhóc, mà lòng người thì quá khô cạn. Thì ra, thống nhất từ lâu, nhưng Nam Bắc vẫn không thể chan hoà được. Ranh giới địa lý đã xoá mờ, nhưng ranh giới ý thức hệ, ranh giới của văn hoá, ranh giới của tình người, ranh giới của sự phát triển vẫn còn kéo dài cho đến cả nhiều thập niên về sau.
Còn một con sông Bến Hải mới giữa những người không phương kế, phải ở lại và những người ra đi đến bến bờ tự do trên hàng chục nước khác nhau khắp hoàn cầu. Ba mươi lăm năm với hai lối sống hoàn toàn khác biệt đã tạo ra một khoảng cách rất xa giữa hai nếp suy nghĩ mà dễ gì rút ngắn nếu một ngày mai trong tương lai, dân chủ tự do lại vãn hồi trên quê hương.

 Đỗ Văn Phúc



14.7.10

Ký giả Nguyễn Tú đã qua đời, hưởng thọ 86 tuổi



 
TV Tuần San
 
Ký giả Nguyễn Tú, hình chụp trong chuyến Úc du 
thăm TVTS tháng 9 năm 2002



Ký giả Nguyễn Tú, cộng tác viên thường xuyên của TiVi Tuần-san trong gần hai thập viên đã qua đời lúc 4 giờ chiều Chủ Nhật 7.11.2010 tại tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ, hưởng thọ 86 tuổi.

Ký giả Nguyễn Tú lâu nay vẫn sống một mình trong một căn apartment tại thành phố Alexandria, tiểu bang Virginia, gần thủ đô Hoa Thịnh Đốn.

Nguyễn Tú sống cô đơn nhưng chết lại có nhiều bạn.



Phạm Trần/Việt Báo

Alexandria (13-07) - Ở tuổi 86, Ký gỉa Nguyễn Tú vẫn sống một mình với thế giới riêng của ông, nhưng khi ông từ giã cõi đời thì nhiều người lại rất muốn được gần ông cho dù biết ông không còn nữa.

Trong số rất đông ấy, chỉ có 40 người có cơ hội đến với ông lần cuối vào chiều ngày Thứ Ba (13/07/2010) tại Nhà quàn Everly Wheatley Funeral Home  ở Quận Alexandria gần Thủ đô Hoa Thịnh Đốn.

Theo lời anh Phan Lê Dũng, người thay mặt Nhóm  Báo Chính Luận của Sài Gòn ngày trước lo việc tang lễ thì người quá cố đã “ngôn chúc” 4 điều:

- Không nên báo cho nhiều người biết khi ông nằm xuống;
- Mai táng trong vòng 24 giờ;
- Không nên nói năng gì trong lễ Cầu Siêu;
- Và sau cùng hãy hỏa táng ông.

Ký giả lão thành Nguyễn Tú đã ra đi


Huy Phương
Nhà báo Nguyễn Tú
Ký gi lão thành Nguyn Tú, cu Biên tp viên ca nht báo Chính Lun trước năm 1975 ti Sài Gòn đã qua đi chiu Ch nht, 11 tháng 7 ti thành ph Alexandria, tiu bang Virginia, bên ngoài Washington, th 86 tui.

Ký Giả Nguyễn Tú Từ Trần Tại Virginia, Thọ 86 Tuổi



Phạm Trần/Việt Báo
13/07/2010

Ký Giả lão thành Nguyễn Tú (ngồi),
và gia đình chiến hữu Bùi Mạnh Hùng ngày Father’s Day

Hoa Thịnh Đốn (11-07-2010) --  Ký Giả  lão thành Nguyễn Tú, cựu Biên tập viên của Nhật báo Chính Luận trước năm 1975 tại Sài Gòn đã trút hơi thở cuối cùng tại Trung Tâm Dưỡng lão Manor Care,  Alexandria, gần Thủ đô Hoa Thịnh Đốn,  lúc 4:05 phút chiều ngày 11-07-2010 hưởng thọ 86 tuổi.

Ký Giả Nguyễn Tú sinh ngày 26 tháng 12 năm 1924  tại Hà Nội. Ông là một trong những Nhà báo không những chỉ được độc giả, báo giới của Miền Nam tin cậy vì những bài viết xuất sắc, tin tức chính xác mà  còn được nhiều  Nhà báo nước ngòai có mặt ở miền Nam trong thời gian chiến tranh  nể trọng vì ông có tài săn tin và không quản ngại đi tới những mặt trận hiểm nghèo.

8.7.10

Nhân một niên trưởng vừa từ trần



  Vũ Ánh/Việt Herald
(07/07/2010)


Hàng ngũ cựu quân nhân VNCH lại vừa mất đi một niên trưởng: cựu đại tá Võ Hữu Hạnh, cựu SVSQ Khóa 4 Sĩ Quan Trừ Bị, cựu Trung Ðoàn Trưởng Trung Ðoàn 1 Sư Ðoàn 1 Bộ Binh, cựu Tỉnh Trưởng Hậu Nghĩa, cựu Tư Lệnh Biệt Khu 44, cựu Tư Lệnh Phó Sư Ðoàn 23 Bộ Binh và nguyên Hội Trưởng Những Người Con Cha Diệp.

Trước biến cố 30 tháng 4, 1975, tôi gặp niên trưởng Võ Hữu Hạnh nhiều lần, và hầu hết là ở các mặt trận, nhất là thời gian ông chỉ huy ở Biệt Khu 44. Là dân tác chiến, trừ một thời gian không dài lắm ngồi ở ghế “tổng đốc” (từ ngữ mà giới báo chí chúng tôi hay dùng để gọi đùa các vị được cử làm đầu tỉnh), nhưng niên trưởng Võ Hữu Hạnh lại là người ưa văn chương, thơ phú, đọc sách và tìm hiểu triết học.


6.7.10

chiều Sa Huỳnh năm ấy




Nắng quái chiều giông
vàng bãi sậy
lá qua sông tàn uá
trôi lênh đênh
tôi theo gío chướng đời xuôi ngược
đất cũ bạc màu
Em bỏ quê đi
tôi nghe sóng vỗ
buồn như sóng
lặng lẽ một dòng tận biển khơi
đêm trên biển
đêm đen mù biển chết
chìm nổi một đời
thời hổn mang
tiếng ai hát vang vang
vọng về Lương Quán
thuyền qua Đại Lược ngược Kim Long
ký ức rối mòng
cờ tàn sóng giạt
mơ thuyền bến cũ
ngóng đời xa
chiều qua đây nghe tháng ngày tơi tả
ngồi bên sông
nghe nước chảy về đâu
trong tận cùng
nghe rã rời hạnh phúc
tôi còn gì
cánh chim biển mù tăm
bên rừng dừa chiều Sa Huỳnh năm ấy
bóng Em dài ướt đẫm bóng dừa nghiêng

Cái Trọng Ty


về lại Mang Yang


Hãy nghe âm thanh của một cánh A 20 trong những xót xa vô cùng tận của một đời người, và quá khứ như những tiếng ru  trong nỗi nhớ từng ngày. Cánh chim A 20 một thời oanh liệt.
Cái Trọng Ty.........., đó chính là Cái Trọng Ty


về lại Mang Yang


đây Mang Yang chuyến xe chiều lạc lõng
mình tôi qua ngơ ngác giữa lưng đèo
Ai réo gọi
mơ hồ rừng im lắng
trông núi ngả màu nắng quái dài lê
về An Khê
gío gào trong rừng lá
nghe âm âm rờn rợn tháng năm xa
chén rượu này đêm xưa mày uống cạn
khúc hồ trường ngâm một đêm mưa
cây cổ thụ xác mày không bia tạc
đất oan trầm đất lắm tai ương
đời trơ ám
trời cong chiều tối xám
trời chao nghiêng
dài qúa bóng tôi nghiêng
tim chợt nhói gió gào cơn lốc xoáy
trời âm u đồng vọng cuối rừng thu
nghe vó ngựa Phương Nam về Tây Bắc
trống ngủ liên dồn nhịp tiếng quân xa
tôi bước chậm vòng quanh đồi cỏ dại
những cây gìa dấu đạn nắng mưa phai
giày lính rách bươm
giòng đời cơ cực
tôi ngồi đây khóc bạn bóng lưng đồi
bóng xa khuất những đêm dài phố núi
dấu giày xưa in biếc những mùa hoa
màu kỷ niệm
những sắc buồn đá tảng
mưa cầu vồng tựa núi đứng bơ vơ

Cái Trọng Ty



Ngày Anh Về




(*Thư Khanh là phu nhân của thi sĩ Phan Lạc Giang Đông)

Thư Khanh
(Bút ký năm 1982)
Chuyện tôi ghi lại đây là chuyện thực 100% của tôi, xảy ra năm 1982
Vâng,
Vào năm 1982 thì ông xã tôi được tha khỏi trại cải tạo! Từ XUÂN PHƯỚC anh trở về gày còm như một cái xác ve! Anh mặc bộ quần áo lúc đi trình diện cải tạo - Lúc đi thì mặc vừa mà nay mặc về thì bộ quần áo rộng thùng thình... Trông anh không còn hồn người... - một cái xác ve đang bước vào cổng... Ôm lấy vợ con!
Rồi bà con xóm láng đến chia vui.
Rồi anh đưa cho tôi coi cái giấy được cho về... Tôi tái xanh mặt vì trại phê là anh ấy phải đi kinh tế mới - khu chỉ định ở vùng TÂY NINH!
Tôi và hai con chắc phải đi theo!
Tôi chả còn gì trong nhà để bán để mua đồ ăn chiều hôm đó! Tôi mang đĩa khoai lang vừa luộc với điã đường lên cho anh và con ăn đỡ.
Tôi bảo: "Chắc tụi mình sẽ chết anh ạ! Em không biết làm sao bây giờ - Mà giấy ra trại của anh lại phê rõ ràng là "Anh phải đi kinh tế mới - khu chỉ định!".
Anh Giang Đông bảo tôi:
"Thôi được! Để anh mang giấy ra trình diện Công An Khu Vực đã và sang trình diện ông Tổ Trưởng Tổ Dân Phố đã !"
Chờ Giang Đông đi rồi, tôi vào lục áo dài còn lại (may từ trước THÁNg TƯ ĐEN!). Tôi lựa cái nào tốt đem đi bán! "1- 2- 3..."! Thôi tạm lấy ba cái tốt nhất mới may...
Tôi dặn con:
"Mẹ đi chợ mua gạo và đồ ăn! Bố về con nói vậy nghe!"
Tôi đem ba cái áo dài qua nhà cô Nụ, một cô giáo dạy cùng trường cùng hoàn cảnh: Chồng đi cải tạo ở ngoài Bắc mới có một năm mà chồng cô đã bị chết trong trại. Cô có hai con nhỏ. Cô đi buôn chợ trời một buổi!
Nhà cô Nụ ở ngay bên kia đường, đầu ngõ nhà tôi trông sang.
Tôi gặp Nụ vừa đi lễ về, đầu còn chít khăn tang, tay dẫn hai con.
Tôi nói:
"Nụ ơi! Ông xã mình được về. Ảnh gầy còm lắm! Mình nhờ Nụ bán ba cái áo dài này nhé. Mình cần ngay tiền để đi đong gạo bây giờ!"
Nụ bùi ngùi chậm nước mắt:
"Chị còn được Chúa Ban cho chồng về... Còn em vĩnh viễn mất chồng! Biết bao giờ mang được mộ anh ấy về! Hai con em còn nhỏ hơn con chị!"
Tôi cũng khóc theo Nụ. Một đứa chồng chết trong trại Cải tạo. Nụ đang đi dạy học. Mỗi tháng có 12 Ký lương thực, thì 2 kg gạo mốc xanh mốc đỏ, bỏ ra cái sàng, toàn mọt và sâu nhung nhúc bò ra lẫn mốc bay lên! (Tôi không nói điêu!) và 10 Kg thực phẩm phụ, như bo bo, sắn, mì bột, mì sợi!
Một đứa chồng về, không còn một manh chiếu lành! Bán từng cái giường cái tủ, từng cái... áo dài thế này mà còn chưa yên: SẼ BỊ ĐI KINH TẾ MỚI theo chồng!!!
Rồi Nụ mở cái gói ra coi từng cái áo dài. Nụ khen:
- Cái này mầu AIR VIỆT NAM, soa Pháp, dễ bán. Cái này mầu Vàng chanh hai lớp... như voan (?!) hơi khó bán vì tụi Khỉ chúng nó sợ hở hang! Nhưng sẽ bán được chỉ rẻ hơn soa Pháp. Cái này màu Tím Hoa Cà, hàng Thụy Sĩ! Được, cái này dễ bán!
Nụ hỏi: "Vậy bao nhiêu để em nhắm bán dùm chị thôi! Em không ăn lời! Em bán ở đầu chợ Tân Bình! Vắt lòng thòng vào cánh tay! Hễ Công An rượt thì chạy!
Tôi nói: "Chị cần tiền em cứ bán. Bây giờ em đưa trước cho chị 30 đồng được không?!"
Nụ vui vẻ móc tiền trong túi vải nhỏ có cái dây thắt miệng túi như mất cái túi của mấy bà ăn trầu...
Nụ nói: "Chị coi. Buôn bán tiền phải bỏ như thế này. Hễ Công an đuổi thì nhét vội tụt vào trong cạp quần!
Tôi an ủi Nụ: "Đời sống GIÁO VIÊN vậy đấy. Như cô Nhi phải bán rau muống ở đầu chợ. Cô Quỳnh bán Cà Rem, bắp rang dạo! Thày V. đi đạp xích lô! Một buổi đi dạy, lòng dạ nào mà làm nhiệm vụ cao cả của Thày Cô là "KỸ SƯ TÂM HỒN" nữa!
Tôi xách giỏ ra xe đạp, đạp thẳng chợ, đong gạo và mua đồ ăn. Mua có vài lạng thịt heo và hai miếng đậu hũ, mớ rau muống, củ tỏi, hành hoa, rau răm.
Khi về đến nhà thấy Giang Đông chưa về tới. Tôi bắc nồi cơm và làm đồ ăn... Tôi đang làm thì cô hàng xóm xế cửa tên là cô Bảy (trước Tháng Tư Đen cô làm y tá, độc thân ở với bố mẹ - nay không làm mà lén chích thuốc tại gia! Cô có người anh ruột làm Bác Sĩ Quân Y đã nhanh chân nên ngày 30 tháng Tư Đen, ông đã đi qua Mỹ, thường gửi tiền về nuôi bố mẹ và cho cô).
Cô Bảy tươi cười, tay cô cầm 5 trái cam và một ống thuốc màu tim tím... Và cái đèn bão, một nắm nhang, cái bật lửa, một chai dầu Nhị Thiên Đường. Cô ngồi xát tôi ân cần bảo:
- "Nè chị Đông! Em đem gấp cho chị các thứ này. Các thứ này rất cần cho anh chị đêm nay. Vì em biết có ông Cải Tạo bị đi xa vợ lâu quá. Nhiều ông về không chịu nghỉ ngơi dưỡng sức, lấy lại tinh thần... vội "nhào vô" với vợ là bị đứng tim, chết luôn! Có vài ba ông chết như vậy rồi đó!"
Tôi bât cười: "Tôi lo buồn muốn chết! Giấy ra trại cho về bắt đi kinh tế mới! Đâu còn ham gì đâu!"
Cô Bảy: "Vợ chồng nằm cạnh nhau... khó tránh lắm! Chị nghe em đi... đề phòng là tốt!".
Cô nói tiếp: "Nghe em chỉ dẫn nè: Khi anh về tới giờ thì chị bổ cam vắt ra và cho đường vào cho anh ấy uống! Rồi cho uống ngay một viên thuốc màu tím này là thuốc ngừa sốt rét. Thuốc này tốt lắm uống liên tục tám ngày, mỗi ngày một viên để ngừa sốt rét! Bệnh sốt rét còn trong máu, muỗi nó đốt anh ấy rồi đốt sang cả nhà... nguy hiểm. Đây là lọ dầu gió! Lỡ chuyện anh ấy bị sỉu thì chị "để nguyên" và cho con qua gọi em ngay. Em cấp cứu! Đừng xấu hổ đẩy anh ấy ra là Trời cứu!".
Tôi đỏ mặt: "Tôi rõ trường hợp này rồi!".
Cô lại tiếp tục: "Đây là chai dầu gió! Nếu đêm thấy anh ấy sốt là cạo gió ngay. Xong đắp chăn kín lại cho ấm. Rồi đốt cây đèn gió này. Tay cầm theo nắm nhang này và cái bật lửa này. Chị phải nhanh chân xách đèn vào xóm trong gọi cô Hương ra giác lể ngay. Cô này chuyên nghề Giác Lể và đang làm ở Ban Y Tế của Phường về Đông Y. Khi đi nhớ mang đèn và nhang, bật lửa. Vì chị phải đi qua Phường Đội chúng nó canh mà chị đi không mang đèn hay nhang đốt đỏ là chúng nó bắn chết ngay".
Tôi vừa làm cơm vừa nghe cô giảng giải!
Vừa xong cơm thì cô Bảy ra về và ân cần dặn: "Chị nhớ lời em dặn. Nếu có gì gọi em ngay! Đừng xấu hổ! Em là Y Tá, anh Em là Bác Sĩ. Em biết rõ chuyện này!"
- Tôi cám ơn cô!
Tôi luôn được hàng xóm thương!
Giang Đông về tới. Nét mặt rầu lo! Tôi hỏi: "Sao anh đi lâu thế?".
Giang Đông nói:
- "Vì anh ra Công An Khu Vực rồi ra Công An Phường! Tụi Công An Phường nói "từ sáng mai anh phải ra phường mỗi sáng phải ra trình diện và làm kiểm điểm. Rồi ăn Tết xong đi kinh tế mới!"
Tôi rầu rĩ, pha nước cam cho anh uống và uống một viên thuốc màu tím cô Bảy cho.
Tôi dọn cơm. Con cái còn nhỏ không hề biết chuyện bố mẹ chúng đang lo lắng thắt ruột.
Ăn cơm vừa xong thì con Phan Thị Hoài Hà, con gái của Phan Lạc Tuyên sang bảo: "Bố cháu mời chú sang uống nước!".
Trong vòng mười lăm phút sau, Giang Đông về! Nét mệt mỏi, thất vọng đầy trên thân xác và khuôn mặt.
Giang Đông hỏi:
"Tủ sách anh đâu?"
Tôi trả lời: "Sách thì Đoàn Cờ Đỏ tịch thu hết rồi. Còn tủ thì bán rồi!"
Giang Đông ngồi ôm con vào lòng hỏi han chuyện học hành. Rồi tắm rửa thay quần áo, đi ngủ.
Tôi bảo anh ngủ với con hai bên hai đứa. Em chấm bài cho học trò sẽ ngủ sau!
***
Lòng thì buồn lo như vậy mà vẫn ham được!!!
Tới gần mười hai giờ anh đã sang ngủ với tôi! Và chuyện Cô Bảy dặn Đề Phòng nó đã xảy ra thật!
Tôi cạo gió cùng mình sau lưng, dọc hai bên xương sống và trước ngực cho Giang Đông nhưng anh vẫn sốt li bì không biết gì! Tôi qua gõ cửa cô Bảy. Cô Bảy chạy sang ngay! Cô giật tóc mai Giang Đông. Cô hốt hoảng bắt mạch! Cô bảo chị xách đèn bão vào gọi ngay cô Hương Giác Lể.
Hay thiệt! Cô Hương giở đồ nghề ra. Có cái cục mảnh chai nhỏ như con dao nhỏ, sắc nhọn. Cô Hương đốt alcol trong một cái bát - cho hơ l
ưỡi dao này vào ngọn lửa alcol. Xoa dầu gió vào nửa người trên cho Giang Đông. Rồi lấy dao cắt lể, máu rớm ra, lấy bông gòn thấm alcol lau sạch theo. Xong! Giang Đông đã tỉnh. Cô Hương cho uống một ly nước ấm chanh đường và gừng! Đắp chăn chùm đầu cho Giang Đông. Một lát sau cơn sốt hạ.
Sáng sớm hôm sau cô Hương sang nhà tôi đem theo ly sữa nóng ... và chữa đậu lào...!
Giang Đông lững thững ra Ban Công An Phường trình diện và ngồi viết kiểm điểm. Cứ ngồi đó viết cho đến khi nào các "đồng chí" đọc mà bảo "Được" thì cho về!.
Đấy Bút Ký Của Tôi ghi lại một trong cả ngàn "manh chiếu rách của Cuộc Đời"! Còn nhiều Đắng Cay...! Đắng cay nên phải Bỏ Nước Ra Đi!!!

THƯ KHANH

(Nguồn: http://www.vantholacviet.org)


4.7.10

Chuyện Buồn Người Vợ Tù

          

Một ngôi biệt thự nhỏ khiêm tốn cuối đường Hoàng Diệu, Đà Lạt. Phía sau là vườn hồng và có thể nhìn thấy trường Couvent thấp thoáng aó xanh lam của các nữ sinh nội trú. Đó là “ngôi nhà hạnh phúc” của chúng tôi cũng là tên do các bạn yêu thương đặt cho nó. Chúng tôi sống êm đềm hạnh phúc với ba đứa con thật dễ thương và một em bé còn đang trong bụng mẹ. Căn nhà lúc nào cũng rộn rã vui tươi nhất là Tết đến còn thêm “những con bà phước” (tức là những sỹ quan Võ bị không được về Sài Gòn ăn Tết vì cấm trại) tất cả đều quay quần vui chơi như chính nhà của họ, bởi vì các anh thích cái không khí thoải mái và thân thương nhất mà chúng tôi đã thật thân tình đón tiếp. Nếu cuộc sống ấy được kéo dài thì thật đúng là chúng tôi đã có một thiên đàng hạnh phúc thật sự rồi. Nhưng đâu có ai ngờ rằng Buôn Mê Thuột mất, mọi nơi di tản về Sài Gòn. Gia đình tôi cũng trong làn sóng kinh hoàng đó. Tôi và các con được ông bà nội các cháu yêu thương đùm bọc, và tôi đã sinh cháu bé ngay tháng tư năm đó . Cũng vì thế mà chồng tôi không thể ra đi một mình. Anh đã lên được tàu nhưng anh lại nhảy xuống bơi về . Nếu anh biết trở về rồi lại phải xa mẹ con tôi vĩnh viễn chắc anh đã chẳng quay về . Đó cũng chính là nỗi đau ray rứt, niềm ân hận khôn nguôi của chúng tôi .Tháng sáu anh đã đi trình diện học tập cải tạo, với hy vọng sau mười ngày sẽ trở về ….. Không có chồng tôi ở nhà, tôi rất sợ hãi và buồn lo. Anh đã cho tôi một đời sống ổn định vững vàng. Nay không có anh tôi không thể làm gì hết, tôi đã mất hết, mất cả những ước mơ toan tính của chúng tôi cho con cái sau này. Tôi không còn gì hết ngay cả mạng sống của tôi cũng rất mong manh vì mới sanh cháu còn quá nhỏ. Rất may nhờ sự lo xa của bà nội các cháu nên mẹ con tôi còn được ăn cơm thêm vài tháng. Toàn dân ở thành phố đã phải ăn khoai lang, khoai mì và bo bo. Lương thực bán theo sổ gia đình, hoàn toàn không có gạo. Khi nào được mua bột mì thì sung sướng lắm. Vì có thể đổi bột lấy bánh mì (món ăn ngon nhất lúc bấy giờ) Nhờ có bánh mì tôi có thêm việc làm để kiếm được vài đồng đi chợ. Tôi phải lo làm nước sốt (muối + cà chua) thái cà rốt củ cải dưa leo làm đồ chua mang ra trước cửa bán từ 4 giờ sáng.
 Ngày tháng cứ qua đi với buồn lo nặng trĩu vì 4 đứa con cần ăn để sống . Tôi như con chong chóng hết bán bánh tôm bánh cuốn tại đường Duy Tân lại quay ra bún ốc bún riêu ở đường Gia Long. Nhưng cũng không được bao lâu vì “chiến dịch dẹp lòng lề đường”. Tôi lại phải chạy thuốc tây, ai cần bán cần mua là có tôi làm chân chạy. Tôi còn nhớ một lần có người cần mua 5 chai nước biển, mà tôi chỉ có đủ vốn cho 2 chai, thế là tôi phải chạy làm 3 lần từ chợ Vườn Chuối qua chợ Bà Chiểu mới giao đủ hàng được . Đạp xe đạp muốn kiệt sức vì mồ hôi và nước mắt nhoè nhoẹt đến không thấy đường đi. Nhiều lúc đầu óc tôi muốn vỡ tung ra vì những tính tóan cho cuộc mưu sinh, vì những thay đổi khôn lường của xã hội chủ nghĩa và nhất là vì những hoang mang lo sợ cho chồng tôi đã bao lâu biệt vô âm tín. Ban đêm, nhìn những khuôn mặt ngây thơ của các con tôi trong giấc ngủ say sưa; tôi yên tâm vì tôi vẫn còn có chúng ở bên tôi. Nhưng chồng tôi nay ở đâu? Đói no ấm lạnh ra sao? Anh là người nặng tình chồng vợ, yêu qúy các con, liệu anh có yên giấc được không? Hay cũng như tôi thao thức suốt đêm thâu với bao nỗi lo âu tắc nghẽn không phương giải thoát. Chỉ có lúc này tôi mới được tự do khóc nức nở để vơi bớt nỗi buồn lo nặng trĩu bên mình. Tôi không dám khóc trước mặt các con vì chúng sẽ òa khóc theo ngay khi thấy tôi chảy nước mắt.
  Mãi gần một năm sau tôi mới được tin chồng tôi dù chẳng phải là tin vui. Anh đang bị một cơn sốt rét ác tính và thiếu thức ăn trầm trọng có thể chết bất cứ lúc nào. Mong ước của anh là muốn biết tin tức của mẹ con tôi trước khi anh nhắm mắt. Trời đất như sụp đổ dưới chân tôi. Tôi lạy van người đưa tin xin chỉ đường cho tôi đi gặp anh.

  Sau cuộc hành trình khá vất vả, lội suối băng rừng, những con vắt cắn tôi chảy máu tùm lum mà tôi không hề biết sợ biết đau. Quần áo ướt hết, gió lạnh làm tôi rét run, xanh mét. Tới nơi chưa kịp mừng thì đã bị cán bộ trưởng trại tra hỏi lâu ơi là lâu. Cuối cùng vì “cảm phục lòng yêu chồng của phụ nữ miền Nam ”. Họ cho tôi gặp mặt. Vì chồng tôi đau nặng nên anh em cùng “láng” cho mắc võng ở giữa còn các anh mắc võng chung quanh để che gió lạnh. Thật sự thì có che được bao nhiêu đâu vì mỗi khi gió tạt vào thì tất cả đều lãnh gió cát đầy cả mặt mũi. Tôi chết đứng khi thấy chồng tôi chỉ còn là bộ xương sơn đen, hàm răng trắng nhô ra vì đôi má đã hóp lại, cặp mắt lõm sâu không còn thần sắc. Tôi khóc lặng lẽ nước mắt như mưa nhào tới bên anh, ôm lấy tay anh, còn anh thì không còn đủ sức để nắm tay tôi nữa. Thời gian như ngừng lại, các anh xung quanh cũng yên lặng ngậm ngùi.
  Tôi không thể nào quên được đêm hôm ấy, trước đống lửa bập bùng, mấy chục khuôn mặt mà tôi chắc trước kia đẹp đẽ oai phong lắm trong bộ quân phục VNCH, bây giờ thì chao ơi là tội nghiệp, họ chỉ còn là những bộ xương người biết cử động . Thương người, thương mình tôi khóc đến đau nhức cả hai mắt. Chồng tôi thì nằm thoi thóp, miệng vẫn cố cười, chắc anh đã mãn nguyện? Đứa con gái út của anh mới tám tháng nên hãy còn bú mẹ. Hai bầu sữa căng nhức, tôi chợt tỉnh táo để xin lỗi mọi người ra xa để vắt sữa. Tôi bưng chén sữa bỏ thêm hai muỗng đường rồi đổ cho chồng tôi từng muỗng một.
  Chồng tôi có lẽ nhờ vào mấy chén sữa của tôi mà tới sáng anh đã tỉnh hẳn. Mấy anh bạn cứ chọc anh là uống sữa tiên nên mới được như vậy .


  Sau chuyến đi ấy tôi ngã bệnh cả tuần lễ . Vừa khỏi là tôi lại sửa soạn đi một chuyến nưã vì tôi biết chồng tôi rất cần thuốc men và tẩm bổ. Hai chân anh ấy không mang nổi tấm thân gầy chỉ còn 40 ký lô. Nỗi buồn lo này chưa hết, lại đến nỗi buồn vì con bé không thèm sữa mẹ nữa. Thế là tôi mất thêm niềm hạnh phúc vô biên là được ôm con, ngắm cái miệng xinh xinh của con như gắn liền với bầu vú mẹ để được mẹ chuyền cho giòng sữa chan chứa yêu thương. Các cụ đã nói là khi đang cho con bú thì không được cho ai sữa của mình kẻo trẻ sẽ chê sữa mẹ. Tôi cũng tin như thế nhưng biết làm sao hơn khi thấy chồng tôi cũng đang cần sức sống.
  Muốn có thuốc men và đồ ăn cho chồng thì phải lo tiền nhiều hơn. Bán ngoài đường bị đuổi , tôi xoay ra làm bánh croissant ở nhà . Tối nào tôi cũng nhờ mấy cậu hàng xóm sang nhào bột hộ, xong bắt bánh rồi chờ bột nở cho vào lò. Lúc đầu tôi tự làm, tự bán nhưng sau tôi để bà con lối xóm lấy bánh đi bán các nơi, bán nhiều thì lời nhiều. Nếu không bán hết thì tôi lấy lại để nướng khô bán cho các chị đi thăm nuôi. Vậy mà cũng chẳng được bao lâu thì hết vốn vì bánh thì vẫn phải làm mà tiền thì không thu về được vì ai cũng nghèo nên dù bánh bán hết cũng không đủ tiền mua gạo nên lại khất tôi lần sau, rồi lần sau nữa … .Dù sao tôi vẫn phải cố xoay sở cho có đủ tiền đi thăm nuôi chồng.


  Tới năm 1977, chồng tôi bị “biên chế” chuyển từ Kà Tum qua Trại An Dưỡng Biên Hòa . Lúc đó chúng tôi mới được đi thăm chính thức. Cán bộ trong trại đã gửi giấy về nhà, cho phép thân nhân đi thăm sau gần hai năm biệt tăm tin tức. Có được đặc ân này là do những xôn xao, bất mãn của gia đình tù nhân cải tạo. Sau lần thăm đó, anh bị đưa ra Bắc lúc nào tôi không hay .
  Thời gian này là khủng khiếp nhất vì họ đổi anh đi lung tung, nào Lào Cai, nào Yên Bái, nào Lạng Sơn ! Vừa được tin ở nơi này thì đã bị chuyển đi nơi khác, không có cách nào thăm nuôi được . Tôi phải mua chui những tấm phiếu để được phép gửi quà, mỗi gói chỉ có 3 kg thôi, địa chỉ phải viết theo ám số. Tôi phải làm thịt kho với cả chai nước mắm, hy vọng mặn thì để được lâu vì không biết bao giờ gói quà mới tới tay người nhận. Trông thấy tôi kho thịt, các con tôi nói: “Bố sướng quá, có nhiều đồ ăn ngon hơn tụi mình!” Còn gì đau khổ và xót xa hơn cho tôi khi nghe thấy câu so sánh thơ ngây này!!
  Cuối cùng tôi cũng tìm ra được họ chuyển anh về Vinh-Nghệ Tĩnh. Tôi và chị anh vội ra thăm. Vì không có giấy phép nên chúng tôi phải đi tàu với giá chợ đen, nghĩa là đi từng chặng một và giá vé gấp đôi . Tới nơi tôi sẽ vào báo công an là tôi bị mất cắp nên mất luôn cả giấy phép thăm nuôi và xin họ chứng nhận cho. Phải có giấy đó tôi mới được phép vào trại thăm chồng tôi. Tôi đã phải nói dối mới thoát qua ải lính gác.
  Vừa xuống tàu là tôi đã hoảng sợ vì dân địa phương đứng chỉ chỏ bọn tôi: “Vợ ngụy kìa!” Cũng may họ không ném đá chúng tôi như đã ném đá các anh khi phải chuyển ra Bắc. Chúng tôi tới nơi là chiều thứ Bảy, họ không kiếm được chồng tôi. Qua ngày Chủ Nhật tôi vẫn còn hy vọng gặp mặt vì họ nói anh đi xa làm việc, đã cho gọi rồi, thứ hai sẽ gặp. Đêm Chủ Nhật, tôi nằm mê thấy anh về báo cho tôi biết là anh đã chết!? Anh linh thiêng như vậy chăng? Tôi tỉnh dậy khóc quá trời làm thức giấc mọi người. Các chị đi thăm nuôi an ủi tôi “ Sinh dữ tử lành, yên chí đi, mai được gặp”. Tôi không thể nào tả được hết nỗi buồn lo, bối rối của tôi đêm đó và thức luôn đến sáng, không thể nào ngủ lại được. Mờ mờ sáng tôi đã dậy .     Mọi người lo nấu cơm vì nghe nói ở đó không bao giờ tù nhân có cơm ăn. Trời sáng hẳn. Dưới lớp sương mù của núi, từ trên nhìn xuống, tôi thấy từng toán người đi ra lao động. Tôi như người mộng du, như có ai đẩy tới, tôi từ từ đi xuống chân núi, nơi cấm các thân nhân tù cải tạo tới gần. Toán 1 đi qua, rồi toán 2, rồi toán 3, tôi nghe thấy tiếng gọi “Chị chung, chị Minh” và tiếp theo tiếng ai la to: “anh Chung chết rồi!” Tôi ngã xuống và không còn biết gì nữa .
  Khi tỉnh lại, tôi thấy tay chân bị trói vao trõng tre, y sĩ đang chích thêm hai mũi thuốc khoẻ. Tôi nghe kể là tôi đã ngất đi và họ khiêng tôi lên núi cả tiếng đồng hồ qua rồi. Họ phải trói tôi lại vì sợ tôi vật vã làm gẫy kim chích. Tôi nói tôi không sao, cởi trói ra cho tôi . Sau cơn choáng quá đau tôi lại trở thành bình tĩnh quá làm họ cũng phát hoảng luôn. Tôi yêu cầu gì thì họ cũng cho phép hết. Tôi xin được gặp bạn bè thân của chồng tôi, trao lại cho các anh hơn 120 kí lô quà tôi mang đến. Ai cần gì thì lấy rồi viết thư về nhà nhắn vợ con đem tiền trả tôi. Cuối cùng cán bộ mang đến cho tôi một cái túi xách tay, trong chả có gì ngoài bộ bà ba cũ mèm của chồng tôi. Họ cho tôi một chén cơm hẩm, hôi mùi gạo mốc, trên có quả trứng luộc để mang ra mộ. Trẻ em theo sau để nhìn bát cơm, trầm trồ: “ cơm kìa! cơm kìa!” tôi đi như một thây ma sống, mắt mở to mà nào có nhìn thấy gì, tai cũng chẳng nghe thấy gì, bước thấp bước cao theo hai người dìu tôi đi, tim như đau buốt, nước mắt chảy không ngừng. Khi ra tới mộ tôi lại ngất đi một lần nữa. Giá mà khi ấy tôi được đi luôn theo chồng tôi thì hay biết mấy!


  Tôi trở về nhà với một thân xác rã rời, một đầu óc rỗng không, biếng ăn, mất ngủ, chả nói năng gì, mắt mở to mà chả nhìn thấy gì. Tôi đã phải ra, vào nhà thương Chợ Quán mấy lần . Rất may cho tôi và các con tôi là lúc đó tôi có một cô em và một người bạn lo lắng và chăm sóc mẹ con tôi tận tình.
  Vài tháng sau, tôi nhận được 2 thùng quà trả lại với hang chữ “Người nhận đã chết. Trại yêu cầu hoàn.” Ra bưu điện lĩnh 2 gói quà xong, vừa ra đến cửa tôi lại ngất đi . Rất may có anh bạn hàng xóm đạp xe xích lô đang chờ để chở tôi về nhà. Tới bữa ăn, nhìn bốn đứa con ngồi ăn ngon lành với tóp mỡ ngào đường và nước mắm, quà của bố trả lại, nước mắt tôi lại chảy như mưa . Rồi tới gần cả năm sau, phường trưởng mới cử đại diện đến chia buồn và đưa cho tôi biên bản “phạm nhân chết”. Nhờ mảnh giấy này mà mẹ con tôi mới được đi Mỹ theo diện HO. (Tôi vẫn còn giữ mảnh giấy này, xin gửi kèm theo đây để mọi người biết “tội ác” của chồng tôi!) Can tội: Giảng viên tâm lý chiến xã hội học Trường Võ Bị Quốc Gia Đà lạt. Án phạt tù: 3 năm; nhưng khi chết đã 3 năm 7 tháng. Nếu họ đúng lời chắc chồng tôi không thể chết.
  Thế là xong là tuyệt vọng cả đời. Lúc đó tôi sống cũng như chết rồi, nhưng vì bốn đứa con nhỏ, chúng đâu có tội tình gì. Bên nội bên ngoại ai cũng muốn nuôi dùm 1, 2 đứa nhưng tôi không thể nào chịu được nếu để 1 đứa con xa tôi . Tình thương con đã thắng cái “điên” của tôi để lo lắng cho chúng nhưng với phường khóm thì tôi thật là một “mụ điên dữ dằn”. Tôi không chịu đi họp tổ họp phường gì cả . Công an khu vực tới tận nhà bắt đi họp. Tôi nói: “Người mà các anh thấy có tội là chồng tôi thi anh đã chết rồi, tôi và 4 con nhỏ không còn gì phải họp với hành nữa”.
  Lúc trước mình ngu nên cứ tin là phải họp hành cho tốt thì họ xét cho chồng về sớm. Nay tôi không còn gì để sợ nữa thì họ lại để tôi được yên thân.


  Tôi bắt đâu tính chuyện vượt biên, mấy mẹ con dắt díu nhau đi tìm đất hứa không biết bao nhiêu lần. Hết đi từ Nhà Bè, Vũng Tàu, Mỹ Tho đến Rạch Giá, Sóc Trăng nhưng đều không thoát, ở tù cũng mấy lần. Xuống ghe ra biển lại thấy hối hận vì thương con, chưa thấy thoát mà chỉ thấy chết tới nơi. Bị bắt tù đày thì lại càng hối hận hơn vì các con không có thức ăn, nước uống chỉ có một ca nhỏ. Trong trại chỉ có 1 cái ao tù, ăn cũng đó mà tắm giặt cùng nơi. Bẩn thỉu không thể tả cho nên trẻ con không bị đau bụng ỉa chảy thì cũng ghẻ lỡ ghê hồn. Tôi sợ quá đến không dám nghĩ đến đi nữa . Phải cậy nhờ xin đi dạy lại dù biết là nhà giáo chỉ húp cháo thôi. Nhưng dù sao đi nữa cũng còn có chỗ để mua “nhu yếu phẩm” và được “thầu” để bán quà cho học trò trong trường.
  Thời gian này tạm ổn định, lo cho các con tới trường cũng phải chạy chọt vì “nhất thân, nhì thế” của xã hội lúc bấy giờ. Phận mình thì xong rồi, bạn bè tôi còn rất nhiều có chồng đang tù tội. Thỉnh thoảng chúng tôi họp nhau để “lá rách nát đùm lá tả tơi” đứa nào có thứ gì cho tù ăn được thì mang tới gom lại để chia cho những bạn sắp đi thăm. Trong cái tình đó tôi lại thấy được nhiều sự đau khổ mà người vợ tù phải chịu đựng nhục nhằn mà không ai có thể chia xẻ với họ. Chẳng hạn như một chuyện rất thật của một người bạn thân của tôi, chúng tôi đã chia sẻ từng bó rau muống từng chén nước mắm “muối + nước màu” cho các con ăn. Từng viên đường thẻ để mang vào tù cho chồng. Chỗ chồng bạn tôi ở lại có “nhà hạnh phúc” và các anh tù phải làm việc thật tốt thì cán bộ mới cho phép gặp vợ tại đó. Lẽ dĩ nhiên chồng bạn tôi làm khổ sai cật lực để được ân huệ đó . Chị cũng là một cô giáo, sống rất đạo dức và thành tín, thương chồng vô cùng, nhưng khi vào thăm đã thấy “nhà hạnh phúc” có mấy cái trõng tre và mấy anh cán bộ ngồi canh. Chị đã không thể “cho anh” và điều này đã khiến anh nổi giận nghĩ là chị đã có “ai khác” ngoài đời. Chị đã bị anh chửi bới tơi bời còn gì thê thảm hơn nữa không? Thời gian đã qua tôi hy vọng anh đã thông cảm với chị về cái “không thể cho anh” đó. Mặc dù giờ thì anh chị cũng đã xa nhau, thật là một điều rất đáng tiếc.
  Lại thêm một cô bạn láng giềng, may mắn có ông chồng được thả về sau bảy năm tù tội. Những tháng ngày trong lao tù khiến con người cũng thay đổi nhiều lắm. Dễ nóng giận và mặc cảm đầy mình. Một hôm cô bạn tôi được nhà nước cho mua một khúc vải may quần với giá rẻ dành cho các công nhân viên nhà nước. Cô mang về khoe nói là bán đi sẽ lời được sáu ngàn đồng. Ông chồng lại muốn may để mặc vì ông ta thấy cũng cần phải có một cái quần mới . Bạn tôi ngần ngại nửa muốn cho chồng may, nửa muốn bán đi để thêm tý tiền lo cho gia đình nên nói với chồng: “Khúc vải này sáu ngàn lận đó anh.” Chưa nói dứt lời là bạn tôi bị một cái tát tai choáng váng mặt mày, sự việc xảy ra quá sức tưởng tượng của mọi người. Anh chồng rất hối hận về hành động vũ phu của mình; tuy nhiên anh vẫn đổ lỗi cho bạn tôi cái tội “coi cái quần hơn chồng”. Đó lại là một trong muôn ngàn cảnh ngộ trớ trêu cuả vợ tù cải tạo.


  Thắm thoát đã qua 7 năm lúc này cuộc sống mấy mẹ con tôi đã dễ thở vì chị em bạn bè ở ngoại quốc đã bắt đầu gửi tiền về cứu trợ. Tôi được mẹ chồng cho theo đi để bốc mộ Anh. Tâm trạng tôi thật rối bời và lo sợ liệu bốc lên có phải là Anh không hay lại là mồ của ai khác?!! Trên đường đi cũng không kém gian nan cực khổ như khi đi thăm nuôi tại Kà Tum. Tôi phải gửi mẹ tôi tại Nghệ Tĩnh để cùng với người cháu đi vào K3 chỗ họ chôn xác Anh. Đường thì xa, đất sét trơn trượt tôi nghĩ đành phải bỏ cuộc vì hai bàn chân đã sưng rát. Tôi ngồi xuống bên đường vừa khóc vừa van vái “anh có linh thiêng xin phù hộ cho em tới nơi để mang anh về gần em và các con”. Đang gục đầu khấn nguyện thì nghe tiếng xe lọc cọc do một con trâu kéo, trên là các cán bộ đi công tác về. Họ tra hỏi và tôi “thành khẩn khai báo” nên họ cho tôi lên xe quá giang tới tận nơi. Tôi nhờ người cháu trở lại để đón Mẹ tôi trở vào trại ngày hôm sau để bốc mộ. Tôi không thể nào quên cái cảm giác hãi hùng khi được anh cán bộ đưa lên núi, chỗ đó là chồ để các thân nhân tù lên ở tạm qua đêm vì không có xe về ngay . Khổ cho tôi là khi tôi tới nơi thì chỉ có một mình, có sợ cũng chẳng làm sao hơn được tôi đành cầu cứu nơi các đấng thiêng liêng, Chúa Mẹ, Phật Quan Âm Bồ Tát cứu khổ cứu nạn, cầu chồng tôi che chở bảo vệ tôi . Cứ mở mắt to mà van xin cầu nguyện đâu có dám nhắm mắt mặc dù đã quá mệt mỏi . Rất may trời bắt đầu tờ mờ sáng là mẹ tôi đã đến nơi . Chúng tôi được cán bộ hướng dẫn đi tìm mộ, may mắn tôi gặp được anh cán bộ người miền Nam rất tốt bụng đã cho phép chúng tôi được gặp những người đã chôn chồng tôi lúc trước. Lần đầu tiên trong cuộc đời, tôi mới biết bốc mộ là gì và nhất là thấu hiểu được câu nói “cát bụi trở về với cát bụi”. Thịt da đã tan vào với cát, chỉ còn bộ xương trắng mà các bạn anh đã từ từ cầm lên từng cái đầu, xương vai, xương cổ ống tay ống chân, và ngay cả những đốt xương nhỏ họ cũng mò tìm cho đủ . Một sợi dây làm bằng giây thép nhỏ, cái mặt làm bằng kính máy bay có hình dáng 2 người đứng bên nhau đã được anh bạn lấy lên trao cho tôi và nói chính chồng tôi đã làm để tặng cho tôi khi nào tôi lên thăm gặp mặt. Anh đã phải cất giấu bao ngày vì nếu cán bộ thấy là bị tịch thu ngay. Rất may là có mẹ tôi và người cháu lo lắng lấy rượu rửa xương rồi quấn vào vải bỏ vào trong một cái bị to để chúng tôi mang về . Còn tôi ngồi chết cứng với nước mắt rơi sầu tủi. Xót thương anh.
  Trên đường về mới gặp toán người thăm nuôi. Gặp cô bạn cũng đi với mẹ già, đang chuyển quà từng khúc một, tôi chạy lại đỡ một tay. Khi tôi dắt bà cụ qua một người tù đang cuốc đất dưới ruộng, ngẩn nhìn và khẻ gọi mẹ. Tôi quay lại giúp cô bạn còn vài giỏ đồ ăn, chúng tôi vừa đi ngang thì lại nghe anh ta gọi “em Liễu”. Cô bạn tôi nghe tên ngoảnh mặt lại nhìn và lại bỏ đi luôn. Đem đồ lên đặt cùng chỗ với bà cụ chúng tôi lại quay lại trở lại để đem nốt chỗ còn lại, tôi bảo cô bạn, có lẽ anh tù kia quen Liễu đấy . Ta thấy anh gọi Mẹ lại kêu tên Liễu đó. Chạm mặt nhau rồi mà Liễu vẫn không nhận ra . Tới khi anh ta quên cả sợ cán bộ chồm lên đường kêu Liễu. Anh đây, Tuấn đây mà . Lúc đó bà cụ cũng đã trở lại và nhận ra con, cụ khóc òa ôm lấy anh tù, còn Liễu cũng khóc nhưng la “không phải anh mà” không phải anh đâu . Người chồng yêu quý vì tháng năm đói khổ phải ăn khoai mì nên mặt anh ta biến dạng vì quai hàm bạnh ra và nhựa độc của khoai mì làm cho tất cả tù nhân đều có cái mặt vuông gần giống nhau cả . Tôi cũng không cầm được nước mắt lại nghĩ rằng chắc chồng tôi còn sống thì mặt mũi cũng chỉ như vậy mà thôi.
  Từ trại về chỉ có độc nhất một chiếc xe đò, mọi người ngồi chật cứng trong xe, còn có nhiều người phải đứng bám vào cửa xe rất là nguy hiểm. Mẹ con tôi về đến ga Vinh là trời đã tối, lại ôm cồng kềnh một cái bị hài cốt của chồng tôi. Ngồi sân ga đợi tàu rất là nguy hiểm vì mẹ con tôi ngơ ngác với xứ lạ quê người . Mẹ tôi phải lấy giây buộc cái bị và cuốn quanh người . Chỉ sợ lỡ mất đi thì khổ lắm. Tôi hồi hộp sợ hãi còn hơn khi đi vượt biên nữa. Tôi đánh liều vào nhà nghỉ mát của nhân viên xe lửa. Sau một lúc nói chuyện gây cảm tình và nhờ có “thủ tục đầu tiên” ( xin trả tiền trước) nên mẹ con tôi được vào tạm trú qua đêm yên lành. Sáng hôm sau cũng nhờ có ông quản lý nhà nghỉ đó mà chúng tôi được lên tàu ở trong toa xe của các nhân viên đi nghỉ mát. Tôi phải tin tưởng là chúng tôi đã có ơn trên che chở nên đã mang thoát được bộ xương của chồng tôi về đến nơi đến chốn. Vì nếu không được ở trong xe đó chắc chắn chúng tôi không thể thoát khỏi xự khám xét trên tàu mà nếu họ phát giác ra là có xương người là lập tức đuổi chúng tôi xuống giữa rừng hoặc quăng xương đi . Giờ đây lâu lâu tôi lại có cơn ác mộng gặp lại cái cảnh mà công an đi sục sạo trên tàu, bắt mở tất cả mọi thứ để khám xét là tôi hét lên bật giậy mồ hôi ướt đẫm người. Sau đó lại nằm xuống với nước mắt trào ra không thể ngăn nổi vì nhớ thương anh và tủi phận mình đơn độc.
  Hiện tại thì chồng tôi đã được yên nghỉ tại nghĩa trang Thiên Chúa Giáo ở Bình Dương. Nhưng cũng không biết được bao lâu nữa vì họ còn tính dẹp cả nghĩa trang mặc dù đó là đất tư mà gia đình tôi đã phải mua bằng những cây vàng lúc họ dẹp nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi ngay trong thành phố Saigon .


  Bốn mẹ con tôi xuống phi trường Dulles vào một buổi tối mưa tầm tả của tháng 6 năm 1994. Được gia đình cô em ra đón, tôi mừng quá nhưng vẫn chưa hết lo sợ, không biết đây là thật hay mơ. Nỗi ám ảnh bị bốc đi vùng kinh tế mới và sự không nói có, có nói không của nhà nước công sản đã khiến tôi mất hết niềm tin. Tôi chỉ còn biết cầu Đức Mẹ ban cho tôi một phép lạ.
  Chúng tôi cố gắng học hỏi để hoà nhập vào cuộc sống mới ở Mỹ. Nay các con tôi đã lớn, đã thành đạt và rất hiếu thảo. Chúng hết lòng lo lắng, chăm sóc tôi. Tôi thật mãn nguyện, nhưng tôi biết tôi không thể ôm giữ chúng mãi được. Chúng phải có cuộc sống riêng, hạnh phúc riêng. Dù biết vậy, nhưng mỗi khi chúng vắng nhà, còn lại một mình tôi, tôi lại thấy sợ hãi. Những năm tháng khổ cực, hãi hùng của thời dĩ vãng lại kéo đến ám ảnh tôi. Hình ảnh chồng tôi lúc oai hùng, mạnh mẽ trong bộ quân phục, lúc rách nát, tả tơi, thoi thóp trên chõng tre lại chập chờn quanh tôi. Tôi đã thì thầm với anh: “ Đợi em đi cùng!” Vâng, tôi ước mong được sớm ra đi bình yên dể được sum họp với chồng tôi. Chúng tôi chỉ mới được hưởng hạnh phúc gia dình có 4 năm 5 tháng. Tôi chắc chồng tôi cũng nuối tiếc như tôi và đang chờ tôi đi với anh. Chúng tôi phải nối tiếp lại những ngày hạnh phúc ngắn ngủi xa xưa. Tôi không thể sống mãi trong cô đơn để run sợ trước những ám ảnh của dĩ vãng và những nhung nhớ khôn nguôi người chồng mà tôi mãi mãi yêu thương như buổi đầu gặp gỡ!!

Trần Thị Thanh Minh
 



* nguồn A 20 Vũ trọng Khải