28.12.19

Xin Cầu Nguyện

 A20 Nguyễn Đại Thuật

 Thưa cùng quý bạn A.20,

 Hôm nay là ngày lễ Giáng-sinh, anh em chúng ta rải rác khắp nơi trên thế giới cùng chào mừng ngày lễ tôn-giáo này. Có lẽ trong chúng ta cũng có người không theo đạo Thiên chúa, nhưng sự phổ thông của ngày lễ nầy không khỏi  hằn sâu vào tâm trí ta cái giá trị tâm linh mà tôn giáo nầy trao tặng.

Hiện nay anh em chúng ta là những người chỉ có quê hương thứ hai, còn quê hương thứ nhất, quê hương vàng son nhất của một thời tuổi mộng không biết bao giờ có lại được, mặc dầu ai trong chúng ta, bằng cách nầy hay cách khác, dưới cách đấu tranh nầy hay đấu  tranh khác, tích cực trong việc cứu lấy quê hương để được trở về .

24.12.19

GIÁNG SINH TRONG NGỤC TÙ (Lời Nguyện Trong Tù)


Nhạc và lời: Khuất Duy Trác

Trình bày: VŨ TRỌNG KHẢI
Dương cầm: ĐỨC MINH
Vĩ cầm: QUỐC VINH

Có con chim nhỏ trên hàng rào kẽm gai.
Đứng im than thở; cuộc đời còn có ai?
Này chim có biết nơi đây sống kiếp đọa đày,
sống không ngày mai, như kiếp cỏ cây.
Có ngôi sao nhỏ trên bầu trời giá đêm.
Suốt đêm không ngủ thương ngục tù tối đen.
Nhờ sao đem đến tin vui tới khắp mọi người.
Chúa đã giáng sinh cứu rỗi trần ai.

Xin Chúa hãy vỗ về, ru no tròn giấc ngủ trẻ thơ.
Xin một giấc mơ lành cho mẹ già từ lâu mong nhớ.
Xin nguyện cầu cho vợ hiền lẻ bóng nơi xa.
Xin nguyện cầu, xin nguyện cầu cho cuộc đời vang tiếng tình ca.
Hãy cho tôi khóc bằng mắt Maria,
những cuộc đời khổ đau tăm tối.
Hãy cho tôi khóc bằng mắt Maria,
những cuộc tình bơ vơ tóc rối.
Xin quét hết lũ người sống hận thù, không óc, không tim.
Xin tiếng hát nụ cười cho mọi người được sống bình yên.





**Bài Tù Ca GIÁNG SINH TRONG NGỤC TÙ (Lời Nguyện Trong Tù)
Sáng tác Bảo Châu (Duy Trác)

Do ca nhạc sĩ DUY TRÁC sáng tác năm 1982 (nhưng để tên tác giả Bảo Châu, con của Duy Trác), truyền khẩu cho anh em tù nhân cải tạo và được VŨ TRỌNG KHẢi hát trong trại tù A20 vào ngày mồng 1 tết năm Nhâm Tuất (1982) ở phân trại E, A 20.



**Trích đoạn bài “NHỮNG TIẾNG HÁT BỪNG SÁNG A 20 - của Phạm Đức Nhì:

... Khi tôi đưa mắt qua hướng Vũ Trọng Khải thì Vũ Mạnh Dũng bắt đầu dạo đàn; khúc nhạc dạo đầu của Dũng vừa về chủ âm thì Khải đã cất tiếng hát, rất ăn nhịp:

“Có con chim nhỏ trên hàng rào kẽm gai.
Đứng im than thở; cuộc đời còn có ai?
Này chim có biết nơi đây sống kiếp đọa đày,
sống không ngày mai, như kiếp cỏ cây.
Có ngôi sao nhỏ trên bầu trời giá đêm.
Suốt đêm không ngủ thương ngục tù tối đen.
Nhờ sao đem đến tin vui tới khắp mọi người.
Chúa đã giáng sinh cứu rỗi trần ai”.

Giọng của ông cựu quan 3 cảnh sát khỏe, ấm, phát âm rõ ràng, đưa từng lời tâm sự của Khuất Duy Trác đến với anh em tù. Sáng mồng 1 tết ở Xuân Phước trời vẫn còn lạnh; một vài anh em đến dự khoác thêm áo ấm. Không khí có vẻ cũng Noel lắm nên phần đầu bài hát của anh Trác được đón nhận một cách tự nhiên. Rồi Vũ Trọng Khải vào điệp khúc ở cung Trưởng :

“Xin Chúa hãy vỗ về, ru no tròn giấc ngủ trẻ thơ.
Xin một giấc mơ lành cho mẹ già từ lâu mong nhớ.
Xin nguyện cầu cho vợ hiền lẻ bóng nơi xa.
Xin nguyện cầu, xin nguyện cầu cho cuộc đời vang tiếng tình ca.
Hãy cho tôi khóc bằng mắt Maria,
những cuộc đời khổ đau tăm tối.
Hãy cho tôi khóc bằng mắt Maria,
những cuộc tình bơ vơ tóc rối.
Xin quét hết lũ người sống hận thù, không óc, không tim.
Xin tiếng hát nụ cười cho mọi người được sống bình yên”.

Tôi thấy có những đôi mắt rưng rưng lệ. Ai chẳng có mẹ già, vợ hiền, con thơ.
........

“Vinh danh Thiên Chúa! Vinh danh Thiên Chúa! A – men”.

Rất nhiều người hòa chung tiếng hát “A….men” như kết thúc một bài hợp ca lớn. Tôi nghĩ tiếng vỗ tay sẽ vang dậy nếu không có cái quy định kỳ quái của Ngọc Đen và Vũ Mạnh Dũng. Khán giả của chúng tôi đành phải lặng yên nhìn Vũ Trọng Khải một cách ngưỡng mộ và thán phục.

(Trích: "NHỮNG TIẾNG HÁT BỪNG SÁNG A 20  - Phạm Đức Nhì")





21.12.19

Vĩnh Biệt A20 Ngô Khắc Tỉnh




Cựu Tổng Trưởng Giáo Dục Ngô Khắc Tỉnh

Ông Ngô Khắc Tỉnh sinh năm 1922 tại Phan Rang.
Ông tốt nghiệp với văn bằng Tiến sĩ Dược khoa  Đại học Toulouse ở Pháp.
Từ năm 1971 đến 1975 làm Tổng trưởng Bộ Văn hóa, Giáo dục, và Thanh Niên thời Đệ Nhị Cộng Hòa.
Từ năm 1975 đến 1988 bị tù cải tạo dưới chính thể Cộng Sản.

Khi ra khỏi trại tù Cộng sản, ông qua Mỹ theo diện ODP được đoàn tụ với gia đình trong tuổi già bóng xế. Ông định cư và sống tại Hoa Kỳ cho đến cuối đời,

Tháng Mười Một năm 2005, cựu Tổng Trưởng Giáo Dục Ngô Khắc Tỉnh qua đời tại San Jose, thọ 82 tuổi.

DIỄN VĂN CỦA ÔNG NGÔ KHẮC TỈNH


DIỄN VĂN CỦA ÔNG NGÔ KHẮC TỈNH
TỔNG TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA GIÁO DỤC VÀ THANH NIÊN
ĐỌC TRONG DỊP ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN 3518 VÀ
LỄ KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP
VIỆN ĐẠI HỌC VẠN HẠNH
(06 - 5 - 1974)
 
Kính thưa chư tôn Hòa thượng,
Thưa Thượng tọa Viện trưởng,
Thưa Quí vị,

Tôi rất hân hoan đón nhận vinh dự mà Viện Đại Học Vạn Hạnh đãdânh cho tôi, đến chủ tọa lễ kỷ niệm mười năm thành lập Viện ngày hôm nay. Nhân cơ hội này, tôi gửi lời chào mừng chư tôn Hòa thượng, cùng toàn thể liệt Quí vị quan khách.

Thấm thoát mười năm trôi qua. Trong khoảng thời gian qua nhanh như chớp mắt ấy, Viện Đại Học Vạn Hạnh đă thắng lướt không biết bao nhiêu khó khăn, thử thách để trưởng thành và dầndần hoàn tất mục tiêu dự liệu.Với một cơ sở khang trang và đầy đủ phương tiện giảng huấn bậc Đại học như hiện có, cộng thêm những nổ lực không ngừng nhằm kiện toàn chuơng trình giảng dạy, cải thiện lề lối sinh hoạt của sinh viên,

11.12.19

Người Hát Rong Trong Hầm Xe Điện Ngầm

 A20 Nguyễn-Đại-Thuật


 Con tàu TGV nối liền thành-phố Dijon-Paris ngừng tại điểm đến ga Lyon. Phú xuống xe, kéo va-li đi dọc theo hành lang ga, xuống hầm xe điện ngầm để đón xe về khách-sạn.


Chiều thứ sáu, đang là giờ cao-điểm cuối tuần nên hành khách đi lại rất đông. Phú chen đi trong dòng người vội vã, vừa ra khỏi cầu thang cuốn, anh thoáng nghe có tiếng đàn guitar hòa lẫn giọng ca nam nhẹ vang lên trong góc hầm, giọng ca tiếng Việt buồn não, lời bài ca đã lâu lắm anh mới có dip nghe lại:

 

Trời đêm dần tàn, em đến sân ga để tiễn người trai lính về ngàn.

Cầm chắc đôi tay, ghi vào đời tâm-tư ngày nay.

Gió khuya ôi lạnh sao, vấn nhẹ đôi tà áo.

Tàu xa dần rồi, thôi tiếc thương chi khi biết người ra đi vì đời

Trở gót bâng-khuâng em hỏi lòng đêm nay buồn không.

Chuyến xe đêm lạnh không ?  Để người yêu vừa lòng ?

Ngày tháng đợi chờ, em đến sân ga nơi tiễn người trai lính ngày nào

Tàu cũ năm xưa, mang người tình biên khu về chưa ?

Trắng đêm em chờ nghe tiếng tàu đêm tìm về....

 

5.12.19

SỐNG VỚI ĐÀN ANH, KHÔNG PHẢI DỄ.. !



A20 Kiều Công Cự K22

Khóa 22 nhập học ngày 2/12/1965, nhưng phải đợi 5 ngày sau một phái đoàn gồm 52 “nhân tài” của 4 tỉnh Trị -Thiên – Nam – Ngãi, được một chiếc phi cơ quân sự đưa từ Đà Nẵng vào Liên Khương cho đủ túc số 274 người. Thôi thì quí vị “hung thần Khóa 21”, đang huấn luyện khóa 22, đổ cho đủ thứ tội như là các anh biểu tình chống đối, tà tà câu giờ, bạn bè các anh đang thi hành lịnh phạt còn các anh thì đang thảnh thơi.. .. Nhưng “Biệt đoàn B52” vẫn bình tĩnh chấp nhận mọi hình phạt, lắng nghe mọi lời nặng nhẹ… không có gì chống đối hay phản đối (nếu làm ngược lại là chết ngay).. Mà quả thật biệt đoàn này có nhiều nhân tài như Vua Lâm Viên Đỗ Văn Chánh (Quảng Ngãi), thủ khoa Rừng Núi Sình Lầy là Châu Văn Hiền tự Cóc (Huế), hai người thủ Quốc Quân kỳ (có chiều cao nhất khóa) là Trần Đình Thạnh và Phan An (Thừa Thiên). Tội nghiệp Thạnh đã chết trong đợt thảm sát tết Mậu Thân khi cùng người yêu tên Ly về Huế thăm nhà và xin mẹ làm phép cưới. Đặc biệt Huỳnh Văn Thảo (Huế), một trong những người trẻ nhất khóa, đã hy sinh trong khi đi giữ thùng phiếu tại Suối Vàng nhân bầu cử Tổng Thống đầu tiên của nền Đệ Nhị Cộng Hòa. Đúng là Thảo đã đến Suối Vàng và không bao giờ muốn trở lại Dương Thế và khóa 22A rất hãnh diện ra trường năm 1967 với cái tên của người bạn mình, Khóa Huỳnh Văn Thảo, và thủ khoa khóa 22B Nguyễn Đức Phống (Huế) cũng là nhân tài của biệt đoàn B52. Phống ra trường sau 4 năm học chọn về Thiết giáp và cũng đã “DA ngựa bọc thây” tại chiến trường Campuchia năm 1970. Khóa 23 ra trường có tên gọi là Khóa Nguyễn Đức Phống. Và còn nhiều nữa kể ra không hết.

1.12.19

Ðại Úy KIỀU CÔNG CỰ




CÔ TÔ là biệt danh của Cựu Đại úy KIỀU CÔNG CỰ .
Anh sinh ngày 18/6/1942 tại thị trấn Ái nghĩa, quận Đại lộc, tỉnh  Quảng Nam.
Học Trường Tiểu học Xuân An (Đà lạt), Trung học Trần Quí Cáp (Hội An) và Đại học Khoa học (Sài gòn). Tình nguyện gia nhập Khóa 22 Trường Võ Bị  Đà-Lạt ngày 22/11/1965 và mãn khóa (Huỳnh Văn Thảo) ngày 2/12/1967 .
Tình nguyện về Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến và được đưa về TĐ2/TQLC có Hậu cứ tại trại Lê Hằng Minh (Tam hà, Thủ Đức). Làm Trung đội trưởng Trung đội 42 thuộc ĐĐ4 của Tr/U Trần Văn Hợp. Rồi ĐĐ phó ĐĐ4, Trưởng ban 3/TĐ và Đại đội trưởng ĐĐ4 ( 12/1969) .
Bị thương tại chiến trường Hạ Lào (1971). Xuất viện chuyển về TĐ9/TQLC của Th/tá Nguyễn Kim Đễ, giữ chức vụ Trưởng ban 3 và Đại đội trưởng ĐĐ1cho đến ngày đi học khóa 5/74 Bộ binh Cao cấp tại Trường Bộ binh ở Long Thành.
Mãn khóa học về làm Trưởng ban 3 /TĐ2/TQLC cho đến ngày 30/4/1975.
Gần 10 năm tù CS qua các trại từ Nam ra Bắc.
Qua Mỹ theo chương trình HO 22 ngày 22/11/1993.
Hiện cùng Gia đình định cư tại Anaheim, Nam California.

25.11.19

ĐÀ LẠT, KHUNG TRỜI NGHỊCH NGỢM


        A20 Bùi Đạt Trung 25
    Đó là “Nhất Quỷ, Nhì Ma, thứ Ba Học trò”. Nguyên lý không bao giờ sai, trong tất cả mọi môi trường học vấn, ở bất cứ nơi nào. Chính từ những nghịch ngợm đó mình mới có những kỷ niệm sâu đậm trong cuộc đời khi mình còn son trẻ, đầy nhiệt huyết.
Để ghi dấu những kỷ niệm đó, tôi xin ghi lại một vài khung trời lặt vặt, mà trong đó những bạn nào đã khuất tôi có thể nêu tên, để chúng ta cùng tưởng nhớ các bạn đó, còn những bạn vẫn sống nhăn răng, thì tôi không dám vì sợ những tên này sẽ tìm đến giết tôi như giết người trong mộng, ai muốn đoán ai thì đoán, trời kêu ai nấy dạ.
1.     KHUNG TRỜI “NGHÊU NGAO”
Năm thứ hai, tôi ở Đại Đội D, lầu ba, Nguyễn Minh Chánh ở lầu hai. Ngay chân cầu thang, đối diện với phòng Sĩ quan Cán bộ Đại Đội Trưởng, lúc đó là Niên Trưởng Lê Diêu K16. Một hôm có một giờ tự do không đến lớp, tôi lại phòng Chánh ngồi đấu láo, nghe nhạc. Ngay lúc đó nhạc đang lên bài LỆ ĐÁ, bỗng Chánh ngẫu hứng hát: “Đại Úy Lê Diêu… bao nhiêu tuổi đời……”. Làm tôi cũng ngẫu hứng hát theo: “Đại Úy Lê Diêu…35 tuổi rồi…”. Ai dè lúc đó Đại Úy Lê Diêu vừa lên khỏi cầu thang, ông nghe vậy, liền tung cửa phòng và hỏi: “Ông nào vừa mạ lị tôi ĐỌ ?”

13.11.19

Anh trở về trên đôi nạng gỗ (Kỳ 14 "Hết")



A20 Vũ Ánh


Vẫn mang nặng trên lưng một gánh thảm kịch

Có lẽ trong số tất cả những người bạn thương phế binh, hiện nay tôi chỉ còn liên lạc được với Tùng. Cuộc sống của vợ chồng Tùng tương đối vững vàng. Hai vợ chồng đã mở được một quán ăn thay cho cái quán cà phê nghèo nàn trước đây. Lá thư Tùng qua e-mail cho tôi cách đây vài tuần cho thấy rằng Cúc và Tùng có thể bành trướng thêm cái quán ăn này, nhưng Tùng nói rằng đời sống của họ như vậy là bonus rồi, không đòi hỏi gì hơn nữa. Nhưng điều Tùng buồn nhất là đám bạn bè thương tật cũ nay không còn tìm lại được đứa nào. Nghèo khó, đói, bệnh tật và những chiến dịch tảo thanh “làm sạch đường phố” khiến cho họ thất tán thêm một lần nữa.

Tùng cho biết có mùa Xuân vừa rồi, anh lên mấy trại được mệnh danh là phục hồi nhân phẩm tại Phước Long để tìm tông tích những bạn cũ, nhưng không gặp được người nào. Tùng viết: “Tại sao em lại lên vùng này tìm các bạn chúng ta, vì bọn họ không biết nhốt những người như chúng em mà phải sống trên hè phố vào đâu, nên cứ hốt được người nào là thẩy lên Sông Bé. Dường như trên bờ con sông này hiện nay là quần đảo của trại giam những phạm nhân nam nữ tệ nạn xã hội. Cái đau của em là những bạn chúng ta là tuy phải sống trên hè phố, họ vẫn sống lương thiện như lối sống của sống của những người lính”.

Anh trở về trên đôi nạng gỗ (Kỳ 13)



A20 Vũ Ánh

Cái hậu dành cho một thương binh

LTS.- Trong bài 12 của số báo trước, tôi viết dở dang câu chuyện về người thương binh Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Tùng sống bằng nghề bơm ga hộp quẹt trên đường Nguyễn Minh Chiếu. Câu chuyện được tiếp tục trong kỳ này.
Có thể nói gia đình Tùng là gia đình quân đội: Từ bố Tùng cho đến 3 anh lớn của Tùng đều là lính. Tùng cho biết:
- Bố em chỉ là hạ sĩ quan, tử trận trong cuộc hành quân Ðỗ Xá thời Tổng Thống Diệm. Em là con út lúc đó còn ẵm ngửa, không biết gì. Sau này mẹ em mới kể lại. Gia đình sau này sống cũng nghèo khó nhờ vào gánh bún riêu của mẹ em. Ba người anh trên em đều tình nguyện vào trường Bộ Binh Thủ Ðức, phần vì muốn theo con đường của bố em, phần vì cũng muốn đỡ gánh nặng cho mẹ em. Hai anh lớn nhất của em đi trước, hai năm sau đó thì anh thứ ba mới nhập ngũ. Năm 1966, 1967 và 1969, mẹ em và em đón liên tiếp mấy cái tang. Anh Cả em tử trận tại Kinh Thác Lác, Sóc Trăng, giữa năm 1966. Không đầy một năm sau, anh Ba em tử trận vì máy bay trực thăng rớt trước lúc đổ quân ở gần Mỏ Vẹt, Tây Ninh. Người anh kế em chết vì mìn trên đường từ Qui Nhơn đi quận Hoài Ân trong cuộc hành quân mở đường Tháng Mười 1969. Bây giờ gia đình chỉ còn mình em với mẹ em thôi.

Anh trở về trên đôi nạng gỗ (kỳ 12)


A20 Vũ Ánh

Cũng là để nhận nhau!

Cuộc sống của thương binh Nguyễn Văn Tùng sẽ là một cuộc sống tốt đẹp nếu không có những điều bất hạnh về tình cảm. Tôi quen Tùng tại chiếc tủ bơm ga hộp quẹt trên đường Nguyễn Minh Chiếu Phú Nhuận. Ðó là vào khoảng giữa năm 1990. Nhân một chuyến chở người khách đến một địa chỉ khoảng cuối con đường này, tôi ghé chiếc xích lô vào một quán nước trà vối bên đường để nghỉ mệt, làm một bát nước trà vối và hút điếu thuốc lào. Thuở ấy, những quán cà phê bên lề đường vẫn còn thịnh hành, nhưng thỉnh thoảng người ta vẫn bắt gặp những quán đặc biệt bình dân hơn, chẳng hạn như trà xanh hay trà vối phần lớn của những người từ miền Bắc di dân vào Nam kiếm sống. Quán trà vối này là một điển hình. Người chủ quán kê một chiếc chõng tre trên lề đường, xung quang là những chiếc ghế đẩu thấp, trên chiếc chõng tre là những hũ kẹo đậu phọng (kẹo lạc), bánh đậu xanh, kẹo hạt điều, bên cạnh bà là một nồi nước lúc nào cũng sôi. Nước dùng để pha vào mấy cái ấm bằng sành lớn. Không có ly mà chỉ có những chiếc bát úp chồng lên nhau. Ðúng là hình ảnh của loại quán bên đường ở miền Bắc từng gây những ấn tượng đặc biệt của một thời đã qua.

Anh trở về trên đôi nạng gỗ (kỳ 11)



A20 Vũ Ánh

“Dù có mất đi đôi chân”

Không phải những thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa nào cũng phải sống trên lề đường cả. Nhiều người cũng vẫn còn may mắn có được sự thông cảm và thương mến của vợ con chăm sóc. Một số không nhỏ có vợ hay có con vượt biển sang được Hoa Kỳ hay các quốc gia khác gởi tiền về trợ giúp. Trong những trường hợp như thế, những đau khổ vì khiếm khuyết những phần thân thể của họ còn được an ủi phần nào. Nhưng trong tận cùng sâu thẳm của tâm hồn họ, những nỗi đau có thể chẳng bao giờ nguôi ngoai. Một người bạn của tôi nằm vào một trong số những trường hợp này. Nguyễn Ngọc Thuấn, chuẩn úy khóa 2/68 trường Bộ Binh, ra trường về phục vụ tại Tiểu Khu Long An, được chuyển sang làm việc tại Ủy Ban Bình Ðịnh Và Phát Triển. Trong chuyến đi thanh sát tại một xã thuộc quận Thủ Thừa, chiếc xe jeep của anh bị trúng mìn Việt Cộng đầu năm 1969. Thuấn bị thương nặng phải cưa cả hai chân.
Trường hợp của Thuấn khá đặc biệt. Sau khi tốt nghiệp cử nhân luật năm 1965, Thuấn không đi tập sự để ra luật sư. Anh xin vào làm việc ở Bộ Nội Vụ cho mãi đến sau Tết Mậu Thân thì bị gọi động viên. Trong suốt quãng đời công chức, Thuấn quen một người con gái. Mối tình kéo dài khá lâu. Nhưng khi Thuấn mặc áo lính, ý định thành hôn giữa hai người bị đình lại, do ý của Thuấn. Tôi hỏi Thuấn lý do đình hoãn, được anh trả lời: “Mày lăn lộn chốn giặc giã chắc cũng hiểu là khi đã lính tráng rồi, sống nay chết mai đâu biết được. Lấy nhau, nếu tao có mệnh hệ nào thì cũng tội nghiệp cho L.”

Anh trở về trên đôi nạng gỗ (kỳ 10)



A20 Vũ Ánh


“Cựu tù nhân và những ngày lễ lớn”

Trong giấy tờ ra trại vào cuối Tháng Mười năm 1988, Cục Trại Giam Miền Nam có ghi là tôi bị đặt dưới chế độ quản chế 5 năm. Về ngày hôm trước thì sáng hôm sau tôi đến trình diện công an phường ngay. Trưởng công an phường tôi ở lúc đó là Vinh “đen”. Anh ta khoảng độ 40 ngoài, người Thái Bình, từ bộ đội chuyển ngành sang công an. Khi tôi xuất trình giấy ra trại ra thì anh ta bảo tôi ngồi xuống ghế rồi hỏi: “Anh làm gì mà ở trong trại lâu vậy”. Tôi nói: “Tội phản động”. Vinh “đen” cười cười: “Người ta cũng tội phản động như anh đi ba năm đều về sao anh ở mãi đến nay. Chắc lại chống báng gì trong trại phải không? Thôi, đưa tôi chứng nhận cho và về đời sống này thì đừng có vọng động gì nữa nghe không?” Sau đó, anh ta đưa cho tôi quyển sổ trình diện và dặn: “Anh đi đâu thì tự do, không cần phải xin phép. Chính quyền ta đã đổi mới, nhưng đi đâu ngày nào và gặp ai anh cũng phải ghi đầy đủ vào quyền sổ này, tháng nộp cho tôi một lần”.
Tôi cầm quyển sổ về nhà, và thực hiện y như đòi hỏi của công an phường. Nhưng đến tháng thứ ba thì, Vinh “đen” ký xong, bảo tôi:
- Này anh, tháng sau khỏi trình diện tôi mà cũng khỏi ghi vào sổ. Chỉ cần cũng ngày này một năm sau lại trình diện để tôi hỏi những gì tôi thắc mắc. Nói thật với anh, tôi bận nhiều việc quá mà tiếp anh hàng tháng thì mất hết thời giờ. Vả lại tôi cũng thấy anh tốt rồi.

Anh trở về trên đôi nạng gỗ (Kỳ 9)




A20 Vũ Ánh


“Chỉ tại tao mất hai chân thôi”

Cổn hơn các bạn đồng cảnh khác là ở anh không phải sống trên vỉa hè. Anh thuê được một chiếc ghế bố trong căn nhà ở cái ngõ hẻm chỉ cách rạp Cao Ðồng Hưng 2 khu phố, chủ nhà của Cổn là một bà cô họ. Con hẻm rộng chỉ vừa cho một chiếc xe đạp lọt qua, nhưng khi vào trong thì được nới rộng ra thêm. Theo bà cô của Cổn, trước ngày 30 Tháng Tư năm 1975, hẻm ngoài không hẹp như thế, nhưng hai bên hẻm có khoảng đất trống bị một số thương phế binh cắm dùi. Ðầu tiên họ cất lên hai căn nhà tạm bằng gỗ, nhưng sau họ bán lại cho người khác miếng đất này. Người chủ mới cất hai căn nhà gạch rồi lại còn lấn thêm vào ngõ hẻm nên mới làm cho phía ngoài con hẻm này thì hẹp mà phía trong vẫn như cũ, rộng rãi hơn.
Người trong ngõ gọi ngõ hẻm của họ là “Ðiểm Du Lịch Số 10”. “Tại sao họ lại gọi như thế?” Tôi hỏi Cổn và được anh giải thích:
- Có gì đâu anh. Con số 10 là con số bù, những căn nhà trong xóm cả mười mấy năm nay không được sửa sang hay quét vôi lại, tất cả những điều kiện về vệ sinh cũng đều là số 10 hết. Nhưng anh thấy trước mắt và phía bên kia đường thiên hạ say sưa tự biến những căn nhà ba từng lầu của họ thành khách sạn mini để đón khách Việt kiều. Những khách Việt kiều sành sỏi thường chọn các khách sạn kiểu nhỏ năm bảy phòng, có khi chỉ vài ba phòng cho thuê khoảng từ 10 đến 20 đô la một ngày. Do có sự đối chọi của những căn nhà bên kia phố khiến cho người dân trong hẻm này gọi đó là Ðiểm Du Lịch Số 9 còn bên này là “Ðiểm Du Lịch Số 10”.

Anh trở về trên đôi nạng gỗ (Kỳ 8)



A20 Vũ Ánh

Tình nghĩa chỉ là giấc ngủ trưa”

Khi quen một người bạn, dù là thương phế binh, tôi thường hỏi họ về gia cảnh. Ðể biết thôi và để yên tâm rằng chúng tôi là người có thể chia sẻ cho nhau những ngọt đắng của cuộc sống vào thời đó. Ðối với những người mới về từ trại cải tạo như chúng tôi, việc giao du cũng phải hết sức cẩn thận. Vào những năm 1989-1990, những người về sau chót như chúng tôi, tuy vẫn phải sống dưới lệnh quản chế, nhưng cường độ cưỡng chế đã giảm đi nhiều. Nhưng mẹ tôi là người từng sống suốt chiều dài của biết bao nhiêu lận đận do ảnh hưởng của từng giai đoạn lịch sử, từ lúc bố tôi đi kháng chiến, bỏ về thành năm 1949, bị ám sát hụt mấy lần, di cư vào Nam tưởng đã yên nào ngờ lại phải trải qua giai đoạn ghê gớm hơn sau 30 Tháng Tư năm 1975, nên các cụ có khá nhiều kinh nghiệm đối xử với nhiều hạng người sau mỗi sự đổi thay. Cụ thường xuyên nhắc nhở tôi rằng, tuy tình hình xem ra cũng có nhiều thay đổi, nhưng coi chừng “họ vẫn có những dòm chừng đối với những người mà lý lịch còn nặng nề như tôi”. Cụ nói: “Lý lịch của con đã đen ngòm như thế trong khi những tên chỉ điểm của công an giăng mắc khắp nơi, nói năng hay giao tiếp phải cẩn thận chứ không khéo lại khăn gói quả mướp vào tù lại đấy con à”.

Anh trở về trên đôi nạng gỗ: (Kỳ 7)



A20 Vũ Ánh

Cái hậu của một cuộc chiến

Sau cuộc gặp gỡ qua bữa nhậu đó, tôi có thêm một người bạn. Tuy là thương phế binh thuộc về một phe là đối phương của chúng tôi trước ngày 30 Tháng Tư năm 1975, nhưng trong cuộc sống Hoàn có những suy nghĩ tiến bộ và cởi mở. Hoàn nói: “Cả anh lẫn bọn em đều là những người thất bại cả. Nói chung là như vậy, chỉ bọn cầm quyền bòn rút của công là những kẻ thắng lợi. Cứ suy cho rộng hơn thì cả dân tộc này đều thua hết, chỉ vài trăm ngàn đứa nắm quyền mới không ở phe thua như chúng ta”.
Năm 1992, một tháng sau khi tôi đi định cư tại Hoa Kỳ, Hoàn bị bắt trong vụ tranh chấp giữa Câu Lạc Bộ Kháng Chiến và Quân Khu 7. Tính có viết thư cho tôi biết tin Hoàn bị bắt, nhưng anh không thể nói rõ chi tiết được và sau đó tôi bặt tin Tính.
Phải nói rằng, trong suốt 3 năm kể từ khi ra khỏi trại cải tạo cho đến lúc bước lên chiếc TU-134 của Hàng Không Việt Nam để sang Thái Lan, những người bạn thương phế binh của tôi, thuộc cả hai phe, đã trở thành những hình ảnh trong sáng về tình bạn mà tôi không bao giờ quên được. Ðành rằng trong số những người sống cầu bơ cầu bất như họ, không thiếu chi những kể sống thiếu nhân cách, nhưng nói chung thì đều do hoàn cảnh cả và việc giữ gìn nhân cách trong giai đoạn ấy là một việc làm khó khăn vô cùng.

Anh trở về trên đôi nạng gỗ (Kỳ 6)



A20 Vũ Ánh


 “Què cụt rồi thì còn sợ gì nữa?”

Trong suốt bữa ăn, Hoàn uống nhiều và cũng nói khá nhiều, nhưng vẫn tỉnh táo. Dường như anh ta không say. Anh nói về một số bạn bè anh đã chết trên đường vượt Trường Sơn, tới những lần bị máy bay Mỹ tấn công, tới những đồng đội của anh bị sốt rét chết giữa đường, tới gia đình anh ở ngoài Bắc:
- Em có 6 anh chị em, nhưng chỉ có hai thằng phải vào bộ đội thôi. Một thằng anh của em không phải đi “B” (xâm nhập Tây Nguyên) vì ông ấy lấy được cô vợ con nhà có thần thế ở Hải Phòng. Còn lại mấy chị gái đều đã có gia đình, có con, trước khi chế độ mở chiến dịch đi “B”. Vào đến Tây Nguyên là em bị thương và trở thành phế nhân ngay.
- Khi cậu bị thương đem về quân y viện vùng Tam Biên (ngã ba biên giới giữa Cao Nguyên Trung Phần Việt Nam, Lào và Căm Bốt), sau khi lành vết thương làm sao mà lặn lội về Bắc được?

12.11.19

Anh trở về trên đôi nạng gỗ: (Kỳ 5)



A20 Vũ Ánh

Một kiểu kinh doanh lạ lùng

Ngày thương binh và xã hội năm 1990, Thuận thỏ, Tính, Tuấn và Cả rủ tôi đến nhậu ở nhà một thương phế binh vốn thuộc quân đội Miền Bắc. Tôi hỏi Thuận thỏ:
- Ngày này đâu phải của các cậu?
- Thì mình ăn ké thôi. Cũng như anh, ngày 2-9 đâu phải của bọn mình mà trong trại vẫn được ngả heo?
- Ai nói với cậu vậy?
- Mấy ông anh họ của em cho em biết như vậy, dù rằng rằng chỉ một con heo mà 800 người ăn, mỗi người chỉ được miếng mỡ bằng 2 ngón tay.
- Mà mấy cậu quen hắn ra sao. Tôi nghe nói vẫn còn cái hố ngăn cách rất lớn giữa thương phế binh của hai quân đội mà?
Tính vội nói:
- Ðúng đấy, mặc dù cũng cụt chân, tay, mất mắt như tụi em, nhưng phần lớn đám thương phế binh của miền Bắc vẫn tưởng họ là người chiến thắng, nhưng suy đi nghĩ lại họ cũng là những kể thất bại không hơn không kém. Riêng tụi em thấy Hoàn chơi được, hắn cũng không ưa gì chế độ này và tính tình cũng đàng hoàng.

Anh trở về trên đôi nạng gỗ: (Kỳ 4)



A20 Vũ Ánh

“Thôi người ta sao mình vậy”

Tôi trở nên quen thân với “nhóm thương phế binh” của Tính chỉ trong một thời gian ngắn sống trên hè phố với họ. Hiên rạp Cao Ðồng Hưng trở thành mái nhà chung của họ vào ban ngày. Ðến khuya họ thường phân tán vào hàng hiên của các ngôi nhà có hàng hiên quanh đấy ngủ để tránh tập trung, công an có thể để ý. Những ngày Mùa Hè đôi khi tôi nằm với họ ở ngoài trời cho mát và vui  thay vì ngủ nhà. Khi nào tôi được khách sộp Việt kiều tặng tiền tip nhiều, đều mua bia hơi đãi cả nhóm. Chúng tôi ngồi nói chuyện với nhau tới khuya rồi trải poncho ngủ. Tính tìm cách đút lót cho mấy tên công an quận Bình Thạnh thường hay ruồng bố bắt người ngủ ngoài đường phố tống vào các trại tạm trú bằng tiền đóng góp chung của cả nhóm hàng tháng (gọi là trại tạm trú cho oai chứ thật ra là một số trại giam được dựng lên để nhốt đám trẻ bụi đời, xì ke ma túy, gái mại dâm vào mỗi dịp cần “làm sạch” đường phố trong những dịp lễ quan trọng).
Tôi đề nghị mãi Tính mới chịu cho tôi đóng góp một phần số tiền xâu này. Thật ra số tiền góp chỉ đủ mua hai bao thuốc thơm Jet, loại thuốc sản xuất ở Thái Lan, có mùi thơm nồng được chuyển lậu vào Việt Nam qua ngả biên giới Nam Việt Nam mà đám cán binh Cộng Sản rất mê hút.

Anh trở về trên đôi nạng gỗ (Kỳ. 3)


A20 Vũ Ánh

Trở Về Trên Đôi Nạng Gỗ.

Tôi hỏi Tính:
- Cậu còn gia đình, sao lại phải sống như thế này?
Tính giọng thật thà:
- Những thằng bạn của em sống quanh đây đứa nào cũng có gia đình hết thẩy. Khi vào lính em đã có vợ rồi. Nhưng kể từ sau khi em bị cưa cả hai chân, nói cho ngay là em cũng đổi tính, mặc cảm nên khó khăn ngay cả với vợ em, bắt lỗi bắt phải đủ điều. Cuối cùng chúng em đứt gánh. Thời gian đó em bực bội và chua chát lắm. Sau ngày “đứt phim”, vợ em có quay lại với em, nhưng em tự ái và từ chối vì thực tình lúc đó em nghĩ là vợ em vì thương hại nên mới trở lại. Bây giờ cô ấy đã có gia đình khác và có hai con rồi. Em lại không muốn phiền hà cho mẹ em và mấy đứa em nên em ra sống riêng. Mấy đứa nó đã có gia đình và tránh được cái vụ đi kinh tế mới vì trước ngày 30 Tháng Tư đang là công nhân của Vimitex, sau ngày 30 Tháng Tư vẫn còn được làm. Ngần ấy năm rồi chúng nó cũng vẫn chỉ là công nhân, lương lậu chỉ đủ ăn nửa tháng, con đông nên chúng phải xoay xở với gánh chè cháo trên đường phố. Thấy em thế này chúng nó buồn lắm, nhưng chúng nó buôn gánh bán bưng, nuôi con chưa đủ làm sao giúp mình được. Con em gái út của em mỗi lần gặp em là khóc nài nỉ em trở về, nó nói có rau ăn rau, có cháo ăn cháo. Mỗi lần như thế, em phải gắt lên: Bộ tao đi ăn trộm ăn cắp hay nghiện ngập gì sao, chúng mới để em yên. Mẹ em cũng già quá rồi ở với vợ chồng con em út, nên em không muốn trở thành gánh nặng cho các em. Mà sống như thế này có gì là tôi lỗi đâu phải không ông anh?

Anh trở về trên đôi nạng gỗ (Kỳ 1 & 2)



A20 Vũ Ánh

Khi người lính trở về mất cả hai chân, họ sống như thế nào?

Cuốc xe chở một người và hàng hóa từ chợ Bà Chiểu về đến cuối đường Huỳnh Văn Bánh (tức Trương Tấn Bửu cũ nối dài) là 800 đồng. Người khách là một bạn hàng tại chợ Bà Chiểu chất lên xe 6 súc vải cộng thêm với thân hình cũng khá phốp pháp của bà. Tám trăm vào thời điểm ấy cũng đã có được một tô phở kha khá hoặc tương đương với một bữa cơm đạm bạc. Hơn nữa, đây là cuốc xe chiều, định bụng sau cuốc này sẽ về nghỉ, nên cũng chẳng cần hơn thiệt bao nhiêu. Nhưng có lẽ vì đây là chuyến xe đầu tiên tôi chạy con đường này nên không mường tượng được chiều dài của nó. Khi thắng xe trước nhà của bà khách, mắt như muốn nổ đom đóm. Kể từ ngày ra trại mới được gần bốn tháng, sức khỏe chưa phục hồi hẳn, ra nghề này, tôi chưa dám chạy những cuốc xe quá xa. Lau mồ xong, tôi tính giúp bà mang vải vào nhà, nhưng bà khách vội nói:
- Thôi ông để tôi gọi các cháu nó mang vào cho.
Sau đó bà rút ví đưa tôi hai tờ giấy một ngàn đồng, cười và nói:
- Tôi biết ông mới ra nghề và cũng đoán mới cải tạo về làm nghề này nên ngơ ngáo chưa định được đường chạy và giá cả. Thường tôi thuê người khác thì phải trả từ một ngàn hai đến một ngàn rưỡi. Nhưng ông cầm lấy số tiền này, biếu ông thêm năm trăm.

10.11.19

Phóng sự: Hoàng hôn chụp xuống Pleiku



A20 Nguyễn Tú

Ký giả Nguyễn Tú tại Virginia Hoa Kỳ

Bài phóng sự ngày 16 tháng 3-1975 trên Chính Luận Sài Gòn.

Lời giới thiệu : Miền Nam Việt Nam thực sự đã không bị sụp đổ trên phương diện Quân sự khi Thị trấn Phước Long bị thất thủ.
Cũng không do việc mất Ban Mê Thuột. Toàn bộ cuộc tái phối trí trở thành cuộc rút lui bi thảm đưa đến việc mất miền Nam thực sự bắt đầu từ lúc Pleiku ra đi.
Sau Khi Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II Di tản về Nha Trang, Hoàng hôn chụp xuống Pleiku, Phố Xá Tràn Ngập Người : Trẻ, Già, Lớn, Bé Không Biết Đi Đâu
Nhân dịp tháng 4-2004, 29 năm sau, Dân Sinh San Jose phổ biến 2 bài báo
chụp lại trên vi phim về cuộc rút quân kể trên.
Bài báo thứ nhất đăng trên Chính Luận số 3338 ngày thứ Ba 18 tháng 3-1975 với tựa đề : “Hoàng hôn chụp xuống Pleiku”. Bài báo này do phái viên Nguyễn Tú điện về trong lúc chính ông cũng đang tìm đường tháo chạy.
Bài báo thứ hai trên Chính Luận với tựa đề: “8 giờ đêm Chủ Nhật”, Kontum - Pleiku bi thảm ra đi, bỏ lại phía sau những cột khói, những vùng lửa. Bài này đăng ngày 19 tháng 3-1975 và được ghi là do Nguyễn Tú đọc về, xen lẫn tiếng khóc nức nở của chính ông.
Bài báo thứ hai này đăng trang nhất báo Chính Luận số 3339 được coi là tin tức duy nhất được loan báo về cuộc rút quân ở Cao Nguyên. Bài này đã được các báo ngoại quốc dịch lại và đăng tải trên các hệ thống tin tức Quốc tế.
Hai bài báo kể trên trích trong tài liệu sưu tầm của IRCC dành cho Viện bảo tàng Việt Nam tại San Jose. Ký giả Nguyễn Tú sau thời gian kẹt lại Việt Nam hiện đã qua Mỹ định cư tại DC.


 ***

9.11.19

Gia đình Nguyễn Tường, vinh quang và bi kịch


Mặc Lâm - RFA
24-08-2013

Duy Lam tên thật Nguyễn Kim Tuấn ông sinh năm 1932 tại Hà Nội, là con ông Nguyễn Kim Hòa (mất năm 1963, Sàigòn) và bà Nguyễn thị Thế. Mẹ ông là em gái của Nhất Linh, Hoàng Ðạo và là chị Thạch Lam; mất năm 1997 tại Hoa Kỳ. Duy Lam là thành viên trẻ tuổi nhất, gia nhập Tự Lực Văn Ðoàn năm 1958.  Lúc đó ông mới 19 tuổi.

Tác phẩm của ông gồm truyện ngắn Chồng Con Tôi, Ngày Nào Còn Ðàn Bà, Nỗi Chết Không Rời, Em Phải Sống.  Hồi ký Gia Ðình Tôi. Truyện dài Cái Lưới, Lột Xác.
Ngoài viết văn Duy Lam còn là một họa sĩ tài năng, ông vẽ rất sớm và mới đây có cuộc triển lãm tranh tại tiểu bang Virginia, Hoa kỳ.
Chúng tôi may mắn gặp nhà văn, họa sĩ Duy Lam trong lần triển lãm này và ông cho phép được hỏi đôi điều có liên quan đến Nhất Linh, cha đẻ của Tự Lực Văn Đoàn cũng là người cậu ruột thân thiết của ông.
Xuân Diệu-Thế Lữ-Nhất Linh-Khái Hưng 

8.11.19

CHỮ & NGHĨA



A20 Nguyễn Văn Học - Mũ Nâu Thiện Xạ

       Thưa quý Bạn,

       Hôm tham dự buổi ra mắt của Tân Ban Chấp Hành Hội BĐQ Nam Cali nhiệm kỳ 2006-2008, gặp mấy vị Niên Trưởng - Có một vị gọi tôi nhắc rằng:

       Chú còn quên một thành phần ưa dùng "ngôn ngữ tào lao" nữa, chưa thấy "hỏi thăm", đó là quý ông bà "sssướng ...ngôn viên" tại các đài phát thanh và truyền hình Việt Ngữ, đang hoạt động ở hải ngoại (đặc biệt là miền Nam California).

       Tôi thấy lời nhắc nhở của ông anh này ... chí lý, nên đồng ý làm theo để ông anh khỏi buồn lòng -  Đề cập đến các ông các bà này cũng khá tế nhị, vì khi họ là bạn, lúc họ không phải là ...thù.  Nhưng thường tiếp tay cho kẻ thù để hành hạ "lỗ nhĩ" của bà con hải ngoại, bởi thế nếu muốn nói chuyện phải quấy với những người này, ta phải coi đây là một trận đấu....võ mồm, căn cứ vào đó, nên tôi mạn phép quý bạn ghi bài viết này là "Hiệp 2", thay vì "tiếp theo" như bình thường, khi ta muốn nối tiếp một bài viết.
      

HÁT BÀI CA NGÀY CŨ…



A20 Lê Phi Ô

Người lính già ly hương
Hát bài ca ngày cũ…(D.L)

   Tôi quen em trong buổi liên hoan sau chiến thắng của đơn vị, em đến cùng ban nhạc “Tâm Lý Chiến” để ca hát giúp vui và cũng để nâng cao tinh thần binh sĩ sau những tháng ngày miệt mài ngăn giặc nơi tiền đồn xó núi. Nơi đóng quân là một ngọn đồi đã xác xơ vì bom đạn, xa xa dưới chân đồi là những xóm nghèo cũng xơ xác vì ảnh hưởng của những năm tháng chiến tranh.

   Giữa đồn đã dựng sẳn một sân khấu dã chiến bằng những tấm sắt PSP, xung quanh được trang trí những cây và bông hoa rừng xen kẻ những bóng đèn điện được bọc giấy màu để ánh sáng dịu lại trông cũng ra vẻ một…sân khấu !


6.11.19

Vương Đệ - Người chiến sĩ bỏ quên!


Bạn thân mến!

Tạm thời mình chưa lộ diện... xin bạn hiểu cho!
Đây là 1 trong những bài mình cõng từ trong trại về...
Vẫn mang theo nó suốt những năm còn lại trong tù...và mãi đến hôm nay.
Gửi bạn bài thơ viết về 1 cán bộ Việt Công tên Đại úy Vương Đệ.
Suốt đời làm công an vác súng dài....
Cuối cùng hắn đã đứng về phía ta như nội dung trong bài thơ.

30.9.19

ĐỔI ĐỜI



A20 Bùi Đạt Trung  



Sau 11 năm tù cs, đến tháng 7/1987 tôi đã tìm đường vượt biên theo đường bộ qua Thái Lan. Ở trại Tỵ nạn 6 tháng và qua Phi 6 tháng. Đến tháng 8/1988 tôi đã qua Mỹ và ở nhà chị ruột.

Theo quy chế tỵ nạn, thời gian đầu được hưởng trợ cấp một năm gồm:

- Tiền trợ cấp khoảng $360.
- $60 Food Stamp
- Thẻ khám bệnh

Ở nhà chị đỡ phải trả tiền nhà và mượn $2000 mua chiếc Civic 81 làm phương tiện, thi lấy bằng lái. Khi mới qua tôi cũng có dự định đi học tiếp và tham dự lớp ESL trau dồi thêm Anh ngữ.

25.9.19

Chí sĩ TRẦN QUÝ CÁP với bản án “mạc tu hữu”



 A20 Kiều Công Cự



Kính thưa Quý Thầy , Cô,
Thưa các Đàn Anh,
Cùng các Bạn Cựu HS/TQC thân mến.

          Tôi tên KIỀU CÔNG CỰ, CHS/TQC, niên khóa 1956 – 1963.

          Quê tôi ở Thị trấn Ái Nghĩa thuộc quận Đại Lộc nên tôi có 7 năm ở trọ, ăn cơm tháng,  tại Thị xã Hội An, để đi học Trường TQC, từ lớp Đệ thất 1 đến Đệ nhất B1. Đã qua hai vị Hiệu Trưởng là Ông Tăng Dục và Ông Hoàng Trung. Tôi còn nhớ nhiều Thầy, Cô giáo và vẫn còn một số bạn bè cùng lớp với tôi ở đây như T.V.Căn, hiện là Hội trưởng, M.P.Hoàng, V.T Trung, N.T Hoè, Huynh Việt Quế…
        

24.9.19

THAO THỨC...



A20 Lê Phi Ô
    
Dẫu muôn trùng anh vẫn nhớ về em
Nhớ Hải Vân đèo xõa tóc buông rèm
Bờ vai nghiêng sóng vỗ hờn vong quốc
Biển nhuộm màu tang sau cuộc chiến tàn

Anh vẫn yêu em. Yêu Ngũ Hành Sơn
Yêu Động Huyền Không . Yêu Hòn Non Nước
Ông cha ta bốn ngàn năm dựng nước
Có còn không xứ nhân kiệt địa linh

Bên kia đại dương  anh  sống một mình
Thuốc lá - Cà phê luận bàn thế sự
Thương quá là thương Thu Bồn quê mẹ
Cửa Đại mênh mông anh đón em về

Bốn mươi lăm năm đất nước hôn mê
Cơn đồng thiếp khiến sông Hàn nhỏ máu
Từ.... xa em, anh tháng ngày nương náu
Vẫn nhớ về làn gió mát Hội An

Không bao giờ anh hóa đá Vọng Thê
Bởi trái tim anh vẫn còn thao thức
Đêm qua đêm... anh mơ về  đất nước
Ngày qua ngày... rêu phủ kín sơn khê

Cám ơn em yêu sông núi cận kề
Sao anh thấy ngập tràn cơn bão lửa
Biển! Đảo! Núi! Rừng! Đất đai màu mỡ
Bản Giốc! Nam Quang!  Lạ dấu chân người

Chắc em nhớ sông phải cần có biển
Anh có em vũ trụ của riêng mình
Dù giông bão thuyền xông pha cặp bến
Hạnh phúc cuối đời chờ giọt mưa xuân

Xin lỗi em yêu. Xin lỗi Hải Vân
Xin lỗi Thu Bồn. Xin lỗi  Hội An
Xa ngàn dặm không quên Hòn Non Nước
Anh sẽ về xây dựng lại quê hương. 

A20 Lê  Phi  Ô