15.6.21

Một người anh

 

A20 Nguyễn-Đại-Thuật

 

Gia đình tôi được đi định cư ở Pháp đã được tám năm. Vào năm thứ ba tôi nhận được tin về Tân từ một người bạn cùng xóm đang sống ở Việt-nam. Trong thư người bạn viết:


 “Tân mới được ra khỏi tù cải-tạo, bịnh rất nặng phải vảo nhà thương để mổ. Trại cải tạo cho Tân về nhà để chữa trị. Anh em bạn bè ai cũng khổ, có đóng góp giúp Tân nhưng chẳng được bao nhiêu, nên có ý-kiến nhờ người bạn viết thơ yêu cầu tôi giúp Tân tài chánh để trang trải chi phí bịnh-viện”. 

 

Họ nghĩ tôi sống ở nước ngoài nên kinh-tế có thể khá hơn.

 

Gia-đình tôi vượt biển và được tàu Pháp vớt, cho tạm trú tại Singapour ba tháng trước khi được Cao ủy tị-nạn làm thủ tục cho đi Pháp.

 

Tôi được định cư tại thành phố Dijon, cách xa Paris khoảng ba trăm cây số. Tôi và vợ tôi may mắn được nhận làm việc trong một cơ sở sản xuất sữa bò sau năm tháng đến Pháp.

23.5.21

BÍCH TRÂM

 

A20 Lê Phi Ô
    


Buổi dạ tiệc Ngày Quân Lực do Liên Hội Cựu Quân Nhân tổ chức năm nay đông hơn mọi năm, không những có sự tham dự của gia đình cựu quân nhân các vùng phụ cận mà còn có đông đảo người từ các Tiểu Bang xa đến. Chỉ riêng cựu quân nhân của các quân binh chủng (chưa kể vợ con hoặc thân nhân) hầu hết đều mặc quân phục ước chừng 500 người, nhà hàng từ trong ra ngoài toàn là lính với lính trông hùng tráng và vô cùng đẹp mắt.

Tuyển Tập: TIẾNG GỌI VIỆT NAM

 A20 Lê Phi Ô 


Thân gởi các anh em A20 

Flipbook: 

*Tuyển Tập: THƠ, TRYỆN, HỒI KÝ TIẾNG GỌI VIỆT NAM





29.4.21

Sự còn mất của một người em

A20 Nguyễn Đại Thuật

Tôi nhớ rất rõ chuyện xảy ra rất lâu khi tôi gần tròn bốn tuổi.

Hồi đó, gia-đình tôi sống gần một làng chài ở Mỹ-khê, Đông-Giang thuộc quận ba thành-phố Đà Nẵng.

Ba tôi phục-vụ trong quân-đội VNCH, đơn-vị đóng ngoài Quảng-Trị, cấp bậc hạ-sĩ. Mẹ tôi bán cá ngoài chợ Sơn-trà. Mẹ tôi mua cá của những ghe chài cập bến vào sáng sớm, để đem ra chợ bán. Một buổi trưa Chúa Nhật, hai anh em tôi chơi banh ngoài sân cỏ bên cạnh nhà, chờ mẹ về cho ăn cơm. Anh tôi học lớp đệ thất trường Trung-học Đông-Giang, tôi học lớp mẫu-giáo của một trường tư trong phường. Đang chơi, vô tình trái banh do anh tôi đá quá mạnh, tôi đỡ không nổi nên bị trái banh trúng vào mặt. Đau quá tôi khóc ầm lên, anh tôi chạy đến dỗ dành tôi, lấy tay lau nước mắt cho tôi, xoa nhẹ vào má tôi, nơi bị đau. Vừa lúc đó mẹ tôi từ chợ về.Thấy mẹ, tôi càng khóc lớn thêm. Khi biết được sự việc, mẹ tôi quơ tay đập nhẹ mấy cái vào đầu anh tôi mắng: “Cha mi, làm em đau,” rồi vội dẫn tôi vào nhà, lấy khăn ướt lau mặt cho tôi, để tôi vào võng đưa qua đưa lại, dỗ dành: "Nín đi con, sau nầy đừng chơi banh nữa, tháng tới sinh nhật con ba về mẹ nói ba mua cho con chiếc xe đạp nhỏ, con đạp đi học giống như anh Hai của con." Nói xong, mẹ tôi đi vào bên trong nhà rồi trở ra, một lá thơ trên tay: "Đây là thơ của ba con gởi về hôm tháng rồi" mẹ tôi đọc:

27.3.21

Ranh Con (2)

A20 Nguyễn-Đại-Thuật

    Mùa hè năm 2017, trong một bữa cơm tối, Thiery, con trai đầu của tôi mở đài truyền hình ARTe, một đài hợp-tác Pháp-Đức để xem một chương-trình phóng-sự ghi lại về câu chuyện của một gia-đình sắc tộc thiểu-số sống ở Nam Lào mà đài đã báo cho khán thính giả biết từ mấy ngày trước.  Tôi cũng tò mò nhìn xem, vì sau kỳ nghỉ hè, tôi cùng hai bác sĩ đồng nghiệp sẽ được bộ Y-Tế Pháp gởi qua Lào hợp-tác trao đổi về việc phòng chống ung-thư trong một năm. Lời người dẫn câu chuyện cho biết: Chuyện bắt đầu sau khi cuộc chiến tranh Việt-Nam chấm dứt năm 1975. Chương-trình được phát không ngoài mục-đích tiếp nối vòng tay yêu thương giữa người và người !

    Trên màn hình, một gia-đình có một người đàn bà trẻ, hai thanh niên, một thiếu nữ, một bà lão tóc bạc cùng một đàn ông trung-niên, và người đàn ông bắt đầu câu chuyện:

24.3.21

Ranh Con (1)

        A20 Nguyễn-Đại-Thuật.

       Tôi được lớn lên tại làng Phước-Ninh, thành phố Đà-nẵng. Tên làng Phước-Ninh là nơi chôn nhau cắt rốn của bên ngoại. Khi tôi được sinh ra thì làng cũng đã được đổi tên thành khu phố. Nhà cha mẹ tôi ở trong một kiệt mà sau nầy người ta đổi tên gọi là hẻm. Từ nhỏ, tôi sống gần gũi với cha nhiều hơn với mẹ.

Cha tôi chỉ có một tay và một chân. Chân phải cha tôi, từ gối trở xuống không còn. Tay phải bàn tay cũng không còn. Những buổi trưa nằm ngủ trên ngực cha và cha đưa võng bằng cây nạng gỗ chống xuống đất và khe khẻ hát ru tôi vào giấc ngủ:

 “...  Nhưng than ôi, có một chiều thu lá thu rơi... có một chiều thu lá thu rơi...ôm súng nhìn quê tôi... mơ trong bóng ngày về..... mơ trong bóng  ngày về...”

Thỉnh thoảng mấy dì và cậu của tôi nói chuyện với nhau, tôi nghe được: “Ba con Hóa lúc nào dỗ nó ngủ cũng hát bài nầy, buồn muốn chết.... mà đúng rồi, anh ấy bỏ làng bỏ xứ ngoài Bắc xa xôi trôi giạt vào đây... nhớ về làng cũ quê xưa cũng nên thương cảm anh ấy”.

23.2.21

Trong nghiệt ngã của đời. Người vẫn ngự trong tim!

(CHUYỆN ĐƯỢC VIẾT TỪ NHẬT-KÝ)

A20 Nguyễn-Đại-Thuật

Hôm nay thứ bảy, tháng tư ở Pháp, thời tiết ấm lại. Tôi lấy xe lửa đi Bordeaux thăm người em họ và đồng thời tìm chút thư giản sau những công việc căng thẳng ở Paris.

Bước lên xe vừa lúc cửa tàu đóng lại... khởi hành. Ghế ngồi mang số của tôi đã được một bé trai ngồi sẵn.

Thằng bé thật bướng bĩnh, mặc dầu người đàn bà đồng hành với nó đã năn nỉ yêu cầu hoàn trả chỗ ngồi cho tôi, nó vẫn không chịu nghe lời. Thằng bé viện lý do nó sẽ nôn ra khi phải bị ngồi ghế ngược chiều hướng xe chạy. Người đàn bà có lẽ là mẹ của nó xin lỗi tôi, đề nghị tôi ngồi vào ghế mang số của nó. Tàu khởi hành vào giờ cao điểm ngày thứ bảy nên không còn ghế trống nào khác. Để tránh khó xử cho người đàn bà, tôi chấp nhận ngồi vào ghế của đứa bé. Thằng bé nhìn tôi rồi cười thắng cuộc. Tôi có dịp quan sát kỹ nó, tóc vàng, mắt xanh, mũi hếch, đúng là thằng Tây con chính hiệu! Còn người đàn bà đồng hành với nó? Mẹ nó hay là một nữ nhân viên xã hội có nhiệm vụ tháp tùng trẻ con vị thành niên khi di chuyển một mình bằng phương tiện công cộng? Bà ta ước chừng không quá bốn mươi tuổi, tóc đen, mắt đen, khuôn mặt được trang điểm thanh tú. Tôi tự hỏi bà là dân Á Rập, Trung Quốc, Lào, Thái Lan hay Việt Nam? Rồi cũng tự nói với mình: Ôi! người nước nào thì có liên quan gì đến mình!

9.2.21

Tuyết đang rơi


Tuyết đang rơi giữa trời Virginia

Tuyết rơi chi cho băng giá người đi,

Ai bày tử biệt sinh ly

Tấm thân tù tội, mấy khi yên bình.

 

Nhà văn, Trung tá tài tình

Duy Lam, hậu duệ Nhất Linh nối dài,

Một đời nghệ sĩ mê say

Tội gì phải chịu đắng cay, gông cùm.

8.2.21

Nhà Văn Duy Lam Qua Đời Tại Virginia, Hoa Kỳ Hưởng Thọ 89 Tuổi

 


GARDEN GROVE (VB) – Theo Cáo Phó của gia đình, nhà văn Duy Lam, tên thật Nguyễn Kim Tuấn đã qua đời vào ngày 4 tháng 2 năm 2021 tại thành phố Fairfax thuộc tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ, hưởng thọ 89 tuổi.


Theo bài viết “Gia đình Nguyễn Tường, vinh quang và bi kịch” của ký giả Mặc Lâm đăng trên trang mạng của Đài Á Châu Tự Do (RFA) vào ngày 24 tháng 8 năm 2013 cho biết thêm về thân thế của nhà văn Duy Lam như sau.


3.2.21

Khóc

A20 Trương Mạnh Hùng


Ta viết dòng thơ
Khóc cho anh cho chị
Khóc cho cháu cho con
45 năm về trước
Ta buông súng bên đường
Khi chưa tròn trách nhiệm
Của một người quân nhân
Vứt chiến y súng trận
Khi còn vương mùi khói
Bên vệ đường thanh vắng.....