29.8.10

Đêm trong vịnh Vũng Rô


chiều Vũng Rô
nước một màu xanh thẳm
sóng êm đềm vỗ mãi
vịnh buồn tênh
đồn đóng chênh vênh
dọc đường huyết lộ
du kích về đây pháo vào chân núi
nghe rào rào như sóng đập ghềnh hoang
trời tháng chạp
biển khơi mù sóng
chiều tối rồi
biển núi sạm màu
đêm tối rồi
biển mờ bóng vạc
điệp một màu
mây vạc hoàng hôn
dặm đường cố xứ
sóng dạt vào bờ áo lụa lân tinh
quạnh hiu bờ bãi
lớp sóng trước
lớp sóng sau
vượt lên cao chới với
như vạn cánh tinh hà
rồi rụng xuống một trời tơi tả
trong hồn tôi
tựa đổ vỡ mong manh
nhìn lại một đời
mây mây khói khói
mây mỏi khói mòn
dã tràng xe cát
cát mệt nhoài lặng lẽ
sóng hoang vu


****

Cái Trọng Ty

 

 

Nguyễn Chí Thiệp: Việt-Nam Khát Vọng Dân Chủ Tự Do






*Sách “Việt-Nam Khát Vọng Dân Chủ Tự Do”
 do tác giả xuất bản tháng 2, 2001
dầy 871 trang, khổ 5 3/8 x 8 1/4 inches, bìa mỏng.

Xin liên lạc:

Nguyễn Chí Thiệp
10735 Fallsbridge Dr.
Houston, TX 77065
(281) 749-5332

************** 



Nguyễn Chí­ Thiệp: Việt-Nam Khát Vọng Dân Chủ Tự Do


Nguyễn Quốc Khải

Khoảng mười năm trước đây tôi được một người bạn gửi tặng cuốn sách “Trại Kiên Giam”, một trong nhiều cuốn hồi ký viết về đời sống trong các trại tù “cải tạo” của CSVN trong hai thập niên 70 và 80. Tác giả là Nguyễn Chí­ Thiệp. Ông chưa hề viết sách bao giờ, nhưng tác phẩm đầu tay của ông dầy gần 650 trang đã làm ông nhanh chóng trở thành một văn sĩ nổi tiếng. Tôi chưa thấy cuốn hồi ký nào mà tả cảnh tù đày trong các trại giam của CSVN một cách chân thực nhưng hết sức sống động như vậy. Mặc dầu không quen biết tác giả. Tôi cũng đã gọi điện thoại cảm ơn ông đã cho ra đời cuốn hồi ký giá trị, và đề nghị ông kiếm người dịch qua tiếng Anh để thế giới có một tài liệu quý giá.

Mười năm sau, nhân dịp ra mắt cuốn sách thứ hai của ông với tựa đề là  “Việt-Nam Khát Vọng Dân Chủ Tự Do” tại thủ đô Hoa-Thịnh-Đốn, tôi mới có dịp gặp tác giả Nguyễn Chí­ Thiệp. Tôi đã mua cuốn sách này vài tháng trước nhưng vẫn còn nằm nguyên vẹn trong tủ sách, vẫn chưa có thì giờ thuận tiện. Đọc thì phải đọc một hơi, mà cuốn sách dầy gần 900 trang. Buổi ra mắt sách này do Hội Cựu Sinh Viên QGHC miền Đông Hoa Kỳ và Hoa-Thịnh- Đốn Việt Báo tổ chức tại nhà  hàng Saigon House, Falls Church, Virginia, ngoại ô của thủ đô vào trưa Chủ Nhật 15.9.2002 và đã thu hút được trên một trăm người. Tham dự các buổi ra mắt sách có lợi là được nghe người khác đã đọc sách tóm tắt và phân tích cuốn sách giùm cho mình.

Ông Lê Hữu Em, một người đồng hương Quảng Nam, một người bạn đồng môn QGHC, một đồng nghiệp với tác giả khi còn ở Việt-Nam đà vắn tắt giới thiệu ông Nguyễn Chí­ Thiệp là một người muốn làm những chuyện khó khăn và đã gặp những chuyện khó khăn. Tốt nghiệp QGHC, Ông được bổ đi làm ở Vĩnh Long một thời gian, nhưng đã xin về phục vụ tại quê quán với chức vụ phó quận rồi phó tỉnh trưởng Quảng Nam. Khi CSVN chiếm được miền Nam, ông đã không trình diện nhưng sau đã bị bắt trên đường vượt biên vào năm 1976 và bị tù 12 năm trong đó có 5 năm biệt giam. Hai tháng sau khi ra tù, ông vượt biên ngay thay vì đợi đi định cư dưới dạng HO. ông đến Hoa-Kỳ vào năm 1990. Ông Lê Hữu Em nhận xét rằng ông quen biết tác giả khá lâu, nhưng sau này mới khám phá ra tài viết văn của Nguyễn Chí Thiệp.

Trong phần phê bình về cuốn sách “Việt-Nam Khát Vọng Dân Chủ Tự Do”, ông Phạm Trần, một nhà báo kỳ cựu, đã nhận xét rằng cuốn sách thứ hai của Nguyễn Chí Thiệp là một tài liệu quý giá, và nó đã nghiên cứu và tóm tắt ý nghĩ và thái độ của 12 nhà trí­ thức và cựu cán bộ được đào tạo dưới chế độ Cộng Sản từ thập niên 1940. Trong đó có Nguyễn Huy Thiệp, Trần Mạnh Hảo, Tiêu Dao Bảo Cự, Dương Thu Hương, Nguyễn Minh Cần, Nguyễn Hộ, Lưu Quang Vũ, Vũ Thư Hiên, Hà Sĩ Phu, Bùi Minh Quốc, Trần Độ, và Phan Đình Diệu.

Một điều khá ngạc nhiên là  tác giả không đề cập đến TS Nguyễn Thanh Giang, một trong những nhà  dân chủ ở trong nước phản kháng chế độ Cộng Sản mạnh mẽ nhất. Tác giả sau này giải thích rằng khi khởi sự viết cuốn «Việt-Nam Khát Vọng Dân Chủ Tự Do» vào năm 2000, tài liệu về Ông Nguyễn Thanh Giang rất í­t. Cuốn sách cho độc giả biết những người ở trong nước muốn nói gì với những người ở bên ngoài và những gì những người bên ngoài có thể làm được để tiếp tay với những người ở trong nước để đẩy mạnh tiến trình dân chủ. Tác giả Nguyễn Chí­ Thiệp phân tách những băn khoăn và tức tối của những nhân vật này trước sự tráo trở và phản bội của Đảng CSVN và ban lãnh đạo.

Theo ông Phạm Trần, tác giả Nguyễn Chí­ Thiệp trình bày rất thẳng thắn và công bình những ưu khuyết điểm của 12 nhà  trí­ thức và cựu cán bộ CSVN. Một trong những sai trái của những người này là  họ vẫn cho rằng cuộc kháng chiến dành độc lập hoàn toàn là công lao của Đảng CSVN trong khi đó thực sự là của toàn dân.

Họ chống đối Đảng CSVN và bị khai trừ ra khỏi đảng chứ họ không tự ly khai đảng, kể cả trường hợp cố Trung Tướng Trần Độ vừa mới qua đời. Ông Nguyễn Chí­ Thiệp viết:

Các tác giả này bị chi phối nhiều bởi quá khứ của họ. Họ chưa nhìn ra cái thời hào hùng của kháng chiến chống Pháp dành độc lập, hay chống Mỹ cứu nước cũng chỉ là  phục vụ cho chiêu bài chiến lược của Đảng Cộng Sản”.

Tất cả nhóm người này đều có một thái độ và phản ứng tương tự như nhau. Theo ông Nguyễn Chí­ Thiệp, họ “đổi mới nhưng không đổi mầu”, “hòa nhập nhưng không hòa tan”. Mặc dù rõ ràng là  Đảng CSVN đã phản dân hại nước. Đã phản bội kháng chiến, đã gây ra cuộc chém giết tàn khốc suốt 20 năm, xí­ch hóa 80 triệu dân và hậu quả là một nước Việt-Nam nghèo đói, lạc hậu, không có tự do dân chủ như ngày nay.

Tuy vậy, Nguyễn Chí­ Thiệp cũng tự bào chữa cho những nhà dân chủ trong nước khi ông viết:

Phê bình đảng để cứu đảng, tôn xưng Hồ Chí­ Minh làm cái mộc che chắn, có thể thật lòng, có thể là  một chiến thuật của những người phản kháng.. .. Nhưng chúng ta nhận được một điều là  họ phê phán đảng, chính quyền cộng sản một cách sâu sắc.. ..Khi chế độ cộng sản còn tồn tại ở trong nước, thì tài liệu phê bình đảng vẫn hữu í­ch”.

Ở chương cuối cùng ông Nguyễn Chí Thiệp viết:

Tất cả những tác giả tôi giới thiệu trên đây, tùy hoàn cảnh, tùy nhận thức và  tùy quá khứ mà  họ có những ý kiến chá­nh trị khác nhau, nhưng có một điểm chung nhất là họ đều công nhận rằng Việt-Nam hiện nay không có dân chủ. Họ đấu tranh đòi hỏi Đảng Cộng Sản phải thực thi dân chủ, dân chủ thực sự chứ không phải là thứ dân chủ giả hiệu do Đảng rêu rao.”

Họ chỉ mong đất nước có một sự tự do tối thiểu như dưới thời Pháp thuộc. Ý kiến này trước tiên của Nguyễn Văn Trấn. Sau đó Nguyễn Hộ và  Trần Độ đã lập lại. Cần gì mỉa mai và đau đớn hơn cho những người cộng sản còn chút lương tri
”. Ông Nguyễn Chí­ Thiệp thốt lên như vậy.

Theo ông Nguyễn Chí­ Thiệp Đảng CSVN còn tồn tại cho đến ngày nay vì lực lượng dân chủ còn yếu và tản mát, mặc dù đại đa số quần chúng không thích chế độ cộng sản. Những người dân miền Bắc là những người đóng góp vào việc xây dựng chế độ, đã bị uốn nắn trong «tận cùng của sự đói khổ», đã bị kỹ thuật cai trị của cộng sản tiêu diệt sức đề kháng, không còn sức để đấu tranh. Ông Thiệp đưa ra một số dẫn chứng chí­nh từ một số văn nghệ sĩ trí­ thức miền Bắc như sau. Nhà văn Vũ Thư Hiên nhận xét rằng không có giới trí­ thức văn nghệ sĩ ở đâu lại ngoan ngoãn bằng trí­ thức văn nghệ sĩ ở miền Bắc. Bà Dương Thu Hương cho rằng dân Việt-Nam anh hùng trong thời chiến nhưng lại hèn nhát trong thời bình. Thi sĩ Nguyễn Chí­ Thiện cũng công nhận trí­ thức miền Bắc rất hèn. Với chá­nh sách cởi mở nửa vời giả hiệu, sau một thời gian nửa thế kỷ bị đói khát kềm kẹp, dân miền Bắc lo kiếm sống trước tiên.

Sau 30.4.1975, dân miền Nam nhiều nơi nổi dậy, nhưng đã bị đàn áp. Chánh sách khu kinh tế mới và tù cải tạo, tuy tác giả không trực tiếp nói ra, đã hủy diệt sự đối kháng ở miền Nam. Những đợt vượt biên đã đưa hàng chục ngàn người đến Mã Lai, Nam Dương, Thái Lan, Hồng Kông và Phi Luật Tân hoặc mất tí­ch trong biển cả. Tiếp theo là những chương trình định cư ở Hoa-Kỳ cho những cựu tù nhân chá­nh trị đã giúp Cộng Sản đưa ra khỏi nước một số đông những người căm thù họ, có tiềm năng chống đối CSVN.

Theo Nguyễn Chí­ Thiệp, chúng ta không thể lạc quan về khả năng tranh đấu cho tự do dân chủ của giới trẻ trong nước. Thành phần này dưới 30 tuổi, chiếm trên 50% dân số, đã bị hấp thụ “một nền giáo dục nặng tuyên truyền và kém thực chất của chế độ Cộng Sản”. Con người trở nên rất thực tế chỉ lo giành giựt kiếm sống, hưởng thụ và bon chen trong xã hội không còn tôn trọng giá trị đạo đức. Tuy nhiên, tác giả cho thấy có những điểm đáng cho chúng ta lạc quan. Kỹ thuật thông tin ngày nay sẽ phá vỡ bức màn sắt của Cộng Sản. Nhu cầu tự do cá nhân gia tăng và trào lưu dân chủ đang du nhập vào Việt-Nam qua những giao dịch thương mại quốc tế. Những thanh niên sinh viên từ miền Bắc từng đi du học hoặc lao động ở Nga và Đông Âu đã phát động một phong trào tranh đấu cho dân chủ ở trong nước. Những lớp thanh niên sinh viên xuất ngoại sau này qua những những nước Tây phương cũng sẽ tạo thành một lực lượng dân chủ đáng kể .

Tác giả Nguyễn Chí­ Thiệp cũng thẳng thắn chỉ trí­ch một số tổ chức chánh trị cuội ở hải ngoại, tuy nhiên ông không nêu đích danh. Ông tố cáo những chuyện mua danh bán tước trong những tổ chức này và những chiến công do những lãnh tụ bịa đặt ra nhưng không còn lừa bịp được ai. Ông Thiệp viết: “Hình như dân Việt-Nam thì đã trưởng thành về chánh trị nhưng các người làm chá­nh trị thì chưa”, một sự nhận xét sắc bén nhưng chua chát.

Ngày nay ở thế chính quyền CSVN đã phơi bầy tất cả những khuyết điểm của họ. Chính nghĩa ở trong tay những người đấu tranh để xây dựng một thể chế tự do dân chủ. Ông Nguyễn Chí­ Thiệp nhận định rằng đấu tranh cho tự do tôn giáo là một mặt trận chính yếu của phong trào đấu tranh cho tự do dân chủ của nhân dân Việt-Nam. Mặt trận thứ hai mà Đảng CSVN cũng sẽ không thể thắng được là tự do báo chí­. Ông Thiệp kết luận rằng tình hình Việt-Nam có nhiều thay đổi không phải do Đảng CSVN và chính quyền muốn, mà vì hòan cảnh chính trị và kinh tế thế giới đòi hỏi. Thời cơ trở nên thuận lợi hơn cho cuộc tranh đấu cho tự do dân chủ tại Việt-Nam.

Nguyễn Quốc Khải
20.09.2002





 

28.8.10

"KHÔNG THÍCH CỦA NÀO TRỜI TRAO CỦA NẤY" (Part 1)



A20 Bùi Đạt Trung (BĐT/BĐ/Người nhái K25)

Đặt bút xuống viết những dòng chữ này đối với tôi là cả một "công trình vĩ đại". Từ khi đặt chân lên xứ người bận lo "cầy cấy" và với những phương tiện hiện đại, khi cần liên lạc chỉ việc nhắc phone hoặc email là xong, nên viết lách là cả một vấn đề xa xỉ phẩm.

Nhân dịp NQ12 với chủ đề “Những Dấu Chân Kỷ Niệm” và với tư cách “biệt đội trưởng, biệt đội người nhái”, vì mang chức “TRƯỞNG” nên phải bấm bụng trồi lên mặt nước đi họp và báo cáo sinh hoạt của mấy tên "thuộc hại" mà trong đó điển hình có một tên phù hợp với tựa đề của bài này.


Nguyễn Thanh Long, K25


Những nhân vật ....


Nguyễn Chí Thiệp


Xuân Phước - Tháng 9/1979


 ..........
1.
Chỉ có một ngày di chuyển, buổi tối chúng tôi đến trại Xuân Phước. Đó là một trại ở vùng nước độc chuyên giam giữ tù hình sự. Ở tù chung với tù hình sự là một điều không may mắn, một thành phần quá ô hợp và phức tạp, đa số chỉ sống theo bản năng, mặt khác cán bộ coi tù hình sự quen thói đối xử tàn bạo hơn là đối với tù chính trị.

Chúng tôi được chào đón tận tình ở trại, chỉ có 30 người tù được hơn một chục cán bộ xét kiểm đồ vật trước khi nhập trại, thuốc men, thức ăn đều bị tịch thu. Cán bộ giải thích, ở trại tổ chức ăn uống tập thể, không phân chia vì phân chia thức ăn là vết tích của tư sản, nặng đầu óc tư hữu và trại sẽ lo cho “đầy đủ”. Vấn đề gia đình thăm gặp, thời gian đầu tạm ngưng, trại sẽ cứu xét tùy thái độ chấp hành cải tạo.


26.8.10

Vidéo Xuân Phước ngày nay



Chia sẻ từ A 20 Nguyễn Văn Lưu, Bình Long VN. Vidéo do Thầy Hùng một cựu tù A20 thực hiện .

Mời xem:

Xuân Phước ngày nay – Vùng Đất Trại Cải Tạo A 20




25.8.10

Vidéo những sinh hoạt của các cựu A20 VN



Chia sẻ từ A 20 Nguyễn Văn Lưu, Bình Long VN:


Xin bấm vào đây:


- Đám tang A20 linh mục Trần Văn Nguyện. Phần 1

- Đám tang A20 linh mục Trần Văn Nguyện. Phần 2

- Đám tang A20 Nguyễn Văn Đoan


bến sông Cai Hạ



trời tháng ba
theo quân rời biên trấn
ghé tạt bên đường
quán lá liêu xiêu
cửa khép tiêu điều
bốn bề đất chết
đứng bơ vơ súng nổ bìa rừng
tháng ba bỏ ngõ cao nguyên
phố phường bát nháo
lớp sóng người tháo chạy quàng xiên
dặm đường vô vọng
chạy về đâu
rừng sâu vây khổn
buổi chàng đi
thưở nón xanh rừng úa
bước cùng đường tử biệt nghẹn ngào
chàng đi vườn ổi mùa ươm nụ
hoa thơm dìu dịu
mảnh vườn xưa
hôm qua đầu ngõ
hoa phượng rũ
rơi lạnh hiên chiều
xác đỏ buồn hiu
nhớ hôm triệt thoái, quân di tản
bạn chàng chết gục lên tháp súng
vuốt mắt người
đốm lửa cháy hờn căm
gió rừng xoáy lốc
qua ngàn dặm
hồi kèn vĩnh biệt
kẻ hào kiệt chết theo thành
mưa sụt sùi chiều bến sông Cai Hạ
trước mặt trùng trùng
dặm người nhếch nhác
con đường vô vọng về phương Nam
mưa như đổ nước chiều tối xạm
tiếng gọi hồn nghe gió thoảng bên sông

Cái Trọng Ty




21.8.10

Luận bàn về "sống" như thế nào



Võ Sư Chưởng Môn LÊ SÁNG
 

Cuộc sống có nhiều cách. Ở đây trong phạm vi võ thuật và võ đạo, chúng ta tạm phân ra 2 cách sống:

- Sống yêu cuộc sống.
- Sống bám viú lấy cuộc sống.

Sống yêu cuộc sống là sống với tất cả lòng nhiệt thành, hăng say, ưa hoạt động của con người muốn sống cho ra sống, muốn hưởng được hương vi và ý nghĩa của cuộc sống, tức những con người muốn sống thỏa hiệp với mọi người, cùng với mọi người làm việc, đấu tranh và xây dựng, luôn luôn hướng về đích sống cao đẹp: phục vụ con người.


Chút Tình Nghĩa Cũ


(gửi Khiết)

Xin gửi bạn một ly café nhỏ
Chứa chút tình nghĩa cũ nhớ quê hương
Thương bạn ở lại còn đầy gian khó
Mặc tương lai cho lũ thú gạt lường

Người ra đi dẫu tung hoành khắp hướng
Cũng chưa đủ lực hái những ước mơ
Bởi nhược tiểu sói mòn bao lý tưởng
Tháng năm trôi theo khắc khoải đợi chờ

Nhưng không thế ta lại đành bỏ cuộc
Vẫn miệt mài đơn độc thách phong ba
Sống với lời nguyền, trọn tình Tổ Quốc
Mặc thế thời – cho còn ta với ta

Chút tình ấy làm hành trang cho bạn
Hãy vững tin trời không phụ mình đâu !
Luật tử sinh sau ngày dài hạn hán
Mưa sẽ về làm ruộng lúa xanh mầu

Trường Giang – Nguyễn Tú Cường
18/8/2010



20.8.10

Những người từng có một thời trẻ!



    Vũ Ánh

Trương Văn Tám tự “Tám Chùa” dù ngày hôm nay phải có một vài công việc quan trọng cần giải quyết và phải chuẩn bị cho đứa con lên học đại học ở Sacramento cũng đã lấy vé máy bay vội vã xuống quận Cam để gặp Ngọc “đen” từ Virginia về Arizona thăm bố nhưng cũng hăm hở vượt một đoạn đường dài để về gặp “Chùa” và “Hải Bầu”...

Họ mới chỉ là 3 trong số những sĩ quan rất trẻ tuổi trong quân đội VNCH thuộc những binh chủng khác nhau, đang hừng hực sức chiến đấu thì “gãy súng” ngày 30 tháng 4, 1975. Gãy súng nên phải tù đày trong các trại giam Cộng Sản. Thời gian tù đày, chúng tôi gặp nhau trong những cảnh ngộ, đứa ở trại này, đứa ở trại kia, đứa ở ngoài Bắc, đứa trong Nam. Dường như trên khắp đất nước chúng tôi vào thời ấy đều có những trại giam.


14.8.10

Tù Oán


Mười mấy năm hao gầy ngóng trông
Mưa khuya trăn trở gió mênh mông.
Suy tư dằn vặt nhầu chăn gối
Hoài bão tan tành thẹn núi sông.
Tủi với tiền nhân ca chính khí,
Ngượng cùng hậu thế luận anh hùng.
Tuổi tri thiên mệnh, hờn vong quốc.
Oán Cộng thù không đạp đất chung.



Đêm Tù

Khuya sâu thăm thẳm tối như mồ,
Trằn trọc trên sàn nứa mấp mô.
Phổi yếu đêm nằm ho sụ sụ,
Thận suy sớm dậy đái tồ tồ.
Muốn no thì uống thêm gô nước,
Bụng đói thèm ăn một bắp ngô.
Thao thức đêm dài mong đợi sáng,
Có vì sao lạnh chiếu bên hồ.

                   Vũ  Đức Nghiêm


12.8.10

Chuyện Người Vợ Tù Cải Tạo


Người viết: Dương Thị Năng
(phu nhân của A20 Vũ Đức Nghiêm)

Tháng 4-1975, ngày giặc Cộng vào cưỡng chiếm miền Nam, ngày oan khiên nghiệt ngã nhất trong lịch sử Việt nam hiên đại. Chồng tôi, một sĩ quan cấp Tá, Quân lực Việt nam Cộng hoà, cũng bị đi tù, và kể từ 15 tháng 6 1975, gia đình chúng tôi bị tan tác, chia lìa, một mình tôi phải chịu trách nhiệm nặng nề nuôi dạy bẩy đứa con, đứa lớn nhất, 19 tuổi và nhỏ nhất mới lên 8.

Ngày chồng tôi đi tù, anh đang ở Sài gòn, gia đình ở Đà lạt nhận tin anh sẽ đi trình diện ngày 15 tháng 6 và nhắn tôi về Sàigòn, nhưng thư đi chậm, tôi về tới nơi thi đã quá muộn, anh đã đi trước một ngày.


11.8.10

Những Cơn Mưa Đầu Hạ !


A20 Nguyễn Tú Cường

( * Cho tất cả những người thương yêu của tôi !)

  Thân mến đến quí anh Tiên Tư Rè, còn có bí danh là 6 doights nữa ạ ! làm sao TC có thể quên được anh với Victor /TVL được ạ???

 Xin chân thành vô vàn cám ơn 2 anh đã nhắc lại những đoạn đường mang nhiều hình ảnh sót sa, mà mình đã có với nhau trong những năm tháng thư hùng với bão tố....!!! Tất cả giờ đây chỉ còn là những dấu vết kỷ niệm của vui buồn để mình biết trân quí với nhau hôm nay !!!! Cho phép TC được kính gửi lời chào làm quen đến qúi gia đình 2 anh. Thân chúc qúi anh luôn được vui mạnh và an lành, cùng chân cứng đá mềm với cuộc chiến mới còn vô vàn khó khăn! 

 TC thật sự đã nhập cuộc - làm chim tung cánh, bay khắp trời từ hơn 10 năm nay, không một lúc nào ngừng nghỉ, có lẽ anh Nguyễn Ngọc Chuyên ở Seattle cũng đã nghe từ Hồng Bơ dưới San Diego mấy năm nay? Không ngoài 1 khát vọng là phải tìm ra con đường nào có được cái "găng tay bằng sắt " để mà bẻ nanh con sói giặc Hồ. Do sự thôi thúc từ lời thề đối với tất cả các hương linh Anh Hùng đã nằm xuống cho mình còn sống đến ngày hôm nay. Dù rằng tuổi đời của TC nay cũng đã gần 6 bó rưỡi rồi, có mệt mỏi đến đâu đi nữa, thì cũng phải " Cố Gắng - Cố Gắng, Tìm Vũ Khí Sát Cộng" cho đến lúc nào được gục ngã quị xuống thì mới tròn lời thề với Tổ Quốc mà thôi !!! 

 Cám ơn anh Tiên thật nhiều đã nhắc lại hết tất cả những đoạn đường khổ sai của chúng ta đã không hề hẹn mà luôn luôn lại cứ gặp gỡ nhau - nhân đây, nhằm để đặc biệt tặng riêng đến anh Tiên Tư Rè và bạn Victor TVL cùng tất cả qúi chiến hữu A.20XP 1 câu truyện ngắn của Trường Giang NTC đã ghi lại được lần chót gặp anh Tiên Tư Rè và Bùi Đạt Trung tại LT. 4 Phan Đăng Lưu....vào năm 1987. Đã cách nay đúng 23 năm:


 Đúng vào lúc khi tôi vừa mới mở hộp thư ra đọc được những dòng thư của người em tinh thần kết nghĩa trên con đường viễn xứ đấu tranh, thì bên ngoài trời cũng vừa bắt đầu đổ ập cơn mưa đầu mùa hạ xuống,  nó đã thật vô tình lôi tôi trở về với quá khứ xa xưa nữa........ dù thật ra tôi đang cố muốn vùi quên, muốn vùi quên đi tất cả vào dĩ vãng....! Nhưng giờ đây khổ thay, làm sao tôi có thể quên được  khi đọc đến những dòng chữ này:     ".....Lạ thật đó anh, thế giới nầy thật là nhỏ. Nhà của anh ở đường Lam Sơn bây giờ là khách sạn Lam Sơn. Trước "giải phóng" em nhớ không lầm là tại đường Lam Sơn có ông bác sĩ Lâm Văn Thạch.  Ông ấy ở xéo đầu ngõ nhà anh. Đầu đường Lam Sơn có ông bác sĩ Nguyễn Ngọc Nhuận nữa.  Cách con hẻm nhà anh là nhà của ông Phúc. Ở trước nhà ông ấy hình như có trồng 3 cây dừa thì phải?  Trường Đạt Đức nằm bên kia đường Lam Sơn. Ái cha, còn nhiều nữa anh có muốn biết không?  Em đã sống suốt 26 năm ở nơi ấy cho đến ngày em vượt biên đi Mỹ.  Em ở tuốt phía trong nên chỉ biết rất ít về những người ở Lam Sơn. Có lẻ hỏi lần ra thì mới nhớ.  Vì lúc đó em còn quá nhỏ nên không biết nhiều.  Sau giải phóng nhà anh bị tịch thu giao lại cho ông chủ tịch phường nào đó thì phải. Thì ra là ở VN anh và em không cách xa nhau là mấy....!!"      

9.8.10

KHÓC ANH NGUYỄN HỮU NGHỀ



Nhận  được tin anh vừa nằm xuống
Nghe lòng tê dại nhói cơn đau
Kỷ niệm xưa vụt về trí tưởng
Của một thời khốn khố cùng nhau

A.20 toàn quỉ khát máu
Chốn đọa đày còn nhớ rõ anh
Dù chúng có cố tình lấp dấu
Cũng không bịt miệng được dân lành

Thương anh năm tháng nào nhẫn nhục
Cùng bạn bè dãi nắng dầm sương
Đã chia nhau từng muỗng mắm đục
Đến lát khoai đói lả đoạn trường

Anh lặng lẽ bên tình chiến hữu
Không một lần phản bội quay lưng
Như lũ thú nô hèn ngọ sửu
Vì tham sống phải vẫy đuôi mừng

Nghĩa khí đó vô vàn trân quí
Để hôm nay bè bạn khóc anh
Chồng oán hận lên bầy ác quỉ
Đã cướp đi bao tuổi mộng xanh

Chừ anh đã nghìn thu an giấc
Trả áo bào lại nợ núi sông
Có nghe chăng đây ngàn tiếng nấc
Chúng tôi còn thương tiếc trong lòng

Anh Nguyễn Hữu Nghề ngủ yên nhé
Xin đừng quên phù hộ chúng tôi
Phải tìm ra ẩn số Đất Mẹ
Để Quê Hương mới được phục hồi

Ngàn năm ôi thôi đành vĩnh biệt
Thay súng chào bằng những vần thơ
Kính cẩn phân ưu cùng thân thiết
Để tiễn anh về cõi xa mờ

Ngủ yên nha anh – ngủ đi anh !
Ngủ đi anh ! Vâng, ngủ đi anh !


Trường Giang – Nguyễn Tú Cường
8/8/2010 


Bài viết của Võ Sư Lê Sáng


Võ sư Lê Sáng


ÐƯA VÕ ÐẠO VÀO HỌC ÐƯỜNG


Vấn đề đưa võ đạo vào học đường được coi như một vấn đề mới lạ, đối với sinh hoạt học đường.

Sự cảm nhận tiên khởi này, chính là do thói quen thành kiến lâu đời của chúng ta: Văn, Võ phải biệt lập, và được coi như là hai ngành sinh hoạt khác nhau. Tỉ dụ như thời Nguyễn, những khoa thi Võ Tiến Sĩ không có điều kiện ràng buộc nào cho các thí sinh vể điểm có biết chử hay không; cũng như những khoa thi trường (thi Hương, thi Hội, thi Ðình) đều không có ràng buộc nào cho các thí sinh về điểm có biết võ hay không. Ngoại trừ thời Trần và thời Lê. Thời Trần, sự cưỡng bách võ học được áp dụng chung cho cả công chúa, phi tần và văn quan, và thời Lê áp dụng chung cho các chức quan cai trị cả văn lẫn võ từ tứ phẩm trở xuống phải học thi Minh Kinh Khoa gồm cả kinh sử và võ thuật.
Như vậy, vấn đề đưa võ đạo vào học đường, nếu có mới lạ, chỉ là do thói quen và thành kiến từ thời hậu Nguyễn đến nay, chớ không phải là thói quen lâu đời suốt trong mọi thời của Việt Sử.
VIỆT VÕ ÐẠO VÀ TIỀN VIỆT VÕ ÐẠO


7.8.10

Nguyễn Tú Cường



Kính Chào Quí Anh Em Cựu Tù A.20 Xuân Phước,

Vừa mới nhận biết từ anh Nguyễn Đại Thuật bên Pháp cho hay là đã có 1 trang blog của Thung Lũng Tử Thần Xuân Phước - Nên, Trường Giang Nguyễn Tú Cường, vội xin mạn phép được vào để có lời kính chào đến tất cả quí niên trưởng, và tất cả quí chiến hữu đồng cảnh, đã có 1 thời mang đầy những dấu tích kỷ niệm sống và chết cho bản bi hùng ca mất nước ngày ấy của chúng ta - bằng 1 bài thơ mà Trường Giang Nguyễn Tú Cường đã vẫn còn  trăn trở thao thức hơn 19 năm qua, để kính tặng đến tất cả qúi anh em A.20 Xuân Phước, và coi như  là 1 thủ tục để ra mắt chào lại sân chơi kỷ niệm với quí anh em chiến hữu bằng tất cả tấm lòng trân quí nhất của Nguyễn Tú Cường hôm nay:

 
TA ĐI
 
Ta đi xách nặng hành trang quá!
Mang cả một đời nợ nước non.
Công cha nghiã mẹ chưa đền trả.
Ơn thầy, bạn cũ cũng không còn,
 
Ta đi ôm hết mảng hờn tủi
Của cả đất trời thuở rụng rơi,
Để mong khép lại ngàn tăm tối,
Dẫu biết tim mình chẳng hề vui.
 
Ta đi vuốt mặt thẹn thùng lắm,
Thanh kiếm gãy còn dấu đem theo,
Lửa thù còn cháy mầu đỏ thắm,
Miệng cố héo cười với sói beo !
 
Ta đi vội vã như chạy trốn
Một cuộc cờ chơi lắm lọc lừa
Biết bao xương máu vào hao tổn
Gồm đứa thắng cười lẫn kẻ thua.
 
Ta đi chẳng biết về đâu nữa.
Phó mặc theo dòng đời viễn du
Sót sa thương mẹ hiền tựa cửa
Đếm hết lá vàng rụng cuối thu.
 
Ta đi tựa cánh buồm gặp gió,
Căng phồng trái mộng thật tròn no,
Mà nghe kỷ niệm từng ngọn cỏ,
Ướt sũng sương rơi chẳng hẹn hò.
 
Ta đi bỏ lại thời niên thiếu,
Vô vàn công đức biển thương yêu,
Nào đâu cả dám đành bất hiếu !
Dẫu bố mẹ chừ đã tịch liêu,
 
Ta đi có hứa cùng bè bạn,
Nhất định quay về một sớm mai,
Khó nguy đến mấy tầng ngao ngán
Cũng phải ra tay lật ván bài.
 
Ta đi viết lại giòng sử mới
Hát bản trường ca Tổ Quốc ơi !
Biên cương ngả bóng hoàng hôn đợi
Vó ngựa chập chùng nhớ trăng soi.
 
Ta đi lặng lẽ tìm hào kiệt.
Để biết  vàng thau, ở thị trường
Gian nan thử lửa đều rõ nét !
Thật, giả, đâu cần đến huy chương!
 
Ta đi gặp gỡ người với thú !
Lẫn lộn trắng đen giữa bạn, thù.
Nhờ đêm mới thấy ngàn tinh tú !
Thắp sáng niềm tin khỏi mộng du! 
 
Ta đi chất nghẹn bầu tâm sự
Chẳng có rượu đào lúc tiễn đưa
Vẫn  say khướt mướt đầy tình tự !
Khiến những vần thơ chan chứa mưa !
 
Ta đi mới đó mà thoáng chốc !
Râu bạc phong trần, kiếp lênh đênh !
Dọc ngang bương trải từng ngõ hốc.
Mười chín  năm thật quá vô tình !
 
Ta đi gánh nặng tình sông nước !
Nên chẳng khát thèm những lợi danh,
Hồn thiêng có thấu thì soi bước:
Dẫn lối cho mưu đại nghĩa thành.
 
Ta đi khập khễnh, sầu vô tận,
Nếm đủ vị mùi chốn phù vân,
Vẫn chưa đo hết cơn địa chấn
Mấy độ rung rinh thế cuộc vần?
 
Ta đi - đi mãi thành lạc lõng,
Chẳng thấy đồng hành ở cuối sông,
Vẫy tay chỉ dấu cùng chung bóng
Nối gót cha ông gõ trống đồng!
 
Ta đi giữa chợ đời nô lệ,
Tìm chuộc lại người em gái quê,
Chẳng hay ai bán tàn nhẫn thế ?
Thượng Đế giả vờ ngủ, chán ghê !
 
Ta đi rảo hết vào tứ hướng
Tận sức vá hàn vết đau thương.
Để xem nhân thế còn lý tưởng.
Ai muốn quay về cứu quê hương?
 
Ta đi gõ cửa từng chiến hữu,
Ước vọng một lần bước chung đôi
Khát khao cạn cốc bầu thi tửu
Bởi lẽ thương thay một kiếp người.
 
Ta đi hẹn nữa, ngày mai sáng,
Mai sáng chớ ngồi hứng hoa rơi !
Mặc cho cơn sốt đời mê sảng !
Tổ Quốc đâu rồi, Tổ Quốc ơi !??!
 
Trường Giang - Nguyễn Tú Cường



Bảy Tuấn Kiệt Oai Hùng


A20 Nguyễn Tú Cường

Kính Chào Quí Anh Em Cựu Tù A.20 Xuân Phước

Xin vô vàn đa tạ những tình cảm thân thương của quí niên trưởng và anh em A.20 XP đã vẫn còn ưu ái dành cho Nguyễn Tú Cường hôm nay khi vửa mới bước vào diễn đàn. Bấy nhiêu đó cũng đủ làm cho Tú Cường quên đi nhiều những nỗi thăng trầm cay đắng, để mà tiếp tục cuộc hành trình hướng về Quê Mẹ với vô vàn gian khó ….!!!
Ước gì ngay bay giờ Tú Cường được ôm cây đàn để tâm tình hết với tất cả quí anh em A.20 XP bằng một ca khúc mang đầy sĩ khí của 7 tay súng oai hùng rằng:


Bảy Tuấn Kiệt Oai Hùng

 Nhạc và lời Trường Giang
(Marietta, GA. Sáng Thứ Bảy 01-07-06)

* Để  tưởng nhớ những người bạn tù ở lại trên đồi Củng Sơn
 Huyện Đồng Xuân - Xã Xuân Phưóc - Tỉnh Phú Khánh VN!
Và cũng để riêng tặng người bạn Đại Úy Mũ Đỏ Lê Thái Chân còn sống trên bến bờ Tự Do !

(Techno 2/4 – A - )

Chập chùng (A) rừng Đồng Xuân (F#m) âm u (A)
Khét tiếng kiên giam (A) là những dấu vết (F#m) trại tù (A)
Vừa vào (F#m) một buổi sáng (A) mùa Thu (E7)
Có Bảy Tuấn Kiệt vượt ngục tù (E7) Cướp súng bắn lại bầy dã thú (A)
Khiến bọn cai tù (F#m) hãi hùng gào rống (E7) lên tru

Bàng hoàng (A) lòng thầm vui (F#m) bên nhau (A)
Khoé mắt lung linh (A) tựa những ánh thép (F#m) nhiệm mầu (A)
Ngày ngày (F#m) nhìn từng bóng (A) nhạn câu (E7)
Kính phục tuấn kiệt chẳng chịu hàng đầu (E7) Bất khuất đứng dậy diệt loài thảo khấu (A)
Bứt bẻ gông xiềng (F#m) lẫy lừng truyền thống (E7) mai sau! (A)

Nay (D) bến bờ Tự Do (A) - vẫn chưa quên lời đã hẹn hò: (F#m)
Dù kiếm gãy (E7) còn đó - Nhưng (D) chí cả (E7) vẫn chờ gió to! (A)
Núi Củng Sơn dễ gì mòn (F#m)  Ngàn năm tuấn mã (E7) mãi còn sắt son! (A)

Nguyễn Tú Cường 2007


*****oooooo*****

 Hiện giờ rừng Đồng Xuân hoang vu
Cố xóa tên xưa là những dấu vết ngục tù
Nào ngờ chuyện buổi sáng mùa Thu
Có Bảy Tuấn Kiệt vượt ngục tù Cướp súng bắn lại loài dã thú
Đã làm giặc thù sững sờ nhận thức ra  ngu!

Chập chùng rừng Đồng Xuân âm u
Khét tiếng kiên giam là những dấu vết trại tù
Vừa vào một buổi sáng mùa Thu
Có Bảy Tuấn Kiệt vượt ngục tù Cướp súng bắn lại bầy dã thú
Khiến bọn cai tù hãi hùng gào rống lên tru

Bàng hoàng lòng thầm vui bên nhau
Khoé mắt lung linh tựa những ánh thép nhiệm mầu
Ngày ngày nhìn từng bóng nhạn câu
Kính phục tuấn kiệt chẳng chịu hàng đầu Bất khuất đứng dậy diệt loài thảo khấu
Bứt bẻ gông xiềng lẫy lừng truyền thống mai sau!

Nay bến bờ Tự Do - vẫn chưa quên lời đã hẹn hò:
Dù kiếm gãy còn đó - Nhưng chí cả vẫn chờ gió to!
Núi Củng Sơn dễ gì mòn. Ngàn năm tuấn mã mãi còn sắt son!

 Hiện giờ rừng Đồng Xuân hoang vu
Cố xóa tên xưa là những dấu vết ngục tù
Nào ngờ chuyện buổi sáng mùa Thu
Có Bảy Tuấn Kiệt vượt ngục tù Cướp súng bắn lại loài dã thú
Đã làm giặc thù sững sờ nhận thức ra  ngu!

A20 Nguyễn Tú Cường




6.8.10

Huế trong tranh Dương Phước Luyến



Bình phong Long Mã*
màu hoàng thổ
trường cũ bóng chiều nhịp thở trong tranh
thu phai sắc Huế vàng Ấn tượng
vàng một Vương Triều
nhạc ngựa phiêu diêu
màu nước kiêu sa nắng vàng thuở ấy
góc Khiêm Lăng nét cọ phôi pha
màu nắng chiều xưa
tảng màu tương phản
mắt Huế diệu kỳ**
ẩn một trời giông
những trái ngô đồng một thời trẻ dại
những tượng đài nâu màu lịch sử u sầu
ngược giòng cố thổ đêm trăng núi
Em với trăng đầy một bến sông
trong tranh chuyển một thời luân lạc
Em ngắm đời trôi Phượng Hoàng thành
Hạc vàng đổi sắc
trăng Công Chúa
nàng về trong tranh
người Họa Sĩ lưu vong
hôm kia khoát nước lên cầu cũ
ướt vạt áo dài lạnh nhũ hoa
thức trắng tìm Em mờ biển phố
gió Kỳ Đài áo lụa ai bay
gió bay làm nón che nghiêng mắt
Trời vào Thu Phượng ngủ trong tranh
tiêu điều sông lạnh xanh bờ vắng
giọt lệ vàng khô lem hạt màu
những ai giày mỏi chưa về kịp
vọng tiếng đàn
Nhị-Nguyệt hương trầm
khúc Trường Lưu Thuỷ
khúc Trăng Oán
rớt xuống gam màu hạt Luyến sương

Cái Trọng Ty


*** tên một bức họa của DPL