21.8.10

Luận bàn về "sống" như thế nào



Võ Sư Chưởng Môn LÊ SÁNG
 

Cuộc sống có nhiều cách. Ở đây trong phạm vi võ thuật và võ đạo, chúng ta tạm phân ra 2 cách sống:

- Sống yêu cuộc sống.
- Sống bám viú lấy cuộc sống.

Sống yêu cuộc sống là sống với tất cả lòng nhiệt thành, hăng say, ưa hoạt động của con người muốn sống cho ra sống, muốn hưởng được hương vi và ý nghĩa của cuộc sống, tức những con người muốn sống thỏa hiệp với mọi người, cùng với mọi người làm việc, đấu tranh và xây dựng, luôn luôn hướng về đích sống cao đẹp: phục vụ con người.



Sống bám víu lấy cuộc sống là sống với tâm trạng của kẻ "Sinh bất phùng thời". Bất mãn với cuộc sống mà không cách nào vượt thoát ra ngoài cuộc sống được. Do đó, họ tự tạo ra những nhu cầu giả tạo, rồi tự dối mình, chạy theo ảo ảnh, làm nô lệ cho lòng tham dục của họ. Họ lạc lỏng, bơ vơ trong cuộc sống. Họ chán sống mà cũng không dám chết. Họ ngụp lội trong lầy lụa, trong khổ đau mà vẫn bám lấy cuộc sống.

Vậy muốn sống yêu cuộc sống, trước hết chúng ta phải tu tâm, rèn thể, phải làm cho mình trở nên con người hưũ dụng, phải luôn quan tâm hành vi, tư tưởng hằng ngày của mình, phải tìm hiểu và suy nghĩ về ý nghĩa cuộc sống và cái giá trị đích thực của con người trong cuộc sống.

Muốn thực hiện mộng ước "vá trời lấp biển", điều kiện tiên quyết là phải "Sống khỏe", vì "Khỏe" là điều kiện tiên quyết của con người yêu đời sống. Khỏe cả thể xác lẫn tinh thần.

"có ba điều đạt tới hạnh phúc : thân thể khoẻ mạnh, tinh thần thoải maí và trái tim trong sạch"
A.DUMAS

I/ Về thể xác, chúng ta có 3 nguyên tắc tăng cường sức khỏe. Đó là:
1. Điều độ.
2. Chuyên cần luyện tập võ thuật.
3. Bền bỉ chiụ đựng mọi thử thách.

1.Tại sao cần sống điều độ?

Cần phải sống điều độ, vì những thói quen đam mê vật chất xung quanh luôn luôn quyến rũ, quấy phá chúng ta. Tuổi của chúng ta còn trẻ, chúng ta còn nhiều ham muốn, nhiều ước vọng, nhưng muốn xứng đáng là những con người theo đuổi mục đích võ đạo, chúng ta phải ước thúc, kiềm tỏa được chúng để mà sống điều độ. Chúng ta phải gìn giữ sức khỏe ngay từ khi khí huyết còn phương cương, gân cốt vững mạnh, sinh lực vẫn còn dồi dào. Vì ham muốn thì vô cùng mà sức khỏe thì có hạn. Chúng ta làm sao nuông chiều được chúng? Sống không tiết độ, tới khi thân thể suy nhược, bệnh tật nảy sinh dẫu chúng ta có đau buồn, hối hận cũng đã muộn, không ai có thể giúp đỡ chúng ta được.

Hơn nữa, nếp sống của chúng ta có điều độ, chúng ta mới có hi vọng phát triển được những phần tốt
 và trừ bỏ được những phần xấu trong người chúng ta. Làm sao chúng ta làm được việc gì, dù là nhỏ mọn tầm thường, khi chúng ta chỉ là tù binh của những thói hư tật xấu, khi sức khỏe của chúng quá suy nhược. Thiếu sức khỏe, ngay cả bản thân chúng ta cũng không thể bảo vệ nổi, còn nói chi tới lẻ phải công bằng. Sống không tiết độ, chắc chắn tương lai sẽ không nằm trong tay chúng ta nữa. Chúng ta chỉ còn là kẻ sống bám víu lấy cuộc sống.

2. Tại sao phải chuyên cần luyện tập võ thuật ?

Vì tuổi trẻ tràn đầy sinh lực, nêú chúng ta không trút nguồn sinh lực đóø vào sự chuyên cần tập luyện thì sẽ phung phí vào những cuộc ăn chơi, sa đọa. Tuổi là tuổi hoạt động với nhiều nhiệt hứng đam mê, nếu không rèn tập những tính tốt sẽ sa vào những tật xấu. Đó là lẽ tất nhiên . ngoài ra, võ thuật vốn là tinh hoa cao nhất của việc luyện thể . đến với võ thuật, chúng ta mơí cảm thâý sức khoẻ là cần . sống không tiết độ làm sao chúng ta có thể theo đuổi việc luyện tập được? Sự chuyên cần luyện tập võ thuật sẽ đuôỉ ra cơ thể chúng ta mọi ý nghĩ hắc ám và mang lại cho chúng ta sức khoẻ dồi dào, thân thể tráng kiện, đủ sức đương đâù với mọi khó khăn, nguy hiểm .

3. Tại sao cần bền bỉ chịu đựng mọi thử thách, khó khăn?

+ Vì sự luyện tập mỗi ngaỳ một đòi hỏi thêm nhiều cố gắng , nhẫn nại.võ thuật càng cao bao nhiêu càng cần tới võ công bâý nhiêu.
+  Chuyên cần luyện tập để trở thành người gioỉ võ, đạt tơí mức cao đẳng của võ thuật trong 1 thời gian hạn định chưa phải là đêù thực khó (nhiêù ngươì có thể làm nỗi) nhưng liên tục trong đời sống , lúc naò cũng bảo trì được mức cao đẳng cuả võ thuật , lúc nào cũng bền bỉ chịu đựng mọi thử thách , không nản chí đó mới là điều thực khó (không phaỉ ai cũng là được)
chúng ta đã từng thâý những võ sĩ lừng danh 1 thời nhưng sau đó chẳng bao lâu đã bị mai một . vì khi đang khỏe họ không biết quí sức khỏe chỉ tới lúc sức lực tiêu hao thì mới hiêủ ra và quan tâm , lo sợ thì đã trễ.
+ Khi vào đời, chúng ta càng cần tới sức chịu đựng bền bỉ vì không phải lúc nào chúng ta cũng giải quyết sự việc bằng võ thuật .con nhà võ không được huênh hoang cho người ta biết là mình có võ . Do đó việt võ đạo sinh phaỉ luôn kiên trì, nhẫn nhịn . biết lúc đáng tiến thì dũng cãm tiến lên , lúc đáng lui thì khiêm tốn lùi bước .
Về tinh thần cũng có 4 cách :

1. biết vui với cảnh ngộ
2. biết tự lượng sức mình
3. biết hướng theo lý tưởng
4. biết chấp nhận thực tế

1/thế nào là biết vui với cảnh ngộ:

Biết vui vơí cảnh ngộ là dâù gặp trường hợp nào , cảnh ngộ nào chúng ta cũng thản nhiên vui vẻ tiếp nhận . Có nghĩa là chúng ta chấp nhận với tinh thần chủ động, quyền biến, tháo vát , biết không tránh được thì vui vẻ chấp nhận, hăng hái làm việc để cảm hoá , vượt thắng cảnh ngộ sau này. Chúng ta luôn luôn giữ thái độ không bất mãn và chẳng bao giờ tự mãn
Ví dụ : là một học sinh ngheò nhà rách nát , nằm trong xóm nghèo , xa trường học phải đi bộ đến trường để học,thiếu thốn đủ mọi bề . trong khi bạn học khác giàu sang , được xe hơi đưa rướt , đâỳ đủ mọi thứ , muốn gì được nâý . so sánh sự chênh lệch giữ giàu và ngheò quá lớn , cuộc sống bất công bằng. So sánh sự khác biệt quá xa chúng ta sẽ bất mãn , chán nản , không muốn học thì có thể thay đổi được gì không ? có làm cho cuộc sống cuả mình tốt hơn không ? may ra chỉ có cách học nghề hay đi làm kiếm tiền nhưng chắc chắn cuộc sống sẽ không khá hơn .còn nêú tiếp tục theo học mà không vui thì cũng chán nản , học không tiến bộ , không tiến lên được . nếu biết vui với cảnh ngộ , chấp nhận nó và không màn đến nó thì chúng ta học mỗi ngày một tiến bộ , sau này sẽ có tương lai tươi sáng hơn .

2/  Thế nào là biết tự lượng sức mình ?

Biết tư lượng sức mình là thẳng thắn nhìn đúng tài năng đích thực của mình . chỉ nhận lãnh những gì mà chúng ta gắn sức có thể làm nỗi chứ không nên ham muốn những cái đẹp , cái hay .ôm đồm những công việc vượt quá sức lực hoặc sư hiêủ biết của mình , chúng ta sẽ phải nương tựacầu cạnh, thuần phục người khác để được họ giúp đỡ . chính thái độ đó mở đường cho tinh thần cầu cạnh, ỷ lại . sao bằng chúng ta chăm lo trau dồi và phát huy những gì chúng ta sẵn có như vâỵ là chúng ta tự biết lượng sức mình .

Caí giá trị đích thực cuả con người đâu phải ở chỗ nhận những trọng trách và chiếm được điạ vị cao quý trong xã hội . mà ở chỗ làm tròn được nhiệm vụ khi nhận lãnh và từ cái đia vị đó chúng ta đã làm được những gì lơị ích cho quốc gia , cho xã hôị. Đời sống chúng ta chỉ vinh dự và ung dung tự tại khi chúng ta biết đặt caí giá trị thực sự cuả con người vào sự thực hiện đến mức toàn thiện những gì chúng ta đang có.

Trong đời sống không có caí toàn thiện nào là cao hơn cái toàn thiện nào . chỉ có cái toàn thiện với cái không toàn thiện .đã là toàn thiện thì cùng giá trị như nhau


3/ Thế nào là biết sống theo lý tưởng ?

Đã sống thì phaỉ có vui, có buồn, có thành công, có thất bại, có hưởng thụ, có hy sinh. Muốn giữ được thăng bằng khi vui cũng như khi buồn, khi thành công cũng như khi thất bại, khi hưởng thụ cũng như hy sinh, chúng ta phaỉ biết hướng theo lý tưởng , lý tưởng là nguồn lửa thiên lôi cuốn chúng ta vào cuộc sống đấu tranh và hăng say làm việc . chúng ta phải luôn luôn tìm nguồn “sống khoẻ”. Khỏe cả thể xác lẫn tinh thần. Đó là chúng ta biết hướng theo lý tưởng, biết tạo cho mình nguồn hứng thú vô biên trong cuộc sống
“Chúng ta nhìn rõ con đường sẽ đi, phải đi bình thản liên tục không dừng bước”

4/ Thế nào là biết chấp nhận thực tế?

chấp nhận thực tế là nhìn nhận những sự việc xảy ra một cách thực tế , không mơ hồ, giả tạo cho dù sự việc đó làm ảnh hưởng xâú đến bản thân . không có bất cứ caí gì trên đời là nhất cả . vì vậy tuyệt đối không cho rằng một cái gì đó của mình hoặc cũa ai đó là tốt nhất. Chúng ta muốn khắc phục được cái tốt thì đều đầu tiên là chúng ta phải chấp nhận nó . nếu không sẽ trở thành người sống trong sự dối trá với bản thân và với người khác . chúng ta sẽ không bao giờ tiến lên được nêú không chấp nhận thực tế . không phụ thuộc vào một cái gì đó mơ hồ , giả tạo, phi khoa học, ví dụ như mê tín di đoan , tín ngưỡng tôn giáo,… những caí đó đã từng làm cho con người phải suy vong , loài người đã mất đi nhiều thời gian , tiền bạc , danh dự , sức khỏe , thậm chí cả mạng sống cuả hàng triệu con người . do chúng ta quá tin tưởng vào thần thánh hoang tưởng làm cho con người trở nên ngu đần sa vào lạc lối , sai lầm .

vd : xung đột tôn giáo, những tập tục lạc hâụ : tế thần = mạng sống con người ,….

Tóm lại, có hai cách sống cần tìm hiêủ :
+ sống yêu cuộc sống
+ sống bám víu lấy cuộc sống

Có ba nguyên tắc gia tăng sức khoẻ thể xác
1. điều độ
2. chuyên cần tập luyện võ thuật
3. bền bỉ chịu đựng mọi thử thách

Có 4 nguyên tắc gia tăng sức khoẻ tinh thần
1. biết vui với cảnh ngộ
2. biết tự lượng sức mình
3. biết hướng theo lý tưởng
4. biết chấp nhận thực tế

“Một thân thể không đau, một tinh thần không loạn,đó là chân hạnh phúc của con người . được bấy nhiêu thôi thì được gì nữa cũng là thừa, mà thiếu một trong hai đều âý thì có được gì đi nữa cũng bằng thiếu.

Võ sư Lê Sáng


(Nguồn:  
www.Vovinamus.com)



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét