25.12.10

Bài diễn văn của A20 Lê Hoàng Ân




 A20 Lê Hoàng Ân

Quán lá xin mời đọc, bài nói chuyện của A20 Lê Hoàng Ân tại Viet-Nam Center and Archives thuộc Trường Đại-Học Kỹ-Thuật Lubbock, TX (Texas Tech. University), nhân dịp buổi lễ khai-mạc cuộc triển-lãm và lưu-trữ hồ-sơ của Hội Gia-Đình những cựu Tù-Nhân Chính-Trị do bà Khúc-Minh-Thơ làm Chủ-Tịch vào ngày 28 tháng Năm năm 2008 .

  
Ladies and Gentlemen,
I am very fortunate to have this opportunity to speak with you today. 
When I was a child, my parents always taught me the meaning of the word “Freedom”. In 1954, when I was 12 and-a-half years old, my family left Hanoi in North Viet-Nam to resettle in Saigon, South Viet-Nam in search of this “Freedom”. Once again, in July 1992, my family and I left Saigon for Austin, Texas in search of this “Freedom”.  We are living and enjoying this concept of “Freedom” here in the United States of America.  I hope my family will never have to relocate again to enjoy “Freedom”. 
I was and am my parents’ only son.  This exempted me from the draft, but I could not bear to sit still and witness my country being invaded by communist forces. I decided to join the Armed Forces of the Republic of Viet-Nam to protect my country and my family from Communist rules. After 9 plus years of service, I earned the rank of Captain.  From 1970 to 1975, I served as the Liaison Officer to the President of the Republic of Viet-Nam.
I was working in the Presidential Palace when Saigon fell.  You may have seen the video footage of communist tanks rolling over the gates of the palace.  I saw those tanks approaching from inside the palace.  I left the Palace at that moment by jumping the back wall.  I went home to meet my two brothers-in-law.  We discussed how we, as soldiers, were to go into the jungle join the comrades-in-arms and continue the fight against the Communists. 
After several days of looking we did not find anyone else, we tried to flee by boat, but to no avail, so we snuck back home.  We thought maybe we were just not in the right places and that was the reason we did not meet up with any other soldiers.

A few weeks after we made it home, the Communists came to our homes and arrested us for the crime of “serving our country” for that they called us “traitors”.  We did not surrender and we did not voluntarily report to the communists to accept our spot in their so-called “Re-Education” camps.
They locked me up in seven different hard labor camps. I spent over six years (or exactly 2296 days and 12 hours) in those horrible camps, where they tried to brainwash us.  I never surrendered. 
I spent one year in solitary confinement for speaking up against Communist doctrines. My captors said that I would be released if I accepted communism and became a good citizen of the communist regime.  I refused, so in addition to spending one year in the solitary cell, I spent almost three years in a special punishment camp in Central Viet-Nam.
One of my two brothers-in-law died in a camp much like mine.  The other survived over thirteen years in different re-education camps in North Viet Nam.  We were moved every six months to a year because they were afraid that if left in one place we would make friends with one another and tried to revolt against them or to escape from the camps to fight them.
I was released from these “re-education” camps in November 1981.  After several years of waiting, in 1984 I submitted all the required paperwork to come to the United States of America as a political prisoner. The lengthy application process kept me in Viet-Nam until July 1992.  Thanks to the work of Vietnamese activists like Mrs. Khuc-Minh-Tho, who joins us today, my years in prison allowed me and my family to immigrate to the United States of America.
My wife and our younger son arrived in Austin, TX in July 1992.   During a meeting of former Vietnamese soldiers who gathered under the name of the Vietnamese Veterans Association in Austin, I saw our beloved yellow background and three red stripes flag for the first time in 17 years.  I could not stop myself from crying. Tears of joy, of course, because I could see it again, and honor it again. Bitter tears, too, because this Flag no longer flew over the Vietnamese air, land and seas.  However, today, it still flies all over the free world. This beautiful yellow with three red stripes Flag represents the courage, the loyalty and the strength of the men and women of the Republic of Viet Nam. This Flag belongs to a land that used to be free.  Today it joins me in this nation, a nation that created the ideas of true freedom and true democracy for its citizens.
I want to show my gratitude to the people of the United States of America for accepting me and my family, as well as millions of my fellow-countrymen and women. This beautiful and great country has given us a second chance to live in freedom and democracy.
Today, my youngest grandson is 8 months old, and he is an American National of Vietnamese descent. I want to teach my children and grandchildren the values of life.  I want them to know how to deal with hardship, obtain a good education, and above all, live with good virtues.  I believe in his future, like the future of the millions of other young American children of Vietnamese descent. Their future is full of opportunities and hope. I look at him and I understand why I risked my life to fight for his freedom.
I was released from these “re-education” camps in November 1981.  After several years of waiting, in 1984 I submitted all the required paperwork to come to the United States of America as a political prisoner. The lengthy application process kept me in Viet-Nam until July 1992.  Thanks to the work of Vietnamese activists like Mrs. Khuc-Minh-Tho, who joins us today, my years in prison allowed me and my family to immigrate to the United States of America.
My wife and our younger son arrived in Austin, TX in July 1992.   During a meeting of former Vietnamese soldiers who gathered under the name of the Vietnamese Veterans Association in Austin, I saw our beloved yellow background and three red stripes flag for the first time in 17 years.  I could not stop myself from crying. Tears of joy, of course, because I could see it again, and honor it again. Bitter tears, too, because this Flag no longer flew over the Vietnamese air, land and seas.  However, today, it still flies all over the free world. This beautiful yellow with three red stripes Flag represents the courage, the loyalty and the strength of the men and women of the Republic of Viet Nam. This Flag belongs to a land that used to be free.  Today it joins me in this nation, a nation that created the ideas of true freedom and true democracy for its citizens.
I want to show my gratitude to the people of the United States of America for accepting me and my family, as well as millions of my fellow-countrymen and women. This beautiful and great country has given us a second chance to live in freedom and democracy.
Today, my youngest grandson is 8 months old, and he is an American National of Vietnamese descent. I want to teach my children and grandchildren the values of life.  I want them to know how to deal with hardship, obtain a good education, and above all, live with good virtues.  I believe in his future, like the future of the millions of other young American children of Vietnamese descent. Their future is full of opportunities and hope. I look at him and I understand why I risked my life to fight for his freedom.

 My days of fighting Communism with a gun are over. Today I fight it with my pen. A well known American proverb says that “the pen is mightier than the sword”. And with this pen I will share with my children and grand-children the rich and honorable history of their ancestors; the people who were known as citizens of the Republic of Viet-Nam. I will share with them the beautiful language, rich culture and the honored traditions of a great people. 

My friends and I at the Vietnamese American Heritage Foundation share this mission. I am the director of the S.H.A.R.E. program, which tells the American students the real and true history of Viet Nam, not the one created by the Vietnamese Communists.

Each April, 30th, I feel a certain sadness, though. I lost my country that day. I lost my brother-in-law and several relatives and friends on that day and the days afterwards. I cannot forget April 30th. I cannot forget the ultimate sacrifice of their lives made by 58,195 Americans and over 270,000 Vietnamese soldiers, plus over 600,000 Vietnamese disabled veterans. They died or they made sacrifice of parts of their bodies so we could live under freedom. I can forgive but not forget.
My family became American citizens in 1998, and we were proud of being Americans.

To my Vietnamese American friends who came to this country in 1975, thank you for paving the way to freedom and democracy and not forgetting those of us who were left behind.

To my Vietnamese American friends who risked their lives at sea, from 1976 to 1990, to reach freedom, you are the largest and most successful and most admired group.

To my friends, who came under the Humanitarian Operation Program, our years spent serving our country and our years of detention in the Communist prison camps are the price we paid for our families’ freedom. I never regret those lost years, because I was a living witness of what Communism really is.

To my American friends who had welcomed us in this country during all those 33 years, thank you.

To all the 58,195 American servicemen who died in Viet-Nam, and to over 270,000 Vietnamese servicemen who died for our cause, my prayers are always with you. 

To all American and Vietnamese Veterans, thank you for joining me in our fight for freedom.
And to my Texan friends, I was not born in Texas, but I got here as fast as I could.

Thank you.”


Bản chuyển ngữ của tác giả:

Kính thưa Quý Vị,

Hôm nay, tôi thật vui mừng có dịp được thưa chuyện cùng quý vị.

Ngay từ khi tôi còn nhỏ, cha mẹ tôi đã luôn luôn dạy cho tôi ý nghĩa của hai chữ “Tự Do”. Năm 1954, khi tôi được 12 tuổi rưởi, gia đình tôi rời Hà Nội thuộc miền Bắc Việt Nam để di cư vào Sài Gòn thuộc miền Nam Việt Nam trong công cuộc đi tìm cái nền tảng của hai chữ “Tự Do” đó. Thêm một lần nữa, vào tháng Bảy năm 1992, gia đình tôi và tôi lại rời bỏ Sài Gòn để đến định cư tại Austin, thuộc tiểu bang Texas cũng trong công cuộc đi tìm cái nền tảng của hai chữ “Tự Do” này. Chúng tôi đang sống và thụ hưởng cái khái niệm của hai chữ “Tự Do” ở đây, ngay tại Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ này. Tôi cầu mong gia đình tôi không bao giờ phải tái định cư thêm một lần nữa để mong được thụ hưởng hai chữ “Tự Do” này.

Tôi đã và vẫn là con trai duy nhất của cha mẹ tôi. Điều này làm cho tôi đương nhiên được hưởng quy chế miễn dịch, nhưng tôi không thể nào ngồi im nhìn đất nước tôi bị các lực lượng Cộng Sản xâm chiếm. Tôi quyết định gia nhập hàng ngũ Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà để bảo vệ Tổ Quốc của tôi và gia đình tôi chống lại sự thống trị của quân cộng sản. Sau hơn 9 năm phục vụ, tôi đã mang cấp bậc Đại Uý. Từ 1970 đến 1975, tôi phục vụ Tổ Quốc với tư cách là Sĩ Quan Liên Lạc cho Tổng Thống Việt Nam Cộng Hoà.

Tôi đang làm việc trong văn phòng của tôi tại Phủ Tổng Thống thì Sài Gòn thất thủ. Quý vị có thể đã được coi những đoạn phim thời sự chiếu cảnh những chiếc xe thiết giáp cộng sản vượt qua những cánh cổng của dinh. Tôi nhìn thấy những chiếc xe đó đến gần từ phía bên trong của dinh. Tôi rời bỏ dinh vào lúc đó bằng cách nhẩy qua bức tường phía sau dinh. Tôi trở về nhà và gặp hai người anh vợ của tôi. Chúng tôi bàn tính, với tư cách là quân nhân, là làm thế nào để vào bưng và tiếp tục chiến đấu chống cộng sản cùng với các anh em đồng đội khác.

Qua nhiều ngày tìm tòi, chúng tôi không gặp bất kỳ một ai cả, chúng tôi ra cả ngoài biển để tìm cách ra đi, nhưng cũng không xong, do đó chúng tôi tìm cách lẩn về nhà. Chúng tôi nghĩ là chúng tôi đã tìm không đúng chỗ, do đó đã không gặp được các đồng đội khác.

Sau khi chúng tôi về nhà được vài tuần lễ, tụi cộng sản đến tận nhà và bắt chúng tôi đi với vấn đề là trong khi chúng tôi “phục vụ đất nước” lại là cái mà chúng gọi chúng tôi là “những kẻ phản bội”. Chúng tôi đã không đầu hàng và chúng tôi đã không tự nguyện đi trình diện tụi cộng sản để chấp nhận có chỗ đứng trong cái mà chúng gọi là “trại cải tạo”.

Chúng nhốt tôi qua 7 trại lao động khổ sai khác nhau. Tôi đã trải qua trên 6 năm (chính xác là 2296 ngày và 12 tiếng đồng hồ) trong những trại khủng khiếp đó, nơi mà chúng muốn tẩy não chúng tôi. Tôi chưa hề đầu hàng.

Tôi bị chúng biệt giam một năm trời vì bằng lời nói tôi đã chống đối những chủ thuyết của chúng. Những tên cai tù nói là tôi sẽ được tha nếu tôi chấp nhận chế độ cộng sản để trở thành một công dân tốt thuộc chế độ này. Tôi từ chối, do đó, ngoài một năm biệt giam, tôi còn bị chúng đưa ra một trại trừng giới tại miền Trung Phần Việt Nam trong gần 3 năm.

Một trong hai người anh vợ tôi đã bỏ mạng trong một nhà tù giống như trại nhốt tôi. Anh kia đã sống sót sau trên 13 năm trải qua những “trại cải tạo” ở miền Bắc Việt Nam. Chúng tôi bị di chuyển trại hằng mỗi 6 tháng cho đến 1 năm bởi vì chúng sợ là nếu nhốt lâu tại một chỗ chúng tôi có thể trở thành bạn thân với nhau và sẽ cùng nhau cố nổi loạn chống chúng hoặc trốn trại để đánh lại chúng.

Tôi được thả từ một trong những “trại cải tạo” đó vào tháng 11 năm 1981. Sau nhiều năm chờ đợi, vào năm 1984 tôi đã nộp tất cả những giấy tờ cần thiết để xin sang Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ với tư cách là một tù nhân chính trị.  Thủ tục rườm rà và kéo dài đã giữ tôi tại Việt Nam cho đến tháng 7 năm 1992. Nhờ những sự vận động tích cực của những nhà đấu tranh Việt Nam tại Hoa Kỳ như Bà Khúc Minh Thơ, hôm nay cũng có mặt tại đây, những năm bị cầm tù đã cho phép gia đình tôi và tôi nhập cư vào Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

Nhà tôi và cậu con trai thứ của tôi cùng tôi đến Austin, TX vào tháng Bẩy năm 1992. Tại cuộc họp mặt những cựu quân nhân thuộc Hội Cựu Chiến Sĩ tại Austin, tôi lại được nhìn thấy lá Cờ vàng ba sọc đỏ lần đầu tiên sau hơn 17 năm. Tôi không cầm được nước mắt. Lẽ tất nhiên đó là những giọt lệ vui mừng, bởi vì tôi đã có cơ hội lại nhìn thấy lá Cờ đó, và tiếp tục vinh danh lá Cờ này. Nhưng cũng là những giọt lệ xót thương, bởi vì lá Cờ này không còn được bay trên bầu trời, đất liền và biển cả tại Việt Nam. Tuy nhiên, ngày hôm nay, lá Cờ này vẫn tiếp tục bay trên toàn thế giới tự do. Lá Cờ thân thương nền vàng với ba sọc đỏ tượng trưng cho sự can đảm, sự trung thành và sức mạnh của những người nam cũng như nữ của Tổ Quốc Việt Nam Cộng Hoà. Lá Cờ này thuộc về một Quốc Gia đã từng có Tự Do. Ngày hôm nay, lá Cờ này đã liên kết với tôi trong đất nước này, một đất nước đã từng sáng tạo ra quan điểm của nền Tự Do thực sự và nền Dân Chủ thực sự cho những công dân của nó.

Tôi muốn bầy tỏ lòng biết ơn của tôi đối với dân chúng Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ đã chấp nhận đón tôi và gia đình tôi, cũng như hàng triệu những đồng bào, nam cũng như nữ, của tôi. Đất nước đẹp đẽ và vĩ đại này đã cho chúng tôi một cơ hội thứ hai để sống trong Tự Do và Dân Chủ.

Ngày hôm nay, đứa cháu nội đích tôn của tôi đã tròn tám tháng tuổi. Nó là một công dân Hoa Kỳ gốc Việt. Tôi muốn dậy cho các con và các cháu của tôi hiểu rõ những giá trị của cuộc sống. Tôi muốn chúng biết đương đầu với những khó khăn, có được một nền giáo dục tốt, và trên hết, biết sống với các giá trị đạo đức. Tôi tin tưởng vào tương lai của cháu nội tôi, cũng giống như tương lai của hàng triệu những trẻ em Hoa Kỳ gốc Việt. Tương lai của chúng tràn trề cơ hội và hy vọng. Tôi nhìn đứa cháu nội của tôi và tôi nhận thức được lý do tại sao tôi sẵn sàng hy sinh tính mạng của tôi để tranh đấu cho sự tự do của cháu.

Những ngày đấu tranh với cộng sản bằng súng đạn đã qua rồi. Ngày hôm nay tôi chống cộng sản với ngòi bút của tôi. Một câu ngạn ngữ Hoa Kỳ nổi tiếng nói rằng “ngòi bút mạnh hơn lưỡi kiếm”. Và với ngòi bút của tôi, tôi sẽ chia sẻ với các con, các cháu tôi về lịch sử dồi dào và kiêu hùng của cha ông chúng, những người đã từng mang danh nghĩa là công dân của Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà. Tôi sẽ chia sẻ với chúng cái ngôn ngữ đẹp đẽ, cái nền văn hoá phong phú và những phong tục cổ kính của một dân tộc vĩ đại.

Các bạn của tôi và chính tôi thuộc hội “Bảo tồn văn hoá người Mỹ gốc Việt (the Vietnamese American Heritage Foundation - VAHF)” cùng chia sẻ trách nhiệm này. Tôi là giám đốc chương trình S.H.A.R.E., một chương trình hướng dẫn các sinh viên Hoa Kỳ về lịch sử thực sự và rõ ràng của Việt Nam, chứ không phải cái thứ lịch sử quái thai mà bọn cộng sản Việt Nam đẻ ra.

Mỗi ngày 30 tháng Tư, tôi cảm thấy có một sự buồn bã nào đó. Ngày đó tôi đã mất đất nước của tôi. Tôi đã mất người anh vợ của tôi và bao nhiêu thân nhân và bạn bè vào ngày đó và những ngày kế tiếp. Tôi không thể quên được ngày 30 tháng Tư. Tôi không thể quên được sự hy sinh mạng sống thật cao cả và vô bờ bến của 58,195 quân nhân Hoa Kỳ và trên 270,000 quân nhân Việt Nam, cộng thêm trên 600,000 thương phế binh. Họ đã chết hoặc họ đã hy sinh một phần thân thể của họ để cho chúng ta được sống còn trong chế độ tự do. Tôi có thể tha thứ nhưng tôi không thể quên được.

Gia đình tôi đã trở thành công dân Hoa Kỳ vào năm 1998, và chúng tôi hãnh diện là người Hoa Kỳ.

Với những người Hoa Kỳ gốc Việt đã tới đất nước này từ năm 1975, tôi xin cám ơn quý vị đã lót đường cho chúng tôi đi tìm Tự Do và Dân Chủ, cũng như quý vị vẫn không quên những người như chúng tôi đã từng bị bỏ rơi tại quê nhà.

Với những người Hoa Kỳ gốc Việt đã liều mình để vượt biên, vượt biển, từ năm 1976 đến năm 1990, để đi tìm Tự Do, quý vị là nhóm người đông đảo nhất, thành công nhất và được ngưỡng mộ nhiều nhất.

Với những người bạn của tôi, sang được đây qua chương trình “Chiến Dịch Nhân Đạo”, những năm tháng chúng ta phục vụ Tổ Quốc và những năm tháng dài tù đầy trong những trại giam cộng sản là cái giá chúng ta phải trả để đem lại Tự Do cho gia đình chúng ta. Tôi không hối hận đã đánh mất những năm tháng đó, bởi vì tôi là nhân chứng sống để nói lên cộng sản thực sự là gì.

Với những người bạn Hoa Kỳ đã tiếp đón chúng tôi trong đất nước này suốt 33 năm qua, xin chân thành cám ơn.

Với tất cả 58,195 quân nhân Hoa Kỳ đã tử trận tại Việt Nam, và với trên 270,000 quân nhân Việt Nam Cộng Hoà đã hy sinh cho chính nghĩa quốc gia, tôi xin dâng lời cầu nguyện của tôi đến quý vị.

Với những cựu quân nhân Hoa Kỳ cũng như Việt Nam, xin cám ơn quý vị đã cùng tôi tranh đấu trong công cuộc bảo vệ Tự Do.

Và với các bạn người Texas, tôi không được vinh dự sinh ra tại Texas, nhưng tôi đã chạy như bay đến đây.

Xin cám ơn quý vị,




Khán  thính giả tham dự


24.12.10

Cuộc thảm sát thầm lặng



tưởng niệm 30 năm
các Anh Hùng của A20
thoát trại bị thảm sát.
(13/11/1980)

Cuộc thảm sát thầm lặng

Tưởng niệm:
cố Đ/u Đặng Lý Thông -trường SNQĐ
- Tr/u Nguyễn Duy Đức-BĐQ
- Tr/u Nguyễn Ngọc Bửu-TQLC
- Tr/u Trần Lưu Uý-phi công F.5
- Tr/u Nguyễn Hồng Quân-nhà báo QĐ
- Tr/u Nguyễn Văn Minh-TQLC
Gửi đến Lê Thái Chân (kẻ sống sót)

năm ấy nơi núi rừng Xuân Phước
nơi mật khu Kỳ Lộ cuộc chiến tàn
se lạnh mùa đông
khí rừng ẩm ướt
đoàn tù phong phanh áo rách xác xơ
cuốc đất trồng khoai
lao động khổ sai
đi chân đất chốn gai rừng đá sỏi
trong lao nhục chẳng hề khuất phục
vẫn hiên ngang thách thức bọn cai tù
sau bao đợi chờ
bi kịch xảy ra
làm xáo động nếp đời tù tàn tạ
cướp súng kẻ thù
đập đầu quân dữ
những Anh Hùng thoát trại
giữa trùng vây
cai tù hốt hoảng
súng đạn cướp cò bắn loạn vào chân
chúng nuốt hận chửi thề
bọn phản động
âm mưu trốn tù chống lại nhân dân
nhân dân là ai
miếng khoai mì đang nhai
muốn nghẹn
chúng tôi kẻ sống còn một thời tao loạn
nhớ chuyện tù xưa
món nợ vẫn còn

******

một ngày cuối năm bảy sáu
nơi núi đồi long Giao
vào trưa Chủ Nhật
bạn tù tán gẩu chuyện nắng mưa
Đức buồn bã nói về Mẹ già bệnh hoạn
cùng cô em gái ở phố Hàng Bè
tận xứ Huế xa xuôi
vừa đến thăm nuôi hôm trước
một sáng mùa đông sương rừng tối mịt
trên đồi cao su Long Khánh
vợ Minh râu thất thểu tìm chồng
đứng chết lặng từ xa
khi đoàn tù vừa ra khỏi trại
tháng tám bảy chín trong trại Tân Hiệp
chúng tôi bị bịt mắt còng tay
ném lên xe bít bùng chuyển trại
bởi biến động mùa Gíáng Sinh vùng dậy
năm bảy tám nơi trại tù Suối Máu
trong khám Chí Hòa u tối
Trần Lưu Uý
đứng buồn bã nhìn song tù lạnh lẽo
chàng phi công F.5
nhớ lại những phi tuần đan lưới đạn
nhớ khói rừng xa lượn cuối trời
tháng chạp mưa rừng Xuân Phước
cuốc đất trồng khoai
nghe Nguyễn Ngọc Bửu kể chuyện quê nhà Tây Ninh
người cha già lặn lội đường xa
tìm thăm con nơi núi rừng heo hút
chàng sĩ quan võ bị khoá 25
sinh bất phùng thời
đất nước nhiễu nhương

******

cuối năm tám mươi
tôi bị cùm biệt giam tại A20
tên tù hình sự thi đua
cho xem bức hình oan nghiệt
"bạn các anh chết hết rồi"
bàng hoàng đau đớn
hôm ấy nắng chiều
Bửu ôm khẩu AK nằm sấp
chúng bắn Anh từ sau lưng
nhìn xuống rừng chồi bát ngát
phía sau chàng những thi thể đồng đội
Đức. Quân. Thông. Minh. Uý
máu nhuộm đất rừng
manh áo rách phất phơ trong gió
sau mười bốn ngày vượt thoát
giữa núi rừng biên giới
chàng pháo binh Dù Lê Thái Chân
kẻ sống sót
ra toà án nhân dân
lãnh mười tám năm biệt xứ

******

Họ. những Anh Hùng tuyệt lộ
tìm cái chết như tìm đất sống
như tặng vật cuối cùng
đến từ vô vọng
ôi đất nước tôi
đã một thời dã man hoá thú
những đứa con ưu tú
một đời hy sinh cho lý tưởng Tự Do
đã chết thật oan khiên

CÁI TRỌNG TY
 11/2010

7.12.10

Qua thành cũ





Tháp cũ ngậm ngùi
trên chót núi

dật dờ đâu đó những hồn oan
vạt nắng bên đèo
trôi lầm lũi
phải chăng tử sĩ khóc dưới ngàn

cỏ lấp dấu giày
cơn binh lửa
xương còn phơi lại đỉnh đèo hoang
chòi canh rêu bám
thành đâu nữa ?
hồn hỡi ! xong rồi một giang san

súng gươm lỡ gãy
đời lỡ bỏ
hận nước, thù nhà trả chưa xong
giữa núi, giữa rừng
xanh màu biển
còn tiếc mà chi, nợ tang bồng

nguyễn thanh khiết
đỉnh Hải Vân 11-2010


3.12.10

Vĩnh biệt Cao Xuân Huy!



(11/17/2010)

Tôi gặp anh lần chót là tại đài SBTN cách đây hai tuần. Lúc đó, Cao Xuân Huy đã yếu lắm rồi, da đã như nghệ vàng, đi phải có người dìu. Chúng tôi bắt tay nhau và lần đầu tiên Huy nói: “Yếu lắm”. Khi nhận được e-mail của Vũ Đình Trọng báo tin Cao Xuân Huy vĩnh viễn ra đi, tôi không ngạc nhiên, nhưng xót. Cái xót xa đến từ nỗi hoài nghi lâu nay trong lòng: Phải chăng những người ngay thẳng và lương thiện như Cao Xuân Huy thì đời gặp toàn sóng gió, khốn đốn? 

Buổi tối, trước khi viết bài này, tôi đọc lại “Tháng Ba Gãy Súng” của anh. Tôi và Cao Xuân Huy chưa phải là đôi bạn thân, chỉ là đồng nghiệp báo bổ, nhưng rất quí mến nhau. Phải sống lâu trong cộng đồng này, người ta mới hiểu lý do tại sao những điều Cao Xuân Huy kể lại trong “Tháng Ba Gãy Súng” đã làm cho một số người không thích, không vui, thậm chí không ưa anh. Anh nói thật quá, sự thật được trình bày rất nhân bản dựa trên những kinh nghiệm mà anh trải qua trong đời lính ở vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến. 

14.11.10

khúc tù ca


ra khỏi trại tù ngỡ ngàng hụt hẫng
quê hương lầm than đoạn đời cơ khổ
gặp lại mày một thời thân áo khố
những ân tình cũ thoáng bơ vơ

đất Huế của mày sao còn bỡ ngỡ
đau xót nhìn cha sống đời bại liệt
những năm tù không một lần được biết
chớp mắt tủi mừng héo hắt bờ môi

đời mẹ nhọc nhằn ngấn lệ bồi hồi
con đã về đây mừng vui tê dại
dưới mái tranh xưa tấm tình thân ái
xóm giềng gần bè bạn thuở xa xưa


mười năm lưu đày trông vời cố xứ
lê chiếc nạng cùn vượt đường ra bắc
đất tù đày lũ ma đói thảm thương
núi đồi hoang vu suối sông dằng dặc

lòng người đổi thay chẳng hợp môi trường
những chị những em xem chừng lạnh nhạt
núm ruột rà quặn thắt đau thương
một gã cùng đường như tên khất thực

vợ chồng mày đêm mặn nồng ân ái
sắp lại đời chung tính chuyện tương lai
những xa cách mười năm cũng đã
mới qua đi cơn ác mộng hôm nào

rồi cuộc đời thường tai ương điên đảo
đói rách lầm than đâu chuyện dửng dưng
mày lại bắt đầu cuộc đời lam lũ
đạp xe thồ lượm nhặt mớ lu bu

nuôi vợ nuôi con ngày khoai ngày củ
vợ tuyệt vọng bởi chồng vô sản
rách rưới bi thương đành dứt sống chung
nàng cũng rất buồn bỏ về Phan Thiết

Huế nắng Huế mưa nặng tình da diết
mày cô đơn chăn chiếu rộng một mình
bữa đói bữa no từng bữa mong manh
cha mẹ qua đời quê nhà tách biệt

gặp em đây cuộc tình sao thê thiết
cũng rộn ràng như thuở mới yêu
xin chút môi em có gì mà ngại
duyên nợ cuối đời năm tháng có bao nhiêu

CÁI TRỌNG TY




Khi ông Trần Thiện Khiêm trở lại với cộng đồng!



(10/08/2010) 

Hồi còn nằm trong tù Cộng sản, anh em chúng tôi thường an ủi và khuyến khích nhau giữ vững tinh thần bằng những “hot news”, một thứ Anh ngữ tự chế để chỉ những tin tức nóng bỏng thẩm lậu từ ngoài vào trại qua con đường thân nhân thăm nuôi. Ở trong nghề, tôi hiểu những tin tức do những bạn tù với tôi đem vào trại sau những lần thăm gặp gia đình là những tin vô căn cứ, nhiều khi buồn cười vì mang nhiều tính khôi hài, do chính các bạn tôi “chế”ra, hoặc do chính thân nhân cũng chỉ nghe tin đồn đại thôi, nhưng vẫn nói cho người thân của mình biết để nuôi hy vọng hầu giúp họ vượt qua những hoàn cảnh khốn khó trong chốn lưu đầy.

2.10.10

Đôi Giày Dũng Sĩ




*Xin cám ơn anh Vũ Đức Nghiêm và anh Nhan Hữu Hậu đã nhắc nhớ và cung cấp bài hát kỷ niệm này. 



1.10.10

Như Lễ Tiễn Đưa A20 Chưởng môn Vovinam Lê Sáng về với đất, sáng ngày 1/10/2010



Võ sư Lê Sáng và võ sư Sáng tổ Nguyễn Lộc (phải). (Sài-Gòn 1954)




Những kỷ niệm trong tù với Chưởng môn Việt Võ Đạo Lê Sáng


(09/30/2010)

Tôi biết Võ sư Lê Sáng Chưởng môn phái Việt Võ Đạo tức Vovinam từ lúc còn mới chập chững bước vào nghiệp báo bổ qua lời giới thiệu của một môn sinh của ông lúc đó mới mang chuẩn Hồng đai Nguyễn Đức Quỳnh Kỳ. Sau đó có một vài lần đến võ đường của Vovinam gần nơi tôi làm việc để xem Quỳnh Kỳ dạy võ cho các môn đệ của anh và đến tổ đường Vovinam ở 31 đường Sư Vạn Hạnh để xem Quỳnh Kỳ học võ với võ sư Chưởng môn Lê Sáng. Rồi sau đó, miệt mài với nghề nghiệp, với chiến trường nên tôi không còn hình ảnh nào với môn phái này nữa suốt trong thời gian chiến tranh. 


26.9.10

Đường về địa ngục



Những cổ xe xếp dài bên rừng Lá
những cái tên được nhắc lại hai lần
hành trang ta mang, ba năm đủ cả
hận, đau, buồn, lẫn chút bâng khuâng


Lên xe ngó một màu rừng đêm tối
ánh sao trên trời chớp chớp tiễn đưa
ta ở ba năm khi đi cũng bồi hồi
con suối, biệt giam, ngày về đã hứa


Ra quốc lộ xe ngược về phương bắc
ánh mắt thăm dò, bè bạn ngó nhau
chỗ này Nha Trang nhìn qua song sắt
ta thở dài Sài-Gòn tuốt phía sau


Lên đèo Cả sương mù che hướng núi
biển sớm mai mờ mờ phía dưới xa
biển bao la, biển chẳng biết ngậm ngùi
ta đang bị đày đi nơi xứ lạ


~*~ ~*~

Xe đưa tù trở mình qua độc đạo
thiết lộ hoang vu nắng hực xuống đầu
bụi đỏ mù bay, mắt nhìn lơ láo
Trường Sơn trùng trùng đá dựng trên cao


La Hai xác xơ, cửa nhà hoang phế
trưa chang chang cỏ cháy dọc đường tàu
những lỗ châu mai như còn kể lể
chiến địa ngày nào, xương trắng rừng cao


Con sông Trà Bương vắt ngang đường núi
vạch một dấu nghẹn ngào chia trần gian
mùa khô xe lăn trên bầy đá cuội
mưa về chỉ duy nhất chuyến đò ngang


Xuân Phước tận cùng A 20 điểm cuối
vùng rừng thiêng nước độc đã bao đời
một ngày và đêm cổ xe tù đầy bụi
dừng bên đường như một chuyến rong chơi


nguyễn thanh-khiết
ngày đầu tới A 20, 05-1980




25.9.10

NHẤT TRÍ




Nhạc ngoại quốc Proud Mary
Lời Việt: Vũ Khoa

1.
Dù đời nhọc nhằn khi trong vòng CẢI HUẤN
Anh với Tôi, Ta cùng quyết tâm PHẤN ĐẤU
Dưới CHÍNH SÁCH KHOAN HỒNG làm ta KHÓC MÃI
Cho nên khi bắt ta KHAI, NHẤT TRÍ ta đừng KHAI dài dòng
AN TÂM (An Tâm), AN TÂM (An Tâm)
AN TÂM, nhưng còn tin MÙ MỜ

2.
Rồi một ngày Ta được PHÂN CÔNG NẤU BẾP
Anh với Tôi, Ta cùng quyết tâm DZŨA CHÁY
Nhưng vẫn coi chừng ANTENT nó đứng đấy
CHÁY vô mồm ta không ÁY NÁY
Cho nên Ta DZŨA no thôi.
NHẤT TRÍ ta đừng đem VỀ NHÀ
DZŨA LÍP (Dzũa Líp), DZŨA LÍP (Dzũa Líp)
DZŨA LÍP, nhưng đừng quên BẠN BÈ

3.
Rồi một ngày Ta được PHÂN CÔNG ĐI KINH TẾ MỚI
ANH với TÔI ta đừng PHÂN VÂN BỐI RỐI
Nhưng vẫn coi chừng ÂM MƯU sắp tới
Cho nên khi bắt Ta đi, NHẤT TRÍ, Ta cùng nhau “Ù Lì”
KHÔNG ĐI (Không Đi), KHÔNG ĐI (Không Đi),
KHÔNG ĐI,  MUỐN LÀM CHI THÌ LÀM


*Một bài nhạc đã đi vào huyền sử của A20, theo giai điệu bản nhạc ngoại quốc Proud Mary, do Vũ Khoa ghi lại theo ngôn ngữ nhà tù và từng được phổ biến rộng rãi, hát hò vang lừng ở A20.

*Cám ơn anh Bùi Đạt Trung... điên, đã nhắc nhở và gửi cho Quán Lá nhạc phẩm nhiều kỷ niệm này .



 

15.9.10

Biệt Cánh Chim Trời







BIỆT CÁNH CHIM TRỜI

Súc đất lâu nay chán lắm rồi,
Sẻng cùn anh thử súc đầu chơi,
Nón cối tung bay người ngã gục,
Bẩy cánh chim trời lướt gió khơi.

Cá chép hóa long bay mất rồi,
Giận cá cũng đành chém thớt thôi,
Chó trận mũ vàng vây tứ phía,
Sát khí đằng đằng lục khắp nơi.

Thôi Các anh đi, đi bình an,
Không ruợu tiễn đưa, chẳng lệ tràn,
Chỉ có tiếng cười thay tiếng pháo,
Chúc anh vượt khỏi mọi gian nan.

Trả các anh về vơí nuí sông,
Núi thẳm rừng xanh mây chập chùng,
Đây những con đường hành quân cũ,
Chốn ấy ngày xưa ta vẫy vùng.

Anh đã ra đi, đi thật rồi,
Con đuờng anh chọn đẹp thì thôi,
Nếu mãi căm hờn trong cũi sắt,
Thà chết phơi thây giữa đất trời.

Gió thổi từng cơn, gió ù ù,
Xuân Phước bây giờ đã cuôí thu,
Ô hay, bỗng thấy lòng sao xuyến,
Có phải vì mưa, mưa mịt mù

Thanh Huyền


14.9.10

Qua Sa Huỳnh nhớ Cái Trọng Ty




Trưa ghé Sa Huỳnh còn nghe biển hát
cát rất mịn màng sao bước chân đau
Trường Sơn mùa tan cơn nóng hạ Lào
khum tay mồi thuốc nhớ người xa xứ


Thuở chiến chinh người từng qua chỗ đó
nóng của cát vàng, nóng của rượu cay
áo mặn mồ hôi, phủi nợ một ngày
Sa Huỳnh đợi có lần người quay lại


Một chút gió phất phơ vài ngọn cỏ
tiếc bước ai qua, Sa Huỳnh buồn hiu
trên đá xanh còn lại lớp rong rêu
trời tháng chín mây đùn quanh đèo ải


Một ngụm rượu xanh thêm màu nước biển
thêm một ly nhớ người đến rồi đi
nắng miền Trung còn đó dấu biên thùy
của vàng đá ngày xanh vừa mới chết


Trưa ghé Sa Huỳnh đứng trông biển lặng
đìu hiu như thân thế một người quen
lớp chiến y khuất trong núi cũ mèm
buồn như gió thổi về từ phía biển

nguyễn thanh-khiết
12-09-2010




11.9.10

Tình Đồng Đội



Có những lúc hai tâm hồn riêng lẻ
Nhìn nắng chiều nhè nhẹ rớt trên tay
Ta tìm nhau trong ánh mắt thật dài
Anh khẻ hỏi – Nghĩ gì không em nhỉ…

Vâng!
Cũng có lúc in hình em đang nghĩ
Ðang trải mình trên thửa ruộng cày xong
Mong ngày kia giống tốt được đơm bông
Mầm nẩy lộc vươn mình trong nắng mới

Là ở đó quê hương từng ngóng đợi
Bước tới nền xã hội phúc dân sinh
Dẫn chúng ta vào cuộc chiến quên mình
Biết chiến đấu biết thương vì dân tộc

Dù gục ngã hay một đời đơn độc
Dù xiềng gông giông tố bão phong ba
Cuộc hành trình nhất định phải đi qua
Cùng bước lên trên tòa nhà Cách mạng.

Cùng đồng đội bước lên đường nhân bản
Ðây nhân quyền – Cờ dân chủ bay cao
Nước Việt Nam nền nhân bản tự hào
Trang sử mới khai nguyên ngày Quốc thắng

Tổ quốc Việt Nam – Toàn dân đứng thẳng
Hướng trông về Tiên tổ Việt hồn thiêng
Với anh hùng triệu chiến sĩ trung kiên
Ðã ngã xuống điểm son tô Hồn nước…

Hình ảnh đó làm sao ta quên được
Những tháng ngày chiến đãu giữ quê hương
Ðúng không Anh – Ôi đất mẹ tình trường
Tình đồng đội thiết tha và bất diệt.

Hướng Dương – Vũ Đình Thụy
(08/1994)



5.9.10

Linh mục Đa Minh Trần Văn Nguyện



Một vì sao sáng mãi mãi sẽ là niềm hãnh diện
của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam vừa từ trần.

Nguyễn Quang

Vị Linh mục khả kính là một trong những người đầu tiên đứng lên đòi quyền bình đẳng cho con người tại miền Nam VN dưới sự thống trị của Cộng sản. Trong tập họp này có Linh mục Trần Học Hiệu, nguyên Hiệu Trưởng Trường Nguyễn Bá Tòng, Sài Gòn bị tử hình và nhiều anh em khác án từ mười năm đến chung thân.

Hình ảnh của người còn lại như luôn mang theo hình bóng bất khuất của người đã ra đi. Linh mục Đa Minh Trần Văn Nguyện, án mười bốn năm, từ trại giam Chí Hòa đến Xuân Phước còn gọi là trại Thung Lũng Tử Thần, thụ án tại đây đến ngày về.


Linh mục Đa Minh Trần Văn Nguyện



Một vì sao sáng mãi mãi sẽ là niềm hãnh diện
của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam vừa từ trần.

Nguyễn Quang

Vị Linh mục khả kính là một trong những người đầu tiên đứng lên đòi quyền bình đẳng cho con người tại miền Nam VN dưới sự thống trị của Cộng sản. Trong tập họp này có Linh mục Trần Học Hiệu, nguyên Hiệu Trưởng Trường Nguyễn Bá Tòng, Sài Gòn bị tử hình và nhiều anh em khác án từ mười năm đến chung thân.

Hình ảnh của người còn lại như luôn mang theo hình bóng bất khuất của người đã ra đi. Linh mục Đa Minh Trần Văn Nguyện, án mười bốn năm, từ trại giam Chí Hòa đến Xuân Phước còn gọi là trại Thung Lũng Tử Thần, thụ án tại đây đến ngày về.


2.9.10

Những người tù bất khuất



Nguyễn Chí Thiệp

Thời gian ở tù, tôi cũng có nhiều dịp để khâm phục những người tù bất khuất, tôi đã có dịp nêu tên tuổi ở những phần đầu khi tôi gặp họ ở trại tạm giam. Ở phân trại C này, tôi tiếp tục khâm phục một người khác. Linh mục Phan Thanh Luân; cha Luân sinh quán Phan Rang, cha còn trẻ, khoảng 37 tuổi, bị kết án chung thân vì tổ chức phong trào chống Cộng ở địa phương, vào trong tù cha vẫn tiếp tục chống đối, bao nhiêu lần viết kiểm điểm, cha đều viết vỏn vẹn có mấy chữ “Chế độ Cộng sản độc tài tàn bạo, nặng trừng phạt trả thù, không có khoan hồng”, cha Luân đã bị nhốt xà lim nhiều lần, các cha khác khuyên cha nên nhẫn nhục hơn, nhưng cha đã dứt khoát trả lời cha muốn làm một viên gạch lót đường cho người yêu nước bước lên đi tới. Trong đợt kiểm điểm cuối năm 1982, cha Luân lại chỉ viết như cũ. Cha Luân bị nhốt từ tháng 12-1982 đến khi tôi rời Xuân Phước tháng 10 năm 1986, nhiều người khác đã chết nhưng cha vẫn còn sống, cha đã yếu lắm, lần cuối cùng khoảng giữa tháng năm 1986, an ninh gọi cha ra để viết kiểm điểm. Cha Luân trả lời cha không biết viết. Cha Luân đã quyết chết. Ý nguyện của cha là làm viên gạch lót đường, nhưng không biết có người nào bước lên viên gạch tên Luân để đi được bước vững chắc trong sứ mạng chống Cộng hay không?




29.8.10

Đêm trong vịnh Vũng Rô


chiều Vũng Rô
nước một màu xanh thẳm
sóng êm đềm vỗ mãi
vịnh buồn tênh
đồn đóng chênh vênh
dọc đường huyết lộ
du kích về đây pháo vào chân núi
nghe rào rào như sóng đập ghềnh hoang
trời tháng chạp
biển khơi mù sóng
chiều tối rồi
biển núi sạm màu
đêm tối rồi
biển mờ bóng vạc
điệp một màu
mây vạc hoàng hôn
dặm đường cố xứ
sóng dạt vào bờ áo lụa lân tinh
quạnh hiu bờ bãi
lớp sóng trước
lớp sóng sau
vượt lên cao chới với
như vạn cánh tinh hà
rồi rụng xuống một trời tơi tả
trong hồn tôi
tựa đổ vỡ mong manh
nhìn lại một đời
mây mây khói khói
mây mỏi khói mòn
dã tràng xe cát
cát mệt nhoài lặng lẽ
sóng hoang vu


****

Cái Trọng Ty