29.6.13

Nỗi lòng cha ông



Mi hỏi ta - ta còn chi nữa 
thịt xương bị lóc mấy mươi năm 
trước mắt trùng trùng giặc ngoại xâm 
sau lưng bọ giòi đang hút máu 

ta hận mi - nhục, hèn bỏ đảo 
dời biên cương đào mả cha ông
 mỗi tấc đất thấm ướt máu hồng 
từng dặm biển lót bằng núi xác 

bốn ngàn năm nằm gai nếm mật 
ta hiên ngang tạo dựng cơ đồ 
từ Mông, Nguyên đến rợ Hung nô 
ta lừng lẫy đạp tung xiềng xích 

sáu mươi năm phá tan sự nghiệp 
dắt voi về dẫm nát giang san 
mi học đòi theo lũ dã man 
lấy lưỡi hái cắt lìa cổ Việt 

ta hận mi thằng con oan nghiệt 
giết anh em lòn cúi Bắc phương 
xưng là cháu con Hưng Đạo Vương 
mi lại theo chân bầy quỉ đỏ 

mi mượn danh Đinh, Lê, Trần, Lý 
vỗ ngực khoe máu đỏ da vàng 
mi chỉ là một đứa con hoang 
từ đất nẻ chui lên phá hoại

A20 Nguyễn Di Ngữ 

06/2013 



27.6.13

chén rượu chiều mưa



chàng một thuở rong chơi ngoài biên trấn
người lính bại vong theo gió về trời
thân tráng sĩ đếch cần chi danh phận
tiếc thương ư
người đã chết rồi
còn chăng những ngôn từ hư huyễn
tên tuổi còn đây tổ quốc xướng danh
thế là đủ
linh hồn chàng ấm áp
nơi tinh cầu chốn mộ huyệt khắc bia
tôi thưở đó theo người ra chiến trận
đạn tên bay còn sống đến bao giờ
tôi làm gì cây bút vẫn còn đây
xin khấn tạ những anh hùng thưở ấy
mồ mã của người
giặc cày xác đốt
nhưng tên người bia miệng đời truyền mãi
lịch sử. đồng dao. hun hút nghìn thu
Ngụy văn Thà máu hòa đông hải
trung tá Long tuẫn tiết thành sài gòn
đời trôi theo. nước lớn thuỷ triều lên
những giọt cường toan
cháy mòn năm tháng
sao bỗng chua cay nặng biển trời
long lanh giọt lệ đau tai kiếp
ném xuống đời tôi tảng đá buồn
lớp lớp vùi chôn thời loạn lạc
hạnh phúc héo mòn những đớn đau
chiều úa rũ rừng nguyên sinh tê tái
cái chết từng giờ
kiếm lạnh huyệt sâu
mưa gào xế bãi hoàng hôn xám
lịch sử ơi rừng rú đỏ chu sa

Cái Trọng Ty
tháng tư 2013


25.6.13

Thế đứng của một nhà tranh đấu trong tù Việt Nam!


Vũ Ánh

Có một câu chuyện xảy ra cách đây khá lâu khi người đạo diễn trẻ Hàm Trần làm cuốn phim “Vượt Sóng.” Việc một đạo diễn trẻ thuộc thế hệ người Việt tị nạn thứ hai thực hiện một phim với chủ đề liên quan đến trại cải tạo và những cuộc vượt biển của những thuyền nhân Việt Nam mà hy vọng đến được bến bờ tự do rất mỏng manh. 

Phải nói rằng cuốn phim này tương đối là một tác một tác phẩm gây được tiếng vang vì hình ảnh đẹp và những diễn viên hầu hết làm tròn được vai trò của họ trong các cảnh quay. Nhưng phần dựng cảnh và các nhân vật kịch làm tôi chú ý nhất. Chẳng hạn như trại cải tạo ở trong “Vượt Sóng” được kịch hóa như sau: sân trại bùn lầy nước đọng, nhà tranh vách đất, “chuồng cọp” (biệt giam) để ngay trước sân trại nhưng cái chuồng cọp này lại làm bằng gỗ. Ngày xưa, nếu như bọn cán bộ an ninh trại giam đưa tôi vào cùm trong cái chuồng cọp như được dựng trong phim “Vượt Sóng” là tôi mừng húm. Chưa bao giơ chúng tôi được ở những “Chuồng Cọp” hay “Hộp” như thế bao giờ cả.


17.6.13

Khóc Mẹ


A20 Trần Nam Phương




Bài thơ này xin kính tặng cho tất cả người mẹ VN kính yêu; Đặc biệt dành cho những bà mẹ có con hy sinh, từ quá khứ đến hiện tại và tiếp diễn ở tương lai, cho VN Tự Do Dân Chủ


Thư về mẹ, con viết chưa ráo mực.
Nhận hung tin mẹ vĩnh biệt cõi đời.
Giữa trần gian thân con trẻ chơi vơi.
Trong khám lạnh như đất trời nghiêng đổ.

Mẹ đã qua suốt một đời gian khổ.
Khóc cho chồng và dạy dỗ chúng con.
Nuốt lệ vào tim khô héo mỏi mòn.
Mẹ cam chịu với phong sương dày dạn.



15.6.13

Những Hồi Tưởng A20: Nhà số 4


A20 Phạm Văn Thành


Tháng 10 năm 1994.

Tôi được gọi làm việc liên tiếp kể từ ngày 26 tháng 9. Nhân vật tôi phải đối diện không vào trong trại mà tôi phải bị dẫn xuất cổng để đi bộ ra tận ngoài Nhà Cơ Quan. Hôm nay đã là ngày thứ tư.

Đường vắng lặng. Đầu con đường này làm tôi nhớ như in cảnh anh Trương Văn Sương đầu đội một thúng dừa, đứng như trơì trồng bên cạnh đoạn đường khơì đầu từ cổng trại giam đế đi xuyên khu rừng dừa ra ngoài khu vực Nhà Cơ Quan trổ ra hướng cống xuất toàn khu vực để tiếp cận với không gian xã hội. Lần đó anh Sương bị phạt vì đã… hái dừa vô phép. Hình ảnh người tù cao lớn tóc rễ tre đứng dạng chân thủ giữ thúng dừa khó có thể phai mờ trong trí tôi. Bữa đó là bữa tôi cũng phải đi làm việc, do chuyện có những thỏi vàng miếng bị phát hiện trong một cuộc trao đổi bí mật đã diễn ra giữa một tù nhân nào đó (tôi nghĩ là của A Quí, một ngươì tù gốc Đài Loan, dính trong những phi vụ mang vàng - số lượng tính bằng tạ - ra vào VN bằng chuyên cơ từ Cambốt) với một “hòm thư” ngoài bìa trại. Tôi nhớ bữa đó tôi đã đứng lại gần chỗ anh Sương bị phạt. Người sĩ quan áp giải giục tôi bước đi nhưng tôi đã đứng lại khá lâu, nhìn chằm chằm vào thúng dừa mà anh Sương đang phải đội trên đầu, chân anh đã có biểu hiện rung. Tôi đi qua anh Sương tiến về phía nhà cơ quan. Khi đi qua anh Sương chừng khoảng hai chục bước, nghe rõ tiếng dừa đập mạnh xuống mặt đường đất. Tôi biết anh Sương đã qụy ngã. Không quay đầu lại. Tôi nghiến răng đi tiếp.Viên sĩ quan áp giải (tên là Luận nếu tôi nhớ không lầm, sĩ quan đặc trách tư tường) vài phút sau đã yêu cầu tôi đứng lại và ông ta vòng lại bên cổng an ninh, nói gì đó với đội sĩ quan trực trại. Tôi nghe thấy tiếng gọi tên anh Sương và tiếng nói nhẹ yêu cầu anh Sương nhập trại…

14.6.13

Hồi Tưởng A20: Nhà 3 - Nhà 4.


A20 Phạm Văn Thành

Trại tù Xuân Phước A20 gồm 5 phân trại. Phân trại A, phân trại B và cả phân trại C, D, E. Hình thành từ 1976 do công xây dựng ban đầu của tập thể tù Việt Nam Thương Tín. Cao điểm nhân lực ở vào những năm 1980 / 1985.

Năm 1993, cuối tháng 9 tôi đến trại này. Cùng chuyến đi ấy có:

Trần Tư. Thẻ xanh Hoa Kỳ, nguyên quán Huế (đầu vụ, thủ tướng chính phủ lâm thời, đã ra mắt tại Đài Loan).

Michel Nguyễn Muôn. Quốc tịch Mỹ, nguyên quán Phnom Pênh, Cambode (trung tướng của chính phủ lâm thời / vụ án nhằm lật đổ các cấp chính quyền tính từ Nha Trang vào Cà Mau 5/3/1993).

Moris Đỗ Hườn. Thẻ xanh  Hoa Kỳ, nguyên quán huyện đảo Phú Quý (thiếu tướng đặc trách miền Trung và hải đảo / vụ án 5/3/1993)

Đỗ Phủ, huyện đảo Phú Quý.

Đỗ Hồng Vân. Thẻ xanh Hoa Kỳ, nguyên quán miền tây nam bộ (nhân lực phối hợp lực lượng giáo phái Cao Đài và Hòa Hảo).

Phạm Đức Hậu. Quốc tịch Mỹ, Hà Nội, di cư 1954, Sài Gòn (đặc trách báo chí /thông tấn /vụ án 5 /3/1993).

Nguyễn Ngọc Đăng, quốc tịch Canada, Công giáo di cư , Vũng Tàu (người dọn bãi đáp cho Bộ chỉ huy cuộc nổi dậy/đảo chánh).

Nguyễn Duy Cường, Thủ Đức Sài Gòn (nhân lực đặc trách về chất nổ) .

Văn Đình Nhật, Huế (phối hợp Công giáo Phủ Cam).

Lê Hoàn Sơn, mang thẻ  tỵ nạn  chính trị ,Pháp ( Thiế tướng  đô trưởng Sài Gòn / vụ án  5/3/1993).

Phạm Anh Dũng, quốc tịch Pháp (Bộ trưởng Bội Nội Vụ, chính phủ Lâm Thời/ vụ án 5/3/93)

và tôi Phạm Văn Thành, mang thẻ tỵ nạn chính trị, Pháp (bảo vệ yếu nhân / Vụ án 5/3/1993) . Tổng cộng 12 người.

13.6.13

Hồi Tưởng A20 - 1


A20 Phạm Văn Thành

Tháng 10/1993.
Sàigòn - Nha trang.
*

Bốn chiếc xe du lịch loại 12 chỗ ngồi lăn bánh vào thành phố Nha trang sau khi thả xuống địa phận Bình Tuy một người đàn bà của nhóm. Chị Nhạn. Người đàn bà đứng bên cạnh tôi ở hàng ghế tòa án tối cao. Người đàn bà da đen nhẻm, dáng người nhỏ bé, miệng luôn nói câu nói xin tha xin thương cho những đứa con của bà. Người đàn bà mà tôi đã không dấu nổi nỗi niềm xót xa và thậm chí cáu giận người đồng phạm chung trong vụ án với tôi, Nguyễn Ngọc Đăng !

 Bà bị bắt, kết án 12 năm tù vì đã cung cấp… thuốc nổ cho người của Nguyễn Ngọc Đăng. Thời điểm ấy, bán thuốc nổ ở Tân Phú Đồng Nai thực chất là một dịch vụ thường ngày của những người cựu cán binh bộ đội có quan hệ nhì nhằng giữa giới giữ kho quân đội và giới đánh bắt cá trên hồ nước Trị An mênh mông. Bà là người hoàn toàn không hề biết rằng số thuốc nổ mà bà cung cấp sẽ được góp phần dùng vào một cuộc bạo loạn mang mục đích lật đổ chính quyền, một chính quyền được đặt cho cái tên miêu mị: Chính quyền nhân dân .


A20 - Những người quanh tôi.


A20 Phạm Văn Thành

Từ cổng trại chúng tôi được đưa thẳng vào một hội trường mà sau này chúng tôi được biết là Nhà Văn Hóa. Tại đây, đồ đạc tư trang một lần nữa bị sới tung bởi các tù nhân thường phạm hình sự trong đội thi đua. Những người này làm việc rất nhiệt tình và cực kỳ cẩn thận dưới sự giám sát của ba người sĩ quan trại tù, một người tên Lâm, hàm đại úy phụ trách an ninh, một người tên Luận hàm đại úy phụ trách giáo dục và một  sĩ quan trực trại tên Thăng cũng hàm đại úy. Ba người sĩ quan này đều trạc tuổi tôi (tức sinh khoảng 1958 đến 1962). Thái độ làm việc của ba người này có vẻ không hạp nhau, nếu không muốn nói là có sự hiềm khắc lộ ra trong ánh mắt và cử chỉ. Cái nắng gay gắt đã không xâm nhập được vào nơi này vì căn hội trường nằm chìm hẳn dưới những rặng dừa cao nghễu nghện, xanh ngắt và chi chít quả. Tôi hướng tầm mắt ra ngoài những khung cửa sau khi đồ đạc tư trang đã qua kiểm xét và gói lại đàng hoàng. Ngay trước tầm nhìn của ô cửa là một cái chuồng khỉ dựng trên một cây cột. Trong căn chuồng chừng vuông 1 mét rưỡi là một chàng khỉ đang thản nhiên vạch cu ra tí toáy. Chuồng cao khoảng hơn thước, sơn màu trắng nổi bật giữa một khoảng đất rộng trồng toàn một thứ cây rất giống cây giềng. Phía sau miếng đất vuông vức chừng 1000 mét vuông ấy là một dãy nhà mà sau này tôi được biết đó là khu vực nhà bếp, người sĩ quan phụ trách đội nhà bếp tên là Sử, cũng cấp hàm đại úy, tuổi sinh khoảng 1958. Sau khu vực nhà bếp là hai bức tường vôi trắng, tường ngoài cao hơn tường trong và có hàng rào thép gai dựng trên đỉnh tường, chiều cao của hàng rào bên trong, tính cả hàng dây thép gai khoảng 4 mét, dây điện đeo móc nhì nhằng cùng với những chụp bóng đèn. Xa hẳn phía ngoài các bức tường trắng là màu xanh ngát của những ngọn tre. Tôi nhủ thầm: “Cổ lũy, ngọn tre cao thế ắt là trồng trên lũy đất. Muốn có lũy đất dài như vậy ắt phải có hào. Vượt được hai bức tường cao sẽ phải bơi qua hào rồi mới leo lên lũy tre dầy đặc. Phần ngoài cùng không biết còn những gì. Mìn dưới hào, trên lũy áp dụng chế độ gì? Này khó khăn đây…”.


12.6.13

A20 Hồi Tưởng A20 .1b.



A20 Phạm Văn Thành  


1993 Tháng Mười.

  Sau bữa ăn lạ lùng, đoàn xe lăn bánh  trèo đèo Đại Lãnh. Quá đẹp. Tôi đây là lần đầu tiên trong đời nhìn thấy bầu trời và cảnh trí phần đất phía bắc tính từ Nha Trang. Vách đá lởm chởm kiểu dạng khối mang màu xanh thẫm, lô nhô lúc ẩn lúc hiện sau những thảm xanh biên biếc của rừng lá cọ. Biển xanh thẫm dưới chân đèo, vắt vẻo thật xa phía chân trời là những ngọn sóng trắng bạc màu. Quê hương. Non nước. Sao kỳ vỹ lạ lùng.

Tôi đã nhiều lần vượt đèo Alpe từ biên giới Pháp để đi Ý Đại Lợi. Cảnh trí cao hơn Đại Lãnh rất nhiều… nhưng cái đẹp Đại Lãnh vẫn hút tâm trí tôi cực mạnh. Có lẽ do tâm ý mình không được khách quan chăng.

Đỉnh đèo gió giật phần phật. Xe được lệnh dừng lại. Hai đầu đường đèo xe thường dân bị ách lại bằng hai xe đi đầu và đi cuối của đoàn xe áp giải tù năm chiếc. Thấp thoáng tôi nhìn thấy một chiếc cờ nhỏ lạ màu đỏ quơ quơ ở chỗ gần chiếc xe đi đầu đậu ách lại.

10.6.13

Khát Khao



Non nước thăng trầm nổi nhục vinh,
Trớ trêu mưa gió cứ vô tình.
Bên song từng chiếc rồi từng chiếc,
Quặn thắt, cằn khô giọt lệ sầu.

Nắng hạ đầm đìa những hạt ngâu,
Vọng phu ngày tháng đứng dãi dầu.
Ðoạn trường nghe dễ chừng như gió,
Ngoãnh lại giật mình ai với ai.

Ngước mặt, ông xanh hồn tê tái,
Còn ai, ai với những đêm dài.
Ngoài kia tiếng quốc buồn não ruột,
Sôi sục tim ai máu lại trào.

Có thể nào quên những khát khao,
Chim bay về tổ với non cao.
Cá ra biển rộng vui vầy nước,
Cho cả giống nòi sống tự do.

Tự do đâu chỉ là cơm áo,
Ðâu chỉ là câu để bịp lừa.
Là tháng năm dài pha huyết lệ,
Là Ngàn hơi thở vạn sinh linh.

Thạch Khê – A20 Hoàng Xuân Chinh 
(1996 – T5 Ðầm Ðùn)



9.6.13

Suy nghĩ qua vụ ông Trần Huỳnh Duy Thức bị biệt giam trong tù


Vũ Ánh


Tôi xin ghi lại nguyên văn một bản tin dưới đây được loan tải trên một vài cơ quan truyền thông Việt ngữ ở Hoa Kỳ và một số mạng chống chính quyền trong nước, không thêm, không bớt một chữ: “Tin từ gia đình người tù lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức cho biết trong tháng qua, gia đình đã đến trại giam Xuân Lộc để thăm anh như định kỳ hàng tháng. Nhưng lên đến nơi, các quản trại cho biết gia đình không thể gặp anh Thức và hẹn 10 ngày sau mà không nói lý do, ngày hôm đó phải ra về. Không yên tâm, gia đình lại tiếp tục đi thăm Thức vào hôm Chủ Nhật, và được biết công an trại đã thực hiện hành vi kỷ luật với người tù lương tâm, vì đã phát hiện anh Thức sử dụng một chiếc điện thoại di động. Công an cấm không cho anh Thức ra gặp gia đình như một hình thức trừng phạt. Gia đình anh Thức đã tỏ ra rất bất ngờ khi giám đốc trại cho hay hình thức kỷ luật là biệt giam và kéo dài trong 10 ngày. Gia đình đã cố gắng tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân sự việc, cũng như hỏi thăm về điều kiện ăn uống, sinh hoạt khi biệt giam, nhưng các quản trại không cung cấp thông tin gì thêm và chỉ nói gia đình quay lại sau khi hết kỷ luật. Gia đình có yêu cầu họ lập biên bản ghi nhận việc gia đình không được gặp anh Thức do anh đang chịu kỷ luật, tuy nhiên họ từ chối. Nhưng họ cho phép gia đình viết thư tay theo yêu cầu để chuyển vào cho anh Thức. Mãi đến hôm qua anh mới hết bị biệt giam và được gặp gỡ người thân. Anh đã tỏ ra xanh xao và sụt cân thấy rõ. Anh cho biết bị nhốt trong một phòng rất nhỏ, không có cửa sổ, không được ra ngoài trong suốt 10 ngày, mỗi ngày được ăn 2 bữa với mỗi bữa là 1 chén cơm trắng và được phát 1 chai nước khoảng 1 lít mỗi ngày dùng chung cho mọi nhu cầu sinh hoạt. Anh còn bị cùm chân trong những ngày biệt giam.”

 *

8.6.13

Tổ Quốc Trong Tôi



Tổ quốc ơi xin đặt trọn tên Người
Vào lồng ngực còn tươi màu huyết đọng
Từng mạch đập rung lên như nhấc bổng
Cuộc đời tôi trên biển sóng mênh mang

Lặng người nhìn gẫm lại mảnh giang san
Trang hùng sử hằn in vầng trán khổ
Hơn mười năm trước trại tù giặc đỏ
Bạn bè tôi xác bỏ giữa rừng sâu,

Hiến thân cho dân Việt bớt cơ cầu
Cho đất Mẹ bớt hoang màu tang chế
Tổ quốc ơi! Kìa quê hương hoang phế
Xác xơ nằm mi ướt lệ sầu vương.

Mẹ lần theo chân thế kỷ đoạn trường
Thương con trẻ cuối đường sương thấm lạnh
Ai đã cắt biên cương thành trăm mảnh
Chia giống nòi Nam Bắc bửa làm đôi

Ðồng bào ơi! Tổ quốc ở trong tôi
Bằng thực thể trên nôi giòng sử Việt
Hồn Dân tộc bốn ngàn năm tinh khiết
Hịch Bình Ngô – Khí tiết vẫn còn đây

Rừng Chí Linh đã mấy độ thu chày
Núi Hồng Lĩnh, Lam sơn rừng nắng hạ
Say lý tưởng máu dồn tim rộn rã
Sóng Bạch Ðằng nghe Mẹ thét gọi con

Quá khứ hôm qua – hiện tại vẫn còn
Trông bóng núi áo mờ vai Kháng chiến
Chuyện muôn người – suốt cả đời tự nguyện
Ði dưới cờ thề quyết giữa quê hương

Thề đứng lên quyết quật khởi hùng cường
Chân tiếp nối bản trường ca bất tử
Tổ quốc ơi! Người cho tôi quá khứ
Như lời thơ rất tình tự, vĩnh hằng,

Với niềm tin không một chút băn khoăn
Trước bạo lực điêu ngoa loài vô đạo
Tôi muốn được làm con chim báo bão
Bay giữa đầu quân sói đỏ sài lang

Cùng toàn quân quét sạch lũ tham tàn
Chủ nghĩa Mác ngoại lai loài vô đạo
Tổ quốc ơi! Người hiên ngang ngạo nghễ
Triệu anh linh đâu tưởng dễ phai mờ.

Yêu Dân tộc, quý cả những vần thơ
Của đồng đội dựng cờ đi cứu nước
Ðường Kháng Chiến dễ thường ai hiểu được
Cuộc hành trình chân rỉ máu niềm tin.

Thời gian dầu có xa xăm
Không gian muôn thủa vẫn nằm trong ta
Quốc hồn – nhạc trỗi hùng ca
Hoàng kỳ phất phới khắp năm châu về.

Hướng Dương - A20 Vũ Đình Thụy
(A20 Phú Yên 1993)


6.6.13

Biệt thự thời thượng cổ - 1


* Những cái cùm

Viết trên mồ ma A20 Trịnh Đình Lâm

Gió thổi qua khe hở biệt giam, tiếng rít khô khan, rờn rợn trong buổi chiều tàn, có lẽ sẽ mưa, mưa đi chứ, cái nóng làm cháy khô cây thép 18 ly gai góc đang cứa sâu trên cổ chân làm Trịnh Đình Lâm khó chịu, cặp kính gọng đồi mồi chảy xệ trên khuôn mặt hốc hác của gã nhà giáo tuổi 40 mà thời gian tù tội đã bước qua năm thứ tám.

Lâm ngó quanh cái phòng biệt giam thổ tả này, một cái bệ nằm cao 60 phân,  đầu góc lối ra vô vừa đủ hai gang tay là trụ bê tông xuyên ngang bằng cây thép khốn nạn sần sùi treo trên đó cổ chân Lâm nằm giữa cái cùm chữ U, lớp da bám quanh đầy mủ máu, cây thép đang dần dần ăn sâu vào thịt, Lâm khó khăn lắm mới nhúc nhích cho đỡ mỏi chân, cây thép treo quá cao làm tê cứng, đau xé khi cử động, Lâm đã dùng hết những thứ có thể được, để kê lên cho gót chân không chạm mặt sàn.

2.6.13

Kể chuyện 30-4



A20 Huỳnh Ngọc Tuấn

Vậy mà đã 36 năm rồi kể từ ngày Miền Nam bị bức tử. Không ai nghĩ rằng cái chế độ độc tài phi nhân tàn bạo và mất lòng dân này lại sống đến ngày hôm nay.
Ngày 15 tháng 3 năm 1975 tôi và gia đình di tản ra Đà Nẵng để tìm đường vào Sài Gòn.

Những ngày cuối tháng 3 khi thị xã Tam Kỳ sắp thất thủ,một dòng người hỗn loạn chạy khắp nơi để tìm đường sống. Có gia đình chạy ra Đà Nẵng như gia đình tôi và hai cô tôi. Có người chạy xuống biển Kỳ Phú để tìm đường “chạy giặc”. Tại biển Kỳ Phú có một sân bay trực thăng  nhỏ. Cái sân bay thì nhỏ, thỉnh thoảng một hai giờ mới có chuyến bay ra hạm đội Mỹ đậu ở ngoài biển khơi, mà dòng người “chạy giặc” thì như một dòng sông bất tận đổ về. Vì có quá nhiều người muốn ra đi mà phương tiện thì thiếu nên mọi người tự cứu mình bằng chính khả năng của mình vậy. Không đi di tản bằng trực thăng được, những gia đình có tiền tìm mua những chiếc ghe máy còn tốt và đủ lớn cho chuyến hải hành đầy mạo hiểm. Họ mua với bất cứ già nào. Vậy là cơ hội cho một số ngư dân hốt vàng.