19.12.11

TÔI ĐÃ GẶP Ở ĐÂY


Sau khi bị đánh đập, cùm kẹp đến liệt hai chân và rối loạn cơ tròn, không kiểm soát được đường tiểu tiện và đại tiện, tôi nằm chờ chết trong xà lim. Nhờ sự can thiệp tận tình của hai bác sĩ tù Trần Quý Nhiếp và Trần Văn Lịch, cộng thêm đề nghị của một phái đoàn Thanh Tra Y Tế từ trung ương, tôi được chuyển vào một bệnh xá nhỏ ở Phân Trại B, nơi giam giữ tù hình sự. Tôi đã sống chung với đủ mọi loại tội phạm: giết người, trộm cướp, hiếp dâm, lừa đảo, xì ke ma tuý …v. v.


Tôi đến đây
trong một lần đi trốn
khi đang trong cuộc một trò chơi lớn
trò chơi đấu tranh
nhìn quanh
tôi thấy toàn thú dữ

CHIẾC KẸP TÓC

Bài thơ này viết về sự việc có thật tại trại A 20 Xuân Phước. Nhân vật chính trong bài thơ là một anh bạn trẻ, tù chính trị có án tại nhà 4. Tôi đem bài thơ đến len lén tặng anh. Mấy ngày sau anh gặp tôi và nói “Tụi nó đạp gẫy cây kẹp tóc ; tôi đã nhờ gởi bài thơ của anh về tặng em gái tôi để thế cho cây kẹp. Chắc nó hiểu lòng tôi

Chiếc kẹp tóc xinh xinh
anh dành tặng cô em gái
ngày anh đi tù còn nhỏ dại
giờ đã bước vào tuổi mộng mơ
chiếc kẹp tóc đơn sơ
nhưng ấp ủ
biết bao tình thương
của nguời anh tha hương

16.12.11

TRIỆT THOÁI




A20 Lê Phi Ô

(Những cứ điểm mà việt cộng cần phải triệt-hạ trước khi tiến đánh Xuân-Lộc, Long-Khánh)

I/ Tháng 12/1974 Việt cộng mở chiến dịch "Tánh-Linh & Hoài-Đức" với mục đích đánh chiếm hai quận Tánh-Linh và Hoài-Đức thuộc tỉnh Bình-Tuy. Nếu thành công chúng sẽ cắt đứt được Quân-khu II và Quân-khu III tại cây số 125 thuộc Quốc lộ 20 đường đi Đà-Lạt và chúng cũng sẽ kiểm soát được ngã ba Ông Đồn nằm trên Quốc lộ I đây là con đường huyết mạch đi các tỉnh miền Trung, đồng thời bao vây và cô lập trước khi đánh chiếm thị xã Xuân-Lộc cửa ngỏ vào Saigon.

13.12.11

TRẬN CHIẾN CÔ ĐƠN !


(Những ngày cuối cùng của chi-khu Hoài-Đức/Bình-Tuy)

Cuối năm 1974, việt cộng mở chiến dịch "Tánh Linh - Hoài Đức" hòng đánh chiếm hai quận Tánh-Linh và Hoài-Đức thuộc tỉnh Bình-Tuy, nếu thành công chúng sẽ kiểm soát được một vùng lãnh thổ rộng lớn của 3 tỉnh Long-Khánh, Lâm-Đồng, Bình-Tuy và Quốc-lộ 20 đường đi Đà-Lạt tại cây số 125 thuộc xã Phương-Lâm, quận Định-Quán, tỉnh Long-Khánh (theo tài liệu của Dr. Nguyễn Đức Phương - London, tác giả "Chiến tranh VN toàn tập”).