Hiển thị các bài đăng có nhãn Khuất Duy Trác. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Khuất Duy Trác. Hiển thị tất cả bài đăng

24.12.19

GIÁNG SINH TRONG NGỤC TÙ (Lời Nguyện Trong Tù)


Nhạc và lời: Khuất Duy Trác

Trình bày: VŨ TRỌNG KHẢI
Dương cầm: ĐỨC MINH
Vĩ cầm: QUỐC VINH

Có con chim nhỏ trên hàng rào kẽm gai.
Đứng im than thở; cuộc đời còn có ai?
Này chim có biết nơi đây sống kiếp đọa đày,
sống không ngày mai, như kiếp cỏ cây.
Có ngôi sao nhỏ trên bầu trời giá đêm.
Suốt đêm không ngủ thương ngục tù tối đen.
Nhờ sao đem đến tin vui tới khắp mọi người.
Chúa đã giáng sinh cứu rỗi trần ai.

Xin Chúa hãy vỗ về, ru no tròn giấc ngủ trẻ thơ.
Xin một giấc mơ lành cho mẹ già từ lâu mong nhớ.
Xin nguyện cầu cho vợ hiền lẻ bóng nơi xa.
Xin nguyện cầu, xin nguyện cầu cho cuộc đời vang tiếng tình ca.
Hãy cho tôi khóc bằng mắt Maria,
những cuộc đời khổ đau tăm tối.
Hãy cho tôi khóc bằng mắt Maria,
những cuộc tình bơ vơ tóc rối.
Xin quét hết lũ người sống hận thù, không óc, không tim.
Xin tiếng hát nụ cười cho mọi người được sống bình yên.





**Bài Tù Ca GIÁNG SINH TRONG NGỤC TÙ (Lời Nguyện Trong Tù)
Sáng tác Bảo Châu (Duy Trác)

Do ca nhạc sĩ DUY TRÁC sáng tác năm 1982 (nhưng để tên tác giả Bảo Châu, con của Duy Trác), truyền khẩu cho anh em tù nhân cải tạo và được VŨ TRỌNG KHẢi hát trong trại tù A20 vào ngày mồng 1 tết năm Nhâm Tuất (1982) ở phân trại E, A 20.



**Trích đoạn bài “NHỮNG TIẾNG HÁT BỪNG SÁNG A 20 - của Phạm Đức Nhì:

... Khi tôi đưa mắt qua hướng Vũ Trọng Khải thì Vũ Mạnh Dũng bắt đầu dạo đàn; khúc nhạc dạo đầu của Dũng vừa về chủ âm thì Khải đã cất tiếng hát, rất ăn nhịp:

“Có con chim nhỏ trên hàng rào kẽm gai.
Đứng im than thở; cuộc đời còn có ai?
Này chim có biết nơi đây sống kiếp đọa đày,
sống không ngày mai, như kiếp cỏ cây.
Có ngôi sao nhỏ trên bầu trời giá đêm.
Suốt đêm không ngủ thương ngục tù tối đen.
Nhờ sao đem đến tin vui tới khắp mọi người.
Chúa đã giáng sinh cứu rỗi trần ai”.

Giọng của ông cựu quan 3 cảnh sát khỏe, ấm, phát âm rõ ràng, đưa từng lời tâm sự của Khuất Duy Trác đến với anh em tù. Sáng mồng 1 tết ở Xuân Phước trời vẫn còn lạnh; một vài anh em đến dự khoác thêm áo ấm. Không khí có vẻ cũng Noel lắm nên phần đầu bài hát của anh Trác được đón nhận một cách tự nhiên. Rồi Vũ Trọng Khải vào điệp khúc ở cung Trưởng :

“Xin Chúa hãy vỗ về, ru no tròn giấc ngủ trẻ thơ.
Xin một giấc mơ lành cho mẹ già từ lâu mong nhớ.
Xin nguyện cầu cho vợ hiền lẻ bóng nơi xa.
Xin nguyện cầu, xin nguyện cầu cho cuộc đời vang tiếng tình ca.
Hãy cho tôi khóc bằng mắt Maria,
những cuộc đời khổ đau tăm tối.
Hãy cho tôi khóc bằng mắt Maria,
những cuộc tình bơ vơ tóc rối.
Xin quét hết lũ người sống hận thù, không óc, không tim.
Xin tiếng hát nụ cười cho mọi người được sống bình yên”.

Tôi thấy có những đôi mắt rưng rưng lệ. Ai chẳng có mẹ già, vợ hiền, con thơ.
........

“Vinh danh Thiên Chúa! Vinh danh Thiên Chúa! A – men”.

Rất nhiều người hòa chung tiếng hát “A….men” như kết thúc một bài hợp ca lớn. Tôi nghĩ tiếng vỗ tay sẽ vang dậy nếu không có cái quy định kỳ quái của Ngọc Đen và Vũ Mạnh Dũng. Khán giả của chúng tôi đành phải lặng yên nhìn Vũ Trọng Khải một cách ngưỡng mộ và thán phục.

(Trích: "NHỮNG TIẾNG HÁT BỪNG SÁNG A 20  - Phạm Đức Nhì")





22.4.10

Sàigòn Chỉ Vui Khi Các Anh Về



Nhạc và lời: Khuất Duy Trác

Tôi đã gặp em bỡ ngỡ tình cờ

Đôi mắt ngây thơ đến từ thành phố
Ngục tù tối tăm nói với cuộc đời
Sàigòn có vui ? Sài gòn có vui ?
Em ngước nhìn tôi cúi đầu nói nhỏ:
"Còn gì nữa đâu thành phố mộng mơ
Thành phố đớn đau vẫn còn nhắn nhủ
Sài gòn chỉ vui khi các anh về"

Duy Trác - Tuổi già của tôi







Năm ngoái, khi sang Houston tôi mới biết gia đình anh chị Duy Trác mất tất cả mười mấy người thân trên biển cả.Nhìn và nghe anh chị và hai cháu trình bầy, yêucầu đại chúng trong pháp hội góp lời cầu nguyện vãng sinh cho hương linh, vì chị Duy Trác và gia đình vẫn còn mơ thấy thân nhân, khó ai cầm được nước mắt. Đây là tâm sự của anh Duy Trác từ dạo ấy, xin mời đọc.- Nhân-Yến.


Năm 1992 gia đình tôi tới Mỹ, một quốc gia tự do và nhân đạo, với 13 nhân khẩu. Không ngờ, vốn chỉ là một ca sĩ tài tử và đã bị chính quyền Cộng Sản giam cầm và cấm hát suốt 17 năm, tôi vẫn được một trung tâm ca nhạc tiếng tăm mời sang Paris tổ chức một buổi hội ngộ với thính giả và thu những băng nhạc nghệ thuật.

Các thính giả đã vào cả hậu trường chào mừng tôi, buồn vui, mừng tủi. Tôi chỉ còn nhớ, và nhớ mãi một câu chào, như mâu thuẫn và thật lòng: 'Bác (hay chú) chẳng thay đổi gì cả,chỉ già đi nhiều thôi.'