Hiển thị các bài đăng có nhãn Huỳnh Ngọc Tuấn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Huỳnh Ngọc Tuấn. Hiển thị tất cả bài đăng

11.10.20

Kỷ Niệm Về Hòa Thượng – Học Giả Thích Tuệ Sĩ

A20 Huỳnh Ngọc Tuấn

Tháng 12 năm 1993, tôi bị (được) chuyển tới trại A20 Xuân Phước- Phú Yên, từ địa ngục trần gian An Điềm- Quảng Nam.

Lúc đó tại A 20 này có đến mấy trăm tù nhân chính trị và tôn giáo, tại đây tôi có được may mắn diện kiến những nhân vật lừng danh từ trước 1975, như giáo sư Đoàn Viết Hoạt, chú Phạm Đức Khâm và đặc biệt là thầy Thích Tuệ Sĩ.

Tôi được biên chế về đội 12, một đội chính trị phạm nổi tiếng với những tù nhân bất khuất, “cứng đầu” nhất trại.

2.6.13

Kể chuyện 30-4



A20 Huỳnh Ngọc Tuấn

Vậy mà đã 36 năm rồi kể từ ngày Miền Nam bị bức tử. Không ai nghĩ rằng cái chế độ độc tài phi nhân tàn bạo và mất lòng dân này lại sống đến ngày hôm nay.
Ngày 15 tháng 3 năm 1975 tôi và gia đình di tản ra Đà Nẵng để tìm đường vào Sài Gòn.

Những ngày cuối tháng 3 khi thị xã Tam Kỳ sắp thất thủ,một dòng người hỗn loạn chạy khắp nơi để tìm đường sống. Có gia đình chạy ra Đà Nẵng như gia đình tôi và hai cô tôi. Có người chạy xuống biển Kỳ Phú để tìm đường “chạy giặc”. Tại biển Kỳ Phú có một sân bay trực thăng  nhỏ. Cái sân bay thì nhỏ, thỉnh thoảng một hai giờ mới có chuyến bay ra hạm đội Mỹ đậu ở ngoài biển khơi, mà dòng người “chạy giặc” thì như một dòng sông bất tận đổ về. Vì có quá nhiều người muốn ra đi mà phương tiện thì thiếu nên mọi người tự cứu mình bằng chính khả năng của mình vậy. Không đi di tản bằng trực thăng được, những gia đình có tiền tìm mua những chiếc ghe máy còn tốt và đủ lớn cho chuyến hải hành đầy mạo hiểm. Họ mua với bất cứ già nào. Vậy là cơ hội cho một số ngư dân hốt vàng.


21.10.12

Ra đất Bắc


Trung thu này là đám cưới của Khánh Vy và Minh Đức, nhà của Đức ở thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Cũng như chuyến đi vào Sài Gòn trong dịp đám cưới Thục Vy, lần này chúng tôi cũng đi xe lửa cho rẻ tiền và an toàn. Đi xe lửa dễ chịu hơn đi xe ô tô vì được đi lại trên tàu, được ngồi uống trà, ăn cơm và trò chuyện cùng nhau.

Xe lửa VN vẫn còn rất thô sơ và lạc hậu, toa tàu cũ kỹ như của thời Đệ nhị Thế chiến, phòng vệ sinh bẩn thỉu, người ta xả xuống đường tất cả cho nên mỗi lần tàu dừng lại là cái mùi xú uế bốc lên ngộp thở. Nhưng khó chịu nhất là tiếng ồn, khi tàu tăng tốc thì như tiếng máy bay phản lực bay sát đầu rất kinh khủng, toa tàu thì rung lắc dữ dội, người nào lần đầu tiên đi tàu không khỏi phải sợ hãi.

Cả nhà tôi có 8 người, để tiết kiệm chúng tôi mang thức ăn theo. Buổi trưa chúng tôi ăn cơm với thịt xíu, buổi chiều ăn bánh mì chà bông, khuya thì ăn nhẹ bánh biscuit, hoặc uống sữa.

Chúng tôi hưởng được trọn vẹn cái không khí đầm ấm của một gia đình dù đang ở trên tàu trong một chuyến đi xa.

5.10.12

Trở lại Sài Gòn và Tây Nguyên




 Đã 22 năm rồi bây giờ mới trở lại Saigon và Tây nguyên.

Sau khi đám cưới của Thục Vy diễn ra thật tốt đẹp vì được bảo vệ bằng tình thương yêu và trân quý của thân hữu và các bậc trưởng thượng, tôi từ biệt đất Saigon với rất nhiều bịn rịn vì những tình cảm bạn bè nồng ấm, những cái bắt tay còn lưu luyến, những câu chuyện chưa kịp nói hết, những khuôn mặt thân thương chưa kịp nhìn trọn, những cuộc hẹn chưa thành, những ân tình chưa một lần đền đáp…

Rời Saigon lúc 7 giờ tối, sau khi chiếc xe “trung chuyển” chật vật luồn lách trên những đường phố đông đúc người để ra đến quốc lộ 1.

Tôi thở phào nhẹ nhõm khi được “xa” Saigon, vì tôi không thích nghi được với cái sinh hoạt quá náo nhiệt và bất hợp lý nơi này.

Đường phố Saigon quá nhiều người và xe cộ chen nhau, nó cũng giống với cuộc sống bon chen tại đây, không khí ngột ngạt vì khói bụi, những con kênh, những dòng sông chết bốc mùi hôi thối kinh khủng.

1.9.12

19/6, Kính nhớ cậu và ngoại




Huỳnh Ngọc Tuấn


Gia đình của ngoại tôi là một gia đình khá “đặc biệt”. Ông ngoại tôi mất sớm, lúc chỉ mới 40 tuổi, để lại một người vợ trẻ và năm đứa con dại.

Mẹ tôi là con gái đầu và duy nhất. Sau mẹ là bốn người em  trai. Ông ngoại mất được một thời gian thì bà ngoại bị bệnh và mù cả hai mắt. Mẹ tôi tần tảo buôn bán nuôi bốn người em trai. Một năm sau, cậu Ba của tôi đi quân dịch.Vì là một ngư dân trẻ, thành thạo việc đi biển nên cậu Ba tôi vào Hải quân. Từ đó cậu lênh đênh trên biển cả một đời.

Từ ngày cậu Ba vào Hải quân, mẹ tôi cùng đỡ vất vả hơn. Tiền lương ít ỏi cậu gởi về cho ngoại  ăn trầu, cho mẹ tôi nuôi ba người em còn lại.

Một năm sau, cậu Năm cũng vào quân đội (người con thứ tư của ngoại tôi bị chết  khi còn trong bụng mẹ nên không biết là trai hay gái).

15.8.12

Hồi ức tháng Ba



Tháng 3 lại về với nắng vàng rực rỡ lấp lánh trên những vòm cây xanh, khí trời trong veo và dịu mát, gió mơn man chạy như đuổi nhau trên cánh đồng sắp vào mùa gặt. Ngoài kia biển đã vào mùa cá chuồn, những con cá chuồn biết bay phóng mình rào rào trên mặt biển đã dịu sóng.

Vậy mà đã 37 năm trôi qua rồi kể từ những ngày tháng 3 năm 1975, lúc đó tôi chỉ là một chàng trai vừa mới lớn. Tôi 16 tuổi, tuổi của một thời hoa mộng hồn nhiên, vô tư trong cuộc sống yên ả ở cái thị xã Tam Kỳ nhỏ bé thuộc tỉnh Quảng Tín. Một ngày của tôi đi qua với một buổi đến trường, một buổi rong chơi cùng bè bạn. Chúng tôi rủ nhau về vùng nông thôn để ăn những trái mít chín đầu mùa hoặc “đổ bộ” vào vườn nhà ai đó để mua ổi, vú sữa, mận. Là những thằng “quỷ con” phá làng phá xóm, chúng tôi tha hồ hái vú sữa, ổi, mít mặc cho bà chủ vườn vừa la mắng vừa cười. Bà vui vì chúng tôi trả tiền sòng phẳng, vừa đỡ buồn vì có chúng tôi nên khu vườn yên tĩnh và hơi quạnh quẽ của bà vang lên những tiếng nói cười đùa nghịch.

2.7.12

CẢM NHẬN SAU NGÀY LỄ CỦA CHA

 
Văn hóa phương Tây trước đây được cho là “xa lạ” với rất nhiều người VN . Ở trong một giác độ nào đó và một “đối tượng” nào đó còn có thể là “kệch cởm” và “lố bịch”  nữa !?.

Từ nhỏ tôi học tiếng Pháp…và 30 năm qua không có cơ hội để xử dụng nên đã “trả” hết lại cho thầy !?.


Thời đại bây giờ là thời “thống trị” của Anh ngữ, mà tôi lại không biết một chữ tiếng Anh nào nên gặp nhiều khó khăn để đuổi kịp với nhịp sống thay đổi như vũ bão đang xảy ra. Ở VN bây giờ tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai được dùng phổ biến sau tiếng Việt. Giới trẻ thích nghi nhanh chóng với tiếng Anh và điện toán – hai lĩnh vực gần như gắn liền với nhau. Người trẻ dùng tiếng Anh trong giao tiếp ngày càng nhiều, rất tự nhiên và thỏa mái. Mấy ông quan chức VC kể cả mấy ông ở ngành An ninh cũng không còn “mặc cảm” với thứ ngôn ngữ của bọn “đế quốc” nữa, họ cũng ok, bye khi nói chuyện với nhau, kể cả ở công sở.

20.6.12

Vĩnh biệt anh Nguyễn Ngọc Đăng



Huỳnh Ngọc Tuấn


Nguyễn Ngọc Đăng


Những ngày này đất nước chúng ta như “cá nằm trên thớt”, người dân tột độ hoang mang lo lắng về tương lai dân tộc. Câu hỏi nhức nhối đang đặt ra: Việt Nam rồi đây có còn là “Minh Châu trời Đông” có còn là: Non sông như gấm hoa uy linh một phương – xây vinh quang ngất cao bên Thái bình dương” hay rồi đây chỉ còn là phiên thuộc của đại Hán?

15.6.12

Vĩnh biệt anh Trương Văn Sương


Anh Trương Văn Sương

Mấy hôm nay, kể từ ngày anh Trương Văn Sương về cõi vĩnh hằng, có rất nhiều người thương tiếc anh, viết về anh trong đó có bài của luật sư Nguyễn Văn Đài và anh Nguyễn Ngọc Quang rất cảm động. Nhưng tôi vẫn bâng khuâng hình như thiếu vắng một cái gì đó.

14.6.12

Tháng Tư về



Cứ mỗi lần tháng tư về là tiết trời bắt đầu oi bức, những cơn gió Nồm từ biển thổi vào cũng không làm sao xóa tan được cái cảm giác khô nóng của mùa hè. Tôi đi dọc theo bờ sông Bàn Thạch nhìn dòng nước đục ngầu uể oải xuôi về Đông, mang theo nó là những rác rến, xác chết súc vật và rất nhiều những thứ bẩn thỉu khác.

Trên bờ sông này trước đây là xóm làng trù phú, yên tĩnh và trong lành với rừng cây sưa tỏa bóng. Mỗi lần tháng tư về hoa sưa vàng rực một khoảng trời, mùi thơm dịu dàng quyến rũ, làm cho tôi ngày ấy – một cậu bé nhiều mơ mộng choáng ngợp trước vẻ đẹp rực rỡ của thiên nhiên mùa hè thường hay đứng ngẫn ngơ nhìn và suy nghĩ vu vơ… tháng tư về sân trường rộn ràng tiếng ve, khúc nhạc cất lên cùng giai điệu từ thưở ban sơ cho đến mãi mãi vô cùng, trong lòng các cô cậu lúc này chùng xuống một nỗi buồn nhè nhẹ, khi những cánh phượng hồng  chớm nở trên sân trường, trên đường đi học.

4.6.12

Xuân Muộn


 Mùa xuân năm nay đến muộn, mãi đến 13 tháng giêng âm lịch mới lập xuân. Những ngày Tết trời lạnh và u ám, mưa lất phất bay, hình như mùa đông vẫn còn ngự trị, các chàng trai cô gái co ro trong những bộ áo quần mới, họ ngồi nhìn mưa, liên tục cắn hạt dưa và chuyện phiếm, trong những câu chuyện đó tôi nhận ra phảng phất một nỗi buồn về một tương lai thiếu vắng niềm tin nơi bản thân và xã hội. 

Về bản thân, những chàng trai cô gái này cảm thấy bất an, vì sau những năm dài miệt mài trong trường Đại học, với những gói mì tôm lót lòng là thường trực, sinh hoạt tù túng trong căn phòng trọ chật hẹp, ẩm thấp vào mùa đông, nóng bức trong mùa hè, vẫn còn ám ảnh và còn đó những khoản vay từ ngân hàng, từ bà con họ mạc chưa trả được, vẫn còn đó nỗi lo lắng của cha mẹ khi một năm trôi qua rồi kể từ ngày hân hoan đón nhận cái bằng tốt nghiệp mà công việc vẫn ngoài tầm tay với. 

26.5.12

Hồi ức về nhà tù cộng sản Việt Nam



A20 Huỳnh Ngọc Tuấn




Kính tặng anh Nguyễn Ngọc Đăng

Các anh các chú đã từng đi qua những nhà tù Xuân Phước-Thanh Hóa-Nam Hà
Kính nhớ Bác sĩ Nguyễn Kim Long, chú Nguyễn Trưởng, anh Nguyễn Văn Bảo, anh Đỗ Hườn

Những người đã nằm xuống trong nhà tù Cộng sản Việt Nam vì những giá trị Dân chủ Nhân quyền.

Huỳnh Ngọc Tuấn

 
*****


(Phần 1)
Miền Trung Việt Nam bây giờ là chớm đông với những cơn mưa trút nước. Cánh đồng trước mặt một ngày trước đây mướt xanh màu lúa non, bây giờ đã mênh mông nước bạc. Những con đường nhỏ ngập ngụa trong bùn và rác…chẳng đi đâu được, đọc sách hoài cũng chán, mở tivi ra thi cứ toàn phim Tàu và những lời lẽ tuyên truyền cũ rích nhai đi nhai lại. Chỉ còn biết ngồi nhìn mưa và vừa nhận được email từ Úc: Ông bạn Nguyễn Ngọc Đăng đang bị ốm. Lòng buồn rười rượi. Bao nhiêu kỷ niệm lại quay về.

Trại giam Xuân Phước - Phú Yên, mùa đông 1994

Những cơn mưa nhỏ lất phất, trời không lạnh, những người tù chính trị chúng tôi trong đội 12 vào nghỉ giải lao trong một căn nhà lợp lá dừa. Cũng không phải là nhà vì chỉ có mái che, chung quanh không có phên vách gì.
Tôi - một người tù chính trị còn rất trẻ và mới toanh, lúc đó tôi mới 35 tuổi, tìm một chỗ khiêm tốn giữa những bậc trưởng thượng.