Hiển thị các bài đăng có nhãn Kiều Công Cự. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kiều Công Cự. Hiển thị tất cả bài đăng

5.12.19

SỐNG VỚI ĐÀN ANH, KHÔNG PHẢI DỄ.. !



A20 Kiều Công Cự K22

Khóa 22 nhập học ngày 2/12/1965, nhưng phải đợi 5 ngày sau một phái đoàn gồm 52 “nhân tài” của 4 tỉnh Trị -Thiên – Nam – Ngãi, được một chiếc phi cơ quân sự đưa từ Đà Nẵng vào Liên Khương cho đủ túc số 274 người. Thôi thì quí vị “hung thần Khóa 21”, đang huấn luyện khóa 22, đổ cho đủ thứ tội như là các anh biểu tình chống đối, tà tà câu giờ, bạn bè các anh đang thi hành lịnh phạt còn các anh thì đang thảnh thơi.. .. Nhưng “Biệt đoàn B52” vẫn bình tĩnh chấp nhận mọi hình phạt, lắng nghe mọi lời nặng nhẹ… không có gì chống đối hay phản đối (nếu làm ngược lại là chết ngay).. Mà quả thật biệt đoàn này có nhiều nhân tài như Vua Lâm Viên Đỗ Văn Chánh (Quảng Ngãi), thủ khoa Rừng Núi Sình Lầy là Châu Văn Hiền tự Cóc (Huế), hai người thủ Quốc Quân kỳ (có chiều cao nhất khóa) là Trần Đình Thạnh và Phan An (Thừa Thiên). Tội nghiệp Thạnh đã chết trong đợt thảm sát tết Mậu Thân khi cùng người yêu tên Ly về Huế thăm nhà và xin mẹ làm phép cưới. Đặc biệt Huỳnh Văn Thảo (Huế), một trong những người trẻ nhất khóa, đã hy sinh trong khi đi giữ thùng phiếu tại Suối Vàng nhân bầu cử Tổng Thống đầu tiên của nền Đệ Nhị Cộng Hòa. Đúng là Thảo đã đến Suối Vàng và không bao giờ muốn trở lại Dương Thế và khóa 22A rất hãnh diện ra trường năm 1967 với cái tên của người bạn mình, Khóa Huỳnh Văn Thảo, và thủ khoa khóa 22B Nguyễn Đức Phống (Huế) cũng là nhân tài của biệt đoàn B52. Phống ra trường sau 4 năm học chọn về Thiết giáp và cũng đã “DA ngựa bọc thây” tại chiến trường Campuchia năm 1970. Khóa 23 ra trường có tên gọi là Khóa Nguyễn Đức Phống. Và còn nhiều nữa kể ra không hết.

1.12.19

Ðại Úy KIỀU CÔNG CỰ




CÔ TÔ là biệt danh của Cựu Đại úy KIỀU CÔNG CỰ .
Anh sinh ngày 18/6/1942 tại thị trấn Ái nghĩa, quận Đại lộc, tỉnh  Quảng Nam.
Học Trường Tiểu học Xuân An (Đà lạt), Trung học Trần Quí Cáp (Hội An) và Đại học Khoa học (Sài gòn). Tình nguyện gia nhập Khóa 22 Trường Võ Bị  Đà-Lạt ngày 22/11/1965 và mãn khóa (Huỳnh Văn Thảo) ngày 2/12/1967 .
Tình nguyện về Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến và được đưa về TĐ2/TQLC có Hậu cứ tại trại Lê Hằng Minh (Tam hà, Thủ Đức). Làm Trung đội trưởng Trung đội 42 thuộc ĐĐ4 của Tr/U Trần Văn Hợp. Rồi ĐĐ phó ĐĐ4, Trưởng ban 3/TĐ và Đại đội trưởng ĐĐ4 ( 12/1969) .
Bị thương tại chiến trường Hạ Lào (1971). Xuất viện chuyển về TĐ9/TQLC của Th/tá Nguyễn Kim Đễ, giữ chức vụ Trưởng ban 3 và Đại đội trưởng ĐĐ1cho đến ngày đi học khóa 5/74 Bộ binh Cao cấp tại Trường Bộ binh ở Long Thành.
Mãn khóa học về làm Trưởng ban 3 /TĐ2/TQLC cho đến ngày 30/4/1975.
Gần 10 năm tù CS qua các trại từ Nam ra Bắc.
Qua Mỹ theo chương trình HO 22 ngày 22/11/1993.
Hiện cùng Gia đình định cư tại Anaheim, Nam California.

25.9.19

Chí sĩ TRẦN QUÝ CÁP với bản án “mạc tu hữu”



 A20 Kiều Công Cự



Kính thưa Quý Thầy , Cô,
Thưa các Đàn Anh,
Cùng các Bạn Cựu HS/TQC thân mến.

          Tôi tên KIỀU CÔNG CỰ, CHS/TQC, niên khóa 1956 – 1963.

          Quê tôi ở Thị trấn Ái Nghĩa thuộc quận Đại Lộc nên tôi có 7 năm ở trọ, ăn cơm tháng,  tại Thị xã Hội An, để đi học Trường TQC, từ lớp Đệ thất 1 đến Đệ nhất B1. Đã qua hai vị Hiệu Trưởng là Ông Tăng Dục và Ông Hoàng Trung. Tôi còn nhớ nhiều Thầy, Cô giáo và vẫn còn một số bạn bè cùng lớp với tôi ở đây như T.V.Căn, hiện là Hội trưởng, M.P.Hoàng, V.T Trung, N.T Hoè, Huynh Việt Quế…
        

11.2.13

Những ngày đầu nghiệp lính & Tết Mậu Thân




A20 Kiều Công Cự


Thật ra, Trường Võ bị Đà lạt, từ ngày thành lập tại Mang Cá, Huế (1948) cho đến ngày “tan hàng” (30/4/1975), đã huấn luyện được 35 khóa với 31 khóa chính thức và 3 khóa phụ là:

- Khóa 9 (khóa Đống Đa) : 1/9/1953 – 16/3/1954 với 120 SVSQ.
- Khóa 10 (khóa Cương Quyết) : 19/3/1954 – 1/10/1954 với 360 SVSQ.
- Khóa 11 (khóa Vương Xuân Sĩ) : 1/11/1954 – 11/11/1955 với 200 SVSQ

Ba khóa này không cùng ngày khai giảng và mãn khóa với khóa chính với lý do duy nhất là họ được Trường Võ khoa Thủ Đức gởi lên thụ huấn và ở trong qui chế là Sĩ quan trừ bị.

Riêng khóa 22 là chính khóa nhưng lại là một khóa đặc biệt. Đến cuối năm học thứ nhất, khóa 22 được chia làm 2: 173 SVSQ theo học 2 năm (22 A), chương trình như các khóa trước và 92 SVSQ theo học 4 năm (22 B), cũng như các khoá tiếp theo (23, 24…), được huấn luyện theo chương trình của trường Võ Bị West Point (Hoa Kỳ) và khi mãn khóa được cấp phát văn bằng Cử nhân Khoa học Ứng dụng.

Tôi theo học khóa 2 năm.

Sau khi học khóa 32 Rừng-Núi-Sình-Lầy ở Trung tâm huấn luyện BĐQ/Dục Mỹ về, chúng tôi được các binh chủng, (không có Quân chủng), lên thuyết trình tại nhà H và chọn người. Phải “chen chân” lắm, tôi mới được “lọt” vào danh sách 15/73 người được chọn về cái binh chủng mà người ta vẫn “hù” là “sống hùng, sống mạnh nhưng sống không lâu”. Nhằm nhò gì “một xanh cỏ, hai đỏ ngực”. Sợ gì, cứ thế mà tiến lên đi Tám !


10.7.12

Những trại tù cuối cùng


A20 Kiều công Cự

Trên đường về Nam (12/1980)

Sau Giáng Sinh, 300 người chúng tôi từ trại Nam Hà B được chuyển về Nam đợt 2, trong đó có tôi. Thật là một điều vui mừng và hạnh phúc (!)

Chúng tôi lên xe từ trại B (Nam Hà), đi ngang qua trại A, qua trại C rồi men theo con đường đất đỏ, nham nhở, vùng Chi Nê, Thanh Liêm, qua thị trấn Phủ Lý rồi đoàn xe dừng lại ở nhà ga Bình Lục. Bấy giờ là nửa đêm và đoàn tàu đã chờ sẵn ở đấy. Chúng tôi lần lượt gồng gánh lên tàu. Một số ngồi dưới sàn, một số ngồi trên ghế. Toa tàu như một phòng giam lưu động. Cửa đóng kín và cài then từ bên ngoài. Theo thủ tục của công an thì bất cứ cuộc di chuyển nào cũng phải còng tay hai người làm một. Không phải còng inox của Mỹ mà là còng nội hóa nhiều cái đã rỉ, không co giãn theo cổ tay lớn nhỏ mà chỉ có một cỡ. Người nào cổ tay lớn thì bị còng siết chặt đau điếng. Tuy thế chúng tôi cũng tìm cách mở ra cho được thoải mái. Khi nào tàu dừng ở đâu, bọn chèo lên kiểm soát thì chúng tôi đưa tay vào còng.

Đoàn tàu bắt đầu khởi hành sau nửa đêm. Ai nấy cũng đều vui mừng, quây quần hút thuốc lào và kể lại chuyện ngày xưa. Chỉ có những anh chàng Bắc kỳ di cư, mới để ý theo dõi phong cảnh chung quanh để tìm lại những nơi chốn cũ. Nhiều người vẫn còn nhớ những nhà ga chính như là Bỉm Sơn, Thanh Hóa, Quỳnh Lưu, Cửa Lò, Vinh, Hà Tĩnh, Đồng Hới...

6.4.11

Đoàn Văn Xường



A20 Kiều Công Cự



Chân Dung Tác Giả





Sinh năm 1942 tại Quảng Nam. Gia nhập Khóa 22 (1965-1967), Trường Võ Bị Quốc gia Việt Nam. Chọn Binh chủng Thủy Quân Lục Chiến khi ra Trường và ở Tiểu đoàn 2, và Tiểu Đoàn 9 từ 22/12/67 đến 30/4/75. Đi tù VC từ 24/6/75 đến 1/4/85. Cùng Gia đình định cư tại Mỹ theo Chương trình HO 22 (22/11/1993). Đã qua tuổi về hưu nhưng vẫn còn đi làm. Rất mong ước có đủ sức khỏe, và đam mê để tiếp tục viết, và dịch những sách Quân sử VNCH.

* * *





Trong Tập san BĐQ số 29, phát hành tháng 5/2010, ở trang 64, có bài thơ “Em, Anh và Cuộc chiến” của Tịnh Nhiên, đã làm tôi xúc động. Bởi vì Đoàn văn Xường là người bạn cùng Khóa cuả tôi mà người con gái này đã quen, đã biết và nhớ rất rõ về cấp bực, chức vụ, đơn vị, và KBC của bạn tôi:

...Gặp được Em, cô bé mới lên mười
Đôi mắt thơ ngây má phúng duyên cười
Trong nhung lụa, em như công chúa nhỏ
Nào ai biết cuộc đời sẽ thay đổi
Rồi một hôm, cao nguyên kéo cờ rũ
Cha cô bé đã nằm xuống cho Cao nguyên
Thương cô bé vành khăn tang khi tuổi vẫn còn thơ...