18.5.13

RƯỢU ĐẮNG !


LÊ-PHI-Ô  

tặng Trần-văn-Sơn, Trạch-Gầm, Thiết-Trượng,
        Vương-trùng-Dương, Lê-Hùng, Phan-bá Thụy-Dương.


Người lính năm xưa đầu đã bạc
Xa lìa cố xứ sống nổi trôi
Lâu lâu xuống phố tìm bạn cũ
Rủ ghé Lê-Hùng uống rượu chơi.

Nhớ chiến trường xưa tràn lửa đạn
Tụi mình sống được cũng là may
Ngờ đâu gặp lại phương trời lạ
Vui ngày hội ngộ choáng men cay.

Rót nữa đi Sơn ly rượu cạn
Uống men say sao thấy đắng cay
Đáy cốc thoáng về gương mặt bạn
Những thằng gục chết giữa trùng vây

Những thằng banh xác không kịp trối
Để tao được sống đến hôm nay.
.....................
                       
Năm ngón tay run nâng ly uống cạn...
Gục xuống bàn, tao khóc...nhớ tụi bây !

A20 Lê-Phi-Ô 
 tháng 04 năm 2013  

16.5.13

Tại sao phải mặc quân phục khi VNCH và Quân Đội VNCH không còn?



Vũ Ánh

Dường như ngày 30-4 nào trong 38 năm qua, ngày mà một số người gọi là Ngày Quốc Hận thường là cơ hội cho hai lớp người đặc biệt: Các chính trị gia, các nhà hoạt động thích “spotlight” đọc diễn văn hô hào và những cựu quân nhân nào thích mặc quân phục quân đội VNCH có dịp mặc những bộ quân phục đặt may cho vừa kích thước thân thể của người lính già nay đầu tóc đã bạc phơ, thân hình đẫy đà hơn gấp hai, có khi gấp ba thời trai trẻ, đứng nhìn xuống chỉ thấy bụng. Cho nên dù có cắt may khéo léo cách nào đi nữa, bộ quân phục cũng không thể nào làm người mặc nó hùng dũng đầy sức sống như thời còn trai trẻ, bụng phẳng lỳ, tóc cắt ngắn ba phân, da dẻ sạm nắng lồng vào trong bộ quân phục tác chiến đã bạc mầu, dù có giặt ủi hồ thế nào đi chăng nữa nó vẫn không thể làm mất mùi khen khét của thuốc súng mang về từ chiến trận.

15.5.13

ánh sao khuya



đường khuya vắng
tiếng bước chân đêm nghe chừng mỏi mệt
phía xa là sao sáng
u uẩn giữa một chân trời mây chùng xám ngắt

người đàn ông ngũ tuần
 trên con đường ảo vọng
cất tiếng gọi Mẹ làm ánh sao cuối lối
thế gian như thành gian bếp  nhỏ
với bóng mẹ chập chờn vách đơn côi

con đã đi
ba mươi năm làm người biệt xứ
tuổi thơ còm cỏi miếng học gầy
chân lang bạt đành cùng trời cuối đất 
đi mãi
đi hoài
ba mươi năm không lần sờ áo mẹ
không một lần nấu được bát cơm thơm
vụng về nâng cho mẹ
bên giường khô đơn chiếc

Mẹ đã đi xa với tràng hạt mộc mạc
với niềm tin ở một cổng thiên đàng
nơi đó có những điều hạnh phúc
nơi đó
sẽ là tốt nhất để cho con .

Ba mươi năm xa xứ
mười ba năm mất hẳn mẹ
tù lao tăm tối
bóng mẹ về gọi con “mẹ đi nhá”

Ô. Thế gian là đoạn trường  khốn khổ
cho những con người  mải miết một tình yêu
yêu con sông quê
yêu luống ruộng cầy
yêu những hốn hậu của làng quê ấm áp

yêu tiếng mẹ buồn kể chuyện xưa tang tóc
đêm gánh con trong mép thúng đoạn trường
rơì xa đất tổ ruột gan như ai cắt…
trên nhánh sông Hồng của mùa Thu định mệnh

đàn con mất hơn nửa
giờ mỗi phương một đứa sống
muốn thăm nhau phải tìm nhau qua biển
với những dị biệt nhất định phải cưu mang .

Ô gia tài của mẹ
là đốm sao trên trời xa bất tận
là kĩu kịt đội gánh  nhịp nhàng đưa
cho con thấy núi sông chập chờn chuyển động
bên váy mẹ đau đáu một mùi hương.


A20 Phạm Văn Thành
            Paris 8 Nov 2012



 

11.5.13

6 bức tranh của Duy Lam


 A20 Trung tá Nguyễn Kim Tuấn (Nhóm Tự Lực Văn Đoàn)

Ánh sáng trong giây phút hoang mang
(Sun lights in troubled movement)
Duy Lam 


8.5.13

5.5.13

Tháng tư còn thương áo trận


ta bật khóc nhìn chiến bào năm cũ
đứt chỉ sờn vai xếp mấy mươi năm
len lén nhìn ta như một hỏi thăm
bao năm nữa sẽ cùng nhau ra trận?
tội cho mi cứ nhắc ngày căm hận
lúc xuôi tay như một kẻ qui hàng
ta ném mi vào quá khứ ngổn ngang
chưa một lạy đáp đền ơn chiến đấu
ba mươi tám năm mi còn dấu máu
bởi vết thương chẳng thể kéo liền da
mi thương ta còn chút nợ sơn hà
mà đau cho cái đau ngày vong quốc
tội cho mi đứng nhìn ta về đất
kiếm gãy, thân già đành bỏ cuộc chơi
sống lất lây, trơ trọi giữa đất trời
mà như thể bơ vơ từ muôn kiếp
tội cho mi một đời quen ở trận
giờ lụi tàn dưới gót giặc thù xưa
chiến bào ơi! tháng tư lấm tấm mưa
như vết máu thấm đau từng sợi vải
mai ta chết hận – không tan vào đất
có mi trọn tình – một gói tiễn đưa
khi trời trở dạ rớt tháng tư mưa
hãy nhắc ta tháng tư ngày tan trận
nguyễn thanh khiết
30-04-2013

3.5.13

Một cuộc trốn trại bất thành


Sau ngày 30/4/75, bằng một thông báo mập mờ kêu gọi các quân cán chính miền Nam đi trình diện có thời hạn, nhà cầm quyền Hà nội đã tung một mẻ lưới tóm gọn các thành phần có thể gây nguy hiểm cho chế độ.
Cùng với số phận của tất cả các sĩ quan QLVNCH, anh Nguyễn Hưng Đạo, hiện cư ngụ tại Brisbane, Úc châu đã bị giải đến trại tù khổ sai Ka Tum gần núi Bà Đen thuộc Tây Ninh sát biên giới Cam Bốt.
Sau một năm bị hành hạ, sỉ nhục, nhất là khi nhận ra một sự thật , trại cải tạo thực chất chỉ là một trại tù tập trung không có ngày về , vào ngày 27/12/1976, anh Nguyễn Hưng Đạo đã cùng 3 bạn tù vượt thoát..
Quán lá xin mời nghe audio bài phỏng vấn A20 Nguyễn Hưng Đạo trên SBS radio Úc châu, do  cô Tuyết Lê thực hiện



(Nguồn: http://www.sbs.com.au/yourlanguage/vietnamese/home/page/)