Hiển thị các bài đăng có nhãn Ký ức A20. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ký ức A20. Hiển thị tất cả bài đăng

8.7.13

A20 - NGƯỜI TÙ SƠN BIA.



A20 Phạm Văn Thành

 1994

Từ cổng chính lớn của trại A20 đi xuyên qua khoảng sân chung sẽ tới một ô sân vuông được đắp đất be gạch cao chừng 40cm. Khu sân ấy có hòn non bộ với bể nước cùng nhiều cây cảnh gọt tỉa công phu. Qua vuông sân ấy sẽ tới khu nhà được gọi là Văn hóa. Đầu nhà văn hóa sát với đường đi và ô sân cây cảnh là một gian nhà được một tù thuê lại, làm thành căng-tin. Căn-tin ở đây đa phần là “bán chịu”, ghi sổ và khi thân nhân tù thăm nuôi sẽ trả. Đương nhiên giá cũng khác đi. Tuy nhiên, không phải là quá quắt như nhũng căn-tin của các trại phía Bắc, nơi con người ta bóc lột nhau hình như không còn biết ngượng.

Dãy nhà văn hóa buổi trưa thường rất vắng lặng. Đầu dẫy phía trong cùng sát với một ao cá là một căn phòng rộng cỡ chừng 60 mét vuông. Đó là nơi trực thường xuyên của một người tù được sĩ quan tư tưởng chọn lựa để làm các công việc phụ tá sổ sách cho ban tư tưởng. Sơn là người tù đặc biệt ấy.


7.7.13

Biệt thự thời thượng cổ - 2


 
*Thung Lũng Tử Thần mùa lũ tới.

Tháng mười, mưa là mưa. Trận bão qua và chấm dứt sau một tuần gầm thét rung rinh trời đất, đá núi Trường Sơn đổ ầm ầm phá nát độc đạo từ La Hai vào cái thung lũng chết tiệt đang giam cầm hơn 5000 tù nhân của chế độ.

Trại Trừng Giới A20 bị cách ly hẳn với thế giới bên ngoài, chung quanh nó giờ chỉ toàn là nước, nước trắng xóa bao hết một vùng phía đông. Sau lưng dãy trại giam mang tên phân trại A, B, C, D, E và trại Hốc Kè là núi và núi. Nó là rặng Trường Sơn Tây ngút mắt đầy chết chóc và bí hiểm.

Tháng mười năm 1981, thung lũng này không còn phương tiện ra vào, mọi thứ dậm chân tại chỗ và những tù nhân bệnh tật, đói, rét cũng dậm châm tại chỗ, run cầm cập trong cái lạnh dã man của miền Trung mùa mưa bão.

Khi con tàu Việt Nam Thương Tín, dưới sự chỉ huy của hạm phó Thiếu Tá Hải Quân Mai Văn Trị về tới VN, sau khi họ đã cặp bến bờ tự do tại đảo Guam. Chuyến qui cố hương này làm một số trong họ bị đày đến đây dưới danh gọi “tù vượt biên”. Chính họ đã xây dựng cái trại này, chính họ đã mở thêm những phân trại từ những năm 1979. Người ta cũng còn nhớ rõ Thiếu Tá Trị cho tới tháng tư năm 1977 vẫn còn ở trại T20 (thành Gia Định), chỉ có điều ông không có mặt ở đây để cùng những thuyền nhân của ông xây dựng trại.

14.6.13

Hồi Tưởng A20: Nhà 3 - Nhà 4.


A20 Phạm Văn Thành

Trại tù Xuân Phước A20 gồm 5 phân trại. Phân trại A, phân trại B và cả phân trại C, D, E. Hình thành từ 1976 do công xây dựng ban đầu của tập thể tù Việt Nam Thương Tín. Cao điểm nhân lực ở vào những năm 1980 / 1985.

Năm 1993, cuối tháng 9 tôi đến trại này. Cùng chuyến đi ấy có:

Trần Tư. Thẻ xanh Hoa Kỳ, nguyên quán Huế (đầu vụ, thủ tướng chính phủ lâm thời, đã ra mắt tại Đài Loan).

Michel Nguyễn Muôn. Quốc tịch Mỹ, nguyên quán Phnom Pênh, Cambode (trung tướng của chính phủ lâm thời / vụ án nhằm lật đổ các cấp chính quyền tính từ Nha Trang vào Cà Mau 5/3/1993).

Moris Đỗ Hườn. Thẻ xanh  Hoa Kỳ, nguyên quán huyện đảo Phú Quý (thiếu tướng đặc trách miền Trung và hải đảo / vụ án 5/3/1993)

Đỗ Phủ, huyện đảo Phú Quý.

Đỗ Hồng Vân. Thẻ xanh Hoa Kỳ, nguyên quán miền tây nam bộ (nhân lực phối hợp lực lượng giáo phái Cao Đài và Hòa Hảo).

Phạm Đức Hậu. Quốc tịch Mỹ, Hà Nội, di cư 1954, Sài Gòn (đặc trách báo chí /thông tấn /vụ án 5 /3/1993).

Nguyễn Ngọc Đăng, quốc tịch Canada, Công giáo di cư , Vũng Tàu (người dọn bãi đáp cho Bộ chỉ huy cuộc nổi dậy/đảo chánh).

Nguyễn Duy Cường, Thủ Đức Sài Gòn (nhân lực đặc trách về chất nổ) .

Văn Đình Nhật, Huế (phối hợp Công giáo Phủ Cam).

Lê Hoàn Sơn, mang thẻ  tỵ nạn  chính trị ,Pháp ( Thiế tướng  đô trưởng Sài Gòn / vụ án  5/3/1993).

Phạm Anh Dũng, quốc tịch Pháp (Bộ trưởng Bội Nội Vụ, chính phủ Lâm Thời/ vụ án 5/3/93)

và tôi Phạm Văn Thành, mang thẻ tỵ nạn chính trị, Pháp (bảo vệ yếu nhân / Vụ án 5/3/1993) . Tổng cộng 12 người.

13.6.13

Hồi Tưởng A20 - 1


A20 Phạm Văn Thành

Tháng 10/1993.
Sàigòn - Nha trang.
*

Bốn chiếc xe du lịch loại 12 chỗ ngồi lăn bánh vào thành phố Nha trang sau khi thả xuống địa phận Bình Tuy một người đàn bà của nhóm. Chị Nhạn. Người đàn bà đứng bên cạnh tôi ở hàng ghế tòa án tối cao. Người đàn bà da đen nhẻm, dáng người nhỏ bé, miệng luôn nói câu nói xin tha xin thương cho những đứa con của bà. Người đàn bà mà tôi đã không dấu nổi nỗi niềm xót xa và thậm chí cáu giận người đồng phạm chung trong vụ án với tôi, Nguyễn Ngọc Đăng !

 Bà bị bắt, kết án 12 năm tù vì đã cung cấp… thuốc nổ cho người của Nguyễn Ngọc Đăng. Thời điểm ấy, bán thuốc nổ ở Tân Phú Đồng Nai thực chất là một dịch vụ thường ngày của những người cựu cán binh bộ đội có quan hệ nhì nhằng giữa giới giữ kho quân đội và giới đánh bắt cá trên hồ nước Trị An mênh mông. Bà là người hoàn toàn không hề biết rằng số thuốc nổ mà bà cung cấp sẽ được góp phần dùng vào một cuộc bạo loạn mang mục đích lật đổ chính quyền, một chính quyền được đặt cho cái tên miêu mị: Chính quyền nhân dân .


A20 - Những người quanh tôi.


A20 Phạm Văn Thành

Từ cổng trại chúng tôi được đưa thẳng vào một hội trường mà sau này chúng tôi được biết là Nhà Văn Hóa. Tại đây, đồ đạc tư trang một lần nữa bị sới tung bởi các tù nhân thường phạm hình sự trong đội thi đua. Những người này làm việc rất nhiệt tình và cực kỳ cẩn thận dưới sự giám sát của ba người sĩ quan trại tù, một người tên Lâm, hàm đại úy phụ trách an ninh, một người tên Luận hàm đại úy phụ trách giáo dục và một  sĩ quan trực trại tên Thăng cũng hàm đại úy. Ba người sĩ quan này đều trạc tuổi tôi (tức sinh khoảng 1958 đến 1962). Thái độ làm việc của ba người này có vẻ không hạp nhau, nếu không muốn nói là có sự hiềm khắc lộ ra trong ánh mắt và cử chỉ. Cái nắng gay gắt đã không xâm nhập được vào nơi này vì căn hội trường nằm chìm hẳn dưới những rặng dừa cao nghễu nghện, xanh ngắt và chi chít quả. Tôi hướng tầm mắt ra ngoài những khung cửa sau khi đồ đạc tư trang đã qua kiểm xét và gói lại đàng hoàng. Ngay trước tầm nhìn của ô cửa là một cái chuồng khỉ dựng trên một cây cột. Trong căn chuồng chừng vuông 1 mét rưỡi là một chàng khỉ đang thản nhiên vạch cu ra tí toáy. Chuồng cao khoảng hơn thước, sơn màu trắng nổi bật giữa một khoảng đất rộng trồng toàn một thứ cây rất giống cây giềng. Phía sau miếng đất vuông vức chừng 1000 mét vuông ấy là một dãy nhà mà sau này tôi được biết đó là khu vực nhà bếp, người sĩ quan phụ trách đội nhà bếp tên là Sử, cũng cấp hàm đại úy, tuổi sinh khoảng 1958. Sau khu vực nhà bếp là hai bức tường vôi trắng, tường ngoài cao hơn tường trong và có hàng rào thép gai dựng trên đỉnh tường, chiều cao của hàng rào bên trong, tính cả hàng dây thép gai khoảng 4 mét, dây điện đeo móc nhì nhằng cùng với những chụp bóng đèn. Xa hẳn phía ngoài các bức tường trắng là màu xanh ngát của những ngọn tre. Tôi nhủ thầm: “Cổ lũy, ngọn tre cao thế ắt là trồng trên lũy đất. Muốn có lũy đất dài như vậy ắt phải có hào. Vượt được hai bức tường cao sẽ phải bơi qua hào rồi mới leo lên lũy tre dầy đặc. Phần ngoài cùng không biết còn những gì. Mìn dưới hào, trên lũy áp dụng chế độ gì? Này khó khăn đây…”.


6.6.13

Biệt thự thời thượng cổ - 1


* Những cái cùm

Viết trên mồ ma A20 Trịnh Đình Lâm

Gió thổi qua khe hở biệt giam, tiếng rít khô khan, rờn rợn trong buổi chiều tàn, có lẽ sẽ mưa, mưa đi chứ, cái nóng làm cháy khô cây thép 18 ly gai góc đang cứa sâu trên cổ chân làm Trịnh Đình Lâm khó chịu, cặp kính gọng đồi mồi chảy xệ trên khuôn mặt hốc hác của gã nhà giáo tuổi 40 mà thời gian tù tội đã bước qua năm thứ tám.

Lâm ngó quanh cái phòng biệt giam thổ tả này, một cái bệ nằm cao 60 phân,  đầu góc lối ra vô vừa đủ hai gang tay là trụ bê tông xuyên ngang bằng cây thép khốn nạn sần sùi treo trên đó cổ chân Lâm nằm giữa cái cùm chữ U, lớp da bám quanh đầy mủ máu, cây thép đang dần dần ăn sâu vào thịt, Lâm khó khăn lắm mới nhúc nhích cho đỡ mỏi chân, cây thép treo quá cao làm tê cứng, đau xé khi cử động, Lâm đã dùng hết những thứ có thể được, để kê lên cho gót chân không chạm mặt sàn.

21.4.13

Những tù khúc một thời từ Trại Trừng Giới



1- Mưa Trên Ngục Tù

Nhạc và lời: A20 Nguyễn Hưng Đạo
Trình bày   : Tác giả và A20 Vũ trọng Khải, Hoàng Lập Chí
Guitar:        A20 Nguyễn Quang Trình



2-Sài Gòn chỉ vui khi các anh về

Nhạc và lời:A20 Khuất Duy Trác
Trình bày    A20 Vũ Trọng Khải



3-Giáng sinh trong ngục tù

Nhạc và lời  :A20 Khuất Duy Trác
Trình bày    : A20 Vũ Trọng Khải
Guitar : A20 Nguyễn Quang Trình



4-Chiều phi trường

Nhạc và lời  : A20 Nguyễn Hưng Đạo
Tác giả trình bày
Guitar          :  A20 Nguyễn Quang Trình





10.9.12

Trại Kiên Giam – Nguyễn Chí Thiệp: Chương 16




 Chương Mười Sáu

Phải trải qua một giai đoạn khó khăn hơn nữa trong đời tù nhưng tôi thật dửng dưng - không còn lo lắng như những lần chuyển trại khác, cũng không còn sợ gì nữa, đã hơn 11 năm trong tù, bẩy năm hai tháng ở trại Kiên Giam Xuân Phước. Trong đời tôi chưa bao giờ ở một nơi lâu như vậy; di chuyển đến một nơi khác cũng là một sự thay đổi cần thiết. Tôi cố nhìn tất cả cảnh vật hai bên đường đi qua, lần đi đến trại năm 1979 ngồi trong xe bít bùng không thấy gì. Con đường này trước đây tôi đã từng đi lại lúc làm Phó Quận trưởng Đồng Xuân này. Dân chúng làm nhà ở san sát hai bên lộ, xen lẫn đám nhà tranh lụp xụp là những ngôi nhà ngói kiểu bánh ích hai mái ngói và hai chái gần bằng nhau, đó là nhà của những cán bộ Cộng sản địa phương, được đãi ngộ ưu tiên mua vật liệu để làm nhà ngói; ngói và gạch mua của trại cải tạo do chúng tôi làm ra. Cộng sản đãi ngộ đảng viên và cán bộ của họ tận tình, dành mọi ưu tiên nên mức sống cán bộ và đảng viên cách biệt với nếp sống của dân chúng rất xa. Họ chủ trương làm cách mạng để xóa bỏ giai cấp, nhưng thật sự là tiêu diệt thành phần đối lập và tạo nên một giai cấp đảng viên, giai cấp của người cầm quyền, bất công hơn bất cứ xã hội nào khác trong lịch sử từ trước đến nay, kể cả chế độ phong kiến.

Trước kia con đường từ Chí Thạnh lên quận lỵ La Hai và con đường từ quận lỵ La Hai lên đến trại Lực Lượng Đặc Biệt Đồng Tre thường mất an ninh, mỗi lần di chuyển vào trong các ấp chiến lược mới cảm thấy được an toàn.

8.9.12

Trại Kiên Giam – Nguyễn Chí Thiệp: Chương 15




Chương Mười Lăm

Trại cải tạo có nhiều tù các nơi chuyển đến thì những hoạt động của các tổ chức chính trị ồn ào nhộn nhịp và hậu quả không tránh khỏi sự khám phá của an ninh qua sự báo cáo của hệ thống tù nhân làm tay sai vẫn lén lút cung cấp tin tức. An ninh biên chế những tù nhân bị liệt vào thành phần cứng đầu vào phân trại B, để thi hành chế độ cải tạo nặng nề và đồng thời chuyển một số người chúng nghi là có ảnh hưởng đến đám đông vào phân trại C để giam vào xà lim và cách ly. Tôi theo toán người vào phân trại B, ở vài ngày chưa yên chỗ thì được lệnh chuyển trại vào C. Phân trại C nằm trong một thung lũng hẹp cách phân trại B khoảng 3 km, theo đường núi ngoằn ngoèo vào xã Xuân Định, đa số là đồng bào sắc dân H’Roi, một sắc dân thiểu số chưa được khai hóa vì từ chiến tranh chống Pháp đến nay vùng rừng núi này thuộc Việt Cộng kiểm soát. Cán bộ chế độ Cộng Hòa chỉ hoạt động từ năm 1956 đến đầu năm 1958 rồi rút từ khi Việt Cộng bắt đầu có những hoạt động ám sát.

Qua một con suối cạn, một cánh rừng nhỏ, đến trảng tranh đầu thung lũng, nhìn lại tứ bề vách núi dựng đứng. Thung lũng trở thành như cái giếng cạn khổng lồ. Bề mặt thung lũng được san bằng phẳng, khu trại được xây hai bên con đường băng ngang, bên tay phải là trại tù, bốn bề có dây kẽm gai, hào sâu trồng cây xương rồng dầy đặc, bên tay trái cách cái ao nuôi cá là dãy nhà chỉ huy và nhà ở của cán bộ. Bấy nhiêu đó đã nói lên bao công trình của tù đã để lại, bao nhiêu mồ hôi đã đổ ra, và bao nhiêu tuổi trẻ đã nằm xuống, còn ghi lại bởi những nấm mồ nằm chi chít trên một ngọn đồi đầy cỏ tranh đất khô cằn không trồng được cả loại khoai mì H-34. Sau tù tàu Việt Nam Thương Tín xây dựng trại A, tù hình sự đến Xuân Phước xây dựng trại B, trại C và trại D. Họ phải chống lại nước độc và sương lam chướng khí và phải đẵn cây, san đất, xẻ đường với dụng cụ thật thô sơ và sức con người còm cõi vì thiếu ăn.


5.9.12

Trại Kiên Giam – Nguyễn Chí Thiệp: Chương 14





Chương mười bốn

Lần nói chuyện với Tích thấy sự rạn nứt trong nội bộ các lãnh tụ đảng Cộng sản là có thực, và trong hàng ngũ đảng viên không còn tình trạng bưng bít và nói theo một chiều như những năm đầu nữa; bây giờ cán bộ có thể phát biểu những ý nghĩ riêng tư của họ, tôi nghĩ đó là một sự tiến bộ nếu nhìn chung trên quyền lợi đất nước, đối với đảng Cộng sản đó là một sự suy thoái đến độ trầm trọng. Một lời nói của một cán bộ cấp thấp chưa phải có giá trị hoàn toàn đúng nhưng nó phản ảnh một hiện tượng, về sự đồn đãi bàn bạc giữa cán bộ với nhau về các sự tranh chấp nội bộ, điều này trước kia không hề có trong nội bộ của một đảng Cộng sản. Tính chất của những đảng độc tài, cán bộ được huấn luyện có niềm tin tuyệt đối vào lãnh tụ và những điều lãnh tụ nói ra, đảng độc tài dùng động lực căm thù làm phương tiện đấu tranh và củng cố nội bộ nếu còn đối tượng tranh đấu, còn đối tượng căm thù tức là còn kẻ địch thì tất cả họ hướng về kẻ địch để tiêu diệt. Nhưng khi không còn địch thủ thì sự tranh đấu đó không thể nào hết đi được nên nó hướng vào bên trong tức là hướng vào sự tranh chấp nội bộ. Tôi hiểu thêm được một khía cạnh của vấn đề, những nhà lãnh tụ độc tài họ luôn luôn tìm ra đối tượng căm thù một phần để giữ vững tổ chức. Trường hợp Trung Hoa sau khi tiêu diệt hết kẻ thù giai cấp, không còn đối tượng cho đám đảng viên và đoàn viên trẻ tuổi đã được dạy tư tưởng Mao Trạch Đông, ông ta phải tạo ra cuộc Cách mạng Văn hóa để hướng tuổi trẻ Trung Hoa đấu tranh tiêu diệt những đồng chí thân thiết của ông đã trở thành những đối thủ, đó là những nguyên soái Tư lệnh các Quân khu và những người đang nắm giữ các chức vụ có thể tranh chấp quyền hành với Mao. Như vậy có thể tin tưởng được rằng sau khi Cộng sản hết kẻ thù trong nước và mối đe dọa từ bên ngoài, thì những cuộc đấu tranh nội bộ sẽ xảy ra và có thể làm đổ vỡ tổ chức Đảng. Một điều ghi nhận nữa là dù cho Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản cố tiêu diệt tính người trong cán bộ của họ, muốn đào tạo nên “con người xã hội chủ nghĩa để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội”, họ dùng lối tuyên truyền bịp bợm để đánh lừa đảng viên, biến đảng viên thành ra cái máy chỉ biết căm thù. Họ đã thành công khi bưng bít tất cả sự thật, nhưng khi sự thật bị phơi bày, thì tính người của đảng viên Cộng sản lâu nay bị che khuất sẽ trỗi dậy và trong trường hợp có điều kiện nó sẽ gây nên những phản ứng có thể làm đổ vỡ tổ chức Đảng.

4.9.12

Trại Kiên Giam – Nguyễn Chí Thiệp: Chương 13




Chương Mười Ba

Dùng biện pháp phân biệt thức ăn tùy thành tích cải tạo, hạn chế nhận quà và thăm gặp gia đình để buộc tù nhân trại E tăng năng suất không thành công. Đem các đội tù Việt Nam Thương Tín, tù hình sự từ các phân trại A, B, C đến đào ao để phát động cuộc thi đua, tù nhân trại E vẫn tiếp tục giữ vững thái độ. Ra đến bãi lao động anh em đồng lòng làm thật chậm, năng suất dưới mức chỉ tiêu ấn định, thà bị phạt cả đội về trễ hay làm thêm buổi sáng chủ nhật.

Anh em toàn trại không ai chỉ huy ai, nhưng sống đồng lòng, vì cùng có kinh nghiệm, cố gắng duy trì các hành động tập thể, không chống đối cá nhân để riêng rẽ bị kỷ luật.

2.9.12

Trại Kiên Giam – Nguyễn Chí Thiệp: Chương 12 - Xuân Phước





Chương Mười Hai


Tôi được ra khỏi xà lim. Thời điểm này ở trại có nhiều tin đồn sẽ đưa tù nhân cải tạo đi ngoại quốc do kết quả Hội Nghị Quốc Tế Nhân Quyền Genève năm 1979.
Sau buổi lao động, bạn bè đến mừng, cho thức ăn để bồi dưỡng. Anh em giữ được tình cảm với nhau, dù ở trong điều kiện khó khăn về vật chất, anh em vẫn thương người bị giam cầm trong kỷ luật. Bất cứ ai từ trong xà lim được thả ra, ít nhiều anh em cũng tìm cách giúp đỡ thức ăn và thuốc men.

Có nhiều anh em quá lạc quan, họ suy đoán chúng tôi là nhóm đầu tiên được chuyển ra nước ngoài.

14.6.12

TRONG SƯƠNG MÙ XUÂN PHƯỚC !




                                                                                          Ý Cơ
(A20 Vũ Trọng Khải phu nhân)

Viết cho ngày Hội Ngộ A-20 kỳ hai (1/7/2012)

                                                                        lũ chúng ta, cứ bù đầu chật vật
                                                                   sống sót nên đành kiếm nhau hụt hơi
                                                                    để tiếc, để thương, để nhắc một thời
                                                                 cắn răng nén nhục mười năm xiềng xích
                                                              (NTK “Rót cho người xa xứ”. 29/5/2012)


          Mấy tháng vừa qua, với những emails, với những hẹn hò qua điện thoại viễn liên, hay các buổi gặp mặt thăm viếng, bàn tính, rủ nhau đi tham dự Ngày Hội Ngộ kỳ 2/ A. 20 của chồng tôi và các bạn, những cựu tù nhân chính trị của trại giam A. 20 Xuân Phước khi xưa, đã làm xao động nhiều cảm xúc trong tôi, gợi nhớ về thời gian đi thăm nuôi chồng tù tại khu trại này.

 Trôi theo dòng lịch sử của đất nước, biến cố tháng 4 năm 1975, các anh đã từ mọi miền đất nước bị đưa đẩy gặp nhau trong không gian âm u của núi rừng Phú Khánh, nơi có một trại tù mệnh danh “TRẠI TRỪNG GIỚI” với nhiều phân trại khác nhau, nằm sâu trong thung lũng Xuân Phước, nơi đó  sau này được mang tên: “Thung Lũng Tử Thần !”

6.9.11

TRẠI GIAM XUÂN PHƯỚC


Hồi Ký 26 năm lưu đày

Thích Thiện Minh
CHƯƠNG 6
TRẠI GIAM XUÂN PHƯỚC:
NƠI RỪNG THIÊNG NƯỚC ĐỘC…
“THUNG LŨNG CỦA TỬ THẦN !”
1. NGƯỜI NỮ ANH HÙNG: THÁI THỊ KIM VÂN
Sau vụ đào tường trốn trại bất thành. Tôi bị cùm quyện suốt ngày đêm, bị cúp thăm nuôi, không được nhận quà gia đình đã hơn một năm, đôi chân teo nhỏ lại và gần như bại liệt, đôi mắt trở nên mờ, thân thể ốm dần. Bất ngờ một hôm có một sĩ quan an ninh đến tại cửa phòng và thông báo tôi phải chuẩn bị đồ đạc cá nhân di chuyển gấp, chưa đầy năm phút sau, họ đến mở cửa, anh em các phòng bên cạnh đến kè tôi ra xe … một chuyến đi xa chưa biết sẽ về đâu?.
Chúng tôi tất cả gồm 21 người, 20 người nam và 1 nữ như sau :
1. Ông Huỳnh Quang Tiên, nguyên Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Công binh tỉnh Bạc Liêu.
2. Ông Danh Hồng, nguyên Hạ sĩ quan Ban Quân nhạc Sư đoàn 21
3. Ông Trương Hồng Phến, nguyên Hạ sĩ quan Tiếp liệu Quân đoàn 4.
4. Quách Văn Hoạch, nguyên Hạ sĩ quan Tiếp liệu Địa Phương quân tỉnh Bạc Liêu.
5. Huỳnh Hữu, nguyên Sĩ quan Đà Lạt.
6. Nguyễn Hồng Phúc, nguyên Sĩ quan Thủ Đức.
7. Nguyễn Long Hội.
8. Thái Kim Lái.
9. Trương Văn Nam
10. Đặng Văn Hai
11. Trịnh Thanh Sơn
12. Lê Văn Tài
13. Võ Anh Dũng
14. Lâm Văn Hoàng
15. Nguyễn Văn Mạnh
16. Nguyễn Thanh Xuân
17. Nguyễn Thanh phong
18. Huỳnh Văn Ba
19. Lâm Hồng Sương
20. Lý Son
21. Chị Thái Thị Kim Vân, nguyên sĩ quan huấn luyện viên trường Nữ quân nhân.

28.7.11

Mưa Trên Ngục Tù

Mưa Trên Ngục Tù

Bài nhạc từng được các cựu A20 hát vang trong trại tù
Quán lá xin đăng tải trọn vẹn bài nhạc với sự cho phép cuả
A20 Nguyễn Hưng Đạo
Để nhắc một thời gào thét trên gông cùm ở Trại Trừng Giơí



15.6.11

mửa máu


hắn chết khi máu trào ra lần cuối
trên bục nằm loang lỗ lạnh buốt xương
quần áo rách bươm phơi dãy xương sườn
manh chiếu nát tặng lại người sống sót

hắn chết giữa mùa đông, trời Phú Khánh
Trường Sơn thở dài rước một sinh linh
hai năm mửa máu hắn cố dọn mình
khi nằm xuống cỏ rừng che nấm mộ

Trại Trừng Giới - ba ngàn người cùng khổ
đang gối đầu với cái chết vì lao
thức dậy, chưa đứng lên máu đã trào
lũ vi khuẩn rủ nhau bay vào gió

thằng úp mặt vào tường ho ra máu
thằng nín hơi cố giữ mạng qua ngày
nhà giam kín bưng nằm xuống sát vai
thần chết đêm đêm về khoe lưỡi hái

Trại Trừng Giới và những cơn sợ hãi
trên thân tù - từng da ngựa bọc thây
cuộc chiến cuối – trời ơi ! đau như vậy
Trường Sơn đành lòng đứng sửng không hay

hắn chết, úp mặt nằm trên vũng máu
giọt máu ngày nào từng bón núi sông
hắn chết không phải vào giữa đêm đông
mà vĩnh biệt khi gà rừng gáy sáng

Trại Trừng Giới những oan hồn lảng vảng
hát nghêu ngao bài hát ứa máu tươi
dãy biệt giam xiềng xích hả hê cười
đám chúa ngục khúc khắc ho từng tiếng

nguyễn thanh-khiết

(viết cho những A20 mửa máu quay về
Nguyễn Hạnh, Phạm văn Hải, Trương văn Tám, Vũ văn Lộ...
và vĩnh biệt những A20 đã mửa máu ra đi)
1983-1986




(Nguồn: Viết Từ Địa Ngục Blog)


5.6.11

Mưa trên trại thù


như những bóng ma chập chờn bên núi
đám tù lết về trại dưới chiều mưa
Trường Sơn trùng trùng, ngày qua ngắn ngủi
đời tù lụn dần theo sáng theo trưa

đêm mưa rớt từng cơn ngoài láng trại
chỗ nằm đau trên bệ đá lạnh căm
những giấc mơ của một thời quan ải
nuôi từng ngày với nỗi đợi âm thầm

gió núi thấm trên thân tù rách rưới
lát khoai khô không bẻ gãy hận xưa
tù nghiến răng trong từng mỗi nụ cười
mười năm oằn oại mối thù chưa rửa

mùa mưa xuống từng ngày trên trại giặc
mưa rớt buồn, mưa rớt giữa Trường Sơn
tù lắng nghe sấm gầm trong khuya khoắc
cái nhớ thành xưa ruột thắt từng cơn

mưa dỗ tù hiên ngang đi vào mộng
áo giang hồ mưa lấm, tiếc mà đau
tù nhắm mắt rơi vào muôn tưởng vọng
mùa mưa xuống trại thù - không qua mau


 nguyễn thanh-khiết
A20 mùa mưa


(Nguồn: Viết Từ Địa Ngục Blog)


* Yên Ly diễn ngâm:







28.5.11

HOA CỎ VÀNG TRÊN XE CẢI TIẾN



HOA CỎ VÀNG TRÊN XE CẢI TIẾN
A-20 XUÂN PHƯỚC.
                           
                                                                                                           Ý Cơ/ Úc Châu
                                                                                                             (A20 Vũ Trọng Khải phu nhân)
               

     Đã mấy tuần lễ qua, thành phố nơi tôi ở, mây đen vần vũ đầy trời, mưa không ngớt hạt, cây cối, thảm cỏ sũng nước, tiếng mưa đêm rả rích lê thê, như những giọt lệ khóc thương người Bạn của gia đình đã đi về nơi rất xa …. Ngàn thu vĩnh viễn không gặp lại.

     Cũng khóc thương cho gia đình Bạn, vì nỗi vắng Anh đã để lại cho vợ con, thân nhân một khoảng trống đau thương quá lớn lao !!!

     Sự ra đi đột ngột của người Bạn thân đã khiến cho ký ức của tôi ngập tràn hình ảnh xưa cũ của hơn 40 năm quen biết nhau.
     Thời gian gần đây nhất, tháng 7 năm vừa qua (2010), tôi vẫn còn thấy hiển hiện những hình ảnh của Anh trong những ngày nắng ấm Cali khi chúng tôi ở bên Anh.


2.5.11

KỶ NIỆM NỔI TRÔI CÙNG TRÍ NHỚ


                                                                                      Tống Phước Hiến
 

          Tôi là một trong những người trai sinh và lớn lên giữa thời tao loạn. Lý tưởng dâng cao theo những bài sử bi hùng oanh liệt, bất khuất. Hồn quê và hồn người hòa nhập nên cũng lãng mạn và cũng ngây thơ trong sáng. Tôi không nhớ ai đó đã vẽ chân dung chúng tôi:

                   Cứ cộng năm thằng đủ chẵn trăm,
                   Những thằng mười tám tới hai lăm
                   Bán trời không chứng, thiên lôi đả
                  Trời rủa cho rằng lũ chết băm !


3.2.11

NHỮNG TIẾNG HÁT BỪNG SÁNG A 20



A20 Phạm Đức Nhì

    
Kỷ niệm 29 năm ngày khai hội Tù Ca tại trại A20, Quán Lá xin giới thiệu cùng tất cả cựu tù Xuân Phước và thế giới đấu tranh, một trường ca bất khuất không bao giờ lãng quên trong lòng những con đại bàng.  A20 Phạm Đức Nhì sẽ dẫn chúng ta sống  lại những ngày tháng kêu hùng của Tết năm 1982, dưới gông cùm khắc nghiệt của trại Trừng Giới, dưới bạo tàn của các cai tù mang giòng máu liên khu 5. Hãy nhìn một chặng đường oan nghiệt mà những cựu tù Xuân Phước đã qua. Trong ngời ngời đao kiếm đó tinh thần của các con đại bàng A20 vẫn bất tử.




NHỮNG  TIẾNG  HÁT  BỪNG  SÁNG  A 20


Lời nói đầu

Cách đây 29 năm, vào ngày mồng 1 tết năm Nhâm Tuất (1982) ở phân trại E, A 20 có 3 thằng điên - giữa lúc không khí căng thẳng, kỷ luật khắt khe, ăng ten lộng hành, đã tụ họp, bàn tính tổ chức một buổi văn nghệ “ phản cách mạng “ biểu dương tinh thần bất khuất, ý chí quật khởi của những người tù chính trị, những chiến sĩ đấu tranh đòi tự do, nhân quyền. Tôi và một số anh em khác bỗng biến thành những kẻ dại khờ bị 3 thằng điên gây máu lửa đẩy vào cuộc chơi. Sau này ngồi nghĩ lại những hành động điên khùng, dại khờ lúc đó, lòng bỗng thấy vui vui. Té ra hình ảnh những ngày tết năm ấy đã chiếm một khoảng trong tâm hồn mình, đã thành một kỷ niệm khó quên. Xin được phép chia sẻ kỷ niệm ấy với các bạn tù A 20
                   Phạm Đức Nhì


GẦY  SÒNG  THẤT  BẠI

          Khoảng giữa năm 1979 tôi bị giải từ Bù Gia Mập - Phước Long - về Z30D Hàm Tân. Ở đây tôi làm bạn với Vũ Mạnh Dũng - một sinh viên bị bắt vì tham gia những hoạt động của sinh viên đại học chống chính quyền Cộng Sản. Dũng chơi guitar khá nhuyễn, biết nhạc lý và hát cũng rất hay. Dũng cho tôi biết ở trại có ca sĩ Duy Trác (một trong hai nam ca sĩ hát hay nhất miền nam trước 75) và anh Trác đã sáng tác hai bản nhạc được anh em ưa thích là "Lời Nguyện Trong Tù" và "Sài Gòn Chỉ Vui Khi Các Anh Về". Tôi nhờ Dũng đưa đến gặp anh Trác. Anh Trác vui vẻ trò chuyện với tôi và đồng ý về một buổi văn nghệ bỏ túi để các bạn tù từ các trại trao đổi tù ca với nhau. Dũng cũng cho biết ở đội trốn trại bên một khu khác có "Mưa Trên Ngục Tù" của Nguyễn Hưng Đạo và "Nếu Quả Ta Là Người" – không biết của ai – mà anh Ruyệt hát rất hay.