26.9.10

Đường về địa ngục



Những cổ xe xếp dài bên rừng Lá
những cái tên được nhắc lại hai lần
hành trang ta mang, ba năm đủ cả
hận, đau, buồn, lẫn chút bâng khuâng


Lên xe ngó một màu rừng đêm tối
ánh sao trên trời chớp chớp tiễn đưa
ta ở ba năm khi đi cũng bồi hồi
con suối, biệt giam, ngày về đã hứa


Ra quốc lộ xe ngược về phương bắc
ánh mắt thăm dò, bè bạn ngó nhau
chỗ này Nha Trang nhìn qua song sắt
ta thở dài Sài-Gòn tuốt phía sau


Lên đèo Cả sương mù che hướng núi
biển sớm mai mờ mờ phía dưới xa
biển bao la, biển chẳng biết ngậm ngùi
ta đang bị đày đi nơi xứ lạ


~*~ ~*~

Xe đưa tù trở mình qua độc đạo
thiết lộ hoang vu nắng hực xuống đầu
bụi đỏ mù bay, mắt nhìn lơ láo
Trường Sơn trùng trùng đá dựng trên cao


La Hai xác xơ, cửa nhà hoang phế
trưa chang chang cỏ cháy dọc đường tàu
những lỗ châu mai như còn kể lể
chiến địa ngày nào, xương trắng rừng cao


Con sông Trà Bương vắt ngang đường núi
vạch một dấu nghẹn ngào chia trần gian
mùa khô xe lăn trên bầy đá cuội
mưa về chỉ duy nhất chuyến đò ngang


Xuân Phước tận cùng A 20 điểm cuối
vùng rừng thiêng nước độc đã bao đời
một ngày và đêm cổ xe tù đầy bụi
dừng bên đường như một chuyến rong chơi


nguyễn thanh-khiết
ngày đầu tới A 20, 05-1980




25.9.10

NHẤT TRÍ




Nhạc ngoại quốc Proud Mary
Lời Việt: Vũ Khoa

1.
Dù đời nhọc nhằn khi trong vòng CẢI HUẤN
Anh với Tôi, Ta cùng quyết tâm PHẤN ĐẤU
Dưới CHÍNH SÁCH KHOAN HỒNG làm ta KHÓC MÃI
Cho nên khi bắt ta KHAI, NHẤT TRÍ ta đừng KHAI dài dòng
AN TÂM (An Tâm), AN TÂM (An Tâm)
AN TÂM, nhưng còn tin MÙ MỜ

2.
Rồi một ngày Ta được PHÂN CÔNG NẤU BẾP
Anh với Tôi, Ta cùng quyết tâm DZŨA CHÁY
Nhưng vẫn coi chừng ANTENT nó đứng đấy
CHÁY vô mồm ta không ÁY NÁY
Cho nên Ta DZŨA no thôi.
NHẤT TRÍ ta đừng đem VỀ NHÀ
DZŨA LÍP (Dzũa Líp), DZŨA LÍP (Dzũa Líp)
DZŨA LÍP, nhưng đừng quên BẠN BÈ

3.
Rồi một ngày Ta được PHÂN CÔNG ĐI KINH TẾ MỚI
ANH với TÔI ta đừng PHÂN VÂN BỐI RỐI
Nhưng vẫn coi chừng ÂM MƯU sắp tới
Cho nên khi bắt Ta đi, NHẤT TRÍ, Ta cùng nhau “Ù Lì”
KHÔNG ĐI (Không Đi), KHÔNG ĐI (Không Đi),
KHÔNG ĐI,  MUỐN LÀM CHI THÌ LÀM


*Một bài nhạc đã đi vào huyền sử của A20, theo giai điệu bản nhạc ngoại quốc Proud Mary, do Vũ Khoa ghi lại theo ngôn ngữ nhà tù và từng được phổ biến rộng rãi, hát hò vang lừng ở A20.

*Cám ơn anh Bùi Đạt Trung... điên, đã nhắc nhở và gửi cho Quán Lá nhạc phẩm nhiều kỷ niệm này .



 

15.9.10

Biệt Cánh Chim Trời







BIỆT CÁNH CHIM TRỜI

Súc đất lâu nay chán lắm rồi,
Sẻng cùn anh thử súc đầu chơi,
Nón cối tung bay người ngã gục,
Bẩy cánh chim trời lướt gió khơi.

Cá chép hóa long bay mất rồi,
Giận cá cũng đành chém thớt thôi,
Chó trận mũ vàng vây tứ phía,
Sát khí đằng đằng lục khắp nơi.

Thôi Các anh đi, đi bình an,
Không ruợu tiễn đưa, chẳng lệ tràn,
Chỉ có tiếng cười thay tiếng pháo,
Chúc anh vượt khỏi mọi gian nan.

Trả các anh về vơí nuí sông,
Núi thẳm rừng xanh mây chập chùng,
Đây những con đường hành quân cũ,
Chốn ấy ngày xưa ta vẫy vùng.

Anh đã ra đi, đi thật rồi,
Con đuờng anh chọn đẹp thì thôi,
Nếu mãi căm hờn trong cũi sắt,
Thà chết phơi thây giữa đất trời.

Gió thổi từng cơn, gió ù ù,
Xuân Phước bây giờ đã cuôí thu,
Ô hay, bỗng thấy lòng sao xuyến,
Có phải vì mưa, mưa mịt mù

Thanh Huyền


14.9.10

Qua Sa Huỳnh nhớ Cái Trọng Ty




Trưa ghé Sa Huỳnh còn nghe biển hát
cát rất mịn màng sao bước chân đau
Trường Sơn mùa tan cơn nóng hạ Lào
khum tay mồi thuốc nhớ người xa xứ


Thuở chiến chinh người từng qua chỗ đó
nóng của cát vàng, nóng của rượu cay
áo mặn mồ hôi, phủi nợ một ngày
Sa Huỳnh đợi có lần người quay lại


Một chút gió phất phơ vài ngọn cỏ
tiếc bước ai qua, Sa Huỳnh buồn hiu
trên đá xanh còn lại lớp rong rêu
trời tháng chín mây đùn quanh đèo ải


Một ngụm rượu xanh thêm màu nước biển
thêm một ly nhớ người đến rồi đi
nắng miền Trung còn đó dấu biên thùy
của vàng đá ngày xanh vừa mới chết


Trưa ghé Sa Huỳnh đứng trông biển lặng
đìu hiu như thân thế một người quen
lớp chiến y khuất trong núi cũ mèm
buồn như gió thổi về từ phía biển

nguyễn thanh-khiết
12-09-2010




11.9.10

Tình Đồng Đội



Có những lúc hai tâm hồn riêng lẻ
Nhìn nắng chiều nhè nhẹ rớt trên tay
Ta tìm nhau trong ánh mắt thật dài
Anh khẻ hỏi – Nghĩ gì không em nhỉ…

Vâng!
Cũng có lúc in hình em đang nghĩ
Ðang trải mình trên thửa ruộng cày xong
Mong ngày kia giống tốt được đơm bông
Mầm nẩy lộc vươn mình trong nắng mới

Là ở đó quê hương từng ngóng đợi
Bước tới nền xã hội phúc dân sinh
Dẫn chúng ta vào cuộc chiến quên mình
Biết chiến đấu biết thương vì dân tộc

Dù gục ngã hay một đời đơn độc
Dù xiềng gông giông tố bão phong ba
Cuộc hành trình nhất định phải đi qua
Cùng bước lên trên tòa nhà Cách mạng.

Cùng đồng đội bước lên đường nhân bản
Ðây nhân quyền – Cờ dân chủ bay cao
Nước Việt Nam nền nhân bản tự hào
Trang sử mới khai nguyên ngày Quốc thắng

Tổ quốc Việt Nam – Toàn dân đứng thẳng
Hướng trông về Tiên tổ Việt hồn thiêng
Với anh hùng triệu chiến sĩ trung kiên
Ðã ngã xuống điểm son tô Hồn nước…

Hình ảnh đó làm sao ta quên được
Những tháng ngày chiến đãu giữ quê hương
Ðúng không Anh – Ôi đất mẹ tình trường
Tình đồng đội thiết tha và bất diệt.

Hướng Dương – Vũ Đình Thụy
(08/1994)



5.9.10

Linh mục Đa Minh Trần Văn Nguyện



Một vì sao sáng mãi mãi sẽ là niềm hãnh diện
của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam vừa từ trần.

Nguyễn Quang

Vị Linh mục khả kính là một trong những người đầu tiên đứng lên đòi quyền bình đẳng cho con người tại miền Nam VN dưới sự thống trị của Cộng sản. Trong tập họp này có Linh mục Trần Học Hiệu, nguyên Hiệu Trưởng Trường Nguyễn Bá Tòng, Sài Gòn bị tử hình và nhiều anh em khác án từ mười năm đến chung thân.

Hình ảnh của người còn lại như luôn mang theo hình bóng bất khuất của người đã ra đi. Linh mục Đa Minh Trần Văn Nguyện, án mười bốn năm, từ trại giam Chí Hòa đến Xuân Phước còn gọi là trại Thung Lũng Tử Thần, thụ án tại đây đến ngày về.


Linh mục Đa Minh Trần Văn Nguyện



Một vì sao sáng mãi mãi sẽ là niềm hãnh diện
của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam vừa từ trần.

Nguyễn Quang

Vị Linh mục khả kính là một trong những người đầu tiên đứng lên đòi quyền bình đẳng cho con người tại miền Nam VN dưới sự thống trị của Cộng sản. Trong tập họp này có Linh mục Trần Học Hiệu, nguyên Hiệu Trưởng Trường Nguyễn Bá Tòng, Sài Gòn bị tử hình và nhiều anh em khác án từ mười năm đến chung thân.

Hình ảnh của người còn lại như luôn mang theo hình bóng bất khuất của người đã ra đi. Linh mục Đa Minh Trần Văn Nguyện, án mười bốn năm, từ trại giam Chí Hòa đến Xuân Phước còn gọi là trại Thung Lũng Tử Thần, thụ án tại đây đến ngày về.


2.9.10

Những người tù bất khuất



Nguyễn Chí Thiệp

Thời gian ở tù, tôi cũng có nhiều dịp để khâm phục những người tù bất khuất, tôi đã có dịp nêu tên tuổi ở những phần đầu khi tôi gặp họ ở trại tạm giam. Ở phân trại C này, tôi tiếp tục khâm phục một người khác. Linh mục Phan Thanh Luân; cha Luân sinh quán Phan Rang, cha còn trẻ, khoảng 37 tuổi, bị kết án chung thân vì tổ chức phong trào chống Cộng ở địa phương, vào trong tù cha vẫn tiếp tục chống đối, bao nhiêu lần viết kiểm điểm, cha đều viết vỏn vẹn có mấy chữ “Chế độ Cộng sản độc tài tàn bạo, nặng trừng phạt trả thù, không có khoan hồng”, cha Luân đã bị nhốt xà lim nhiều lần, các cha khác khuyên cha nên nhẫn nhục hơn, nhưng cha đã dứt khoát trả lời cha muốn làm một viên gạch lót đường cho người yêu nước bước lên đi tới. Trong đợt kiểm điểm cuối năm 1982, cha Luân lại chỉ viết như cũ. Cha Luân bị nhốt từ tháng 12-1982 đến khi tôi rời Xuân Phước tháng 10 năm 1986, nhiều người khác đã chết nhưng cha vẫn còn sống, cha đã yếu lắm, lần cuối cùng khoảng giữa tháng năm 1986, an ninh gọi cha ra để viết kiểm điểm. Cha Luân trả lời cha không biết viết. Cha Luân đã quyết chết. Ý nguyện của cha là làm viên gạch lót đường, nhưng không biết có người nào bước lên viên gạch tên Luân để đi được bước vững chắc trong sứ mạng chống Cộng hay không?