Hiển thị các bài đăng có nhãn Vũ Trọng Khải phu nhân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Vũ Trọng Khải phu nhân. Hiển thị tất cả bài đăng

14.6.12

TRONG SƯƠNG MÙ XUÂN PHƯỚC !




                                                                                          Ý Cơ
(A20 Vũ Trọng Khải phu nhân)

Viết cho ngày Hội Ngộ A-20 kỳ hai (1/7/2012)

                                                                        lũ chúng ta, cứ bù đầu chật vật
                                                                   sống sót nên đành kiếm nhau hụt hơi
                                                                    để tiếc, để thương, để nhắc một thời
                                                                 cắn răng nén nhục mười năm xiềng xích
                                                              (NTK “Rót cho người xa xứ”. 29/5/2012)


          Mấy tháng vừa qua, với những emails, với những hẹn hò qua điện thoại viễn liên, hay các buổi gặp mặt thăm viếng, bàn tính, rủ nhau đi tham dự Ngày Hội Ngộ kỳ 2/ A. 20 của chồng tôi và các bạn, những cựu tù nhân chính trị của trại giam A. 20 Xuân Phước khi xưa, đã làm xao động nhiều cảm xúc trong tôi, gợi nhớ về thời gian đi thăm nuôi chồng tù tại khu trại này.

 Trôi theo dòng lịch sử của đất nước, biến cố tháng 4 năm 1975, các anh đã từ mọi miền đất nước bị đưa đẩy gặp nhau trong không gian âm u của núi rừng Phú Khánh, nơi có một trại tù mệnh danh “TRẠI TRỪNG GIỚI” với nhiều phân trại khác nhau, nằm sâu trong thung lũng Xuân Phước, nơi đó  sau này được mang tên: “Thung Lũng Tử Thần !”

30.9.11

Địa danh của tôi



Ý Cơ ( A20 Vũ Trọng Khải phu nhân )


Khi còn ở lứa tuổi học trò, trong giờ học môn địa lý, ngồi nắn nót vẽ bản đồ quê hương, hay được thầy chỉ cho xem, vị trí các quốc gia trên qủa địa cầu nho nhỏ, vào lúc đó, mình ao ước, sẽ có ngày được du lịch đến một quốc gia nào khác.

Nhưng bây giờ, vào lứa tuổi không còn trẻ, nghĩ lại, không nơi nào đẹp hơn quê hương mình.

Cuộc đời mỗi người, từ khi sinh ra cho đến khi nhắm mắt xuôi tay, ai trong chúng ta có hai tờ giấy quan trọng. Để chứng minh cho sự hiện hữu của ta trong cuộc đời này, là giấy khai sinh, trên đó ghi rõ địa danh nơi ta chào đời, và tờ giấy thứ hai, giấy khai tử, trên đó cũng ghi rõ địa danh lúc lìa trần.


13.6.11

CHA TÔI, NGƯỜI CHIẾN SĨ VIỆT NAM CỘNG HOÀ



CHA TÔI, NGƯỜI CHIẾN SĨ

VIỆT NAM CỘNG HOÀ



                                                                                                    Bài viết của Ý Cơ
         (A20 Vũ Trọng Khải phu nhân)

(viết cho ngày 19 tháng 6)


Đã có quá nhiều những áng văn, thơ, nhạc ca ngợi những chiến công, những hy sinh, trong trách nhiệm Bảo-Quốc An-Dân của người Chiến Sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. Cũng không thiếu những áng thơ, văn, nhất là những ca khúc, nói lên tình cảm đầy ân nghĩa của người hậu phương đối với người Quân Nhân ngoài tiền tuyến, những áng văn chương ấy, cùng với hình ảnh người Quân Nhân QL/VNCH cũng sẽ bất tử trong lòng người dân Miền Nam, đã một thời được hưởng những Tự Do, những Hạnh Phúc thực sự, được đem lại từ chính những hy sinh cao quý này.
Rồi cũng có rất nhiều những tác phẩm văn chương, những ca khúc nói lên nỗi mong chờ ngày đêm của người Mẹ già, của người Chinh Phụ, của Người Tình hướng về người Chiến Sĩ đang ngày đêm đối diện tử thần ngoài tiền tuyến.
Nhưng có lẽ, còn quá ít những áng văn hay ca khúc, nói lên sự thiệt thòi, nếu không muốn nói là bất hạnh, của những đứa con thơ dại trong gia đình mà người Cha là Chiến Sĩ QL/VNCH để lại nơi hậu phương, trong những trại gia binh hay trong những huyện lỵ nhỏ gần nơi người Chiến Sĩ đồn trú. Mà nơi đó, những phương tiện sinh hoạt hầu như rất khiêm nhường cho cuộc sống cần có của trẻ thơ .

28.5.11

HOA CỎ VÀNG TRÊN XE CẢI TIẾN



HOA CỎ VÀNG TRÊN XE CẢI TIẾN
A-20 XUÂN PHƯỚC.
                           
                                                                                                           Ý Cơ/ Úc Châu
                                                                                                             (A20 Vũ Trọng Khải phu nhân)
               

     Đã mấy tuần lễ qua, thành phố nơi tôi ở, mây đen vần vũ đầy trời, mưa không ngớt hạt, cây cối, thảm cỏ sũng nước, tiếng mưa đêm rả rích lê thê, như những giọt lệ khóc thương người Bạn của gia đình đã đi về nơi rất xa …. Ngàn thu vĩnh viễn không gặp lại.

     Cũng khóc thương cho gia đình Bạn, vì nỗi vắng Anh đã để lại cho vợ con, thân nhân một khoảng trống đau thương quá lớn lao !!!

     Sự ra đi đột ngột của người Bạn thân đã khiến cho ký ức của tôi ngập tràn hình ảnh xưa cũ của hơn 40 năm quen biết nhau.
     Thời gian gần đây nhất, tháng 7 năm vừa qua (2010), tôi vẫn còn thấy hiển hiện những hình ảnh của Anh trong những ngày nắng ấm Cali khi chúng tôi ở bên Anh.


6.5.11

Mẫu Tự M




                                                                                                                 Ý Cơ

Dường như có một chút gì huyền bí, khó giải thích, khi mẫu tự M đã được nhiều dân tộc có ngôn ngữ khác nhau, dùng làm mẫu tự đầu tiên trong tiếng gọi Mẹ đầu đời, chỉ xin đơn cử, trong Anh ngữ, danh từ Mẹ là Mother, trong Pháp ngữ, danh từ Mẹ là Mère, trong danh từ Hán Việt là Mẫu thân .. .. và chắc chắn còn nhiều nữa, xin hẹn vào một dịp khác, Ý Cơ sẽ tra tìm thêm, để làm một thống kê gởi đến quý vị.

Nói đến tình Mẹ cho con, tình cảm thiêng liêng và vô tận đó, đã làm rung động tâm hồn biết bao nhà văn, nhà thơ đã cho ta biết bao áng văn tuyệt diệu, biết bao nhạc sĩ đã cho ta những khúc nhạc êm đềm, tha thiết như tình Mẹ, cũng không thể quên các họa sĩ, điêu khác gia, hay nhiếp ảnh gia, đã cống hiến cho đời những danh tác, ca ngợi tình thương yêu của Mẹ cho con.

Chỉ với một hình ảnh Mẹ ngồi cho con bú, mớm cơm cho con, khi con mới lọt lòng, đã là đề tài cho biết bao tác phẩm trong mọi lãnh vực văn chương, nghệ thuật.


18.4.11

CHỈ CÒN NHAU !!!




Quán Lá trân trọng giới thiệu một tản văn của A20 Vũ Trọng Khải Phu Nhân, một cây viết từng "oai trấn giang hồ" ở Úc Châu mà bấy lâu nay A20 Vũ Trọng Khải dấu kỹ tài hoa  "Bề Trên " của anh.
Chị Ý Cơ đã viết bằng tất cả cảm xúc của mình khi chị từng cùng phu quân sinh hoạt trong gia đình A20, từ khi Quán Lá cất chòi dựng nghiệp.
Và bài viết này khởi đi từ mất mát của gia đình A20 khi con đại bàng A20 Đoàn Bá Phụ đã bay đi không về nữa.




CHỈ CÒN NHAU !!!
( viết cho những A-20 )
                                                                                                                 Ý CƠ / ÚC CHÂU
                                                                                                                 18/4/2011


Những hình ảnh ghi lại quá khứ đau thương, đảo ngược cuộc sống của người dân Miền Nam Việt Nam trước tháng 4 – 1975, vẫn hằn sâu trong từng rãnh nhớ chúng ta, dù đã qua rồi 36 năm !
Những biến cố kinh hoàng đó, quá sâu đậm, nên tất cả người Việt còn hiện diện trên khắp địa cầu này đều có tâm trạng giống nhau, vào những tháng đầu năm, sau Tết dương lịch cho đến ngày 30 tháng 4.
Một phóng viên người Pháp đã viết cuốn sách với tựa đề
“ CRUEL AVRIL 1975/ LA CHUTE DE SAIGON.”
Đó là OLIVIER TODD.
Đã được giáo sư Phạm Kim Vinh chuyển dịch Việt ngữ với tưa đề :
“ THÁNG 4 ĐEN.”
Tác gỉa  dùng chữ CRUEL … từ âm hưởng cho đến ngữ nghĩa … tạm đủ để diễn tả nỗi thảm khốc của một tháng 4 nghiệt ngã.