30.5.20

Ký ức bỏ quên – Những chuyến đi quên về


A20 nguyễn thanh khiết
  



IV. Những chuyến đi quên về


1. Rừng đã phai chưa

Mùa hè, những đụn cát bỗng nhiên nóng hơn, dưới cái nắng tháng tư theo những cơn gió thỉnh thoảng thổi qua khe lá. Đất Bình Thuận quả không thương người, không thương những đứa con da vàng đang giẫy chết trong Rừng Lá. Mưa không về, con Suối Lạnh tang thương phơi những lớp đá cuội dưới đáy, từng tảng rong rêu màu đỏ gạch nổi lều bều trên mặt nước. Con suối chạy ngang qua một thung lũng hẹp dẫn vào trại giam, nơi mà hàng ngàn tù nhân đang chết dở vì thiếu nước.

Buổi chiều, dưới cái nóng như lò lửa sau một ngày chật vật dưới đám lồ ô. Cắt, cưa, đục đẽo, để dựng lên một căn nhà mới nằm bên lộ chính dẫn vào trại.

Khu A của trại giam Z30D, thuộc địa bàn Bình Thuận, Hàm Tân. Căn nhà có cái tên rất tội nghiệp “Nhà hạnh phúc”, đó là nơi thân nhân của những người tù ở khu A làm nơi thăm nuôi, gặp mặt.

22.5.20

Ký ức bỏ quên – Đường đi không đến


A20 nguyễn thanh khiết
  



III. Đường đi không đến

1. Sau ngày tan trận

Tháng 6 năm 1975. Tôi một mình vác ba lô lên núi Bà Đen. Nhà tôi chỉ cách 5 cây số là tới chân núi. Trong thời giao chiến, tất cả những con đường dẫn vào đây toàn mìn bẫy. Ít có ai đơn độc qua những đoạn đường chết chóc rình rập thế này.

Từ đầu tháng 6 năm 1975, người ta đã tháo dỡ mìn và có nhiều đoàn đông người tái tạo lại những chuyến hành hương lên núi Bà Đen. Tôi có mặt trong đám đông này nhưng mục đích của tôi thì khác hẳn. Tôi sẽ qua khỏi chùa Hang, tới núi Phụng, tìm những khu giáp giới với Campuchia như Kà Tum, Khe Dol, thậm chí có thể quan sát đường rừng đi về núi Cậu.

Với tấm bản đồ thu nhỏ của vùng này mà tôi có được từ đống bản đồ hành quân của ba tôi ngày trước. Cắt nó ra theo đúng đường XY của khu vực. Tôi hiên ngang đi hành quân một mình.


13.5.20

Hồi Ký Lê Sáng: “học tập cải tạo”


A20 Lê Sáng

Tháng 5 năm 1975, ngay sau ngày giải phóng, tôi bị đưa đi học tập cải tạo. Năm đầu tiên tôi bị giam ở Khám Chí Hòa, gia đình không được phép thăm nuôi. Thời gian đầu tôi hy vọng chỉ phải bị cải tạo ba tháng vì nghĩ rằng mình không làm chính trị, nhưng sau ba năm vẫn chưa được về tôi đoán rằng có lẽ phải kéo dài đến mười năm. Quả nhiên phải hơn mười ba năm tôi mới được trở về.

10.5.20

Ký ức bỏ quên – Tuổi trẻ điêu linh


A20 nguyễn thanh khiết
  




II. Tuổi trẻ điêu linh

Tôi có một thời tuổi trẻ chẳng hay ho gì lắm, nếu không nói là phải cực lực chê trách nhiều mặt thì đúng hơn. Cái tuổi trẻ trong thời nhiễu nhương, mỗi bước chân đi là đạp trên tang tóc của chiến tranh, tan vỡ trong ý niệm con người, một con người sống đúng với châm ngôn đạo đức và trách nhiệm.


Đất nước chiến tranh, những bậc đàn anh ra đi và nằm xuống nhan nhản ngày một. Trong cái nhìn của chúng tôi thời đó, cái chết treo trên đầu như sợi dây thòng lọng, nó sẽ thắt lại.

Vào một ngày nào đó khi rời bỏ trường học, vĩnh biệt tuổi thơ, ưỡn ngực về thăm nhà trong bộ đồ lính. Nằm xuống, có thể chỉ còn một cái xác mang về cho cha mẹ, cũng có khi mất hẳn không dấu vết trên một chiến trường đang ném binh như vãi đậu ngoài kia, hay mất một chân, một tay, lăn xe về trong thân phận người phế binh của một trận chiến nghe hoài đến nhức nhối. Cuộc chiến chống cộng mỏi mòn.

5.5.20

Ký ức bỏ quên – Thành Gia Định


A20 nguyễn thanh khiết
  



I. Thành Gia Định

 1. Khai trận

Ngày 17 tháng 10 năm 1977. Tôi bị bắt ở quận 4, với những tang chứng không chối cãi - Tổ chức chống chính quyền cộng sản. Nằm ở công an quận 7 ngày, tôi bị đưa lên trại giam T 20, chính là thành Gia Định được xây dựng từ thời Pháp.

Khi được mở băng bịt mắt trên suốt chặng đường từ lúc bước ra khỏi phòng tạm giam ở quận 4. Cái không gian mà tôi thấy được làm tôi muốn ngạt thở. Tiếng cánh cửa sắt đóng sầm thô bạo, tiếng khoá bên ngoài vang lên chói tai, căn biệt giam tối mờ mờ, một ngọn đèn bóng tròn trên tận nóc cao, rọi xuống xuyên qua lớp lưới chống B40, mùi ẩm mốc bốc lên trong khoảng không gian chật hẹp, bít bùng như một trấn áp đầu tiên khiến tù nhân phải sợ. Chắc khoảng gần một phút sau tôi mới trấn tỉnh và quan sát thật kỹ chung quanh.