27.6.12

Trại Kiên Giam – Nguyễn Chí Thiệp: Phần mở đầu



Phần Mở Đầu

Quyết định không ra đi trước ngày 30-4-75 là một quyết định sai lầm lớn nhất trong đời tôi. Tôi phải trả một cái giá đắt gồm 16 tháng trốn lánh trong lo âu hồi hộp, 12 năm đầy đọa từ nhà tù này đến nhà tù khác, một lần vượt biển và một năm rưỡi ở trại tỵ nạn.

Tôi mất hơn 15 năm, cuối cùng tôi cũng phải tìm đến Mỹ, điều tôi có thể làm được trước khi miền Nam bị Cộng sản xâm chiếm. Vừa đến nơi một người bạn đã cảnh giác tôi - Đừng xem nước Mỹ là một thiên đường - Tôi không hề xem nước Mỹ là một thiên đường - chỉ có ở nước Cộng sản mới có thiên đường vì ở đó có nhiều tầng địa ngục. Tôi đã ở tận cùng các địa ngục đi ra. Tôi không đi tìm một thiên đường, nhưng tôi đã biết là phải chọn giữa một hoàn cảnh cực kỳ xấu và một hoàn cảnh ít xấu hơn, chỉ giản dị thế thôi.

Trại Kiên Giam – Nguyễn Chí Thiệp: Tựa



 Tựa

Vài cảm nghĩ và nhận xét về cuốn Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp

Duy Lam
- Tự Lực Văn Đoàn
- Hội viên danh dự INT-PEN
- Giải Thưởng Tự Do Phát Biểu 1992 Hellman - Hammett.

Qua những giai đoạn biến động của lịch sử một quốc gia, thường là những cuộc chiến tranh, những người trong cuộc có thể là những nhà văn, người trí thức, nhà báo, hoặc nhiều khi chỉ là những nạn nhân của thời cuộc và những cuộc tranh chấp, đôi khi chỉ là những người dân bình thường, đã cảm thấy bị thôi thúc bởi ý muốn cầm bút viết lại những kinh nghiệm sống họ đã trải qua.

23.6.12

Một Chuyến Thăm Anh


Đỗ Văn Phúc
(Kính tặng các chị, vợ tù nhân chính trị Việt Nam)

Lắc lư trên chiếc xe đò nêm chật người đã hơn hai tiếng đồng hồ, Thoa cố nhướng mắt chống lại cơn buồn ngủ vì đã gần như thức trắng mấy đêm nay. Con đường từ Vũng Tàu, Sài Gòn ra Ngả Ba Chí Thạnh chỉ vài trăm cây số nhưng phải mất hai ngày mới tới. Một phần do đường sau chiến tranh đã bị tàn phá nặng nề mà không sửa chữa; phần do cái phương tiện thổ tả là chiếc xe đò già nua, chạy bằng than đá cứ khục khặc như những cụ già ho suyển đềm mùa đông. Khổ tâm nhất là số lượng hành khách nhồi nhét trên xe còn hơn cá mòi sắp trong hộp Sumaco, cộng với nạn cắp trộm xảy ra ngay trên xe làm hành khách cứ phải cố tỉnh táo, khư khư ôm hành lý vào lòng, từng phút canh chừng người đồng hành bên cạnh, người đồng hành phía sau.

20.6.12

Vĩnh biệt anh Nguyễn Ngọc Đăng



Huỳnh Ngọc Tuấn


Nguyễn Ngọc Đăng


Những ngày này đất nước chúng ta như “cá nằm trên thớt”, người dân tột độ hoang mang lo lắng về tương lai dân tộc. Câu hỏi nhức nhối đang đặt ra: Việt Nam rồi đây có còn là “Minh Châu trời Đông” có còn là: Non sông như gấm hoa uy linh một phương – xây vinh quang ngất cao bên Thái bình dương” hay rồi đây chỉ còn là phiên thuộc của đại Hán?

18.6.12

NĂM RỰA



Tặng mười tám người tù chung thân tại Xuân Phước.
Gửi bà Trần thị Sự chợ Tam Quan, Bình Định


Truyện ngắn của Nguyễn Liệu

Khi đoàn tù hai mươi người từ Kim Sơn đưa vào Phú yên trại Xuân Phước riêng mình tôi bị đưa vào nhà nhốt riêng cùng mười tám người tù có án nặng. “Trâu già không sợ dao phay” nên tôi dửng dưng từ giã anh em, trong khi đó anh em có vẻ lo cho tôi. Vào phòng đặc biệt này, được cái là khỏi đi lao động, tức khỏi bị hạch sách của người dẫn toán tù đi làm việc. Khi bị cấm cố thì mong được đi lao động, nhưng lao động riết rồi lại muốn vào cấm cố cho khỏe tấm thân tù tội. Nhưng thực ra không phải là cấm cố mà chỉ ở riêng trong một khu vườn nhà chung quanh thành cao, cổng đóng kín, không thấy cái xã hội tù bên ngoài. Nói theo cách lập dị kiểu cách “đó là một nhà tù trong nhà tù”. Trong khu đó có cái giếng, tha hồ tắm giặt, nhưng người tù cấm cố ít khi tắm và cũng không có cái gì để giặt. Mười tám người này gần như đồng một tội là tội giết người trong đó có hai người thọ án tử, nhưng sau được giảm thành án chung thân.

15.6.12

Vĩnh biệt anh Trương Văn Sương


Anh Trương Văn Sương

Mấy hôm nay, kể từ ngày anh Trương Văn Sương về cõi vĩnh hằng, có rất nhiều người thương tiếc anh, viết về anh trong đó có bài của luật sư Nguyễn Văn Đài và anh Nguyễn Ngọc Quang rất cảm động. Nhưng tôi vẫn bâng khuâng hình như thiếu vắng một cái gì đó.

14.6.12

TRONG SƯƠNG MÙ XUÂN PHƯỚC !




                                                                                          Ý Cơ
(A20 Vũ Trọng Khải phu nhân)

Viết cho ngày Hội Ngộ A-20 kỳ hai (1/7/2012)

                                                                        lũ chúng ta, cứ bù đầu chật vật
                                                                   sống sót nên đành kiếm nhau hụt hơi
                                                                    để tiếc, để thương, để nhắc một thời
                                                                 cắn răng nén nhục mười năm xiềng xích
                                                              (NTK “Rót cho người xa xứ”. 29/5/2012)


          Mấy tháng vừa qua, với những emails, với những hẹn hò qua điện thoại viễn liên, hay các buổi gặp mặt thăm viếng, bàn tính, rủ nhau đi tham dự Ngày Hội Ngộ kỳ 2/ A. 20 của chồng tôi và các bạn, những cựu tù nhân chính trị của trại giam A. 20 Xuân Phước khi xưa, đã làm xao động nhiều cảm xúc trong tôi, gợi nhớ về thời gian đi thăm nuôi chồng tù tại khu trại này.

 Trôi theo dòng lịch sử của đất nước, biến cố tháng 4 năm 1975, các anh đã từ mọi miền đất nước bị đưa đẩy gặp nhau trong không gian âm u của núi rừng Phú Khánh, nơi có một trại tù mệnh danh “TRẠI TRỪNG GIỚI” với nhiều phân trại khác nhau, nằm sâu trong thung lũng Xuân Phước, nơi đó  sau này được mang tên: “Thung Lũng Tử Thần !”

Tháng Tư về



Cứ mỗi lần tháng tư về là tiết trời bắt đầu oi bức, những cơn gió Nồm từ biển thổi vào cũng không làm sao xóa tan được cái cảm giác khô nóng của mùa hè. Tôi đi dọc theo bờ sông Bàn Thạch nhìn dòng nước đục ngầu uể oải xuôi về Đông, mang theo nó là những rác rến, xác chết súc vật và rất nhiều những thứ bẩn thỉu khác.

Trên bờ sông này trước đây là xóm làng trù phú, yên tĩnh và trong lành với rừng cây sưa tỏa bóng. Mỗi lần tháng tư về hoa sưa vàng rực một khoảng trời, mùi thơm dịu dàng quyến rũ, làm cho tôi ngày ấy – một cậu bé nhiều mơ mộng choáng ngợp trước vẻ đẹp rực rỡ của thiên nhiên mùa hè thường hay đứng ngẫn ngơ nhìn và suy nghĩ vu vơ… tháng tư về sân trường rộn ràng tiếng ve, khúc nhạc cất lên cùng giai điệu từ thưở ban sơ cho đến mãi mãi vô cùng, trong lòng các cô cậu lúc này chùng xuống một nỗi buồn nhè nhẹ, khi những cánh phượng hồng  chớm nở trên sân trường, trên đường đi học.

Về thăm trại cũ



Vượt Trà Bương ta về Kỳ Lộ
qua La Hai đứng ngó bóng tàu
núi chập chùng, núi dựng trên cao
giữa thung lũng trại thù còn đó

11.6.12

Tiếng Gọi Thanh Niên



Tổ quốc đang lầm than nguy biến
Bạo quyền còn ngày ngày phá non sông
Là thanh niên của giòng giống Tiên Rồng
Sao chấp nhận khoanh tay ôm nhục nước?

Máu đã chảy bao đời trên đất nước
Ðầu đã rơi chất chật giải Trường Sơn
Bốn ngàn năm ý chí vẫn không sờn
Chỉ biết đứng – không cúi đầu nô lệ.

Sẵn sàng chết mở đường cho hậu thế
Sẵn sàng đi khi tổ quốc kêu mời
Ðường đấu tranh không mỏi gối chùn chân
Làm Cách mạng không nề hà gian khổ.

Dân tộc sống trên bom gầm đạn nổ
Tôi luyện mình máu lửa đã từng quen
Cũng đã từng vinh nhục biết bao phen
Quyết đứng dậy vươn mình ra phía trước,

Phá xích xiềng để đền ơn Ðất nước
Mượn nhà giam thao lược chí hùng anh
Bàn tay không đi phá lũy đạp thành
Hai chân đất tung hoành trên bốn bể.

Dòng lịch sử đã kiêu hùng như thế
Hỡi Thanh niên – thề nối bước tiền nhân
Dậy mà đi – Tổ quốc gọi bao lần
Vì Dân tộc đang cần – Ta tranh đấu
Vì Dân tộc đang cần – Ta tiến tới.

A20 Vũ Đình Thụy - Hướng Dương
(A20 1994)



4.6.12

Xuân Muộn


 Mùa xuân năm nay đến muộn, mãi đến 13 tháng giêng âm lịch mới lập xuân. Những ngày Tết trời lạnh và u ám, mưa lất phất bay, hình như mùa đông vẫn còn ngự trị, các chàng trai cô gái co ro trong những bộ áo quần mới, họ ngồi nhìn mưa, liên tục cắn hạt dưa và chuyện phiếm, trong những câu chuyện đó tôi nhận ra phảng phất một nỗi buồn về một tương lai thiếu vắng niềm tin nơi bản thân và xã hội. 

Về bản thân, những chàng trai cô gái này cảm thấy bất an, vì sau những năm dài miệt mài trong trường Đại học, với những gói mì tôm lót lòng là thường trực, sinh hoạt tù túng trong căn phòng trọ chật hẹp, ẩm thấp vào mùa đông, nóng bức trong mùa hè, vẫn còn ám ảnh và còn đó những khoản vay từ ngân hàng, từ bà con họ mạc chưa trả được, vẫn còn đó nỗi lo lắng của cha mẹ khi một năm trôi qua rồi kể từ ngày hân hoan đón nhận cái bằng tốt nghiệp mà công việc vẫn ngoài tầm tay với.