Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Văn Học. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Văn Học. Hiển thị tất cả bài đăng

8.11.19

CHỮ & NGHĨA



A20 Nguyễn Văn Học - Mũ Nâu Thiện Xạ

       Thưa quý Bạn,

       Hôm tham dự buổi ra mắt của Tân Ban Chấp Hành Hội BĐQ Nam Cali nhiệm kỳ 2006-2008, gặp mấy vị Niên Trưởng - Có một vị gọi tôi nhắc rằng:

       Chú còn quên một thành phần ưa dùng "ngôn ngữ tào lao" nữa, chưa thấy "hỏi thăm", đó là quý ông bà "sssướng ...ngôn viên" tại các đài phát thanh và truyền hình Việt Ngữ, đang hoạt động ở hải ngoại (đặc biệt là miền Nam California).

       Tôi thấy lời nhắc nhở của ông anh này ... chí lý, nên đồng ý làm theo để ông anh khỏi buồn lòng -  Đề cập đến các ông các bà này cũng khá tế nhị, vì khi họ là bạn, lúc họ không phải là ...thù.  Nhưng thường tiếp tay cho kẻ thù để hành hạ "lỗ nhĩ" của bà con hải ngoại, bởi thế nếu muốn nói chuyện phải quấy với những người này, ta phải coi đây là một trận đấu....võ mồm, căn cứ vào đó, nên tôi mạn phép quý bạn ghi bài viết này là "Hiệp 2", thay vì "tiếp theo" như bình thường, khi ta muốn nối tiếp một bài viết.
      

3.4.11

CẶP LỰU ĐẠN "MINI"


A20 Nguyễn Văn Học


       Miền Nam, kể từ đầu tháng tư, trời hình như trở nên nắng gắt, có lẽ để chuẩn bị chào đón mùa mưa sắp tới, đâu đây cũng đã có rải rác một vài cơn mưa sớm.  Những cơn mưa đầu mùa như thúc dục nhà nông thêm tất bật dọn đất, ruộng, cho kịp thời vụ. Suốt một cánh đồng rộng, dài mút tầm mắt, những cột khói đốt đồng chừng như cũng mệt mỏi, rã rời vì nắng hạ, đang uể oải uốn mình bay lên nền trời trong vắt, cánh đồng về chiều bỗng trở nên vắng lặng, khi những người nông dân âm thầm thu dọn đồ đạc trở về.
       Gian quán đầu làng của Bà Ba lần lần đông khách, dân trong làng thường tụ tập vào buổi chiều tà.  Khi công việc đã tạm ổn cho một ngày, trên đường về nhà, họ gặp nhau uống ly cà phê, ly chanh đường giải khát, sau một ngày làm việc vất vả, trao đổi với nhau vài ba câu chuyện thời sự, chiến sự, chuyện làng xóm, chuyện mùa màng v..v.. Một số người có máu Lưu Linh, rủ nhau "lai rai ba sợi" cho ấm lòng, trước khi về nhà dùng bữa cùng gia đình. 
     

8.3.11

TẠ ƠN MẸ




Quán Lá cũng xin giới thiệu cây viết Nguyễn Thụy Giáng Sinh là ái nữ của A20 Nguyễn Văn Học. Để chúng ta thấy rằng A20 “hổ phụ sinh hổ tử”.



TẠ ƠN MẸ


Vài dòng tâm sự với các bạn đồng trang lứa, về những người Mẹ của chúng ta.

Nguyễn Thụy Giáng Sinh.



        Năm nay tôi vừa tròn ba chục tuổi, sống ở Mỹ gần mười ba năm, đã có chồng và một con, về công việc học hành cũng như làm ăn sau ngày ra trường. Tôi cảm thấy không có gì phải phàn nàn cuộc đời cả - Tôi biết, sở dĩ cuộc đời tôi được mọi chuyện tốt đẹp như ngày hôm nay, ngoài sự an bài của Thượng Đế, còn có sự tài bồi, lo lắng của cha mẹ, nhưng đặc biệt hơn hết là của Mẹ - Tôi chỉ dùng một tiếng Mẹ, mà không dùng mẹ tôi, vì e rằng các anh chị cho là tôi giành hết mẹ chăng - Tôi có tới sáu anh chị em, và người nào trong chúng tôi, cũng đều có những ý nghĩ, tình cảm riêng thật đậm đà đối với Mẹ - Điều này chắc hẳn anh chị em chúng tôi cũng giống các anh chị mà thôi - Riêng tôi cảm nhận được tình mẹ đối với tôi thật bao la, bát ngát, có thể nói hầu như lúc nào cũng bao trùm hết cuộc đời tôi, khi thì bàng bạc như sương khói, lúc lại nồng nàn, ấm áp như nắng xuân. Từ khi có trí khôn, tôi chỉ biết có Mẹ, và duy nhất chỉ một mình mẹ - Mọi chuyện tôi đều trông cậy, phó thác nơi Mẹ, từ khi còn ẵm ngửa, đến lúc hiểu biết và cả khi đã khôn lớn.
     

7.3.11

Ngậm Ngùi Tuổi Hạc


  
Chia tay nhau từ những năm sau 1980, A20 Nguyễn Văn Học đã bay một mình giữa trời gió bão
Hôm nay anh  về Quán Lá, căn nhà của những cánh chim đã mỏi, bằng bao năm chinh chiến, bằng bao tuổi ngục tù, A20 Nguyễn Văn Học đã viết lại trăn trở của mình từ những năm 2008, anh viết cho anh, cho bè bạn, cho thế hệ mai sau.
 Quán Lá mời các anh lắng nghe tiếng kêu gần như tuyệt vọng của con hổ ngày xưa trên chiến trường đẫm máu, tiếng kêu dưới màu cờ mà anh đã một đời dâng hiến cho đến ngày buông tay, Hãy lắng nghe tâm sự của một A20 từng chia với chúng ta ngọt bùi suốt những tháng năm trong Trại Trừng Giới .


Ngậm Ngùi Tuổi Hạc

A20 Nguyễn Văn Học


       Cuộc đời tỵ nạn đã là những chuỗi ngày bàng bạc nỗi buồn - Đến mùa Quốc Hận, nỗi buồn tăng thêm cường độ, vì những kỷ niệm đau xót lại trở về - Đầu óc cũng trở nên lãng đãng bởi những suy tưởng về ý nghĩa cuộc đời.

       30 tháng Tư năm 1975 đến 30 tháng Tư năm 2008, đã qua 33 năm - Những chàng trai phương cường, những thiếu phụ xinh tươi thuở ấy, tuổi ngoài ba chục, đến nay đã tròm trèm bảy chục - Gần bảy chục tuổi của các ông, bao gồm cả thời gian đại hạn, khổ sai trong lao tù cộng sản, đa số bề ngoài cũng đã hom hem lắm lắm . Trong những người hom hem đó có tôi - Chuyện này không làm tôi buồn, vì bè bạn, nhiều người giống mình, nên gặp nhau, chẳng có gì lạc lõng, cứ vui cười thoải mái.