30.9.11

Địa danh của tôi



Ý Cơ ( A20 Vũ Trọng Khải phu nhân )


Khi còn ở lứa tuổi học trò, trong giờ học môn địa lý, ngồi nắn nót vẽ bản đồ quê hương, hay được thầy chỉ cho xem, vị trí các quốc gia trên qủa địa cầu nho nhỏ, vào lúc đó, mình ao ước, sẽ có ngày được du lịch đến một quốc gia nào khác.

Nhưng bây giờ, vào lứa tuổi không còn trẻ, nghĩ lại, không nơi nào đẹp hơn quê hương mình.

Cuộc đời mỗi người, từ khi sinh ra cho đến khi nhắm mắt xuôi tay, ai trong chúng ta có hai tờ giấy quan trọng. Để chứng minh cho sự hiện hữu của ta trong cuộc đời này, là giấy khai sinh, trên đó ghi rõ địa danh nơi ta chào đời, và tờ giấy thứ hai, giấy khai tử, trên đó cũng ghi rõ địa danh lúc lìa trần.


Nếu tính tuổi thọ trung bình của một đời người, là 60 năm, thử hỏi, có ai, trong suốt 60 năm đó, chỉ quanh quẩn một nơi được Mẹ Cha sinh ra, để rồi cũng nhắm mắt tại đó, được sinh ra trong bất kỳ gia đình thuộc thành phần nào của xã hội, cũng có lúc vì nhu cầu phải di chuyển đây đó, nhưng nếu sinh ra trong gia đình, mà Cha là một quân nhân của Quân Lực VNCH, ta lại có dịp theo Cha Mẹ đi khắp nẻo quê hương.

Chúng ta đã khôn lớn, mà đất nước vẫn chưa ngừng chiến tranh, còn nhỏ thì theo Cha Mẹ, nay lớn khôn lập gia đình, lại vẫn tiếp tục theo chồng đây đó vì công vụ. Mỗi địa danh đã đi qua, vì theo Cha hay theo Chồng, chắc hẳn còn vương lại trong ta không ít kỷ niệm vui buồn, cho chúng ta những xúc động riêng khi nhớ về miền xa xôi ấy.

Các Em, các Cháu sẽ nhớ đến những nơi đã qua trong một kỳ hè, hay những dịp về thăm quê nội, ngọai khi có giỗ kỵ, hay vào dịp Tết đến.

Các Chị sẽ nhớ đến ngôi trường xưa, của một thời son sắc, hay ngôi chợ thân quen, đã một thời gian dài, hằng ngày xách gio đi chợ, chăm lo cơm nước cho con, cho chồng.

Các Anh chiến sĩ VNCH, nhớ đến đồng đội nơi Quang Trung, Đồng Đế hay Thủ Đức, Đalat, hay các chiến trường như Khe Sanh, Đồng Xòai, Bình Gìa, Anh Lộc.. ..và nhiều .. .. .. Nhiều hơn nữa.

Mỗi địa danh là một kỷ niệm vui buồn khi tưởng nhớ.

Nếu có một người lính gìa nhớ về An lộc, làm sao Ông quyên được hình ảnh, một chiếc xe tải chất đầy trẻ con, người gìa và phụ nữ, đang trốn chạy chiến tranh từ An Lộc, đã bị tóan phục kích của Việt Cộng giật mìn, chiếc xe nổ tung, bay bổng lên cao vài mét,thi thể những người dân vô tội cùng dâng theo chiêc xe, vỡ vụn, tung toé khắp nơi. Một sự kiện xẩy ra trong tháng 6 của mùa hè đỏ lửa nơi cửa ngõ An Lộc, người lính gìa hẳn chưa quyên.

Và có một đồng bào của chúng ta, đã cùng hơn hai trăm ngàn người di tản, dọc theo liên tỉnh lộ 7, từ Pleiku qua địa danh Phú Bổn, xuống Tuy Hòa, sẽ nhớ mãi những hình ảnh kinh hoàng xẩy ra trên đọan đường chỉ dài hơn hai trăm cây số, ở đó, những người Cộng sản Việt Nam đã phục kích xả súng, nhắm thẳng vào những người dân vô tội, bất kể, gìa trẻ, lớn bé để Giải Phóng cho họ.

Trong nỗi nhớ của người thiếu phụ Thừa Thiên, chắn hẳn, Chị sẽ không quyên đoạn đường di tản tháng 3 năm 1975, từ Huế về Đà nẵng, qua đèo Hải Vân, khi chứng kiến, có một chiếc xe Honda, bị lao xuống vực, nhưng người đàn ông lái xe, đã kịp thời xô người thiếu phụ đang bồng con thơ phía sau xe, được ở lại trên đèo, trườc khi người đàn ông cùng chiếc xe mất hút trong đáy vực, người đàn ông ấy chính là chồng của Chị, Chị và con đã được cứu thóat bằng sự hy sinh của người chồng thân yêu. Chắc hẳn Huế, Hải Vân, Đà Nẵng sẽ là những địa danh, ngàn đời không phai mờ trong lòng người thiếu phụ Thừa Thiên ấy, và cùng theo nỗi nhớ ấy, là mùi khét của thịt da đồng bào Chị đã được thiêu đốt bởi đạn pháo kích của những người Cộng Sản, khi họ tự khóac trên minh chiếc áo anh hùng gỉai phóng quê hương.

Cùng với những hành động của người Cộng sản đã được kể ở trên, chẳng ai trong chúng ta có thể quyên được quốc lộ 1,có một đoan đường được mệnh danh là Đại Lộ Kinh Hòang, đọan đường ấy được mang danh như vậy, chính là nhờ công lao của những người Cộng sản, đã anh hùng xả súng vào chính đồng bào của họ đang trên đường chốn chạy chiến tranh, mà một nhà báo lão thành của miền Nam đã gọi cuộc di tản đó, là cuộc bỏ phiếu bằng chân. Ôi thật kinh hòang khi những người Cộng sản tìm mọi cách tận diệt những lá phiếu muốn dồn về hướng Nam tổ Quốc trong tháng 4 năm 1975.

Nỗi kinh hòang chưa dứt, cuộc sống mỗi ngày mỗi khó khăn, Chi Em chúng ta lại có dịp đuổi theo vết chân của chồng, của cha, của Anh Em qua các trại tù tập trung được mệnh danh là trại cải tạo, nào đâu, những Long Giao, Suối Máu, Cà Tum, Long Khánh, Hàm Tân, Năm Căn.. .. ở miền Nam, nào đâu, những A/20, Củng Sơn, Gia Trung, Tuy Hòa.. .. .. Ở miền trung, Nào đâu, những trại Thanh Hóa, với Đầm Đùn, Ba Sao, Lào Cay, Yên Bái.. ở miền Bác .. .. .. Không thể kể hết được những nơi mà Chị Em chúng ta đã đi qua, vì cả quê hương ta là một nhà tù từ đó.

Ngoài những địa danh nằm trải dài trên bản đồ hình chữ S , chúng ta cũng không thể nào quên những vòng tròn nhỏ khi xưa chúng ta đã vẽ trong giờ học điạ lý, để chỉ vị trí của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mà chúng ta cũng đã từng ao ước được đặt chân đến nơi này.

Theo tài liệu, sử sách Việt cũng như Tây Phương, thì Việt Nam chúng ta có chủ quyền lâu đời và được Quốc tế công nhận từ xa xưa.

Năm 1776, Học Giả Lê Qúi Đôn, trong cuốn Phủ Biên Tạp Lục, đã mô tả một số hoạt động hàng năm của hải quân chính quyền miền nam ( thời Trịnh Nguyễn phân tranh ) thực hiện trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường sa.

Năm 1816Vua Gia Long đích thân đi thuyền ra đảo và cắm cờ Việt Nam trên đó.

Nhưng thời gian gần đây, hai nơi chốn này của đất nước chúng ta đang bị Trung Quốc đòi dành chủ quyền, và đang là điểm nóng chính trị quốc tế.

Sự nhắc nhớ lại trân chiến tháng một năm 1974 tại Hoàng Sa có chiến hạm Trần Khánh Dư, HQ -04 của Hải Quân Trung Tá Vũ Hữu San, đã khơi lại sự đau thương khôn siết cho Bà Quả Phụ Hải QuânTrung Tá Ngụy Văn Thà và thân nhân của 74 chiến sĩ Hải Quân, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh trong trận chiến chống lại sự xâm lăng của chính sách bá quyền Trung Quốc.

74 Chiến Sĩ Hải Quân, Quân Lực VNCH đã hy sinh đền nợ nước !!! Trong số thân nhân của họ, có những ai đã từng mơ ước đặt chân lên hai quần đảo này không ? Mà nay họ quá đau xót khi nhớ đến nơi đã chôn vùi thân xác của chồng con !!!

Trên quê hương, những nơi chốn bạn đã đi qua, dù chỉ một lần, xin đừng quyên, dù nơi ấy, để lại trong bạn những kỷ niệm vui hay buồn.

Những điạ danh mà bạn cùng chúng tôi hồi tưởng, là những phần đất do tổ tiên đã mất bao xương máu ngàn đời bao ve, xây dưng và truyền lại cho đời chúng ta.

Dù ở chân trời góc biển nào, mỗi khi nghĩ đến, xin hãy hướng nhớ về đất tổ, một dải giang sơn gấm vóc, từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau, dẫu rằng những người cộng sản Việt Nam, đã dâng hiến một phần đất Bắc cho ngọai bang, hầu mong củng cố sự an tòan cho ngôi vị lãnh đạo của họ.

Địa danh của tôi và cả của bạn nữa, là tất cả, là tất cả trên bản đồ có bờ biển hình chữ S, từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, cùng những vui buồn theo mệnh số Dân Tộc, nhưng mãi mãi không quên
./.


Ý Cơ
Sydney

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét