Trại
Nam Hà, ngày 1.4.1994
Kính
gửi: Thủ Tướng Chính Phủ
Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Đồng Kính Gửi:
– Viện Trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao
– Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ
(Nhờ Ban Giám Thị Trại Ba Sao, Nam Hà, chuyển giao)
Thưa
Quí Vị,
Chúng tôi ký tên dười đây là Đoàn Viết Hoạt, Trần Tư, Lý Tống và Trần Mạnh Quỳnh hiện đang bị giam giữ tại trại giam Ba Sao, Nam Hà. Sau khi đã trải qua nhiều trại giam khác nhau từ Nam ra Bắc (Chí Hòa, Thủ Đức Z30D, Xuân Phước, Nam Hà) chúng tôi nhận thấy chế độ giam giữ phạm nhân hiện nay có nhiều điều không phù hợp các công ước quốc tế về quyền con người, các công pháp và tập tục luật pháp quốc tế, và ngay cả luật pháp Việt Nam hiện nay. Chúng tôi xin gửi đến Quí Vị kháng thư này liên quan đến những vi phạm mà chúng tôi đã thực tế trải qua hoặc trực tiếp biết được.
A.
Về
Chế Độ Giam Giữ và Sinh Hoạt
1.
Phạm nhân thuộc mọi thành phần xã hội (tu sĩ tôn giáo, trí thức, công chức nhà
nước, các thành phần “xã hội đen”…) và mọi tội phạm khác nhau (hình sự, kinh tế,
chính trị…) đều bị giam chung và chịu những hình thức sinh hoạt ăn ở, lao động
như nhau. Điều này xẩy ra ở hầu hết các trại giam. Chế độ giam giữ này đã dẫn đến
nhiều hậu quả tiêu cực cho quá trính cải tạo của các phạm nhân; nhân phẩm, đạo
đức và phong cách sống văn minh, có văn hóa không những không được phát huy mà
còn bị thoái hóa. Thiểu số những người có nhân cách và phẩm chất sống tốt đẹp bị
“hình sự hóa” bởi sự áp đảo và trấn lột của đa số quen lối sống của “xã hội
đen”.
2.
Vì nhà tù có quá đông phạm nhân nên chỗ ăn ở quá chật chội (50cm, 60cm mỗi người),
tiêu chuẩn vệ sinh rất thấp, trật tự an tòan trong trại khó bảo đảm (trộm cắp,
đánh lộn, ức hiếp, trấn lột…)
3.
Hầu như toàn bộ thời gian giam giữ được dành cho lao động. Các sinh hoạt vui
chơi giải trí, thể dục thể thao, học tập gần như không có, hoặc nếu có cũng
không đáng kể. Ở hầu hết các trại giam nhiều hình thức vui chơi giải trí và học
tập còn bị nghiêm cấm (cấm ca hát, cấm học tập ngoại ngữ và kể cả văn hóa…)
4.
Sức khoẻ phạm nhân không được bảo đảm. Lao động nhiều và năng nhọc nhưng ăn mặc,
ở, nghỉ ngơi dưới mức trung bình. Khi đau ốm, thuốc men thiếu thốn. Bệnh xá thường
chật hẹp thiếu vệ sinh, người bệnh nhẹ bị nhốt chung với người bị bệnh truyền nhiễm…
5.
Quan hệ con người trong trại giam thiếu tình thương và thiếu tính giáo dục.
Ngôn ngữ sử dụng giữa cán bộ và phạm nhân thường thiếu văn hóa (mày – con, mày
– tao, chửi mắng…). Còn nhiều trường hợp cán bộ đánh đập phạm nhân, có khi bằng
cả roi vọt, và bắt phạm nhân phục vụ riêng cho mình.
B.
Việc
Tổ Chức Lao Động Cải Tạo
1.
Việc
bắt buộc mọi phạm nhân không phân biệt tội trạng và án phạt đều phải lao động
tay chân, thường là nặng nhọc, 8 giờ một ngày, có khi cả chủ nhật, được giải
thích là để thi hành pháp lệnh thi hành án mới ban hành. Chúng tôi cho rằng cần
phải xét lại ngay cả cơ sở pháp lý của việc bắt buộc mọi phạm nhân phải lao động
tay chân nặng nhọc trong thời gian bị giam giữ vì những lý do sau đây:
a.
Hiến
pháp 1992, điều 71 qui định: “Không một công dân nào bị coi là có tội khi chưa
bị Tòa án xét xử với một bản án có hiệu lực pháp lý”. Điều này cho thấy chỉ có
bản án do tòa án phán quyết mới có giá trị pháp lý để thi hành. Mọi việc thêm
vào án phạt của tòa án dưới bất cứ hình thức nào và do bất cứ cá nhân hoặc cơ
quan nào trong thời giam thi hành án là hoàn toàn vi phạm tinh thần và nội dung
của điều 71 Hiến Pháp hiện nay.
b.
Pháp
lệnh thi hành án là một văn bản pháp lý dưới luật, tất nhiên cũng không thể đi
ngược lại tinh thần và nội dung của điều 71 cũng như các điều khoản khác của Hiến
Pháp, đạo luật căn bản của mọi đạo luật. Nói cách khác, việc qui định các hình
thức thi hành án không thể vượt ra ngoài phán quyết của Tòa án liên quan tới thời
gian và hình thức án phạt. Cụ thể hơn nữa, việc tổ chức lao động, nhất là lao động
tay chân nặng nhọc cho phạm nhân chỉ có thể áp dụng một cách hợp hiến và hợp
pháp đồi với những bản án mà toà án có quy định phạt lao động với những hình thức
cụ thể (lao động nhẹ, lao động khổ sai…)
c.
Toà
án hiện nay của nước ta chỉ có án phạt tù giam mà chưa qui định có hay không có
lao động, cũng như lao động nhẹ hay lao động khổ sai. Mọi qui định về lao động
dười bất cứ hình thức nào do đó đều không phù hợp với án lệnh và phán quyết của
tòa án hiện nay, và nếu vẫn đem thi hành thì vừa vi phạm điều 71 của Hiến Pháp
hiện nay, vừa vi phạm tập quán và công pháp quốc tế, và đặc biệt vi phạm các
công ước quốc tế về dân quyền và nhân quyền liên quan tới tòa án, quá trình xét
xử và giam giữ.
2.
Hình
thức tổ chức lao động và cường độ lao động hiện nay ở các trại giam mà chúng
tôi đã đi qua hoàn toàn thiên nặng về hình phạt và về hiệu quả kinh tế. Các trại
giam thường tính toán thành quả lao động của phạm nhân như tính toán lời lỗ của
một cơ sở kinh doanh sản xuất ngoài xã hội. Có trại (Nam Hà) đặt hẳn trách nhiệm
của phạm nhân là “làm giầu cho trại”. Thực tế này đã gây ra những hậu quả tai hại
như sau:
a.
Phạm
nhân luôn luôn có ấn tượng là họ bị “bóc lột sức lao động”. Thêm vào đó, tình
trạng ăn ở, sinh hoạt tồi tệ trong trại giam như mô tả ở trên càng tác động xấu
vào quá trình cải tạo của phạm nhân. Chúng tôi cho rằng hình thức tổ chức lao động
cũng như ăn ở như hiện nay ở các trại giam hoàn toàn không đạt được hiệu quả “cải
tạo” như mong muốn.
b.
Việc
bắt phạm nhân lao động cực nhọc để sinh lời cho trại giam và đóng góp vào ngân
sách quản lý trại giam của chính phủ tạo ra một hình ảnh không tốt đẹp về nhân
quyền và chế độ lao tù của nước ta.
c.
Lao
động trong thời gian giam giữ chỉ có thể cải tạo khi đem lại lợi ích cho phạm
nhân. Muốn thế, lao động cần gắn liền với huấn nghệ, học tập nâng cao kiến thức
và văn hóa tổng quát, cũng như với một môi trường sống nhân đạo, thân ái, văn
minh và tiến bộ. Điều này đòi hỏi phải tổ chức lại chế độ lao động học tập đồng
thời với việc cải thiện mạnh mẽ và sâu rộng mọi mặt sinh hoạt của trại giam.
C.
Kiến
Nghị:
Từ những nhận định trên, chúng tôi kiến nghị với quí vị những điều cụ thể sau đây:
1.
Thành
lập một Ủy Ban Quốc Gia thanh sát các trại giam. Ủy Ban này phải hoàn toàn độc
lập với các cơ quan liên hệ tới việc tổ chức và điều hành các trại giam, đặt trực
thuộc Quốc hội hay Thủ Tướng để thanh tra tất cả các trại giam, đồng thời
nghiên cứu và đề nghị các biện pháp cải thiện chế độ lao tù.
2.
Rà
soát lại các văn bản pháp lý liên quan tới mọi khía cạïnh của việc tổ chức và
quản lý các trại giam cũng như việc thi hành án phạt của tòa án. Sửa đổi mọi điều
vi phạm tinh thần và nội dung Hiếp Pháp hiện hành.
3.
Trong
khi chờ đợi, cải thiện ngay một số điều liên quan tới lao động và sinh hoạt
trong các trại giam để giảm bớt một số mặt tiêu cực và tăng cường tác dụng cải
tạo của quá trình giam giữ. Chúng tôi đề nghị cụ thể:
- bỏ mọi hình thức lao động nặng nhọc, giảm bớt giờ lao động;
- tổ chức các lớp học tập văn hóa, ngoại ngữ, nghề nghiệp;
- tổ chức các hình thức sinh hoạt giải trí, văn nghệ, thể dục thể thao;
- tận dụng khả năng và nhân lực của chính phạm nhân để tổ chức các loại sinh hoạt này.
- bỏ mọi hình thức lao động nặng nhọc, giảm bớt giờ lao động;
- tổ chức các lớp học tập văn hóa, ngoại ngữ, nghề nghiệp;
- tổ chức các hình thức sinh hoạt giải trí, văn nghệ, thể dục thể thao;
- tận dụng khả năng và nhân lực của chính phạm nhân để tổ chức các loại sinh hoạt này.
4.
Riêng
phần chúng tôi, kể từ ngày gửi thư kháng nghị này, chúng tôi sẽ ngưng mọi hình
thức lao động chân tay vì lý do như sau:
a.
Trong
tinh thần và nội dung của bản kháng nghị này, việc ngưng tham gia mọi hình thức
lao động chân tay vừa thể hiện tính trung thực của những nhận xét, quan điểm và
kiến nghị mà chúng tôi đã trình bầy ở trên, vừa là một đóng góp cụ thể vào quá
trình cải thiện chế độ lao tù ở nước ta hiện nay.
b.
Vấn
đề “cải tạo”, đặc biệt cải tạo qua hình thức lao động chân tay, hoàn toàn không
phù hợp với trường hợp chúng tôi là những người đang bị giam giữ với lý do
chính trị. Vấn đề đúng sai của tư tưởng và quan điểm chính trị không thể giải
quyết đơn thuần bằng quá trình gọi là “lao động cải tạo”.
c.
Chúng
tôi cho rằng các hình thức lao động tay chân hoàn toàn không phù hợp vơi tình
trạng sức khỏe thể xác cũng như năng lực tinh thần và trình độ văn hóa của
chúng tôi. Chúng tôi tn rằng trong thời gian còn tạm thời bị “cách ly khỏi xã hội”
chúng tôi vẫn có thể đóng góp hoặc chuẩn bị cho sự đóng góp trong tương lai một
cách tích cực hơn, hữu hiệu hơn vào quá trình đi lên của đất nước bằng năng lực
và hiểu biết của mình hơn là bằng các hình thức lao động bằng chân tay giản đơn
và nặng nhọc.
Thưa
Quí Vị,
Từ trại giam Nam Hà chúng tôi đã quyết định gửi đến Quí Vị thư kháng nghị này vì cho rằng, sau khi đã trực tiếp biết được những gì đang xẩy ra trong các trại giam mà chúng tôi đã đi qua, chúng tôi không thể tự nhận mình là những con người tự trọng, trung thực, thiết tha với tiền đồ của dân tộc mà không nói lên những nhận xét, quan điểm và kiến nghị của mình. Chúng tôi thẳng thắn gửi đến Quí Vị thư kháng nghị này vì tin rằng công lý sẽ thắng, nền dân chủ pháp trị sẽ được xây dựng trên đất nước chúng ta; rằng tinh thần nhân đạo, lòng nhân ái trong truyền thống văn hóa dân tộc Việt sẽ vượt hẳn mọi bất công, lạc hậu và hận thù để tạo ra một không khí chính trị xã hội Đại Phản Tỉnh và Đại Hòa Dân Tộc để mở đường cho việc xây dựng một nước Việt phồn vinh, hạnh phúc và tự do trong thời đại 2000.
Trân
trọng kính chào Quí vị.
Đồng ký tên
Đoàn Viết Hoạt – Trần Tư
Lý Tống – Jimmy Trần (Trần Mạnh Quỳnh)
(Nguồn:
http://www.danchimviet.info/)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét