Tiễn anh một chén rượu tàn,
Một bàn tay nắm, một hàng lệ mau.
Cuộc cờ thế sự binh đao,
Phút giây tái ngộ ngàn sau biết còn !
(thơ Cao thị Vạn-Giã)
Qua một đêm yên tỉnh... rừng núi vẫn còn bao phủ một màn sương, một sự yên tỉnh hiếm hoi cho những người lính nơi tiền đồn heo hút Gia-Huynh ranh giới của Tỉnh Long-khánh và Bình-Tuy, nơi đây vắng vẻ... một chiếc cầu ván dài 20 thước, bên kia cầu là xóm nhà lá độ mươi căn của những người thợ rừng. Hằng đêm bọn Cộng phỉ thường đột nhập vào những thôn xóm nhỏ vài chục nóc gia nằm rải rác hai bên tỉnh-lộ để cướp phá các quán bán tạp-hóa mong tìm thức ăn như mì gói, cá hộp, cá khô, đường và thuốc hút để bổ-sung cho những thiếu hụt lương-thực của bọn chúng và thường chạm súng với những tổ phục-kích của ta.
Một bàn tay nắm, một hàng lệ mau.
Cuộc cờ thế sự binh đao,
Phút giây tái ngộ ngàn sau biết còn !
(thơ Cao thị Vạn-Giã)
Qua một đêm yên tỉnh... rừng núi vẫn còn bao phủ một màn sương, một sự yên tỉnh hiếm hoi cho những người lính nơi tiền đồn heo hút Gia-Huynh ranh giới của Tỉnh Long-khánh và Bình-Tuy, nơi đây vắng vẻ... một chiếc cầu ván dài 20 thước, bên kia cầu là xóm nhà lá độ mươi căn của những người thợ rừng. Hằng đêm bọn Cộng phỉ thường đột nhập vào những thôn xóm nhỏ vài chục nóc gia nằm rải rác hai bên tỉnh-lộ để cướp phá các quán bán tạp-hóa mong tìm thức ăn như mì gói, cá hộp, cá khô, đường và thuốc hút để bổ-sung cho những thiếu hụt lương-thực của bọn chúng và thường chạm súng với những tổ phục-kích của ta.
Tiền đồn Gia-Huynh với một đại-đội ĐPQ cùng với bộ chỉ-huy nhẹ Tiểu-đoàn, nằm trên Liên Tỉnh-lộ 333 nối liền xã Gia-Rây thuộc Tỉnh Long-Khánh và Quận Hoài-Đức thuộc Tỉnh Bình-Tuy, con đường duy nhất để người lính nhận tiếp-tế hàng tháng từ bộ chỉ-huy Tiểu-khu và người dân có thể đi lại buôn bán với "Thế-giới văn-minh" bên ngoài. Con đường này cũng là trục giao-liên rất quan-trọng đối với việt-cộng từ vùng duyên-hải Quân-khu III lên cao-nguyên, Quân-khu II qua ngõ Phương-Lâm (Định-quán, Long-khánh) và Madaguie thuộc Tỉnh Lâm-Đồng. Do đó đã xảy ra nhiều trận đụng độ giữa ta và địch, thỉnh thoảng việt-cộng lại mở những trận phục-kích đoàn Convoi tiếp-tế của ta để mong cắt đứt giao-thông và cô-lập hai chi-khu Tánh-Linh và Hoài-Đức.
Vì thế, những đơn-vị trú đóng tại Gia-Huynh phải hoạt-động ngày đêm để ngăn chận và tiêu-diệt bọn cộng phỉ. Ngoài nhiệm-vụ chánh là mở đường an-ninh trục lộ ban ngày, ban đêm phải tổ-chức phục-kích để ngăn chận bọn việt-cộng phá hoại đường sá, cầu cống, đắp mô cũng như chôn mìn trên tỉnh-lộ 333 gây thiệt hại sinh mạng và tài-sản của đồng-bào qua lại làm ăn, buôn bán. Đa số những chiếc xe cán phải mìn của việt-cộng chôn trên đường là xe đò chở khách và những xe nhỏ của dân chúng chuyên chở cá, tôm, nông sản, thực phẩm về các chợ xa thuộc Tỉnh Long-Khánh... Mìn bẩy việt-cộng chôn bừa bãi đã gây vô số thương vong cho đồng-bào mà đa số là đàn bà, trẻ con và những người lớn tuổi tuyệt nhiên không gây một thiệt hại nào cho chính-quyền và quân-đội vì vài ba tháng đoàn Convoi tiếp-tế mới xử-dụng đường bộ một lần.
Khi nhìn những xe đò, xe Lambretta 3 bánh chở thường dân tan xác vì mìn việt-cộng...máu thịt của người dân vương vãi khắp nơi trên đường, trên những bụi cây, ngọn cỏ...người lính chúng tôi không kềm được nước mắt, xót xa cho đất nước, dân-tộc ta sao quá đọa-đày do bàn tay đẫm máu của cộng-sản ! Tác-giả nào đó đã nói lên thảm họa này qua 4 câu thơ:
"Trên đường vào Cai-Lậy
Chiếc xe nào nổ tung
Ôi, kẻ gài mìn bẩy
Ngỡ mình là anh-hùng !"
Đoạn đường nguy-hiểm nhất của tỉnh-lộ 333 là "cầu số 10", một chiếc cầu ván nhỏ dài 15 thước bắc ngang một con suối cạn thuộc lãnh thổ Tỉnh Long-khánh. Ra khỏi xã Gia-Rây độ 5 cây số về hướng Vỏ-Đắt là cầu số 10, đi thêm một đoạn gần 3 cây số là Đồn Gia-Huynh thuộc lãnh-thổ Tỉnh Bình-Tuy. Đoạn đường này hai bên là rừng, quá xa và hẻo-lánh thuộc lãnh-thổ Long-Khánh nên họ không xử dụng nhưng rất cần-thiết cho Chi-khu Hoài-Đức của Bình-Tuy nên Đồn Gia-Huynh của Hoài-Đức phải đảm trách luôn việc an-ninh lộ trình mỗi khi có Convoi tiếp-tế.
Từ đồn Gia-Huynh nếu tiếp tục đi thêm 2 cây số về hướng bắc (hướng Vỏ-Đắt) là ấp Chính-Tâm 1, dân số ở đây khoảng 200 người với vài chục nóc gia, cũng có chợ họp vào buổi sáng, một nhà Thờ nhỏ của Linh-Mục Điền và dĩ-nhiên cũng có một quán cà-phê nho nhỏ. Nơi đây là chỗ đóng quân của Đại-đội 1, mỗi tháng... một hoặc hai lần, khi tình hình an-ninh cho phép, tôi cùng mấy anh cận-vệ thường từ Đồn Gia-Huynh lên đây để mua thực-phẩm, gặp gỡ bạn bè và không quên ghé quán cà-phê.
Thiếu-úy Thịnh, một sĩ-quan trẻ có vóc dáng thư sinh hơn là lính trận, thích làm thơ và giọng hát thật hay. Khi mới ra trường Thịnh về ở với tôi... nhưng bây giờ thì làm đại-đội phó cho Đại-đội 1 của Đại-úy Tòng. Gặp tôi Thịnh mừng lắm và cả hai kéo vào quán cà-phê hàn huyên tâm-sự đủ mọi thứ chuyện làm như đã xa cách từ lâu lắm. Đoạn đường từ Đồn Gia-Huynh đến ấp Chính-Tâm 1 chỉ cách nhau hơn 2 cây số nhưng chúng tôi ít được gặp nhau vì nhiệm-vụ của mỗi đơn-vị mỗi khác, hơn nữa đoạn đường tử-thần nầy rất nguy-hiểm... hầu như ngày nào cũng chạm súng với VC không lớn thì nhỏ. Tôi thương Thịnh như em ruột và ngược lại, nó không gọi tôi bằng cấp bậc mà gọi bằng Anh và xưng Em, tôi cũng thích như vậy... vì gia-đình tôi chỉ có hai mẹ con, không anh em họ hàng thân thích (đúng ra, tôi cũng có một thằng em ruột... nếu còn sống nó cũng cở tuổi Th/úy Thịnh).
Thịnh khoe với tôi là nó có một cô bồ nhà ở đường Phan-Văn-Trị Gia-Định, năm ngoái khi về phép... trong một tiệc cưới của cô em bà con. Mai, cô em con bà Dì cố tình sắp chỗ ngồi của nó với cô bạn học của Mai cùng trường Nữ trung-học Lê-Văn-Duyệt. Cô gái vóc dáng mảnh mai, mái tóc dài xõa ngang lưng... gương mặt đẹp đượm một chút u buồn mà bạn bè cùng lớp thường gọi là "nữ-hoàng sầu muộn" như ai đó một thời đã gọi nữ ca-sĩ Thanh-Thúy. Mối tình nở hoa từ đó, Thịnh đã hai lần về phép thăm người yêu, nhưng mấy tháng gần đây chiến-trường sôi động khắp bốn Quân-khu. Tại Hoài-Đức đã xảy ra nhiều trận đụng độ lớn giữa Ta và Địch, tất cả giấy nghỉ phép thường niên đều bị hủy bỏ... nên Thịnh chỉ thỉnh thoảng mới nhận được thư của người yêu ! Trong lá thư gần nhất, cô ấy hứa mùa hè này (nếu tình trạng an-ninh cho phép), sẽ ra tận tiền đồn thăm nó, và bây giờ là mùa Hè...v e sầu đã rộn rã trên những cành Phượng ven đường.
Thịnh thường mơ một ngày nào đó bỗng nhiên người yêu của nó với chiếc áo dài trắng nữ sinh xuất hiện nơi tiền đồn heo hút này, nó sẽ dẫn đi thăm những vùng đất lạ mà nơi đó... đã có lần đồng đội của nó đã nằm xuống... dòng máu chan hòa trên ngọn cỏ, bờ mương cho đất mẹ được đơm bông. Rồi những đêm trời đầy sao sáng, ngồi trên vọng gác ngắm trăng lên... thả hồn về chốn xa xăm mà nơi đó chắc hẳn yên bình, không có chiến-tranh, không có người giết người cùng dòng máu, cùng chủng tộc chỉ vì một "học thuyết giai-cấp ngoại lai" nào đó...!
Buổi trưa, đang ngồi chơi với vài anh em ở vọng gác cổng chính thì một tiếng nổ long trời từ hướng "cầu số 10" vọng lại, chắc là một chiếc xe đò nào đó cán phải mìn việt-cộng. Lập tức tôi liên-lạc với bộ-chỉ-Huy Chi-khu Hoài-Đức báo cáo sơ khởi về tiếng nổ và sự hoài nghi của tôi, tôi được lệnh hành-quân lục soát khu vực cầu số 10 nơi có tiếng nổ lớn vừa rồi. Một cảnh tượng rùng-rợn hiện ra trước mắt, chiếc xe đò nhỏ bẹp dúm và tan nát như một đống sắt vụn vẫn còn đang bốc khói và âm ỉ cháy, vật dụng buôn bán như gánh, thúng, rổ và các thứ khác đều nát bét văng khắp nơi. La liệt những xác người có cái không toàn thây, có cái còn đủ nhưng nát bấy nằm trên vũng máu. Tôi cho lịnh binh-sĩ cố gắng tìm xem có ai còn sống sót không nhưng hình như tất cả đều chết hết ước độ trên 20 người. Với sức tàn phá của trái mìn loại đạn đại bác 105 ly bọn việt-cộng thường biến cải thành trái mìn chôn trên đường để giết dân thì chắc chắn không còn ai có thể sống sót được. Những cảnh tượng dã-man và kinh-hoàng này tôi đã nhiều lần chứng kiến nhưng lần nào cũng làm cho tôi bị shock nặng, thần-kinh hầu như tê-liệt, liền theo đó là thái-dương tôi co giật liên hồi và một luồng máu nóng dồn lên mặt, thật đáng ghê tởm cho bọn người mang danh "giải-phóng".
Tôi liên-lạc được đơn-vị quân-đội đồn trú tại xã Gia-Rây nhờ họ thông báo cho chính quyền địa-phương giải-quyết và thu dọn hiện trường. Một anh lính báo cho tôi biết có vài xác chết còn nguyên vẹn với thân thể mang nhiều thương tích...gồm có xác một cụ già, một chị còn trẻ, một bé trai và một cô gái tuổi chưa tới 20, với sức ép của trái mìn khi nổ làm áo quần rách tả tơi, có người thân thể gần lõa-lồ anh em binh sĩ đã dùng poncho phủ lên thi thể người quá cố. Cô gái khóe miệng còn rỉ máu, nước da đã chuyển sang màu tái nhưng không che hết được nét đẹp kiều-diễm của một cô gái chốn thị thành, nàng còn quá trẻ... Tôi chợt buông tiếng thở dài !
Sau khi quân-đội và
chính-quyền của xã Gia-Rây hiện diện, tôi bàn giao khu vực hiện trường cho họ
và lui quân.
Ngay đêm đó, Đại-đội 1 phía ấp Chính-Tâm bị việt-cộng tấn-công, suốt đêm tiếng súng giao tranh nổ liên tục, hỏa châu soi sáng cả vùng trời. Trên máy, tiếng Đại-úy Tòng điều động binh-sĩ chống trả với cường độ tấn kích của địch càng lúc càng dữ dội. Thiếu-úy Thịnh và một vài binh-sĩ bị thương nhưng không nặng lắm... Âm-thoại-viên đang liên-lạc với bộ chỉ-huy Chi-khu xin C130 soi sáng và trực-thăng tải thương. Tôi sốt ruột, ra lịnh tất cả anh em trong tư thế sẳn sàng chiến-đấu và tiếp viện Đại-đội 1 khi có lệnh. Những tràng Đại-bác 105 ly từ Chi-khu yểm-trợ rất hiệu quả đã đẩy lùi nhiều đợt tấn-công tràn ngập của cộng quân. Đại-đội 2 của Đại-úy Trương-Kiêm từ ấp Chính-Tâm 3 đang trên đường cứu viện. Từ Gia-Huynh, hai trung-đội và bộ chỉ-huy nhẹ Tiểu-Đoàn do tôi chỉ-huy thọc sâu vào rừng để tránh việt-cộng phục-kích theo chiến-thuật "Công đồn Diệt viện" mà bọn chúng thường xử dụng, sau đó tôi điều-động lực-lượng cứu viện bao gồm cánh quân từ Gia-Huynh và Đại-đội 2 (-) của Trương-Kiêm từ Chính-Tâm 3 xuống đánh vào sau lưng và xuyên hông hướng tấn-công chính của địch.
Ngay đêm đó, Đại-đội 1 phía ấp Chính-Tâm bị việt-cộng tấn-công, suốt đêm tiếng súng giao tranh nổ liên tục, hỏa châu soi sáng cả vùng trời. Trên máy, tiếng Đại-úy Tòng điều động binh-sĩ chống trả với cường độ tấn kích của địch càng lúc càng dữ dội. Thiếu-úy Thịnh và một vài binh-sĩ bị thương nhưng không nặng lắm... Âm-thoại-viên đang liên-lạc với bộ chỉ-huy Chi-khu xin C130 soi sáng và trực-thăng tải thương. Tôi sốt ruột, ra lịnh tất cả anh em trong tư thế sẳn sàng chiến-đấu và tiếp viện Đại-đội 1 khi có lệnh. Những tràng Đại-bác 105 ly từ Chi-khu yểm-trợ rất hiệu quả đã đẩy lùi nhiều đợt tấn-công tràn ngập của cộng quân. Đại-đội 2 của Đại-úy Trương-Kiêm từ ấp Chính-Tâm 3 đang trên đường cứu viện. Từ Gia-Huynh, hai trung-đội và bộ chỉ-huy nhẹ Tiểu-Đoàn do tôi chỉ-huy thọc sâu vào rừng để tránh việt-cộng phục-kích theo chiến-thuật "Công đồn Diệt viện" mà bọn chúng thường xử dụng, sau đó tôi điều-động lực-lượng cứu viện bao gồm cánh quân từ Gia-Huynh và Đại-đội 2 (-) của Trương-Kiêm từ Chính-Tâm 3 xuống đánh vào sau lưng và xuyên hông hướng tấn-công chính của địch.
Đến hừng đông sức tấn-công của địch yếu dần và đến 07:00 giờ sáng thì tiếng súng im hẳn. Địch rút quân để lại nhiều vũ-khí và xác chết của đồng bọn rãi rác quanh đồn, phía ta có 5 binh-sĩ bị tử thương và 25 người bị thương nặng và nhẹ, trong đó có Thiếu-úy Thịnh, "thằng em" thân thiết của tôi. Sau khi lục soát khu vực trách-nhiệm và bố-trí quân xong tôi ra Đồn Chính-Tâm gặp Đại-úy Tòng Đại-đội trưởng Đại-đội 1 (đơn-vị đồn trú bị tấn-công hồi đêm). Tòng cho tôi biết Thịnh bị thương nơi bụng nhưng không nặng lắm và đã được trực-thăng tải thương lúc 09:00 giờ sáng. Anh ta đưa cho tôi chiếc ba-lô và nói: "Thiếu-úy Thịnh nhờ tôi chuyển cái này và nhắn Trung-hiếu cất giữ giùm nó" (Trung-hiếu là danh hiệu truyền-tin của tôi), Tôi cầm lấy chiếc ba-lô của Thịnh từ tay Đại-úy Tòng và mừng thầm, "thằng em" thật may mắn... kỳ này nằm ở Tổng-y-viện Cộng-Hoà tha hồ gặp mặt người yêu !!!
Một mình trong quán cà-phê vắng (vì chiến-trường còn bốc khói... nên chủ quán chưa dám buôn bán), tôi soát trong ba-lô xem đồ vật của Thịnh có những gì: vài gói Capstan, một ít vật dụng cá nhân vặt vãnh, một cuốn nhật-ký... tôi vừa cầm lên thì một tấm hình rớt ra. Hình một cô gái còn rất trẻ, gương mặt đẹp vô cùng, mái tóc dài buông lơi và đôi mắt thì buồn... thăm thẳm, chiếc áo dài nữ-sinh ôm gọn thân hình đều đặn... Đẹp quá !! Phía sau, một hàng chữ với nét mực học trò: "Forget me not !" Lan-Anh, Gia-Định 27.01.1973. Góc dưới cùng: đ/c 64/3 Phan-v-Trị, GĐ. Thì ra cô bồ của thằng Thịnh tên Lan-Anh... thằng này thật tốt số ! Nhìn kỹ tấm hình tôi thấy gương mặt Lan-Anh có nét quen quen hình như đã gặp ở đâu đó, cố moi trong ký ức... nhưng tôi không thể nào nhớ được !
Bỗng nhiên, một luồng điện cực mạnh chạy dọc theo xương sống ! tôi chụp vội ống liên-hợp gọi Đài tiếp-vận truyền-tin ở núi Chứa-chan (Gia-Rây). Qua một thời gian lâu chờ đợi vì Đài tiếp-vận phải liên-lạc để nối kết nhiều nơi...cuối cùng đầu máy bên kia lên tiếng:
-Trung-Hiếu...., Trung-Hiếu... Bảo-Lộc gọi !
-Trung-Hiếu tôi nghe..., xin lỗi, ai đó ?
-Dạ, tôi là Trung-úy S.... Phân-chi-Khu trưởng Gia-Rây.
-Anh S...., nhờ anh giúp tôi ! Anh có thể cho tôi biết danh tánh những nạn-
nhân chiếc xe đò bị mìn VC ngày hôm qua ở cầu số 10 không....?
-Trung-hiếu chờ một chút...!
Tôi sốt ruột...chờ đợi ! khoảng 15 phút sau:
-Alô ! tôi là xã-trưởng Gia-Rây...tiếp chuyện Trung-hiếu !
-Chào Ông xã-trưởng ! xin ông vui lòng cho tôi biết tên tuổi, địa chỉ.........
Ông xã-trưởng sốt sắng:
-Chỉ có một số người được xác nhận danh tánh, tôi xin đọc: Ng. thanh Long..., Vỏ văn Bé..., Huỳnh thị Thanh..., Nguyễn thị....Lan-Anh...., Tr...
Hai tai lùng bùng, tôi ngắt ngang:
-Xin ông đọc lại tên, họ người vừa rồi....!
-Nguyễn thị Lan-Anh, sanh ngày 16 tháng 01 năm 1955. Địa-chỉ 64/3
đường Phan-văn-Trị, Tỉnh Gia-Định.......
Tôi chết lặng.....! ống liên-hợp của máy truyền-tin PRC.25 rời khỏi tay tôi rơi xuống đất vang lên một tiếng khô khan. Mắt tối sầm lại..., hình ảnh Thịnh rồi Lan-Anh lướt thật nhanh trong đầu tôi....!!!
.........................................................................................................................
Ngoài kia, nơi khoảng đất
trống trước cổng đồn, năm xác chết của đồng đội tôi được gói cẩn thận trong
những chiếc Poncho. Cạnh đó không xa... xác của những người anh em
"sanh Bắc tử Nam" được xếp thành một hàng dài ngay ngắn !
Lê phi Ô
Cựu tù A20 Xuân-Phước.
(Thịnh cũng đã tử trận một năm sau đó !)
Lê phi Ô
Cựu tù A20 Xuân-Phước.
(Thịnh cũng đã tử trận một năm sau đó !)
(Nguồn: http://lephio.blogspot.com/
)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét