10.6.15

Hồi Ức của cựu tù A20 Lê Ngọc Vàng



Bài của tù nhân chính trị 20 năm Lê Ngọc Vàng (Z30A Xuân Lộc, A20 Xuân Phước & Đầm Đùn Thanh Hóa) - nhuận sắc bởi Thư Viện Phạm Văn Thành - tháng 5/2015

Lê Ngọc Vàng 2013
Đấu tranh

Đất Nước Việt Nam trải qua gần thế kỷ, quằn mình gánh chịu nhiều nỗi tang thương và mất mát.

Dân Tộc Việt Nam phải chịu đắm chìm trong tủi nhục, bị đàn áp, bắt bớ tù đày, nhà tan cửa nát, gia đình ly tán, thậm chí đến giờ phút nầy vẫn còn người bỏ nước ra đi, không ít người chết nơi đất khách quê người !!!

Từng chặng đường lịch sử của dân tộc từ sau hiệp định Geneve 1954, đến nền đệ nhứt, đệ nhị Cộng Hòa cho tới chế độ Cộng sản, một quãng thời gian dài để cho chúng ta suy nghĩ ??!

Có phải Dân Tộc Việt Nam ôm nỗi trông chờ và khát khao cho xứ sở một cuộc Cách Mạng càng xa thăm thẳm?!!!

5.6.15

“Ông Be” - chuyện người tù A20 bất khuất 33 năm trước



Với những ai đã từng biết những quái ác tàn độc của những trại tù trong hệ thống nhà tù cải tạo dày đặc tại Việt Nam sau biến cố Saigon thất thủ 30 tháng Tư năm 1975… đều không chút ngạc nhiên về cách thế xưng hô bắt buộc do kẻ thắng trận là Việt cộng miền Bắc bày ra giữa tù nhân cải tạo (quân cán chính VNCH) với quản giáo (Việt cộng) ở những trại giam tù cải tạo trên toàn quốc sau tháng Tư đen 1975.

Tù nhân bị buộc phải gọi cán bộ quản giáo bằng cán bộ, hay bằng “ông” [“ông”: ở các trại tù Phú Túc (quận Hiếu Đức nay VC nhập chung vào thành quận Hòa Vang), trại An Điềm (Đại Lộc), trại Sườn Giữa (thuộc trại An Điềm nhưng cao hơn, xa hơn An Điềm và nước độc hơn), trại Tiên Lãnh (quận Tiên Phước)… thuộc vùng ngược miền núi tỉnh Quảng Nam đầy hiểm trở và ma thiêng nước độc), và tự xưng là tôi… dù “ông” đó tuổi chưa đáng tuổi con của những tù nhân VNCH vừa bại trận.

“Ông Be”, chính là tù nhân chính trị A20 còn rất trẻ, cho tới ngày anh bị tà quyền xử bắn 1982 chỉ mới ba mươi tuổi… nhưng sao lại được anh em chiến hữu đang ở tù lẫn bọn cán bộ quản giáo trại tù khét tiếng tàn ác Thung Lũng Tử Thần này gọi bằng ÔNG sau khi bị xử bắn vì vượt ngục???


4.6.15

Trước giờ vĩnh biệt !



(Kính tặng hương hồn các anh em đã bị xử tử hình
tại Bình Điền, Quảng Nam và Phú Yên 
Đặc biệt tưởng nhớ Kiều Đình Thanh, Tạ Hồng Nhạn, Phạm văn Be ...)
 
Anh ra đi không một lời từ giã 
Tôi nghẹn ngào bên vách đá thâm u 
Kỷ niệm nào ròng rã mấy mùa thu 
Đã sống bên nhau trong lao tù Cộng sản
 
Rồi giờ đây trên con đường sứ mạng 
Anh đến pháp trường  bỏ lại một mình tôi 
Tiếc thương anh tôi nói chẳng nên lời 
Ôm vách đá rong rêu còn hơi ấm !
 
Cũng nơi đây đã bao lần máu đẫm 
Những trận đòn như thịt nát xương tan
Thôi hết rồi đâu còn thủa dọc ngang 
Đường Cách mạng nửa đường anh gãy cánh !
 
Bỏ lại đây suốt cùm trong khám lạnh 
Mới ngày nào hai đứa xích cùng nhau 
Chia sẻ từng hạt muối  cọng rau 
"Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ "
 
Tình chiến hữu luyến lưu là thế đó 
Mà giờ đây anh vội bỏ đi rồi  
Tôi nuốt hờn sao lệ vẫn trên môi 
Hồn tấy máu !
Tiễn anh 
giờ phút cuối
 
Chốc nữa đây anh trở về cát bụi 
Có lẽ nào !.. hay Thượng đế bất công ...
Nghe hung tin - Cả dân tộc đau lòng 
Tựa núm ruột của mình dao ai cắt !
 
Vợ con anh lệ nhòa trong giếng mắt 
Tiễn đưa chồng không kịp mặc áo tang 
Than than ôi ! Đã gãy cánh chim bằng 
Chọn cái chết hiên ngang giòng kiêu hãnh
 
Anh đã bước theo tiền nhân dũng mãnh 
Đem máu mình tô đất Mẹ thân yêu 
Tôi ngồi đây trong ngục tối sáng chiều 
Qua lỗ gió chắt chiu lùa nỗi nhớ
 
Có phải Anh đang về trong hơi thở 
Thăm bạn hiền hay nhắc nhở điều chi 
Vâng - tôi nghe Anh gọi: Dậy mà đi 
Dậy nối tiếp chặng đường Anh dang dở
 
Tôi đã thấy bên kia trời rực rỡ 
Ánh bình minh đang nở nụ môi hồng 
Nắng xuân về xua giá lạnh đêm đông 
Đời trỗi dậy như thành đồng bất tử
 
Tên của Anh đã đi vào lịch sử 
Nhưng giống nòi giữ mãi một niềm thương 
Anh đi quét sạch màu sương 
Ngày mai nắng ấm quê hương thanh bình 
Chia tay giữa chốn ngục hình 
Vắt hồn rướm máu khúc tình non sông.
 
A20 Vũ Bình Nam
1993 A20 Phú Yên
 
 
 

3.6.15

Đêm vượt ngục!



(tưởng niệm anh Phạm Văn Be cùng các bằng hữu
đã hy sinh trong cuộc vượt ngục 1981.)
 
Ai đã thấy ngang trời rực lửa 
Bóng mây vờn cây lá chốn hoang vu 
Ai đã nghe tiếng đất rít căm thù 
Đêm vượt ngục lòng tôi ghi nhớ mãi !
 
Một người bạn đã nghìn thu ở lại
Khép mi sầu miên viễn giữa đồi hoang 
Quốc dân ơi, đây rừng núi Trường Sơn 
Quốc dân ơi, đây tù ngục chứa căm hờn 
Đây xiềng xích những người yêu tổ quốc 
Yêu độc lập tự do, yêu hạnh phúc 
Yêu tương lai dân tộc giống Tiên Rồng ! 
 
Đêm nay gió thổi lạnh lùng 
Rừng thiêng sương trắng phủ trùm sơn khê 
Âm vang rờn rợn bốn bề 
Kìa bao chính khí bay về Trường Sơn
Đêm nay mưa đổ từng cơn 
Phải chăng tiễn một linh hồn ra đi... 
Ai đổ lệ phân ly 
Ai rượu nồng tiễn biệt 
Có gì đâu ! 
Một kiếp lưu đày !
 
Mộ hoang một nấm sơ sài 
Cỏ tàn hoa dại tháng ngày tiêu sơ 
Nào ai sương khói sớm trưa 
Từ đây phó mặc gió mưa phũ phàng 
 
Đêm nay mười sáu tháng năm 
Suối vàng anh đến nhà giam tôi cùm.
 
Anh nằm xuống nơi này 
Nghìn thu - thôi vĩnh cách 
Chúc hồn người thiên cổ 
Miền cực lạc siêu thăng 
Chúng tôi còn ở lại 
Nói làm sao hết khó khăn 
Đòn thù tơi tả
xác thân rã rời .
 
Gian nan nào xá anh ơi 
Xà lim cùm thép trò chơi mạt đời... 
Nấu nung chí vững gan bền 
Hẹn ngày vùng vẫy báo đền non sông.

 A20 Bảo Giang Lê Văn Triệu
1981-1993


2.6.15

Phạm Văn Be, bậc yên hùng của A20

 

... anh hùng tử, khí hùng bất tử !
 

Phan Văn Be*. Sanh năm 1952.
Nguyên quán Bến Tre. Tử hình tháng 2/1982.

Trại Viên A20 Lập Mộ !

 
"Anh nằm xuống 
sau một lần đã đến đây..."

1.6.15

Cái Trọng Ty với "Có Một Mùa Trăng Xa Như Biển"


 A20 Trần Yên Hòa

Tôi biết Cái Trọng Ty từ những ngày ở Trại Cải Tạo Suối Máu. Anh ở nhà 1, tôi ở nhà 8. Giữa 2 dãy nhà có một sân bóng chuyền, nên buổi chiều tôi thường hay ra đây đánh banh độ. Cái Trọng Ty không chơi banh, nhưng là một ủng hộ viên đắc lực. Ủng hộ đây có nghĩa chỉ là đứng xem rồi vỗ taycổ vũ một khi có một đường chuyền hay một cú bỏ bóng đẹp. La ó và vỗ tay râng trời là của đám đứng bên ngoài. Chuyện vui ở trại cải tạo chỉ có thế. Anh là bạn của Hải cà (Hải sau này ra Xuân Phước trốn trại bị bắt lại, bị biệt giam gần năm trời). Hải cà là bạn với Cái Trọng Ty, cùng người Huế. Tôi quen với Hải từ ngày làm ở Bộ Tư Lệnh QĐI & QK1, nên qua Hải tôi quen Cái Trọng Ty.

Thật ra, quen là chỉ quen vậy thôi, biết mặt nhau, chào hỏi nhau vài câu chứ không thân lắm. Nhìn gương mặt và con người Cái Trọng Ty rất thật thà, giản dị, có lẽ anh lớn hơn tôi mấy tuổi. Những lần gặp nhau như vậy chỉ trao đổi những chuyện tào lao xịt bợp, không đâu vào đâu. Không bao giờ và chưa bao giờ nói với nhau một tiếng về "Thơ" cả.

Mãi đến những ngày sau này, khi tôi đã qua Mỹ, đã góp một ít bài viết trên các báo, tạp chí…Và khi tôi tìm gặp lại được ông thầy dạy cũ, ngày trung học của tôi ở trường Trần Cao Vân, Tam Kỳ, là nhà văn, nhà thơ Trần Hoài Thư, và cả đến khi Trần Hoài Thư làm chủ biên Thư Quán Bản Thảo, tôi mới gặp một tác giả ký tên là Cái Trọng Ty, đã có những bài thơ rất hay đăng ở đây. Cái Trọng Ty nào vậy cà? Có phải là Ty bạn tù với mình không? Nếu một cái tên như Dũng, như Quang, như Hoàng chẳng hạn, thì có thể trùng nhau được, nhưng một cái tên Cái Trọng Ty…một tên rất lạ, khó có thể ai trùng lặp được.

Rồi sau đó, không biết, tôi tìm anh trước hay anh tìm tôi trước…Hình như anh đã gởi bài cho Web Bạn Văn Nghệ của tôi, và từ đó chúng tôi nối kết tình Thơ với nhau…Đến một ngày… tháng… năm 2011 thì phải, Cái Trọng Ty, đi dự Đại Hội cựu tù Suối Máu ở San Jose, và anh về Nam Cali thăm khu Little Sài Gòn, tôi mới gặp lại anh ở khu Phước Lộc Thọ…đúng là Cái Trọng Ty, người bạn tù của tôi…cũng gần hơn 30 năm mới gặp lại…một người.

Bây giờ xin vào đề:

Có Một Mùa Trăng Xa Như Biển.

Trước đây, Cái Trọng Ty có làm một CD Thơ của anh, với những giọng ngâm khá nổi tiếng ở VN như Hồng Vân, Ngô Đình Long…nghe cũng rất hay, nhưng lời ngâm thường thoáng qua tai nên không thấm bằng đọc, nên lần này, Cái Trọng Ty gởi biếu tôi tập thơ đầu tay của anh Có Một Mùa Trăng Xa Như Biển, tôi đọc chăm chỉ hơn, trân trọng hơn, nên nay tôi xin viết ít lời giới thiệu cùng độc giả xa gần.
Có Một Mùa Trăng Xa Như Biển là tập thơ đầu của Cái Trọng Ty.

Sách do Thư Ấn Quán xuất bản tháng 4 năm 2015. Tranh bìa của họa sĩ Đinh Cường. Trình bày bìa: Phạm Cao Hoàng. Tranh phụ bản: Đinh Cường, Thân Trọng Minh.

Sách dày 175 trang, in đẹp với bìa láng, gồm khoảng 66 bài thơ của Cái Trọng Ty và  Phụ trang gồm bài của 3 tác giả viết về Có Một Mùa Trăng Xa Như Biển là Phạm Văn Nhàn, Phan Xuân Sinh, Lương Thư Trung.

Trước tiên, qua lời Giới Thiệu của Nxb Thư Ấn Quán (hay của nhà thơ Trần Hoài Thư) như sau:

“Có Một Mùa Trăng Xa Như Biển” là những nỗi niềm của một người lính cũ miền Nam.

Chỉ một câu ngắn như vậy là tôi đã thích rồi, bởi vì tôi cũng là một người lính cũ miền Nam.

Thôi thì đọc tiếp theo để nghe Trần Hoài Thư viết gì thêm:

Nó như có ma mị dẫn dắt người yêu thơ đi trên con thuyền “Thơ” của một người lính một thời cầm súng, một thời tù đày. Nó như dòng sông thơ bất tận chảy mãi. Khi thì tình yêu bao dung bát ngát vô lượng. Khi thì dào dạt tình đồng đội thủy chung. Khi thì uất nghẹn như bật lên trên những giọng rỉ máu, đau xót đến tận tâm can. Khi thì hào khí ngang tàng của một thời ba lô và nón sắt….

Như vậy đây chính là thơ của một người lính cũ, người chiến hữu của tôi. Để coi vào tập với bài đầu tiên:

Đó là bài:

Tháng tư bẻ súng.

Bởi tình tụ tán từ muôn kiếp
trăng nửa phần trôi trôi lênh đênh
chiều quanh bếp muộn thềm thôn vắng
cuộc rượu đêm tàn vỡ chén xưa 
Lương Sơn xa lắc đồi rỉ máu
ngựa cuồng quay quắc chiến trường xưa
đồng đội cũ đâu lưng nỗi chết
ngẫm chung thân cuộc thế phiêu du

biển gầm núi hú quân tan rã

….
(trang 7)

Đó là tháng tư bẻ súng chứ không phải là tháng tư gãy súng. Hành động bẻ súng là hành động của mình, mình tự làm bởi vì quanh quẩn quan quân đã tan tác…thì còn giữ súng làm gì. Tôi nghĩ hành động bẻ súng là một hành động bi thương, kèm trong nổi thất vọng khôn cùng về những ngày cuối của cuộc chiến tranh Việt Nam trước 30-4-1975.

Quân về xuôi tan tác phương Nam
mịt mờ chiến trận
mây lửa mông mênh
chênh vênh biển dựng sóng phù hư
tình chiến chinh một đời tan vỡ
 (trang 8 & 9)

Đó là nổi đau thương của người lính thua trận, là tiếng thét tuyệt vọng trước khi qụy xuống, cả một triệu lính với mọi sắc áo mà phải bẻ súng như vậy sao?

Tiếp theo là những bài thơ như là hành trình đời lính của Cái Trọng Ty. Đời lính xô giạt anh và bè bạn nổi trôi khắp chốn, từ Tuy Hòa, Kontum, sông Mao. Những bè bạn Lý đui, Cường đakao, Phong quá tải, bên bàn rượu, ngoài kia là chiến trận:

Chuyện trời ơi
chuyện gái gù râm ran
những con người
những cái chết như mây
những kiểu chết nhẹ hều như gió
(trang 11)

Đó là một trong những người lính một thời của Cái Trọng Ty. Đọc đến đây, tôi tự nhiên thương mình, thương bạn. Ừ thì chúng ta cùng gặp nhau ở một mẫu số chung, là ngày xưa cùng là lính, cùng biên cương hành đâu có khác nhau đâu.

Thêm một bài thơ tôi rất thích:

Đời lính

ném ba lô quăng luôn nón sắt
ta thở phào duỗi thẳng đôi chân
nghìn cân gánh nặng vừa buông xuống
chiều Tuy An chờ đợi chuyển quân

anh bạn chiến trường thèm xị đế
sương chiều trắng sữa nhớ làng quê
xa nghe âm vọng gầm sắt thép
thần chết chờ mi góp núi xương

gió xoay lửa khói mùi hung khí
mìn bẫy địch gài trên lối đi
mấy khi còn sống không thương tật
vợ con thôi thế cũng đành thôi

người về con nước tràn sông Lũy
những địa danh nặng nợ máu xương
anh bạn xác vùi trong túi xách
ta đưa người về tận cố hương

ta người chia chác đời cơ cực
sống cũng như mây chó cỏ thi
chiều qua đụng trận vùi thân xác
thịt xương tan mồ mả ích gì

đời lính nở tàn như nấm rạp
sớm triền đông chiều chết đồi tây
trượng phu ghê gớm cây trụi lá
tình em đành níu đám mây qua
(trang 113, 114)

Tôi đã qua đời lính, đã từng đi hành quân, đã là một người lính trận, đọc bài thơ này mới thấy thấm thía một nỗi buồn của người lính tác chiến. Thơ Cái Trọng Ty viết về người lính không hô xung phong, không kèn xung trận, không kêu gọi bắn giết, không khẩu hiệu gì cả. Đó là thân phận của một con người, giữa cái chết và sống, giữa còn và mất, của xác thân. Nó mang nổi buồn thê thiết của một kiếp người “sớm triền đông chiều chết đồi tây”.

Thơ Cái Trọng Ty mang mang một nỗi buồn, chàng nhìn đời bằng con mắt vô ưu của kiếp người vô thường, cả trong tình yêu trai gái, với anh, với thơ anh, là những câu chữ hiền hòa, nhỏ nhẹ, như tiếng kinh bát nhã, như bài kệ…tất cả chìm ẩn trong sương khói mơ hồ, dù bên đời bao nhiêu chuyện xảy ra, như bài lục bát mắt bão sau đây:

khởi duyên từ cội vô thường
em duyên hạt bụi thiên phương dặm đường
nòi tình một đóa hồng dương
tiếng mơ hồ gọi vô phương kiếp người

buổi thế gian lạnh tiếng cười
thân tôi ở trọ đười ươi cố cùng
em đi xa khuất hoài dung
tìm em khắp chốn trên vùng dôc mơ

Khắp tập thơ Có Một Mùa Trăng Xa Như Biển là những tấu khúc êm đềm, nhẹ nhàng và rất thơ như thế.

Tôi đọc những bài thơ của Cái Trọng Ty trong một buổi chiều sau 30-4. 30-4.15 gợi tôi nhớ vế bốn mươi năm trước, những ngày thất vọng nhất của người lính bại trận. Hôm nay đọc những lời thơ của Cái Trọng Ty, tôi thấy lòng mình thanh thản hơn, nó như có một phù phép nào đó lôi tôi ra khỏi cơn mộng dữ 40 năm. Thơ Cái Trọng Ty làm cho tôi tỉnh lại, như người vừa đi qua những chặng đường gai lửa, tôi đã an nhiên, tự tại và êm đềm theo những câu thơ của anh.

Tập thơ Cái trọng Ty đã dẫn tôi đi suốt những chặng đường anh đã đi qua, những địa danh miền trung nước Việt, từ Lương Sơn, Phan Rí, Phan Lý Chàm, Trảng Táo, Chợ Lầu, Bình Định, Phú Phong, Sông Côn…những địa danh tôi chỉ nghe tới chứ chưa đến bao giờ. Bây giờ đọc lên nghe thấp thoáng những hình ảnh quê hương rất cảm động.

Cảm ơn Cái Trọng Ty cho tôi được đọc những bài thơ rất đẹp của anh, lời thơ anh nhẹ gọn, không cầu kỳ, nhưng không phải anh không có những từ hay và mới.

Có Một Mùa Trăng Xa Như Biển chỉ in để biếu chứ không bán, bạn đọc yêu thơ khắp nơi muốn có một tập thơ hay, in đẹp, xin hãy liên lạc ngay với tác giả Cái Trọng Ty ở địa chỉ email:

tycai46@yahoo.com
hoặc điện thoại:
(832) 538-2585

Chúc Mừng Cái Trọng Ty đã  có một tập thơ hay trình làng. Mong anh có thêm những đứa con tinh thần xuất sắc trong tương lai nữa, nhé.

 Tình thân.
Trần Yên Hòa
1.5.2015




30.4.15

Chiến trường mê sảng


buồn mà chi liên ơi
mai anh về bên kia biên giới
thấy bóng phù dung nở giữa đường
chiến trường mê sảng mùa tao loạn
áo bạc màu
giày trận rách bươm

anh là ai
người lính bộ binh
buổi sáng tháng ba
đau lòng xót dạ
đứng bên bìa rừng
quốc lộ một về phan lý chàm
em chạy từ đâu đà lạt vỡ
dấu chân trần những vạt máu khô
đèo đứa con thơ giữa ngày nắng rộ
chạy về đơn dương
chạy về phan thiết
trong áo trận còn nhúm tiền lương
vừa mới lãnh trao hết cho em
cho người lính chiến
phòng tuyến vỡ mặt trận tây nguyên
ôi thân thế đoàn hùng binh phá sản
đơn vị tôi còn bám trụ quận hòa đa
ngơ ngác thơ ngây cuộc chiến chết chùm
ngày tháng tư đen
đành đoạn bỏ chiến hào

phẩn nộ làm sao
chưa chạm mặt quân thù
hậu phương rã đám
sếp lớn ăn trùm
chiến trường cuốn chiếu
cuốn tròn canh bạc chẳng lối ra
bẻ súng ném gươm
tàn mộng vô thường
anh hùng cơn lốc qua cửa sổ
chinh chiến bao năm bị gậy ra đường

A20 Cái Trọng Ty
                 40 năm, tháng Tư  1975-2015


25.2.15

A20 Ánh Lửa Giữa Đêm Trường.



A20 Phạm Văn Thành


Phần 1: Ánh lửa giữa đêm trường

Tháng 10-1994

An ninh trại đã chuyển toàn bộ đội 12 từ nhà 4 sang nhà số 2. Toàn bộ đội nhà bếp từ nhà 3 sang nhà số 1. Trong nhà số 1 có những cá nhân tiêu biểu là ông Lê Văn Sơn, thuộc Phật Giáo Hòa Hảo nhiều tuổi nhất, thượng tọa Tuệ Sĩ, tăng sĩ Nguyễn Hữu Tín và tăng sĩ Lê Hiền. Bên Công giáo có linh mục Nguyễn Hiếu dòng Đồng Công Thủ Đức.Từ Thái Lan về , lực lượng ông Trần Văn Bá có Trương văn Sương, lực lượng của ông Hoàng Cơ Minh có Đinh Văn BéĐỗ Bạch Thố. Hải ngoại có Lê Hoàn Sơn là người từ Pháp về cùng vụ án với tôi .

10.8.14

Người chết lo cho người sống

  
A20 Vũ Hùng Cương thư cho tôi, chỉ vắn tắt một câu “đây là email của phu nhân Vũ Ánh”. Một câu nhắn gãy gọn nhưng nó chứa biết bao nhiêu điều để nói, để làm.
Tôi thư cho chị Yến Tuyết, vợ anh Vũ Ánh, người chị dâu tôi chưa bao giờ biết mặt. Hai chị em bắt tay vào việc thực hiện tâm huyết của người đã ra đi.

Khi còn sống anh chú bảo chị hãy xuất bản quyển Thung Lũng Tử Thần gây quỹ giúp cho các cựu binh A20 còn ở lại Việt Nam, đó là tâm nguyện cuối cùng của anh ấy