10.11.19

Phóng sự: Hoàng hôn chụp xuống Pleiku



A20 Nguyễn Tú

Ký giả Nguyễn Tú tại Virginia Hoa Kỳ

Bài phóng sự ngày 16 tháng 3-1975 trên Chính Luận Sài Gòn.

Lời giới thiệu : Miền Nam Việt Nam thực sự đã không bị sụp đổ trên phương diện Quân sự khi Thị trấn Phước Long bị thất thủ.
Cũng không do việc mất Ban Mê Thuột. Toàn bộ cuộc tái phối trí trở thành cuộc rút lui bi thảm đưa đến việc mất miền Nam thực sự bắt đầu từ lúc Pleiku ra đi.
Sau Khi Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II Di tản về Nha Trang, Hoàng hôn chụp xuống Pleiku, Phố Xá Tràn Ngập Người : Trẻ, Già, Lớn, Bé Không Biết Đi Đâu
Nhân dịp tháng 4-2004, 29 năm sau, Dân Sinh San Jose phổ biến 2 bài báo
chụp lại trên vi phim về cuộc rút quân kể trên.
Bài báo thứ nhất đăng trên Chính Luận số 3338 ngày thứ Ba 18 tháng 3-1975 với tựa đề : “Hoàng hôn chụp xuống Pleiku”. Bài báo này do phái viên Nguyễn Tú điện về trong lúc chính ông cũng đang tìm đường tháo chạy.
Bài báo thứ hai trên Chính Luận với tựa đề: “8 giờ đêm Chủ Nhật”, Kontum - Pleiku bi thảm ra đi, bỏ lại phía sau những cột khói, những vùng lửa. Bài này đăng ngày 19 tháng 3-1975 và được ghi là do Nguyễn Tú đọc về, xen lẫn tiếng khóc nức nở của chính ông.
Bài báo thứ hai này đăng trang nhất báo Chính Luận số 3339 được coi là tin tức duy nhất được loan báo về cuộc rút quân ở Cao Nguyên. Bài này đã được các báo ngoại quốc dịch lại và đăng tải trên các hệ thống tin tức Quốc tế.
Hai bài báo kể trên trích trong tài liệu sưu tầm của IRCC dành cho Viện bảo tàng Việt Nam tại San Jose. Ký giả Nguyễn Tú sau thời gian kẹt lại Việt Nam hiện đã qua Mỹ định cư tại DC.


 ***

9.11.19

Gia đình Nguyễn Tường, vinh quang và bi kịch


Mặc Lâm - RFA
24-08-2013

Duy Lam tên thật Nguyễn Kim Tuấn ông sinh năm 1932 tại Hà Nội, là con ông Nguyễn Kim Hòa (mất năm 1963, Sàigòn) và bà Nguyễn thị Thế. Mẹ ông là em gái của Nhất Linh, Hoàng Ðạo và là chị Thạch Lam; mất năm 1997 tại Hoa Kỳ. Duy Lam là thành viên trẻ tuổi nhất, gia nhập Tự Lực Văn Ðoàn năm 1958.  Lúc đó ông mới 19 tuổi.

Tác phẩm của ông gồm truyện ngắn Chồng Con Tôi, Ngày Nào Còn Ðàn Bà, Nỗi Chết Không Rời, Em Phải Sống.  Hồi ký Gia Ðình Tôi. Truyện dài Cái Lưới, Lột Xác.
Ngoài viết văn Duy Lam còn là một họa sĩ tài năng, ông vẽ rất sớm và mới đây có cuộc triển lãm tranh tại tiểu bang Virginia, Hoa kỳ.
Chúng tôi may mắn gặp nhà văn, họa sĩ Duy Lam trong lần triển lãm này và ông cho phép được hỏi đôi điều có liên quan đến Nhất Linh, cha đẻ của Tự Lực Văn Đoàn cũng là người cậu ruột thân thiết của ông.
Xuân Diệu-Thế Lữ-Nhất Linh-Khái Hưng 

8.11.19

CHỮ & NGHĨA



A20 Nguyễn Văn Học - Mũ Nâu Thiện Xạ

       Thưa quý Bạn,

       Hôm tham dự buổi ra mắt của Tân Ban Chấp Hành Hội BĐQ Nam Cali nhiệm kỳ 2006-2008, gặp mấy vị Niên Trưởng - Có một vị gọi tôi nhắc rằng:

       Chú còn quên một thành phần ưa dùng "ngôn ngữ tào lao" nữa, chưa thấy "hỏi thăm", đó là quý ông bà "sssướng ...ngôn viên" tại các đài phát thanh và truyền hình Việt Ngữ, đang hoạt động ở hải ngoại (đặc biệt là miền Nam California).

       Tôi thấy lời nhắc nhở của ông anh này ... chí lý, nên đồng ý làm theo để ông anh khỏi buồn lòng -  Đề cập đến các ông các bà này cũng khá tế nhị, vì khi họ là bạn, lúc họ không phải là ...thù.  Nhưng thường tiếp tay cho kẻ thù để hành hạ "lỗ nhĩ" của bà con hải ngoại, bởi thế nếu muốn nói chuyện phải quấy với những người này, ta phải coi đây là một trận đấu....võ mồm, căn cứ vào đó, nên tôi mạn phép quý bạn ghi bài viết này là "Hiệp 2", thay vì "tiếp theo" như bình thường, khi ta muốn nối tiếp một bài viết.
      

HÁT BÀI CA NGÀY CŨ…



A20 Lê Phi Ô

Người lính già ly hương
Hát bài ca ngày cũ…(D.L)

   Tôi quen em trong buổi liên hoan sau chiến thắng của đơn vị, em đến cùng ban nhạc “Tâm Lý Chiến” để ca hát giúp vui và cũng để nâng cao tinh thần binh sĩ sau những tháng ngày miệt mài ngăn giặc nơi tiền đồn xó núi. Nơi đóng quân là một ngọn đồi đã xác xơ vì bom đạn, xa xa dưới chân đồi là những xóm nghèo cũng xơ xác vì ảnh hưởng của những năm tháng chiến tranh.

   Giữa đồn đã dựng sẳn một sân khấu dã chiến bằng những tấm sắt PSP, xung quanh được trang trí những cây và bông hoa rừng xen kẻ những bóng đèn điện được bọc giấy màu để ánh sáng dịu lại trông cũng ra vẻ một…sân khấu !


6.11.19

Vương Đệ - Người chiến sĩ bỏ quên!


Bạn thân mến!

Tạm thời mình chưa lộ diện... xin bạn hiểu cho!
Đây là 1 trong những bài mình cõng từ trong trại về...
Vẫn mang theo nó suốt những năm còn lại trong tù...và mãi đến hôm nay.
Gửi bạn bài thơ viết về 1 cán bộ Việt Công tên Đại úy Vương Đệ.
Suốt đời làm công an vác súng dài....
Cuối cùng hắn đã đứng về phía ta như nội dung trong bài thơ.

30.9.19

ĐỔI ĐỜI



A20 Bùi Đạt Trung  



Sau 11 năm tù cs, đến tháng 7/1987 tôi đã tìm đường vượt biên theo đường bộ qua Thái Lan. Ở trại Tỵ nạn 6 tháng và qua Phi 6 tháng. Đến tháng 8/1988 tôi đã qua Mỹ và ở nhà chị ruột.

Theo quy chế tỵ nạn, thời gian đầu được hưởng trợ cấp một năm gồm:

- Tiền trợ cấp khoảng $360.
- $60 Food Stamp
- Thẻ khám bệnh

Ở nhà chị đỡ phải trả tiền nhà và mượn $2000 mua chiếc Civic 81 làm phương tiện, thi lấy bằng lái. Khi mới qua tôi cũng có dự định đi học tiếp và tham dự lớp ESL trau dồi thêm Anh ngữ.

25.9.19

Chí sĩ TRẦN QUÝ CÁP với bản án “mạc tu hữu”



 A20 Kiều Công Cự



Kính thưa Quý Thầy , Cô,
Thưa các Đàn Anh,
Cùng các Bạn Cựu HS/TQC thân mến.

          Tôi tên KIỀU CÔNG CỰ, CHS/TQC, niên khóa 1956 – 1963.

          Quê tôi ở Thị trấn Ái Nghĩa thuộc quận Đại Lộc nên tôi có 7 năm ở trọ, ăn cơm tháng,  tại Thị xã Hội An, để đi học Trường TQC, từ lớp Đệ thất 1 đến Đệ nhất B1. Đã qua hai vị Hiệu Trưởng là Ông Tăng Dục và Ông Hoàng Trung. Tôi còn nhớ nhiều Thầy, Cô giáo và vẫn còn một số bạn bè cùng lớp với tôi ở đây như T.V.Căn, hiện là Hội trưởng, M.P.Hoàng, V.T Trung, N.T Hoè, Huynh Việt Quế…
        

24.9.19

THAO THỨC...



A20 Lê Phi Ô
    
Dẫu muôn trùng anh vẫn nhớ về em
Nhớ Hải Vân đèo xõa tóc buông rèm
Bờ vai nghiêng sóng vỗ hờn vong quốc
Biển nhuộm màu tang sau cuộc chiến tàn

Anh vẫn yêu em. Yêu Ngũ Hành Sơn
Yêu Động Huyền Không . Yêu Hòn Non Nước
Ông cha ta bốn ngàn năm dựng nước
Có còn không xứ nhân kiệt địa linh

Bên kia đại dương  anh  sống một mình
Thuốc lá - Cà phê luận bàn thế sự
Thương quá là thương Thu Bồn quê mẹ
Cửa Đại mênh mông anh đón em về

Bốn mươi lăm năm đất nước hôn mê
Cơn đồng thiếp khiến sông Hàn nhỏ máu
Từ.... xa em, anh tháng ngày nương náu
Vẫn nhớ về làn gió mát Hội An

Không bao giờ anh hóa đá Vọng Thê
Bởi trái tim anh vẫn còn thao thức
Đêm qua đêm... anh mơ về  đất nước
Ngày qua ngày... rêu phủ kín sơn khê

Cám ơn em yêu sông núi cận kề
Sao anh thấy ngập tràn cơn bão lửa
Biển! Đảo! Núi! Rừng! Đất đai màu mỡ
Bản Giốc! Nam Quang!  Lạ dấu chân người

Chắc em nhớ sông phải cần có biển
Anh có em vũ trụ của riêng mình
Dù giông bão thuyền xông pha cặp bến
Hạnh phúc cuối đời chờ giọt mưa xuân

Xin lỗi em yêu. Xin lỗi Hải Vân
Xin lỗi Thu Bồn. Xin lỗi  Hội An
Xa ngàn dặm không quên Hòn Non Nước
Anh sẽ về xây dựng lại quê hương. 

A20 Lê  Phi  Ô



VUI BUỒN TRẠI TỴ NẠN



A20 Bùi Đạt Trung

Sau lần bị bắt thứ hai với tội danh “Có hành vi chống lại XHCN”, chúng đem xe Falcon lại chở mình tôi (cứ như Bộ trưởng…) vào trại Phan Đăng Lưu ở Gia định cùng một đêm với NT Nguyễn Ngọc Tiên K.23 (Tư Rè).

Sau 7 tháng không khai thác được gì chúng kêu ra đọc lệnh thả với nội dung như sau:

“Xét hành vi không đáng bị bắt giữ, cho về”. Đọc xong chỉ muốn “mếu” mà thôi, ở yên cũng không xong, thế là trong vòng một tháng tôi đã chuẩn bị “Tìm đường cứu nước”, đi đường bộ qua Campuchia rồi qua Thái Lan.

22.9.19

TƯỜNG VI



 A20 Lê Phi Ô

   Buổi sáng mùa hạ thành phố Baltimore đầy sương mù và se se lạnh. Hôm nay tôi sẽ vào Home Depot để mua một số hoa về trồng, trong đó có loại hoa mà mấy anh bạn Bắc Kỳ của tôi gọi là Tường Vi, cái tên nghe như tên con gái, sắc hoa màu hồng phấn pha nhụy vàng tuyệt đẹp.

   Đang ngồi nghỉ mệt thì cô cháu tôi đi chợ về đến, theo sau là một cô bạn người… tôi không hiểu cô bé ấy là người thuộc quốc gia nào, gương mặt, nước da và vóc dáng nhỏ nhắn giống Á châu hơn là Mỹ. Cô ấy đến gần chào tôi (dĩ nhiên là bằng tiếng Anh), đôi mắt to đen trên gương mặt thật xinh, tôi buộc miệng: - “Đẹp quá !”(nói bằng tiếng Việt), cô bé một thoáng ngơ ngác không hiểu tôi nói cái gì, chợt nhớ ra… tôi xin lỗi và giải thích bằng tiếng Anh, cô bé cười… càng làm cho gương mặt đẹp thêm !

17.8.19

BÊN ĐỜI... QUẠNH HIU !



A20 Lê Phi Ô 
Người vui bên ấy, xót xa nơi nầy… thương hình bóng ai,
Vòng tay tiếc nuối, bước chân âm thầm nghe giọt nắng phai.
Đời như sương khói mơ hồ trong bóng tối,
Em đã xa xôi, tôi vẫn chơi vơi… riêng một góc trời ! (1)
   Trực-thăng sau khi bỏ đồ tiếp tế xuống bãi đáp, vội vàng cất cánh vì nếu chậm trễ có thể bị ăn đạn cối 82 ly hoặc đạn hỏa tiễn 107 ly của việt cộng. Từ xa tôi thấy anh bưu tín viên khệ nệ khiêng cái túi đựng thư từ công văn có vẻ nặng nhọc… tôi nghĩ thầm “hy vọng kỳ nầy mình có thư !”. Đã nhiều tháng liên tiếp tôi không nhận được thư của Hồng-Gấm, những lần trước thư của em cũng thưa thớt mà đáng lý phải có đều đặn mỗi tháng.

23.7.19

Hành trình cuộc vượt trại của 7 anh hùng A20


BẢN ĐỒ CUỘC VƯỢT TRẠI TÙ A20

                      

Lên đỉnh Charlie



Núi trùng trùng đường rừng gai góc
dốc lên dốc xuống - lạnh buốt da
đồi trở mình cao theo vạt nắng
nghe hồn tử sĩ khóc bên ta

ôi Charlie đỉnh cao ai nằm lại
đất đá tan hoang - chinh chiến tàn
gió thét gió gào - mây sà xuống
trên nắm xương vùi không khói nhang

châm điếu thuốc cho người chết trẻ
cô đơn giữa đá núi ngổn ngang
lòng ta đau - đau gần nửa kỷ
chưa phai dù lấm bụi thời gian

Charlie ! Yankee ! Delta ! mù trong núi đá
mỗi bước chân - ớn lạnh sống lưng
hố này, vực kia người chết trận
trên đó dưới đây - chết lưng chừng

anh hùng ngã xuống trong bão lửa
có sá gì một nấm mồ ma
hồn thiêng sông núi còn nghiêng ngửa
thương cho người và tội cho ta

nửa đời - ta mơ lên chóp núi
đứng hát ru người giữa cheo leo
bài ca vang dội vào vách đá
như thuở nào ngàn tiếng quân reo

rời Charlie ngước nhìn mây trắng
tụ trên đồi như tiễn như đưa
một lạy biệt người - hồn tử sĩ
ta xuống đồi - giọt nắng lưa thưa

A20 nguyễn thanh khiết
Đồi Charlie 14-03-2018


                      

20.6.19

BỜ VAI MƯỜI SÁU




 A20 Lê Phi Ô

                Anh còn yêu em ngời trong giọt máu,
                Anh còn yêu em bờ vai mười sáu.
                Cánh môi thơm mềm, nồng nàng hương ấm,
                …..Anh còn yêu em ! *

   Chiều nay tôi cho đơn vị dừng quân sớm, dặn dò Sĩ Quan phụ tá kế hoạch đóng quân đêm xong, tôi chọn một tảng đá bằng phẳng cạnh con suối. Đặt ba-lô xuống, lấy giấy báo trải trên tảng đá rồi lôi từ ba-lô ra vỏ chai bia tạm dùng làm bình hoa, 2 chiếc ly nhỏ, nhang đèn và một cái dĩa nhỏ cùng một phong bánh và vài trái cam, quít… như vậy là tôi đã có một bàn thờ dã chiến để cúng, hôm nay là ngày giỗ của Nhung.


12.5.19

ĐIẾU VĂN KHÓC NHÂN SĨ Ignatio PHẠM VĂN TƯỜNG

Thưa quý vị,
Trước anh linh của Nhân sĩ PHẠM VĂN TƯỜNG, toàn thể thành viên của Đại Hội Diên Hồng Thời Đại Chúng tôi xin cúi đầu tưởng niệm và nguyện làm hết sức mình để tiếp tục chí hướng cao cả của Bậc Trưởng Thượng, một đời ấp ủ lý tưởng yêu nước thương dân, hoài bão Phục Hưng Hào Khí Diên Hồng để cùng với toàn thể đồng bào Việt Nam góp phần trong công cuộc Cứu Dân Cứu Nước. Thưa tất cả quý vị,
Trong cõi trăm năm
Bể dâu định cuộc
Mây sầu ngun ngút trời cao,
Gió thẳm sóng xa biển lớn …
NHỚ LINH XƯA:

11.5.19

Hoa…mùa chinh chiến



 A20 Lê Phi Ô

                     Thương em nén tiếng thở dài
                  Nợ em một cuộc tình phai mất rồi ! *

   Tôi chợt thức giấc, miệng khô đắng vì khát. Theo thói quen tôi ngồi bật dậy để tìm nước uống, vừa xoay người chống tay ngồi lên, cạnh sườn trái tôi đau nhói, tôi nằm vật xuống… cơn đau thật khủng khiếp làm trán tôi vã mồ hôi !

   Cái đau làm tôi tỉnh hẳn, những hình ảnh trước khi bị thương hiện rõ mồn một trong trí. Thiếu úy Long Trung Đội trưởng TrĐ1 kiêm Đại Đội Phó nhảy qua một mương trầu vừa khoát tay ra lịnh trung đội tấn công thì trúng đạn khiến anh té sấp xuống không cựa quậy. Trung đội 2 của tôi ở bên phải TrĐ1, tôi cho tràn lên đánh xuyên hông địch để cứu nguy TrĐ1. Cối 82 ly của địch bắn cản tạo thành một vùng khói lửa mịt mù và bây giờ tới phiên tôi bị thương, đang cùng binh sĩ xung phong thì một mảnh đạn cắm vào giữa 2 xương sườn xô tôi té nghiêng và rớt xuống một mương nước. Khi chưa kịp hôn mê, lẫn trong làn khói lửa mịt mù tiếng Trung Úy Đức đại đội trưởng đang điều động đại đội xung phong chiếm mục tiêu… rồi tôi lịm đi.

17.2.19

VUI BUỒN TRẠI TỴ NẠN



A20 Bùi Đạt Trung

Sau lần bị bắt thứ hai với tội danh “Có hành vi chống lại XHCN”, chúng đem xe Falcon lại chở mình tôi (cứ như Bộ trưởng…) vào trại Phan Đăng Lưu ở Gia định cùng một đêm với NT Nguyễn Ngọc Tiên K.23 (Tư Rè).

Sau 7 tháng không khai thác được gì chúng kêu ra đọc lệnh thả với nội dung như sau:

“Xét hành vi không đáng bị bắt giữ, cho về”. Đọc xong chỉ muốn “mếu” mà thôi, ở yên cũng không xong, thế là trong vòng một tháng tôi đã chuẩn bị “Tìm đường cứu nước”, đi đường bộ qua Campuchia rồi qua Thái Lan.

Đường đi này cũng nhiều Hỉ Nộ Ái Ố lắm, người ta bị Hải tặc còn mình thì bị Đạo tặc, nhưng chuyện hơi dài, để lúc khác vậy…

Kẹt ở Miên 2 tháng, đến tháng 9 thì qua đến Thái Lan và vào trại Phanatnikom, một trong 3 trại tỵ nạn của Thái, 2 trại kia là Sikiu thuộc biên giới Thái Miên, còn trại cuối là SongKhla gần biên giới Thái Mã.


15.2.19

"CHỨC SẮC" trong TÙ





Vào thời điềm 1984; lúc đó tôi đang ở trại B của A.20 Xuân Phước, những đặc tính thường xảy ra với các trại là: chuyển trại, chuyển nhà hay chuyển "Đội". Mục đích để hóa giải những âm mưu nổi loạn hay vượt ngục cùng những lý do khác....

Thời gian lạnh lùng trôi đi, "Lịch" cứ mỗi ngày mỗi chồng chất không biết khi nào ngừng. Lúc đó một đội Tù gồm 3 Tổ, điều hành đội gồm Đội Trưởng, Đội Phó,Thư ký và 3 Tổ Trưởng.


14.2.19

Chiến tranh và Hòa bình.



Hồi Ký Chiến Trường – A20 Lê Phi Ô

   Trước ngày ký kết Hiệp Định Paris chừng 3 tháng (gần cuối năm 1972) lúc đó tôi (người viết) đang là Tiểu Đoàn Phó TĐ344/ĐP nhận lệnh hành quân liên tục. Nhiệm vụ chính là vừa lùng địch vừa tìm những tản đá lớn trong rừng, càng lớn càng tốt có bề mặt bằng phẳng để vẻ cờ VNCH nền vàng 3 sọc đỏ để việt cộng không bảo với Ủy Ban Quốc Tế kiểm soát đình chiến rằng đó là vùng đất của chúng theo mưu đồ giành Dân, lấn Đất kiểu ngưng bắn “Da Beo”.

   Khi hành quân, chúng tôi mang theo cờ vải c lớn để treo trên ngọn cây cao và sơn để vẽ cờ VNCH trên những tản đá lớn để khi Trực Thăng chở Ủy Ban Kiểm Soát Đình Chiến bao gồm nhân viên của 4 nước tham dự Hội Nghị Paris mà 2 nước thuộc phe cộng sản và 2 nước thuộc khối tự do, họ sẽ căn cứ vào vùng đất có treo cờ VNCH để xác nhận vùng đất đó của ta (kế hoạch nầy từ trung ương đưa xuống đã phá hỏng được âm mưu giành dân lấn đất của bọn “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam VN” trước Hội Nghị Paris).

  

26.11.18

LỐI THU XƯA


A20 Lê Phi Ô
  
Sáng nay vừa nhận được bài thơ của chị Uyên Thúy Lâm từ Boston, Massachusett:
TÌM NHAU
(tặng Huynh Lê Phi Ô)
Thời hoa niên yêu em không ngỏ,
Để bây giờ năm tháng tìm nhau.
Vẫn mơ ước vẫn hoài nhung nhớ,
Thu sang mùa vàng lá rơi mau.


4.8.18

Phượng !


A20 Lê Phi Ô

Có tiếng động nơi bực thềm, tôi xoay người nhìn ra cửa và… bỗng nhiên tim đập mạnh làm tôi choáng váng giây lát, miệng khẽ gọi:

- Phượng.... Phượng ! 

Cô gái dạ nhỏ một tiếng và hỏi lại: 
        
- Chú… à anh… anh gọi em hả ?

Tôi ngơ ngác:

- Không…ờ…không...

Cô gái hơi tròn mắt rồi xoay người để tránh cặp mắt tôi đang ngơ ngác như kẻ mất hồn. Tôi nhìn sửng em như bị thôi miên, những hình ảnh của một thời quá khứ xa xăm hiện về trước mặt thật rỏ và cũng thật gần.

Tôi ước chừng tuổi em chưa tới 30, Phượng của tôi bây cũng đã hơn 60 nên không thể nào là em được. Nhưng sao giống quá, khuôn mặt, vóc dáng bên ngoài và cả miệng cười tôi không thể nào biết đích thực ai là em và ai là… Phượng của tôi.
    
                                                *****

Những ngày tháng cũ của tuổi học trò như một khúc phim hiện ra thật rỏ ràng trong đầu tôi như vừa mới xảy ra hôm qua, hôm kia...

Thành phố Vũng Tàu về đêm, con đường chạy dài theo bãi trước vắng vẽ. Tôi với Phượng cùng vài bạn chung trường đi men theo bãi cát dẫn tới Dinh Thượng vào một đêm Noel. Gió biển làm các cô kêu lạnh, tôi cùng mấy đứa kia nhặt lá Bàng khô...nổi lửa sưỡi ấm cho người mình yêu. Chúng tôi ngồi bên nhau đến 2 giờ sáng, lặng thinh trong tiếng rì rào của sóng biển hòa lẫn tiếng Thùy Dương vọng về từ bãi trước...

       Tình yêu thuở học trò tuyệt đẹp, gặp nhau rồi đến với nhau tự nhiên như đã hẹn hò từ kiếp trước, chưa một lần tỏ tình nhưng tôi biết Phượng cũng...!. Con đường Trương Công Định với hai hàng cây Sao rợp bóng chạy dài xuống tận bãi trước đưa hai đứa đến gần với gió, cát và sóng nước để nghe Trùng Dương vọng tiếng thì thào lời yêu thương, để được hít thở hương thơm từ mái tóc người yêu mỗi lần gió thoảng. Đôi khi những cơn mưa rào bất chợt cầm chưn hai đứa dưới mái hiên lạ...để được nghe hơi ấm từ em khi dựa vào tôi, để được nghe tim mình thổn thức theo tiếng mưa rơi...Rồi tay trong tay tôi dìu Phượng bước đi trên lối về nhà em loáng nước mưa đêm, trong cái se se lạnh của mù sương phủ đầy phố vắng

   Rồi, thời gian qua mau...một đêm có nhiều tiếng gió rít vọng về từ đỉnh núi, phố biển quạnh hiu bao phủ và ướt sủng bởi cơn mưa nặng hạt. Một mình nép dưới mái hiên nơi tôi và Phượng đã từng trú mưa, để nghe cô đơn gặm nhấm từng vùng thịt da nhói buốt ! Cả hai chúng tôi đã âm thầm chia tay !

   Cuối năm học 1960, tôi rời xa phố biển mang theo bao nhiêu kỷ niệm đẹp pha lẫn ngậm ngùi, xót xa cho cuộc tình vừa đến... rồi đi. Mình xa nhau thật rồi...
sao em !
                                 
Đưa tay cố níu mặt trời
Tìm một chút nắng soi đời quạnh hiu
Dang tay ôm lấy buổi chiều
Để nghe trong gió tiêu điều hoàng hôn
May mà còn chút linh hồn
Để cho ta thấy đời còn xót xa
Giờ đây chỉ một mình ta
Cô đơn với bóng chiều tà... quạnh hiu !  (LêPhiÔ)


                                                   *****
Trở lại với thực tại…
                                             
   Nãy giờ mãi miên man suy nghĩ tôi quên hẳn cô bé, sực nhớ thì không biết cô ấy đang ở đâu. Vừa lúc đó thì cánh cửa phòng chợt mở, cô bé hiện ra như một nàng tiên, mái tóc dài xõa xuống đôi vai ôm trọn khuôn mặt sáng trưng bởi cặp mắt đen như hai hạt nhãn.

   Cái miệng cười cười, cặp môi hơi mím lại nghịch ngợm, vài sợi tóc xõa xuống trước mặt, nàng đưa tay vén lên…tôi như hoãng hốt một điều gì đó định kêu lên nhưng kịp chận lại trong cổ họng. Phượng của tôi đây mà, không Phượng thì còn ai nữa, mà sao em trẻ thế, mà sao em đẹp thế hở Phượng ! Miệng lắp bắp tôi gọi tên em nhưng tiếng gọi nghe ú ớ trong cổ. Phượng bước đến… à không, cô gái bước đến nhỏ nhẹ:

- Anh có sao không, có cần em giúp gì không ?

Tôi lắp bắp:

- Không sao, …tôi không sao !

   Bước đến tủ lạnh tôi rót đầy một ly nước và uống cạn, hơi lạnh và nước mát làm tôi tỉnh hẳn. Bây giờ tôi mới có dịp kín đáo quan sát cô gái, tôi cố tìm ở em một nét gì đó để đừng giống Phượng của tôi ngày xưa.

Nhưng không,  Phượng của tôi một trăm lẽ một phần trăm đây mà, cố thu hết bình tỉnh, tôi dò xét:

- Cô…ở đây hả ?
- Dạ, em ở đây. 
- Nhà nầy của anh chị Ngọc,  cô là gì ?
- Dạ, em là em gái của chị Ngọc.

Thấy tôi ấp úng, cô gái giải thích:

- Em và ba má ở bên tiểu bang Maryland, chị của em trước kia cũng ở bên đó, từ ngày lấy anh Ngọc nên 2 vợ chồng rủ nhau về đây. Chị tên Hoa, thương em lắm, muốn em về ở chung để có chị, có em.

- Vậy cô mới về đây thôi phải không vì cả năm nay tôi đến nhà anh Ngọc không thấy có…cô, tôi và Ngọc là bạn lính và cũng là bạn tù với nhau.

Cô bé cười nhẹ nhưng tim tôi hình như loạn nhịp…

“Giống Phượng quá Phượng ơi, ước gì cô bé nầy là em ! Trong chiến tranh, em lấy chồng… rồi mình thất lạc nhau, ngày ra tù anh với chiếc ba-lô lặn lội tìm em chân trời góc biển trong vô vọng. Bất ngờ được gặp lại em, đúng ra là gặp một người giống em như 2 giọt nước".

- Vợ chồng Ngọc đi chợ sao lâu vậy ?

Nghe tôi nói cô bé lên tiếng:

- Đi chợ xong, chị Hoa ghé tiệm gội đầu, anh chị bảo em về trước vì nhà có khách, té ra anh là… khách !

Cô bé nói xong cười một cách tự nhiên nhưng làm người tôi như tê dại, tay cầm ly nước hơi run một chút:

"Vì khi em cười, hơi thở của con gái pha lẫn một chút bạc hà của mùi kẹo chewing gum tỏa ra  thơm ngát. Chính em đây mà Phượng ơi ! Mùi tóc em, mùi hương bạc hà từ hơi thở toả ra khi anh hôn em nụ hôn đầu tiên của một chiều hè nơi biển vắng".
  
Có lẽ trạng thái bất thường của tôi làm cô bé chú ý, cô muốn nói gì đó nhưng thôi. Tôi hớp một ngụm nước và hỏi như để những dồn nén trong tôi thoát bớt ra ngoài:

- Xin lỗi, em tên gì ?
- Dạ em tên Phượng !

- “Ối Trời !” Tôi suýt la lớn, người tôi chao nghiêng chiếc ly cầm trên tay xém chút nữa rơi xuống đất may mà tay kia vịn kịp vào mép bàn nếu không, người tôi có thể khụy xuống.

Tôi sửng sờ nhìn em không chớp mắt, tim tôi thắt lại như đang bị ai bóp nghẹt. Trán bắt đầu rịn mồ hôi, tôi lẩm bẩm "Phượng…Phượng nào ?”.

Hình ảnh Phượng ngày xưa của tôi như biến mất trước sự hiện hữu bằng xương bằng thịt của Phượng hôm nay.

Đêm đó tôi đi ngủ sớm, vợ chồng Ngọc tưởng tôi đi đường mệt nên cũng bảo tôi đi ngủ… mai “uống” tiếp, thật tình tôi cũng  muốn nán lại để được nhìn thấy Phượng dù chỉ là phút giây. Một mình với không gian yên tỉnh, với hình ảnh Phượng hôm nay tràn ngập trong tim...trong trí tôi, trong bóng đêm Phượng như sáng lòa rực rỡ.

Sau ngày gặp cô gái, đúng ra là gặp Phượng, mỗi khi tôi nghĩ đến Phượng ngày xưa của tôi thì bị hình ảnh Phượng hôm nay che khuất...nhạt nhòa !

Và, tôi bắt đầu tập làm thơ, sau mỗi lần làm xong tôi đọc lại.. với lời lẽ ngô nghê, lạc quẻ không giống thơ gì hết, tôi nhăn mặt  và xé bỏ. Cứ thế mỗi tuần một lần tôi xuống chơi nhà vợ chồng Ngọc để mong được gặp Phượng để mỗi khi ra về lại ray rức nhớ thương !

   Phượng xem tôi như một người anh, đôi khi ân cần, chăm sóc nhưng tôi không thể xem Phượng như người em gái được.

"Lúc nhọc nhằn nắng cháy, khi đêm vắng quạnh hiu hoặc đôi khi chỉ nhìn một mái tóc dài thoáng xa... cũng đủ làm cho tâm hồn tôi bâng khuâng thương nhớ !"

Tuổi của Phượng cộng thêm 38 năm nữa mới bằng tuổi của tôi. Không thể để cho mình đi xa hơn nữa. Giữa năm 2011 tôi quyết định dọn về California.

A20 Lê Phi Ô
tháng 6 năm 2018


 Phượng... buồn !

A20  Lê Phi Ô
(về một người mang tên loài hoa)

Từ giả thư sinh đi làm lính trận
Ngăn bước quân thù bảo vệ quê hương
Nhớ về trường xưa với hàng hoa Phượng
Sắc đỏ rụng rơi phủ kín sân trường.

Từ dạo quê hương ngập tràn khói lửa
Súng đạn quân thù xé nát làng quê
Thầy cũ, bạn xưa lên đường lánh nạn
Chinh chiến bao năm tôi vẫn chưa về.

Rồi một hôm quân hành qua phố thị
Một màu tang phủ lấp mái trường xưa
Phượng xác xơ tường vôi loang vết đạn
Áo trắng bây giờ...khuất nẻo trong mưa.

Tiếng ve hát không còn vang trong gió
Phượng cũng buồn...tan tác cánh hoa rơi            
Biết tìm đâu tà áo dài năm cũ
Ngửa mặt nhìn trời, thầm gọi... Phượng ơi..!

A20 Lê Phi Ô



10.6.18

Xuống Đường 10-06-2018


A20 Nguyễn Thanh Khiết

                 "chống gậy xuống đường"