28.5.11

HOA CỎ VÀNG TRÊN XE CẢI TIẾN



HOA CỎ VÀNG TRÊN XE CẢI TIẾN
A-20 XUÂN PHƯỚC.
                           
                                                                                                           Ý Cơ/ Úc Châu
                                                                                                             (A20 Vũ Trọng Khải phu nhân)
               

     Đã mấy tuần lễ qua, thành phố nơi tôi ở, mây đen vần vũ đầy trời, mưa không ngớt hạt, cây cối, thảm cỏ sũng nước, tiếng mưa đêm rả rích lê thê, như những giọt lệ khóc thương người Bạn của gia đình đã đi về nơi rất xa …. Ngàn thu vĩnh viễn không gặp lại.

     Cũng khóc thương cho gia đình Bạn, vì nỗi vắng Anh đã để lại cho vợ con, thân nhân một khoảng trống đau thương quá lớn lao !!!

     Sự ra đi đột ngột của người Bạn thân đã khiến cho ký ức của tôi ngập tràn hình ảnh xưa cũ của hơn 40 năm quen biết nhau.
     Thời gian gần đây nhất, tháng 7 năm vừa qua (2010), tôi vẫn còn thấy hiển hiện những hình ảnh của Anh trong những ngày nắng ấm Cali khi chúng tôi ở bên Anh.


20.5.11

MÃN TÙ



A20 Nguyễn Liệu

Bảy cái Tết rồi. Tết nào cũng vậy, khoảng đưa ông Táo về trời là anh em xôn xao về tin sắp được tha. Tin tức thật phong phú. Nào năm nay về nhiều, vì chánh quyền đã mạnh rồi, nào về nhiều để ngoại giao với nước ngoài, nào về nhiều vì có Liên Hiệp Quốc can thiệp, có Mỹ can thiệp… Thậm chí còn biết con số mấy trăm người được ân xá …Từng nhóm, từng nhóm bàn tán xôn xao. Tuy biết tin xạo, tin vịt rất nhiều nhưng nghe cũng khoái, bởi vậy ai nấy đều đi hỏi, đi tìm tin tức. Tôi cũng ưng nghe những con vịt cồ đó nhưng thú thực, chưa bao giờ tôi nghĩ tôi được về. Tôi biết rất rõ tôi không bị giết là may rồi. Nhiều lần tôi nghĩ cộng sản xử bắn tôi cũng là điều công bằng, không có gì oan ức. Thế mà tôi còn sống, còn nhớ con nhớ vợ, còn nhìn những đêm trăng đẹp, còn thưởng thức những bình minh tươi thắm thì cộng sản nói riêng ở Quảng Ngãi là ân nhân của tôi rồi. Phải sòng phẳng, phải có lương tâm mà nói vậy. Thù là thù, hận là hận, ân là ân, oán là oán, đâu đó phân minh không lẫn lộn. Cho nên tôi không nôn nao mất ngủ rồi qua một cuộc thả về không có tên phải buồn chán nhiều ngày như anh em. Không hi vọng nên tôi không chờ đợi, không hồi họp và không thất vọng.Tôi dửng dưng. 

17.5.11

NGÀY THÁNG ĐÓ …


 

 NHIỀU LÚC ngồi nghĩ lẩm ca lẩm cẩm không chừng mà lại đúng để tự an ủi mình rằng có lẽ kiếp trước mình cũng là tay sát thủ “độc cước đại hiệp”chăng? Với cú đá sát thủ chắc chết nhiều người lắm nên kiếp này mới bị cùm chân gần bẩy năm trời mà lại cùm 2 chân nên kiếp trước chắc là mình đá song phi nên bây giờ bị cùm 2 chân banh ra, cứ nằm ngửa chờ chờ chứ không nằm nghiêng được. Lúc đó ngoài giấc mơ chiến thắng mình còn mơ ước nhỏ nhoi là được ngủ nghiêng một giấc, đơn giản thế thôi. Vậy mà giấc mơ đó 7 năm sau khi ra khỏi xà lim mới thành hiện thực …: “ Bẩy năm mơ giấc ngủ nghiêng, hết đêm lại sáng xích xiềng chân tay..! Ừ xích thì xích, xiềng thì xiềng có chết thằng Tây nào đâu mà sợ. Máu anh hùng lại nổi lên  thách thức ngạo nghễ:

              Chân cùm tay xích đầu sao xích,
                Xích sẽ có ngày xích phải tung ..!
                Tư tưởng tinh thần làm sao xích,
                              A ha .. A ha ..!
               Xích sẽ đến ngày xích phải tung ..!


6.5.11

Mẫu Tự M




                                                                                                                 Ý Cơ

Dường như có một chút gì huyền bí, khó giải thích, khi mẫu tự M đã được nhiều dân tộc có ngôn ngữ khác nhau, dùng làm mẫu tự đầu tiên trong tiếng gọi Mẹ đầu đời, chỉ xin đơn cử, trong Anh ngữ, danh từ Mẹ là Mother, trong Pháp ngữ, danh từ Mẹ là Mère, trong danh từ Hán Việt là Mẫu thân .. .. và chắc chắn còn nhiều nữa, xin hẹn vào một dịp khác, Ý Cơ sẽ tra tìm thêm, để làm một thống kê gởi đến quý vị.

Nói đến tình Mẹ cho con, tình cảm thiêng liêng và vô tận đó, đã làm rung động tâm hồn biết bao nhà văn, nhà thơ đã cho ta biết bao áng văn tuyệt diệu, biết bao nhạc sĩ đã cho ta những khúc nhạc êm đềm, tha thiết như tình Mẹ, cũng không thể quên các họa sĩ, điêu khác gia, hay nhiếp ảnh gia, đã cống hiến cho đời những danh tác, ca ngợi tình thương yêu của Mẹ cho con.

Chỉ với một hình ảnh Mẹ ngồi cho con bú, mớm cơm cho con, khi con mới lọt lòng, đã là đề tài cho biết bao tác phẩm trong mọi lãnh vực văn chương, nghệ thuật.


2.5.11

KỶ NIỆM NỔI TRÔI CÙNG TRÍ NHỚ


                                                                                      Tống Phước Hiến
 

          Tôi là một trong những người trai sinh và lớn lên giữa thời tao loạn. Lý tưởng dâng cao theo những bài sử bi hùng oanh liệt, bất khuất. Hồn quê và hồn người hòa nhập nên cũng lãng mạn và cũng ngây thơ trong sáng. Tôi không nhớ ai đó đã vẽ chân dung chúng tôi:

                   Cứ cộng năm thằng đủ chẵn trăm,
                   Những thằng mười tám tới hai lăm
                   Bán trời không chứng, thiên lôi đả
                  Trời rủa cho rằng lũ chết băm !


MÀU TANG THÁNG TƯ



Mười tám tuổi, em sắp vào đại học,
Màu môi tươi, em vờn vẽ tương lai.
Hồn trinh trắng, gom thu vào mắt biếc,
Làn da tươi, rực rỡ nét trang đài.

Suối tóc đen chảy dài, ai mơ ước,
Bờ vai nghiêng, lụa trắng ngạt ngào hương.
Gót sen thắm tươi má hồng chớm nụ,
Gợi lòng ai dào dạt những tơ vương.

Tôi là một trong giòng người say nắng,
Thẫn thờ nhìn em, mơ ước xa xôi.   
Cũng có lúc hồn nương theo gió lộng,
Sợ đông sang thiếu nắng, lạnh bờ môi.

Hàng phượng đỏ sân trường em còn thắm,
Nơi em về mơ ước chuyện ngày mai
Tôi để lại nơi đây vài luyến tiếc,
Rời sách đèn gươm súng nặng đôi vai.

Ðã bao lần lòng bâng khuâng tự hỏi,
Ðường tôi đi sẽ dẫn lối về đâu ?
Và tại sao những oan khiên bi lụy
Giăng mắc oán hờn, tơi tả thương đau.

Rồi tôi hiểu, tại sao tôi phải bước,
Trên hoang tàn, trên nghiệt ngã chiến tranh.
Tôi phải giữ mắt nai màu trinh trắng,
Cho môi em hồng, cho tóc em xanh.

Tôi phải ngăn sóng hung tàn hiểm ác,
Ðể gian ngoa, để thù hận tiêu tan.
Tôi phải bước vào đạn bom ác liệt,
Cho chân em êm lối mộng thênh thang.

Rồi tháng Tư, Quê hương mình tang tóc,
Súng gãy, tan hàng, phòng tuyến đổ ngang.
Giặc hung bạo tràn về Nam sát hại,
Ngùn ngụt lửa thù, sông núi hoang mang.

Ôi em đó, máu tràn loang áo trắng,
Vĩnh biệt đời không kịp tiếng chia ly.
Nguồn ước mơ còn tràn trong mắt lệ,
Tôi ngậm ngùi, máu đọng ướt bờ bờ mi!

Thời gian đã qua lâu rồi em nhỉ,
Thịt xương em thành Ðất Tổ, đường Quê.
Tôi vẫn nặng nỗi hờn đau vong Quốc,
Lòng xót xa theo mỗi độ xuân về.

Tôi còn nguyên ước mơ thời trai trẻ,
Góp sức mình cho Quê Mẹ hồi sinh.
Cho tôi được cùng Em ôn kỷ-niệm,
Chờ Non Sông rạng rỡ ánh bình-minh

Tống Phước Hiến



29.4.11

Phỏng vấn nhà báo Vũ Ánh







VIỆT NAM 1975… NHỮNG BIẾN ĐỘNG ĐỔI ĐỜI

*12-2-2010 The Kim Nhung Show với Nhà Báo Vũ Ánh. Phần 1
 


*12-2-2010 The Kim Nhung Show với Nhà Báo Vũ Ánh. Phần 2



 
*12-7-2010 The Kim Nhung Show với Nhà Báo Vũ Ánh. Phần 3






*12-7-2010 The Kim Nhung Show vi Nhà Báo Vũ Ánh Phần 4


*12-9-2010 The Kim Nhung Show với Nhà Báo Vũ Ánh. Phần 5
 


*12-9-2010 The Kim Nhung Show với Nhà Báo Vũ Ánh. Phần 6





*12-14-2010 The Kim Nhung Show với Nhà Báo Vũ Ánh. Phần 7





26.4.11

SAIGON TRONG CƠN HẤP HỐI 30-4-1975


Nhân ngày 30-04,  Quán Lá xin được trân trọng gởi đến gia đình A20 và bè bạn năm châu những ghi nhận chính xác của một A20, người chứng kiến ngày lâm tử của Sài-Gòn nói riêng và giờ kết thúc quyền hành trên miền Nam Việt-Nam của chính phủ VNCH.
Hàng tỷ những bài vở, phỏng vấn tràn ngập trong thế giới thông tin từ 36 năm qua, đã vì vô tình hay cố ý bóp méo lịch sử. Hôm nay A20 Nhan Hữu Hậu, người có mặt tại dinh Độc Lập cho đến 17g chiều ngày 02-05-1975 đã mở trang sử cũ cho chúng ta nhìn một sự thật mà từ lâu chưa ai làm sáng tỏ.
 "Sài-Gòn giờ lâm tử"



SAIGON TRONG CƠN HẤP HỐI 30-4-1975

Nhan Hữu Hậu
(Cựu tù cải tạo trại A-20)

Đã 36 năm qua, hình ảnh Saigon trong cơn hấp hối vẫn còn rõ nét trong ký ức tôi. Giờ đây tôi muốn ghi lại những điều tôi biết, tôi thấy và tôi đã làm chỉ để đóng góp một vài sự kiện trong những giờ phút sau cùng của chế độ dưới cái nhìn trong cương vị một sĩ quan cận vệ của Thủ Tướng Chánh Phủ VNCH.

Chiều ngày 28 tháng 4 năm 1975, tại Dinh Độc Lập, một buổi lễ bàn giao trong đó Tổng Thống Trần Văn Hương, người kế nhiệm Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu vừa từ nhiệm, trao quyền cho Đại Tướng Dương Văn Minh, người duy nhất mà Hà Nội bằng lòng thương thuyết. Chủ tịch Thượng Viện được mời làm Phó Tổng Thống và Thượng Nghị Sĩ Vũ Văn Mẫu được mời thành lập nội các. Buổi lễ trình diện tân nội các được dự định vào sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Tuy nhiên, có những biến chuyển khiến chuyện này đã không thể xảy ra. Sáng sớm ngày 30 tháng 4 năm 1975, tại Phủ Thủ Tướng tọa lạc tại số 7 đường Thống Nhất, diễn ra một buổi họp gồm có Nghị Sĩ Vũ Văn Mẫu, Tiến Sĩ Nguyễn Văn Hảo, cùng một số nghị sĩ, dân biểu, các nhân sĩ có chân trong tân nội các họp với cựu tướng Pháp Vanuxem, đặc phái viên của Tổng Thống nước Cộng Hòa Pháp. Phía bên ngoài phòng khách, tôi còn nhận thấy sự hiện diện đặc biệt của cựu Thủ Tướng chánh phủ lâm thời Nguyễn Ngọc Thơ (tháng 11/1963), Thiếu Tướng Đoàn Văn Quảng, cựu Tư Lệnh LLĐB/VNCH và một số người tháp tùng ông đang trông chờ kết quả cuộc họp bên trong với tâm trạng lo âu, buồn bã. Độ một giờ sau, cựu tướng Vanuxem ra về để lại trên gương mặt mọi người sự thất vọng và lo sợ.

Sau đó Sở Truyền Tin Phủ Thủ Tướng được lệnh lên phòng của Thủ Tướng Mẫu để thu băng một bản hiệu triệu của Tổng Thống Dương Văn Minh. Lời kêu gọi của Tổng Thống Dương Văn Minh được một phóng viên và một kỹ thuật viên âm thanh của Đài Phát Thanh Quốc Gia đưa về đài và cho phát vào lúc 10 giờ sáng và chỉ phát được một lần. Sau đó khi Tổng Thống Dương Văn Minh được phía chiến thắng giải giao về Đài Phát Thanh Quốc Gia thì ông lại bị đẩy vào phòng vi âm thu cuốn băng thứ hai. Cuốn bằng này được phát nhiều lần, trong đó Tổng Thống Dương Văn Minh phải kêu gọi lực lượng còn lại của VNCH buông súng đầu hàng vô điều kiện.

Sau khi Tổng Thống Dương Văn Minh thu băng tại phòng làm việc của Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu xong, ông cùng các vị trong nội các chưa được tấn phong chuẩn bị qua Dinh Độc Lập, có thể là sẵn sàng để chuyển giao quyền hành? Tại phòng khách trên lầu 2 của Dinh Độc Lập, tôi thấy có giáo sư Bùi Tường Huân, các nghị sĩ Vũ Văn Mẫu (Thủ Tướng), Thái Lăng Nghiêm (Bộ Trưởng Phủ Thủ Tướng), Dân Biểu Lý Quí Chung (Bộ Trưởng Thông Tin) và một số người khác. Trong khi ấy, tại phòng làm việc của Tổng Thống Dương Văn Minh có mặt chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh quyền Tổng Tham Mưu Trưởng QL/VNCH và tôi (Nhan Hữu Hậu). Đại tá Vũ Quang Chiêm Chánh Võ Phòng Tổng Thống, Đại tá Lê Thuần Trí Chánh Sở Quân Vụ, Trung tá Võ Ngọc Lân Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn An Ninh Danh Dự thì ngồi trong phòng làm việc của Chánh Văn Phòng Phủ Tổng Thống.

Đại Tướng Minh làm việc một mình trong phòng và không có Chánh Văn Phòng Trương Minh Đẩu cũng như Sĩ Quan Tùy Viên Hoa Hải Đường thường nhật luôn làm việc bên cạnh ông. Thấy vậy, tôi bước đến nghiêm chỉnh và trình:

- Thưa Tổng Thống cần gọi đâu, xin Tổng Thống chỉ thị.

- Em gọi cho qua Thượng Tọa Trí Quang.

Tiếp nhận tờ giấy rời với các số điện thoại chi chít trên tay Tổng Thống Dương văn Minh, tôi gọi Thượng Tọa. Chuông reo một lúc nhưng đầu giây bên kia không có người trả lời. Bên cạnh, một máy điện thoại khác reo, tôi nhắc ống nghe. Từ đầu giây bên kia có giọng nói:
-  Tôi là Thiếu Tá Phạm Châu Tài, chỉ huy trưởng lực lượng phòng thủ còn lại tại Tổng Tham Mưu, cho tôi nói chuyện với Đại Tướng Minh.

Tôi bảo Thiếu Tá Tài chờ tôi trình Tổng Thống. Áp ống liên hợp vào tai, Tổng Thống Dương Văn Minh nói: “Qua nghe đây em”.

- Thưa Đại Tướng, tôi còn quân mà sao Đại Tướng đầu hàng?

- Đã trễ rồi em. Tôi muốn tránh cho dân khỏi chết chóc và Saigon khỏi thành bình địa. Mình phải cứu dân trước đã !

Nghe đến đây, tôi bước ra ngoài trong lúc Tổng Thống Dương Văn Minh đang còn tranh luận với Thiếu Tá Tài vì sao mà ông phải trao chính quyền cho Cộng Sản.


Bước dọc hành lang trên lầu nhìn ra tiền đình Dinh Độc Lập, nhìn thấy hai cánh cổng sắt phía trước đã rộng mở, vũ khí đủ loại và chiến xa của lực lượng phòng thủ Dinh đã được chất thành đống trước bồn nước theo lệnh của vị Tổng Thư Lệnh sau cùng của VNCH. Độ một giờ sau, chiếc GMC chở đầy quân trong các bộ quân phục ngụy trang lẫn lộn, bên thành xe có treo một miếng vải trắng được cột trên cao chạy vào đậu bên trong cánh phải của Dinh, trong tay họ vẫn còn vũ khí cá nhân. Họ chỉa súng vào khoảng không vừa bắn vừa la khóc trong uất hận, rồi xuống xe cởi bỏ áo trận, vất súng ngổn ngang sau đó tự động tan hàng.

Khoảng 12 giờ trưa ngày 30 tháng 4, xe tăng Cộng Sản tiến vào Dinh Độc Lập mà không gặp một sức kháng cự nào, vì cổng chánh đã được mở rộng từ trước. (Chú thích của tác giả: Sau giờ phút này, Cộng Sản đã lợi dụng đêm tối, ngụy tạo cho đóng 2 cổng này lại, ủi sập rồi tuyên truyền đây là hang ổ cuối cùng của ngụy quyền đã bị thanh toán). Kể từ lúc này, tôi không thấy 2 vị Đại Tá Vũ Quang Chiêm và Lê Thuần Trí ở bên cạnh Đại Tướng Minh nữa.

Từ hành lang lầu 2, phía ngoài phòng khách chỉ còn lại Tổng Thống Dương Văn Minh và Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh (vẫn mặc quân phục). Trung tá Võ Ngọc Lân và tôi đứng chờ đợi chuyện kế tiếp diễn ra. Một cán binh mặc áo thun trắng chạy lên lầu hỏi trỏng: “Thằng Minh đâu rồi?”. Hắn hỏi như vậy 3 lần, nhưng Tổng Thống Minh chỉ chắp tay sau đít đi tới đi lui mà không trả lời. Tôi chỉ vào ông và nói với hắn: “Tổng Thống Minh đây nè”. Tên cán binh ngó qua xong rồi chỉ tướng Nguyễn Hữu Hạnh bảo cởi quấn phục ra. Tôi lấy chiếc chemise của tôi trao cho ông mặc tạm.

Như đã nói ở trên, chúng tôi và một phần nội các chưa tấn phong bị gom lại ngồi trong phòng khách có vệ binh canh giữ bên ngoài, ngoại trừ Phó Tổng Thống Nguyễn Văn Huyền đã về nhà bằng phương tiện riêng trước khi xe tăng Cộng Sản tiến vào Dinh. Phần còn lại của nội các và quân, cán, chính phục vụ trong Dinh Độc Lập lúc đó bị giữ ở đâu đó tôi không được rõ, vì không nằm trong tầm mắt của tôi.

Điều đáng lưu ý là nhóm dân biểu đối lập trước đây thường tự xưng là thành phần thứ ba do Dân Biểu Lý Quí Chung đại diện. Ông Chung đã đến trước tên cán binh Cộng Sản tự giới thiệu mình là thành phần thứ ba trong chánh phủ Hòa Hợp Hòa Giải Dân Tộc, nhưng tên cán binh hét lên: “Không có thành phần nào hết, ngồi lại kia”.

Vì chưa được tiếp xúc với đại diện phía bên kia, nên Tổng Thống Dương Văn Minh và chúng tôi vẫn ngồi trong phòng khác dưới sự canh gác chặt chẽ các cán binh Cộng Sản phía bên ngoài. Trời đã xế chiều, bỗng có nhiều tiếng súng nổ từ trong Dinh Độc Lập, chúng tôi được di chuyển xuống tầng hầm, nơi có đặt máy truyền tin để sử dụng khi có biến cố xảy ra, cạnh đấy là phòng dùng làm xạ trường để các cận vệ thực tập tác xạ và một nhà kho dự trữ lương thực phòng khi có biến động. Chúng tôi được đưa lên phòng khách trở lại trên lầu 2 và một cán binh xoa tay giải thích: “Nhân dân vui quá nên đốt pháo ăn mừng?”.

Sau đó, một phái đoàn Cộng Sản khoảng sáu bẩy người ăn mặc thường phục và quân phục lẫn lộn không đeo quân hàm tiến vào phòng khách. Một người mặc thường phục tự giới thiệu với Tổng Thống Minh là kỹ sư Tô Văn Ký, đại diện Thành Ủy đến tiếp xúc và nói vài lời trấn an. Trước khi rời khỏi phòng, ông ta trao cho Đại Tướng Minh hai gói thuốc lá Điện Biên và hai bánh lương khô Trung Quốc. Ông nhận và giao lại cho tôi giữ. Lúc này sự đi lại của chúng tôi bị kiểm soát rất chặt chẽ, ra vào phải có sự chấp thuận của các cán binh canh gác bên ngoài. Đến tối, chúng tôi được phát mỗi người một ổ bánh mì ngọt ăn với đường thẻ. Riêng Đại Tướng Minh được người nhà gởi vào một nồi cơm chiên và một trái dưa hấu. Ông chia sẻ và yêu cầu mọi người ăn chung.

Trong suốt ngày 1 tháng 5 từ sáng đến tối, không có một cuộc tiếp xúc nào hoặc thăm hỏi của phía bên kia, thỉnh thoảng có một nhóm người đi qua ngó vào phòng khách rồi lại đi.

Ngày 2 tháng 5 đến gần trưa, một phái đoàn báo chí Miền Bắc trong đó có cả các hãng truyền thanh truyền hình thuộc khối Cộng Sản Đông Âu vào trong Dinh và họ được nói chuyện với Tiến Sĩ Nguyễn Văn Hảo đầu tiên. Các phóng viên bấm máy lia lịa, nhưng đến khi họ hỏi chuyện thì ông khoát tay: “Mấy anh tắt máy thu băng đi, đây chỉ là một cuộc nói chuyện bình thường chứ không phải là cuộc phỏng vấn. Hòa hợp hòa giải gì các anh. Hòa hợp hòa giải gì mà hai ngày nay không cho người ta súc miệng rửa mặt?”. Sau đó báo chí  truyền thông (tất nhiên là của nhà nước Cộng Sản) bắt đầu dàn cảnh quay phim chụp hình. Chúng tôi được đi rửa mặt chải đầu và sửa soạn quần áo cho ngay ngắn, rồi ngồi vào ghế chụp hình quay phim với lệnh mọi người phải tươi cười để họ hoàn thanh cuốn pim thời sự !!!

Khoảng 5 giờ chiều, tôi và một số người mà Cộng Sản cho là không quan trọng được phát mỗi người một tờ giấy đánh máy nhỏ nói là được trả tự do. Nhìn vào tờ giấy, tôi thấy người ký tên là Đại Tá Vương Thế Hiệp, chánh văn phòng của tướng VC Trần Văn Trà. Trước khi rời khỏi nơi này, tôi đến chào từ giã Đại Tướng Dương Văn Minh, Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu và Tiến Sĩ Nguyễn Văn Hảo. Tôi hỏi ông Hảo có nhắn gì về cho gia đình không, ông chỉ nói: “Em ghé nhà nói với chị là anh vẫn bình yên, kế đó nhờ em ghé nhà báo cho cụ Hương biết là vâng lệnh ông cụ anh đã giữ số vàng còn lại không cho chở ra nước ngoài”.

Rời khỏi Dinh, trước tiên tôi đến nhà Tiến Sĩ Nguyễn Văn Hảo báo tin cho gia đình biết nơi ông bị giam giữ, rồi sau mới đến nhà Cụ Trần Văn Hương, ngôi biệt thự cũ kỹ nằm khuất trong hẻm 216A Phan Thanh Giản và nói lại những gì Tiến Sĩ Hảo nhờ trình cho cụ hay. Nghe xong, cựu Tổng Thống Trần Văn Hương thở một hơi dài nói: “Mấy hôm nay, qua lo quá, đã dặn em Hảo rồi mà không biết nó có làm kịp không. Qua có gọi cho Hảo nhiều lần, nhưng đường dây bị cắt. Qua có nói với nó: ráng giữ số vàng này, đừng cho mang đi, nếu còn kịp thì mua thêm vũ khí đạn dược tiếp tục chiến đấu, còn như không kịp thì số vàng này của người Việt Nam, hãy để lại cho người Việt Nam sử dụng”.

Nhưng hỡi ơi, tình thế đã đổi thay, vận nước đến hồi đen tối, Miền Nam Việt Nam đã lọt vào tay Cộng Sản. Là một quân nhân nhiều năm phục vụ quân đội và phục vụ chính phủ, tôi chỉ biết tuân hành lệnh thượng cấp trong những giờ phút sau cùng và tôi rất hãnh diện khi thi hành xong thượng lệnh và nhiệm vụ. Tôi thiển nghĩ công luận về công hay tội, xin hãy để cho đời sau phê phán.

A20 Nhan Hữu Hậu
Tháng tư 2011


GHI CHÉP THÊM:

Sáng ngày 8 tháng 4 năm 1975, phi công Nguyễn Thành Trung lái chiếc F-5 dội bom vào Dinh Độc Lập. Trái bom phá hủy một lỗ đường kính khoảng 1 mét trước bậc tam cấp dẫn lên lầu 2. Tại Phủ Thủ Tướng, lực lượng phòng tủ đã được tăng cường khi có báo động. Trạm gác ở góc đường Thống nhất Nguyễn Bỉnh Khiêm có binh sĩ Nhảy Dù bố trí tại những vị trí trong yếu, hướng mũi súng về Phủ Thủ Tướng. Tôi lập tức rời văn phòng sang Viện Bảo Tàng trong Thảo Cầm Viên. Tại đây, tôi gặp Thiếu Tá Nghiêm, Tiểu Đoàn Trưởng TĐ12-Nhảy Dù và hỏi lệnh của ai mà ông ấy điều động tiểu đoàn về đây. Thiếu tá Nghiêm cho biết là lệnh của Biệt Khu Thủ Đô. Tôi gọi hỏi từ trưởng phòng 3 đến Tham Mưu Trưởng đều không biết. Tôi gọi cho Trung Tướng Minh và được ông xác nhận: “Lệnh của Tổng Thống. Em trình cho Thủ Tướng biết đi”. Tôi trình cho Thủ Tướng Khiêm. Khoảng 10 phút sau, tôi được Đại Tá Võ Văn Cầm Chánh Văn Phòng của Tổng Thống gọi hỏi: “Hồi nãy toa gọi Trung Tướng Minh làm gì vậy?”. Tôi nói: “Tiểu Đoàn 12 Nhảy Dù đang bố trí chĩa súng vào Phủ Thủ Tướng nên tôi hỏi Trung Tướng để trình Thủ Tướng”. Ông Cầm  nói: “Toa lộn xộn hoài. Từ nay có chuyện gì thì gọi cho moa. Nếu không có thì gọi cho thằng Điền (hàm ý Hải Quân Đại Tá Trần Thanh Điền). Tôi vào trình lại với Thủ Tướng thì ông nói ngay: “Thằng làm tàng hoài”. Sau đó tôi hộ tống Thủ Tướng qua Dinh Độc Lập họp, khi xe đến đường Thống Nhất, tôi thấy chiếc xe díp chở Trung Tướng Trần Văn Minh Tư Lệnh Không Quân theo vào Dinh sau đoàn xe Thủ Tướng.

Đây là những dữ kiện gồm những gì  mà Đại Tá Vũ Quang Chiêm nói với nhà báo Thanh Thương Hoàng. Vì thế cho nên tôi muốn nhân dịp này viết thêm một đoạn có liên quan đến quyền lực chính trị lúc bấy giờ để tùy dư luận phán xét. Trong cuộc phỏng vấn với nhà báo Thanh Thương Hoàng, cựu Đại Tá Vũ Quang Chiêm nói ở đoạn cuối như sau:

“Còn một chuyện này nữa, ngày 6 tháng 4 năm 1975, anh Võ Văn Cầm có nói với tôi: kể từ hôm nay và trong 3 ngày sắp tới, nếu có biến cố gì xảy ra anh cố điều động lực lượng phòng vệ Dinh (Độc Lập) cố thủ cho bằng được từ cổng vào tới trong dinh trong thời gian chừng độ nửa giờ, sau đó tôi có người lo.Tôi thắc mắc: tại sao lại có chuyện đó. Anh Cầm nói: Có thể có đảo chánh và sẽ có lực lượng Nhảy Dù và Thiết Giáp tiếp cứu”.

Không thấy có đảo chánh xảy ra như chúng ta biết mà sáng ngày 8 tháng 4 năm 1975, phi công Nguyễn Thành Trung thả bom Dinh Độc Lập ./.





18.4.11

CHỈ CÒN NHAU !!!




Quán Lá trân trọng giới thiệu một tản văn của A20 Vũ Trọng Khải Phu Nhân, một cây viết từng "oai trấn giang hồ" ở Úc Châu mà bấy lâu nay A20 Vũ Trọng Khải dấu kỹ tài hoa  "Bề Trên " của anh.
Chị Ý Cơ đã viết bằng tất cả cảm xúc của mình khi chị từng cùng phu quân sinh hoạt trong gia đình A20, từ khi Quán Lá cất chòi dựng nghiệp.
Và bài viết này khởi đi từ mất mát của gia đình A20 khi con đại bàng A20 Đoàn Bá Phụ đã bay đi không về nữa.




CHỈ CÒN NHAU !!!
( viết cho những A-20 )
                                                                                                                 Ý CƠ / ÚC CHÂU
                                                                                                                 18/4/2011


Những hình ảnh ghi lại quá khứ đau thương, đảo ngược cuộc sống của người dân Miền Nam Việt Nam trước tháng 4 – 1975, vẫn hằn sâu trong từng rãnh nhớ chúng ta, dù đã qua rồi 36 năm !
Những biến cố kinh hoàng đó, quá sâu đậm, nên tất cả người Việt còn hiện diện trên khắp địa cầu này đều có tâm trạng giống nhau, vào những tháng đầu năm, sau Tết dương lịch cho đến ngày 30 tháng 4.
Một phóng viên người Pháp đã viết cuốn sách với tựa đề
“ CRUEL AVRIL 1975/ LA CHUTE DE SAIGON.”
Đó là OLIVIER TODD.
Đã được giáo sư Phạm Kim Vinh chuyển dịch Việt ngữ với tưa đề :
“ THÁNG 4 ĐEN.”
Tác gỉa  dùng chữ CRUEL … từ âm hưởng cho đến ngữ nghĩa … tạm đủ để diễn tả nỗi thảm khốc của một tháng 4 nghiệt ngã.

16.4.11

Tâm tình của A20 Lê Hoàng Ân



Kính thưa quý vị Niên Trưởng,
Kính thưa quý vị Huynh Trưởng,
Thưa anh em trong trại Trừng  Giới A.20,

Như tôi đã nói trong thư trước, tôi không phải là một văn sĩ, tôi không phải là một thi sĩ, tôi chỉ nói lên những gì tôi cảm nhận được và những gì tôi suy nghĩ mà nói lên mà thôi.

Thời gian tôi trải qua ở Trại Trừng Giới A.20 Xuân Phước quá ngắn ngủi, chỉ có từ ngày bọn VC chuyển toán chúng tôi từ Chí Hoà (có thể là toán đầu tiên), cuối tháng 11/1978 ra Xuân Phước, cho đến ngày chúng thả nhóm 38 người trong đó có tôi, sau hơn 1 tháng chúng giữ làm tôi mọi cho chúng trong khuôn viên doanh trại của chúng (từ tháng 09 chúng ghi trên lệnh tha cho đến gần giữa tháng 11/1981 chúng tôi mới về đến nhà tại Sài-Gòn, trong chuyến đó có Anh Lê Kim Ngân xuống ga Nha Trang, nghe nói tìm cách vượt biên với gia đình rồi mất tích luôn, không kiểm chứng được). Tôi không có dịp hoặc không có cơ hội tham gia vào những sinh hoạt của anh em có tinh thần quốc gia tuyệt vời qua tờ Hợp Đoàn, qua những sinh hoạt văn nghệ chống Cộng ngay trong nhà tù, qua những cuộc chống đối ngầm hay nổi đối với bọn khát máu, nhưng ít ra tôi cũng có những dịp nói chuyện với một số anh em trước khi tôi được chúng thả về. Một số khuyên tôi giữ im lặng vì chức vụ của tôi. Ngay chính Huỳnh Cự cũng bảo tôi là hãy giữ im lặng, vì anh ta biết tôi làm việc tại PTT, đừng nói gì vì nói gì chỉ có hại tới bản thân mà thôi. Trước khi tôi đi Mỹ, vợ chồng tôi có gặp Huỳnh Cự vào khoảng cuối năm 1990 hay đầu năm 1991 tôi không nhớ rõ tại ga Hoà Hưng, Huỳnh Cự có nói với tôi rằng ráng giữ lấy thân, đừng hại vợ con chết theo và chờ ngày đi Mỹ. Do đó, từ trong thời gian tại Xuân Phước cũng như trong những ngày tôi còn ở VN, tôi không mở miệng, và có khi một số anh em nghĩ rằng tôi “không ra gì”. Tôi chấp nhận, bởi vì: “Câu Tiễn lòn trôn”, nhịn nhục ít năm để sau này có thể làm một cái gì đó hay hơn thì lúc đó tính sau. Tôi ngậm miệng, không làm mình nổi bật, và giữ im lặng cho đến lúc chúng thả tôi về. Có lẽ nhờ vậy mà Ngô Văn Ly không tìm tôi trong lúc tôi nói với nhà tôi là Sáu Dzảnh dính lại rồi. Tôi dậy chui tiếng Anh cho những ai muốn xuất ngoại, chính thức hay không chính thức, và chính lúc đó mới là thời điểm mà tôi nhồi nhét vào óc học trò của tôi là phải biết phân biệt ai là bạn, ai là thù. Tôi không làm ăn với bọn công an địa phương như một số anh em chúng ta đã làm vì đồng tiền, vì cuộc sống mà tôi không buộc tội bởi vì hoàn cảnh buộc như vậy. Tôi không muốn dính líu đến tụi  cùi hủi.

Thưa Quý Anh,

Tôi dông dài như vậy là vì tháng Tám năm ngoái 2010, sau gần 20 năm không gặp nhau, gia đình tôi đã gặp lại vợ chồng người em kết nghĩa của tôi là Nguyễn Quang Trình, một trong những người tham gia vào những cuộc chơi đẹp tại Xuân Phước sau khi tôi được tha (!) và trong những ngày gần đây theo như người ta nói Trình còn có đàn đệm cho Vũ Trọng Khải hát trong buổi văn nghệ giúp người nghèo tại VN. Đó là một yếu tố quan trọng mà tôi muốn nêu ra.

Chính vì tôi ngậm miệng, có thể tôi đã nhu nhược sau khi nói chuyện với Huỳnh Cự, trong khi những anh em khác già cũng như trẻ đã có những lời nói, hành động làm cho tôi rất bội khâm phục.

Tôi rất khâm phục những người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà, những anh hùng bất khuất, dù nằm ngay trong ngục tù, đã chứng tỏ cho bọn cộng sản biết là chúng ta không bao giờ đầu hàng chúng cả, dù có phải hy sinh cả tính mạng của chúng ta nữa. Trước ngày quốc hận, chúng ta cũng đã từng đem mạng sống của chúng ta ra đánh đổi trong cuộc chiến, thì lẽ gì chúng ta lại phải cúi đầu sau khi mất chính quyền. Tôi không dùng chữ mất nước, vì nước VN vẫn còn đó, chỉ có chế độ Cộng Hoà là bị tạm thời mất thôi.

Tôi rất khâm phục anh Vũ Văn Ánh, người mà tôi đã từng biết từ PTT, là một trong những người khởi xướng làm tờ báo “Hợp Đoàn” ngay trong trại giam cộng sản mà không sợ bị mất mạng.

Tôi rất khâm phục anh Nguyễn Chí Thiệp đã viết quyển “Trại Kiên Giam” nói lên những tiếng nói của bản thân anh cũng như của các anh em khác trong trại trừng giới A.20.

Tôi rất khâm phục anh Phạm Đức Nhì với bài “Những Tiếng Hát Bừng Sáng A.20” và một số anh em khác như Ngọc Đen, Hải Bầu, Vũ Mạnh Dũng, Vũ Trọng Khải và nhiều anh em khác mà tôi không được biết đến, đã tham gia vào cuộc.

Tôi rất khâm phục anh Phạm Trần Anh, người đã viết quyển “Đoạn Trường Bất Khuất” và mới đây đã viết bài “Thung Lũng Tử Thần” trong trang Quán Lá A.20 thật thấm thía.

Tôi rất khâm phục anh chị Tống Phước Hiến và Lê Thị Xuân đã cho chúng ta thấy cái thối nát của bọn VC qua hai bài viết của Anh Chị.

Tôi rất khâm phục Bố Lê Sáng, vị chưởng môn Vovinam, đã có những lời khuyên và tư cách thật xưng đáng là một vĩ nhân.

Tôi rất khâm phục anh Nguyễn Văn Đèn, người mà tôi có cơ duyên được anh nhận làm em kết nghĩa cùng với Nguyễn Quang Trình, với câu nói bất khuất: “Tôi là một Chiến-Sĩ Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hoà, tôi không chấp nhận sống chung với chế-độ Cộng-Sản. Các anh muốn giết tôi thì cứ giết đi!”, mà chúng không dám giết đấy.

Tôi rất khâm phục Bùi Đạt Trung qua bài “Bông Hồng Trên Vết Dầu Loang” đã thúc đẩy anh em phải làm những gì anh em phải làm.

Tôi rất khâm phục Nguyễn Thanh Khiết đã dựng được Quán Lá để cho anh em A.20 có chỗ dừng chân uống cà phê và cùng nhau tâm sự vào buổi cuối đời. Xin cám ơn Út Khiết.

Tôi rất khâm phục và rất khâm phục nhiều quý anh em khác nữa mà tôi không được làm quen vì tôi về từ cuối năm 1981, nhưng tôi không phải vì không quen mà không khâm phục vì tư cách của quý anh em.

Dù có một số rất ít anh em làm tay sai cho giặc ngay trong trại A.20, hoặc sau khi được thả về thì lại theo giặc, hoặc sau này sau khi sang đến bến bờ tự do lại viết bài nói xấu các anh em khác, chụp mũ này nọ, dù sự thật các anh em khác không phải thế, nhưng số người nói xấu anh em hoặc chụp mũ kẻ khác chỉ ít thôi, không đáng kể, cho nên ta không cần để ý đến những con sâu đó. Những người chuyên đi chụp mũ người khác chẳng qua là muốn đánh bóng cá nhân mình hoặc muốn khoe khoang mình mà vì người ta không thèm để ý đến thì tức tối và làm bậy. Tôi cho chúng là những con sâu bọ nhoe nhoi mà thôi, cứ để dưới đít chúng ta mà thôi.

Tóm lại, tôi rất khâm phục tuyệt đại đa số quý anh em của trại Trừng Giới A.20 Xuân Phước, Thung Lũng Tử Thần, và tôi xin cám ơn tinh thần của quý anh em.

Tình cảm anh em của A.20 thật tuyệt vời, không hổ thẹn là những đứa con chung ưu tú của đất nước Việt Nam tự do, được thể hiện qua Bông Hồng Trên Vết Dầu Loang

Tôi rất hãnh diện có những người anh em như thế, và tôi rất hãnh diện khi ký tên với chữ A.20 đứng trước.

Tôi chỉ tiếc một điều là vì bệnh hoạn tôi có lẽ không tham dự được buổi gặp mặt tại Cali vào ngày 03/07/2011 này được, dù trong lòng rất muốn. Mời các anh vào trang Trại Trừng Giới A.20, Quán Lá, mục sinh hoạt, kéo xuống phần A.20 Houston họp mặt tháng 8/2010 đón A.20 Nguyễn Quang Trình và A.20 Lê Hoàng Ân thì quý anh em sẽ thấy tôi ra sao!!! 71 tuổi đầu với bệnh tiểu đường, bệnh tim, lại vẫn đi làm (12 tiếng ban đêm), ngày nghỉ thì phụ nhà tôi trông hai cháu nội còn nhỏ cho bố mẹ chúng đi làm, rất mệt và rất bận rộn. Nhưng tinh thần tôi sẽ ở bên cạnh quý anh em trong buổi họp mặt lịch sử đó, và tôi xin kính mời quý anh em nào khi có dịp đến TX thì ghé lại nhà tôi chơi, tôi sẽ sẵn sàng tiếp đón quý anh em. Cửa nhà tôi luôn luôn mở rộng đối với quý anh em A.20. Nhờ anh Trần Mạnh Tôn hoặc anh Phạm Kim Minh gửi cho tôi những hình ảnh của buổi họp mặt lịch sử để tôi lưu trữ vào hồ sơ A.20 của tôi. Xin cám ơn.

Tinh thần A.20 bất diệt. Tình cảm A.20 bất diệt.

Xin cám ơn tất cả.

Trân trọng,

A.20 Lê Hoàng Ân
15/4/2011





15.4.11

THUNG LŨNG TỬ THẦN ..!



A20 PHẠM TRẦN ANH



.Tốt nghiệp Học viện Quốc Gia Hành Chánh Sài Gòn VN.
. Biên Khảo Lịch sử và văn hóa  Dân tộc Việt Nam.
. Hội Văn bút Quốc tế.
. Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam.
. Mặt Trận Dân Tộc Cứu Nguy Việt Nam.









THUNG LŨNG TỬ THẦN ..!


Có điều thật kỳ lạ là những trại tù, nơi địa ngục trần gian mà lại mang cái tên thật đẹp nhưng lại rất oái oăm trái khoắy đối với những người tù. Trại tù, địa ngục trần gian mà lại có tên là Xuân Lộc, sau này đến một trại kỷ luật “Trừng giới” nơi có biệt danh là “Thung lũng tử thần” cũng có một cái tên đẹp thật đẹp là Xuân Phước .. quả là tận cùng địa ngục nơi mà có 5 vị linh mục đã chết trong biệt giam và cả ngàn ngôi mộ của anh em tù nhân, nơi mà Võ sư chưởng môn Vovinam Lê Sáng, ký giả Vũ Ánh, nhà văn Đỗ văn Phúc, Đại uý Pháo binh Dù Lê Thái Chân, Phan văn Bàn người tù 30 năm và nhà thơ Vũ Đình Thụy mới ra tù cách đây 2 tháng sau 18 tháng bị bắt làm tù binh và 29 năm 2 tháng 11 ngày vì tội lật đổ chế độ, vị chi tổng cộng là 30 năm 8 tháng 11 ngày. Vũ Đình Thụy là người mới được giải thưởng văn học VASYL STUS “Quyền tự do viết văn 2007” và được mời là Tân Hội viên danh dự của Trung tâm Văn bút Hoa Kỳ/ PEN New England … là những người bị tử thần né mặt nên còn sống đến bây giờ:

Ai đã đến để một đời nhớ mãi
Ai đã qua nơi địa ngục trần gian ..
Ai đã sống những tháng ngày khốn khó,
Thần chết rập rình địa ngục đâu đây ..!


11.4.11

Bóng tối xà-lim




Tưởng niệm những A20 chết trong xàlim Xuân Phước

một thời bi sử bờ Nam bắc
đi trọn kiếp tù rỉ máu chân mây
thân tàn phó mặc cho Trời Đất
đất ở đây mộ huyệt tù đầy

bọn chúng tôi
một đám ma người
đi chân đất buổi khốn cùng số kiếp
trên gai nhọn đá dăm
chân chai hóa thú
chốn quê nhà về lại quá xa
Em có nghe tiếng rừng vô vọng
đời người qua bóng xế trăng lu
phận tù nghiệt ngã đòn thù hận
sống với oan cừu bọn quỷ ma
muốn biến chúng ta thành bầy dã thú
lao nhục kiệt người
khoai sắn cầm hơi
bỗng ray rức nhớ Em
đốm lửa tình yêu
bảo hòa độc dược
trong mưa nấm tình mình thưở trước

khi khẩu hiệu giương cao
không ăn không làm
trại A20 xuống đường bất bạo động
phản đối bọn cai tù đánh hội đồng
những bạn tù chống đối lãng công
tống vào xàlim cùm chéo
nhưng chúng đâu ngờ mọi nẻo
những người lính Miền Nam gan góc
vẫn hiên ngang từ đá sỏi vươn lên

khi đôi chân bị cùm xâu chuổi
lở loét lòi xương đau thốn óc
và ngày tháng dài lê lao nhọc
khi ruột già thiếu sắn khoai
suốt tháng nằm im
không sản xuất chút phân tươi phấn khởi
chuyện tưởng như đùa
nơi địa ngục trần xì

lấy vũ khí mong manh
chọi kẻ thù
Nguyễn Ngọc Điển luận bàn
chuyện chưởng Kim Dung
ngậm ngùi Mộ Dung Phục nước Yên
hóa tàn hóa dại nỗi lòng cố quốc
Nguyễn Bá Tước nhập thiền
mong bảo tồn khí lực
giữa tử sinh cây khô cạn nước

rồi một ngày bị gọi đi tra khảo
cố uống căng đầy một bụng nước dơ
tiểu vào chiếc thau nhôm chứa cứt
chia đều bạn cùm một ngụm
cho cơn khát điên cuồng
ôi muôn năm nước tiểu
thứ hạnh phúc khai nồng
Bùi Đạt Trung thực dụng uống liều
Phùng Văn Triển ậm ừ lấy trớn
giòng rượu nhạt vô ưu cứu độ
mong sống sót
Đỗ Văn Phúc bầm mình khô khốc
im lặng nhớ nhà
nhớ Vũng Tàu xa

Cái Trọng Ty