Hiển thị các bài đăng có nhãn Ký ức A20. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ký ức A20. Hiển thị tất cả bài đăng

2.9.10

Những người tù bất khuất



Nguyễn Chí Thiệp

Thời gian ở tù, tôi cũng có nhiều dịp để khâm phục những người tù bất khuất, tôi đã có dịp nêu tên tuổi ở những phần đầu khi tôi gặp họ ở trại tạm giam. Ở phân trại C này, tôi tiếp tục khâm phục một người khác. Linh mục Phan Thanh Luân; cha Luân sinh quán Phan Rang, cha còn trẻ, khoảng 37 tuổi, bị kết án chung thân vì tổ chức phong trào chống Cộng ở địa phương, vào trong tù cha vẫn tiếp tục chống đối, bao nhiêu lần viết kiểm điểm, cha đều viết vỏn vẹn có mấy chữ “Chế độ Cộng sản độc tài tàn bạo, nặng trừng phạt trả thù, không có khoan hồng”, cha Luân đã bị nhốt xà lim nhiều lần, các cha khác khuyên cha nên nhẫn nhục hơn, nhưng cha đã dứt khoát trả lời cha muốn làm một viên gạch lót đường cho người yêu nước bước lên đi tới. Trong đợt kiểm điểm cuối năm 1982, cha Luân lại chỉ viết như cũ. Cha Luân bị nhốt từ tháng 12-1982 đến khi tôi rời Xuân Phước tháng 10 năm 1986, nhiều người khác đã chết nhưng cha vẫn còn sống, cha đã yếu lắm, lần cuối cùng khoảng giữa tháng năm 1986, an ninh gọi cha ra để viết kiểm điểm. Cha Luân trả lời cha không biết viết. Cha Luân đã quyết chết. Ý nguyện của cha là làm viên gạch lót đường, nhưng không biết có người nào bước lên viên gạch tên Luân để đi được bước vững chắc trong sứ mạng chống Cộng hay không?




28.8.10

Những nhân vật ....


Nguyễn Chí Thiệp


Xuân Phước - Tháng 9/1979


 ..........
1.
Chỉ có một ngày di chuyển, buổi tối chúng tôi đến trại Xuân Phước. Đó là một trại ở vùng nước độc chuyên giam giữ tù hình sự. Ở tù chung với tù hình sự là một điều không may mắn, một thành phần quá ô hợp và phức tạp, đa số chỉ sống theo bản năng, mặt khác cán bộ coi tù hình sự quen thói đối xử tàn bạo hơn là đối với tù chính trị.

Chúng tôi được chào đón tận tình ở trại, chỉ có 30 người tù được hơn một chục cán bộ xét kiểm đồ vật trước khi nhập trại, thuốc men, thức ăn đều bị tịch thu. Cán bộ giải thích, ở trại tổ chức ăn uống tập thể, không phân chia vì phân chia thức ăn là vết tích của tư sản, nặng đầu óc tư hữu và trại sẽ lo cho “đầy đủ”. Vấn đề gia đình thăm gặp, thời gian đầu tạm ngưng, trại sẽ cứu xét tùy thái độ chấp hành cải tạo.


15.7.10

Chân dung những chúa ngục


-->
-->
Vũ Mạnh Dũng chết rồi. Nó chết khi ra khỏi trại Trừng Giới A 20 và còn rất trẻ. Nó bị đè gãy đôi cột sống, khi đang làm đội trưởng một đội xây dựng. Trong một buổi lao động phá sập một căn nhà, nó đã vấp ngã vì cố gắng chạy vào khu nguy hiểm để thét gọi anh em thoát thân khi căn nhà đang ập xuống. Nó bị nằm liệt vào lúc các đàn anh và bè bạn nó tan hàng tại trại A 20, từng đợt, từng đợt cho tới khi trại như trống trơn, danh sách những người tù chính trị với cái án tập trung vô thời hạn chỉ nằm đâu đó trên bàn mặc cả xóa trại tập trung mà người ta đang thực hiện ráo riết

1987, cái mốc của cảnh tan hàng. Nhưng những hình ảnh bi tráng vẫn còn và không bao giờ phai trong lòng những con người vẫn từng ngày vươn dậy dù trong nghiệt ngã, dưới cái đau buốt của cùm chữ U . Dưới cái dã man vô tiền khoáng hậu của những tên cai tù được liệt vào hàng hung tợn nhất trong lịch sử loài người. Cho đến bây giờ chân dung những con người một lòng chung thủy dưới màu cờ mà họ từng chiến đấu vẫn còn đó. 



18.6.10

A20 - Trại tù Xuân Phước



A20 Nguyễn Thành


Đây trời xanh  đây núi rừng Xuân Phước
Cửa đề lao ngun ngút lửa hờn căm
Những người trai nung chính khí âm thầm
Trong tay giặc giam cầm bao năm tháng .

Nhưng tình yêu nước và tâm hồn cách mạng
Vẫn trào dâng lai láng như trùng dương
Vẫn ngạt ngào như gió lộng ngàn phương
Như chan chứa trên vạn nẻo đường sông núi.

17.6.10

Trại trừng giới



A20 Vũ Ánh
Việt Herald (06/16/2010)
Chén rượu rót vui, buồn bên kia biểntràn trên tay bằng tình nghĩa bao nămAnh em ta rời địa ngục xa xămsống sót quay về từ hơn thế kỷ
Ôi những mái tóc xanh giờ bạc trắngmáu vẫn một dòng chảy với nhục vinhNgười sống mời kẻ chết trong lặng thinhthuở cùm kẹp xưa kia chưa nguôi hận
Một chén tặng cho đời còn như mấtkhóc bạn bè vùi dập ở rừng thiêngtiếc cho thằng sống sót dù còn nguyêntrên đất mẹ cơ hồ như đã chết(Hơn hai mươi năm gặp lại-Nguyễn Thanh Khiết)
Bài thơ trên còn dài. Nó không phải bài thơ của những người HO mà là một trong những bài thơ của một cựu tù nhân chính trị sống sót trở về từ một trại trừng giới: A-20 Xuân Phước. Bài thơ được gởi tặng cho những người từng phải trải qua nhiều năm của đời mình trong cái trại tù độc địa này nhân dịp anh Vũ Trọng Khải từ Úc qua thăm các bạn tù cũ A-20 và có một cuộc họp mặt giới hạn tại Bắc California. Ðọc thơ Khiết, mắt chúng ta sẽ ướt và chúng ta sẽ rất mừng vì trái tim còn biết rung động sau những cảnh đời khắc nghiệt.

15.6.10

Qua La-Hai…… nhớ

-->

Sông Trà Bương, nước đầy mùa mưa lũ
Nắng sườn đồi chạy xuống đón ta qua
Ta cứ gọi chỗ nầy, ngày tháng cũ
Mười năm xích xiềng giam nát đời ta
Đứng để nhớ, đi đau, ngồi phẫn nộ
Bạn bè xưa đâu biết giạt phương nào
Mùa mưa cũ anh em tìm sinh lộ
Một lần đi, bỏ xác lại rừng cao
Ôi Đồng Xuân vẫn mưa về nước đổ
Mưa có trôi đi được những căm hờn
Dấu đạn thù trên thân tù lỗ chỗ
Bạn ta ơi ngày tháng có đau hơn
Một nén nhang thôi, dọc đường qua trại
Ta thắp cho đời, cho bạn, cho ta
Xin gởi Trường Sơn đâu đó hình hài
Người chiến sĩ chết bên ngoài cuộc chiến

nguyễn thanh-khiết
tháng 5/2009
(để nhớ TQLC trung uý Nguyễn Ngọc Bửu
đã nằm lại nơi nầy sau cuộc chiến)


27.5.10

Đưa em về thăm A 20







Em đừng hỏi nơi nầy xưa rất vắng
Chỉ là rừng theo núi tuốt ngoài xa
Trường Sơn chia đôi ở giữa giang hà
Về trại cũ phải lần theo vách đá

Anh không kể những ngày quân tan rã
Làm anh đau phải bẻ nạng chống trời
Mấy năm dư mỏi mòn trên biên giới
Một lần về anh lỡ bỏ cuộc chơi

Chỗ nầy La-Hai khô cằn oan nghiệt
Kia, đường về Xuân Phước chỗ không vui
Bạn bè anh bao xác đã dập vùi
Nơi chí cả không tính vào may rủi

Mưa miền Trung rét căm căm gió núi
Trên tay tù ba bữa chỉ là khoai
Nước muối chan cơm đâu có tính ngày
Năm nầy, năm khác tuổi tù lớn mãi

Có những khi nắng Lào như nung cháy
Vạn thân tù còm cõi vác oằn vai
Gánh sơn hà mới đó chẳng nghỉ tay
Giờ thêm nặng một đời tù oan trái

Em đừng hỏi nơi nầy là quán tạm
Chỉ là nơi người sống ghé nghỉ chân
Dãy đồi xa xa ở dọc ven rừng
Đứng như thể bạn bè anh chôn đứng

Người chết đứng nhìn núi sông buồn thảm
Người sống còn chui xuống tận hang sâu
Đời lất lây như nước chảy qua cầu
Cánh chim mỏi tìm không ra cành đậu

Anh đưa em tới nơi cùng của đất
Như một lần sờ vết cắt trên da
Anh yêu em như giọt máu sơn hà
Mà chưa chắc cuối đời anh rửa được.

nguyễn thanh-khiết
11/09








14.5.10

Anh Hùng Tử Sĩ Nguyễn Ngọc Bửu

-->
  
                                          
  


Anh Hùng Tử Sĩ Nguyễn Ngọc Bửu


Nguyễn Ngọc Bửu, SVSQ/Đại Đội A/K25/TVBQGVN. Là một SVSQ hiền lành cương trực, sống yêu đời với nụ cười thân mật luôn nở trên môi. Bạn bè khóa 25, ai cũng đều thương mến.
Ngày mãn khóa, anh "không cầu an lạc dễ dàng mà chỉ khát khao nắng mưa cùng nguy hiểm", anh chọn binh chủng lừng danh của QLVNCN, binh chủng TQLC.


26.4.10

Tháng Tư - Nhớ bạn tù Xuân Phước

-->

Tháng Tư - Nhớ bạn tù Xuân Phước

Tôi đứng bên sông nghe chiều đổ xuống
chiều bên sông trông nắng quái ngậm ngùi
có đàn chim lạ bay sà vào núi
ở lưng trời nghe hốt hoảng tiếng kêu

bạn tù đưa tôi qua sông một đoạn
dòng nước mênh mông chảy xiết đôi bờ
đôi bờ xa quá đoàn tù lưu xứ
đắng cả một trời thuở ấy sa cơ

tôi về A20 bạn ra Xuyên Mộc
anh bạn Hải Quân đến từ đảo Guam
làm gã đưa đò chở tù mạt vận
rách rưới thảm thương thống hận bao lần

tôi.bạn.vào đây lũ người quẩn chí
đánh đấm cùng đường buổi sáng Ba Mươi
sông nước ngậm ngùi chiều qua Phan Rí
aó mão phù hoa thảy lại cho người

tù qua Kỳ Lộ núi rừng hoang vắng
đất dữ mật khu.vượn hú.chim kêu
lội suối về ngang nghe mưa thác đổ
ta gọi hồn ta những xác chim khô

ai kẻ vùi thây một thời oan khốc
đêm giữa núi rừng gió thổi đá khô
dưới ngọn đèn mờ sầu rơi huyệt mộ
trăng núi tàn xám ngoét cuộc phù du

phê điếu thuốc lào thấy trời trái khoái
có con chim lạ hót nửa đêm khuya
bắt cô trói cột nghe buồn rợn gáy
vinh quang một đời lao động thay trâu

như lũ ma rừng đói xanh mửa mật
tuổi thanh xuân vàng ứa máu trên rừng
đào ao nuôi cá ta nuôi mập cá
mưa núi ngậm ngùi .chân đất.phù.sưng


Cái Trọng Ty
Houston-2010



23.4.10

Nỗi đau ngày ba mươi






Nỗi đau ngày ba mươi


Những cơn đợi không lẽ dài hơn nữa
mỗi tháng tư qua thêm chút buồn theo
năm thứ năm đã thấy quá bọt bèo
nói chi là tới lúc này ta vẫn đợi
giặc chuẩn bị ăn mừng ngày thắng lợi
cờ treo đầy như phủ kín trại giam
ta đứt ruột nghe tiếng loa vang vang
buồn như thể chuyện xưa đang dựng dậy

Cuối tháng tư cơ hồ như còn thấy
quân hối hả về, người bỏ xứ đi
giặc chiếm thành thì chẳng nói làm chi
không tiếng súng, mà trói tay đành đoạn
ai cũng mong chấm dứt thời ly loạn
khi máu xương đã đổ quá nhiều rồi
nhưng xuôi tay như vầy thật là tội
cho những người từng cầm súng đấu tranh

Thôi thì đã cùng đường đành một kiếp
không có cơ may để dựng lại cơ đồ
cứ cúi đầu nói đại tiếng hoan hô
để mà thấy ruột gan đau từng đoạn
chút sĩ diện là lặng yên nhìn bầy thú
múa vuốt, nhe nanh, nén nhục qua ngày
tránh được lúc nào coi đó là may
trong chịu đựng phận một người thua trận

~*~ ~*~

Ôi! ba mươi, tháng tư, ngày quốc hận
ta trùm mền giả như sốt từ lâu
nằm rên la cho giống kẻ đau đầu
để khỏi phải tham gia ngày oan nghiệt
ta biết thái độ nầy không tránh khỏi
chống đối trong tù giặc chẳng tha đâu
cùng lắm là cùm, nghĩ mệt ít lâu
còn hơn chường mặt mà sôi máu giận

Tù cùng đường đành chờ trong vô vọng
dù thắng, thua đã thực hết nước cờ
kệ cứ coi như là mình nằm mơ
biết đâu có cơ may mà làm lại
chín năm nay cứ ngày này ta bệnh
cứ ngày này lòng ta rất là đau
thấy cờ giặc là máu nóng đã trào
nói chi phải đứng nghiêm mà chào nó

nguyễn thanh-khiết
A 20 ngày 30-04-1986 

22.4.10

Gương Bất Khuất Trong Tù


Thời còn đi học, chúng tôi bị ảnh hưởng bởi những truyện lịch sử truyền thống Việt Nam, chỉ quan niệm các vị anh hùng phải là thuộc giai tầng ưu tú xã hội như những vị vua Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ, Lê Lợi, Quang Trung, hay các vị tướng lãnh thống soái như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi… Nhờ chế độ Cộng Hoà và nền văn minh dân chủ khai sáng, người Việt Nam đã nhìn đến những người anh hùng ở các tầng lớp thấp hơn như các thiếu úy, trung úy, các hạ sĩ, binh nhì, thậm chí đến những chị Ba Hàng Xanh, em học sinh Quách Thị Trang. Mỗi lần Bộ Tổng Tham Mưu tưởng thưởng chiến sĩ anh hùng, đều có đủ mặt các cấp từ tướng tá trở xuống đến binh nhì, có đủ quân binh chủng từ Dù, TQLC, BDQ cho đến ĐPQ và Nghĩa quân. Nói đến anh hùng thời chiến là nói đến nhưng chiến sĩ quả cảm, lập nên chiến công hiển hách trong phạm vi khả năng của họ. Thời bình hay nơi hậu phương là nói đến những nhân vật có những hành vi hơn người, vượt thắng khó khăn sợ hãi để bảo toàn danh dự, hay lý tưởng; hoặc có hành vi hy sinh bản thân để cứu người. Sự phong tặng danh vị Anh Hùng của chúng ta không quá lạm dụng như trong chế độ Cộng Sản. Họ phong anh hùng cho ngay những tên ngu muội, điên rồ bị lừa gạt chết oan nghiệt cho cái lý tưởng sai lầm; hay những kẻ vai u thịt bắp, đem sức mình ra làm hùng hục để kiếm tiếng khen. Kiểu anh hùng gánh phân, anh hùng thủy lợi làm cho hai chữ cao quý này trở thành mỉa mai, lố bịch.



Bảy Tay Súng Oai Hùng



Một vụ cướp súng công an đào thoát thật ly kỳ xảy ra tại trại tù A.20 Xuân Phước.

Trại tù A.20 Xuân Phước của Việt Cộng toạ lạc tại một địa điểm cách ga xe lửa Lahaye khoảng 15 cây số thuộc tỉnh Phú Yên (Trung phần). Đây chính là nơi mà trong thời chiến tranh trước 1975 VC dùng làm Mật Khu an dưỡng cho các cán binh CS của chúng. Sau khi chiếm được miền Nam tháng Tư 1975, chúng biến nơi này thành trại tù lớn, chia làm hai khu, Khu A và Khu B. Và mỗi Khu còn chia ra thành nhiều Phân trại. Phân trại E giam giữ các anh em Sĩ quan QLVNCH. Bọn VC đã đưa toàn bộ số đàn ông di tản qua Mỹ trở về từ con tàu Việt Nam Thương Tín nhốt tại đây, rồi sau biến các tù nhân này thành những phu hồ để xây dựng những ngôi nhà ở và nhà giam bằng xi măng cốt sắt. Đồng thời chúng áp dụng một quy chế đối xử với tù nhân vô cùng khắt khe. Bọn cai tù tuyên bố rằng, nơi đây chúng sẽ "biến sắt thành bùn", bất cứ tù nhân nào dù ngoan cố tới đâu cũng phải bị khuất phục. Nhưng ngược lại, chúng đã luyện cho các tù nhân trở thành Gang Thép !

Các anh em tù gọi đây là "Trại Kiên Giam".

Bầy chim gãy cánh


Những tiếng súng vang trong chiều rờn rợn
bảy cánh chim đã hút giữa rừng cây
Phú khánh mùa nầy gió thổi mưa bay
tiếng báo động vẫn rền vang vách núi
những cánh chim đầu đàn của quân binh thuở trước
vùng vẫy đi vào huyền sử trại giam
lần đầu tiên giặc thảng thốt, kinh hoàng
từ dựng trại chưa con kiến nào qua lọt
bảy con chim, vượt qua từng giới hạn
một cánh dù làm mũi nhọn chuyến bay
và mưa rơi, mưa trút xuống tơi bời
xoá vết chân của bầy chim đang tìm chỗ đậu

Liên trại bị hành trong cơn cuồng nộ
súng gờm gờm, giặc lùng sục khắp trại giam
bảy cánh chim bay cả đàn như bị bẫy
mặc trời mưa lệnh xét trại tốc hành
giặc không chừa một ngóc ngách, một vết đinh
bới tung toàn trại cố tìm dấu vết
cả đàn như đang buổi cầu kinh
im lặng nguyện cầu cho những cánh chim vừa bay hút
mưa vẫn rơi, đường rừng muôn gai góc
có an toàn cho những cánh thiên di
mưa che không, gió bảo vệ được gì?
Núi trùng trùng, miền trung ma thiêng nước độc
Trường Sơn xưa những ngày tang tóc
hãy rộng vòng tay đón chiến sĩ về nguồn
mẹ Việt-Nam ơi bảy đứa con ngoan
vừa thoát gông cùm trở về bên gối mẹ

Ngày qua đi, ngày nín thở lắng nghe
im lặng mà nghe tóc tang gần lại
ôi Phú Bổn! trên bản đồ chỉ cách một gang tay
trên thực địa đường rừng đi là mấy
tang thương chưa bên bờ suối chảy
súng đạn kẻ vô thần làm gãy sáu cánh bay
con chim cuối một tiền sát quen tay
đã thoát chết khi rời đàn qua biên giới

Tin đau sau cùng đã về tới trại
tất cả nghẹn ngào hét tiếng bi ai
như bị đốn ngả không làm sao vươn dậy
tang thương chưa, nơi nầy không đất sống
bay đi xa tưởng trở lại quê nhà
rồi bây giờ đâu đó giữa rừng xa
nắm xác bỏ lạnh lùng không hương khói
tang thương chưa núi rừng ơi hỡi
hiển linh gì sao giúp giặc bỏ tình xưa
xót xa chưa mẹ Việt-Nam, mẹ Việt-Nam ơi
những con của mẹ với căm thù nầy làm sao trả


nguyễn thanh-khiết
Để tưởng nhớ 7 anh hùng ở A 20
Và cuộc vượt trại ngày…13-11-1980…


Đến Trại Xuân Phước


A20 Nguyễn Liệu

(Trích tặng nhà văn Nguyễn Quang và thi sĩ Nguyễn Thanh Khiết hai người tù lâu năm ở trại tù Xuân Phước ….) 

Nguyễn Liệu

Như thường lệ, khoảng một giờ tập họp đi lao động buổi chiều. Tôi có tên trong danh sách không đi lao động, ở lại để chuyển trại. Tôi vừa buồn vừa mừng. Buồn vì xa anh em đã ở chung từ lâu. Mừng vì may ra gặp nhà tù mới khá hơn, nhất là tránh được các bộ mặt hắc ám dễ ghét của cán bộ Quảng Ngãi. Người buồn như muốn khóc là anh Hoàng Ngọc Uẩn, một công chức người Huế làm việc ở Quảng Ngãi trên hai mươi năm nên tôi quen biết anh từ lâu. Vào tù ở chung lò gạch, sang trại Nghĩa Điền, tôi nằm bên cạnh anh. Anh tuổi đàn anh của tôi, rất hiền lành, tôi chưa bao giờ thấy anh giận ai. Phòng tôi ở khoảng năm chục người. Tất cả đều xúc động khi biết tôi phải đi trại khác. Trong tù, nhất là tù cộng sản, mỗi lần chia tay chúng tôi có cảm tưởng không còn bao giờ gặp nhau nữa, mỗi lần ra đi là vĩnh biệt, nên ai nấy đều bùi ngùi. Anh em góp tiền cho tôi tới một trăm năm chục đồng — lúc ấy một đồng mua được hai nải chuối. Anh em bày cách giấu nhưng cuối cùng tôi vẫn bọc trong túi và hi vọng đến trại mới dễ dãi hơn may ra mang theo được, nhưng khi đến nơi, tôi tuân hành nội qui, nộp cho cán bộ ở trại. Tôi nhớ có anh Trần Ngọc Ảnh người Quảng Ngãi, tuy ở khác phòng nhưng mến tôi nên cho tôi đến hai mươi đồng, nhiều hơn những anh em khác. Lúc ấy, nhất là trong tù, số tiền rất lớn đối với tôi và đã nói lên tình cảm của anh em dành cho tôi.

21.4.10

Đêm Noel trong xà lim số 6

-->

Ngày 29-4-1984, tôi được chuyển sang xà lim số 6 trại A-20 ở chung với Linh Mục Nguyễn Văn Vàng, linh hồn của một vụ nổi dậy do ngài và người em chủ trương năm 1976. Tôi hoàn toàn không hiểu lý do của việc chuyển xà lim cá nhân này. Ðây cũng là ngày mà tôi đánh dấu 3 năm bị cùm hai chân và có giai đoạn cả hai tay trong xà lim số 5. Phải nói là tôi bị gông thì đúng hơn. Nếu quý vị được nhìn thấy những tội phạm của thời phong kiến bị gông như thế nào thì chúng tôi bị gông như thế nấy. Chỉ có khác là nhà tù Cộng sản không gông cổ mà thôi.

Linh Mục Vàng, một nhà giảng đạo lỗi lạc của dòng Chúa Cứu Thế, sau khi bị lên án chung thân khổ sai sau vụ và em ruột ngài là Linh Mục Hiệu bị xử tử, đã bị đưa lưu đầy tại trại A-20 Xuân Phước. Khi tôi đã nằm cùm trong biệt giam trong phòng số 5 được 2 năm thì một hôm Linh Mục Nguyễn Văn Vàng lúc ấy từ trại lao động bị đưa vào xà lim số 6, bên cạnh xà lim tôi bị giam.