18.3.11

cũng từ chuyện Tháng Ba Gãy Súng



Tưởng Niệm Cao Xuân Huy

ngồi đây nơi ngã ba tắt nắng
cô hàng ơi cho một cốc xây chừng
nâng chén muộn phiền đợi bạn
như có lời của gió mùa sang
gọi từ nghìn trùng xanh thẳm
xúm xít quanh đây
những hồn ma thức dậy
dưới trời chiều loang loáng máu tươi
tiếng ai điên dại nói cười
tháng Ba cửa Thuận An bẫy chết
những người lính Kình Ngư
Thủy Quân Lục Chiến
màu áo hoa rừng đẫm máu
giày trận rách bươm
xương tàn cốt rục
những mộ phần đào vội lấp nông
xác người lính Miền Nam
thua trận tháng Ba
tháng Ba cửa Thuận An
những bia thịt bấy nhầy
trước họng súng kẻ thù
lính, dân dồn cục rối mù
chiến trường nước mắt hận thù anh em
ôi những cái chết hào hùng
chưa một lần được biết
của người lính vô danh
THÁNG BA GÃY SÚNG đoạn đành
bốn bề biển nước loanh quanh chết dần
giữa bến chiều Cai Hạ
sau lưng kẻ thù rượt tới
vũ khí trên tay mà thêm nặng nợ
ĐẠN KHÔNG CÒN
lấy thân mòn chống lại kẻ thù
như con rắn bị chặt đầu
chiếc đuôi quẩy đạp ngập tầu máu xương
thế rồi giữa biển chiều thoi thóp
địa ngục vỡ toang
một người ngồi lại trên bờ cát *
giòng người tiếp tục chạy
một người nữa ngồi lại trên bờ cát
giòng người vẫn chạy
và những người khác nữa….
kết thành vòng tròn chết
quả lựu đạn nổ bung ở giữa
máu và xác người tung toé
đỏ rợn người nơi bãi cát trắng tươi
ôi Tổ Quốc tôi
bi thương man rợ
những người lính bơ vơ
đã chết một ngày như thế
những người lính cùng đường
đã bị bội phản
bán đứng thảm thương
bị bỏ lại giữa đường
cho kẻ thù tập bắn bia người
ngoài khơi tầu bè qua lại
trong bãi cát lầy
những vòng tròn chết vẫn dài ra
những tiếng sóng êm đềm vẫn vọng từ xa
giữa tiếng súng
tiếng lựu đạn
nổ tung trời cõi chết
một trời vô vọng
giòng người bỗng chậm dần ngong ngóng
rồi ngưng lại
đụ mẹ sao không chạy tiếp *
chạy con mẹ gì nữa cha ơi
ôi cửa Tư Hiền đã quá xa vời

CÁI TRỌNG TY

* trong ngôn ngữ Tháng Ba Gãy Súng




VIỆT- KIỀU


                                                                        Tống-Phước-Hiến
                                                                                                              *

    Cuộc chiến-tranh vừa qua, nhiều người lầm tưởng đã kết thúc vào 30.4.1975 và bị đánh giá là cuộc nội-chiến Nam Bắc, mà Cầu Hiền-Lương vắt qua giòng sông Bến-Hải, trên Vĩ-tuyến 17 là biểu-tượng cho một giai-đoạn xót-xa của lịch-sử. Thật ra, cuộc chiến-tranh đó vẫn được tiếp-diễn, nhưng theo thế-trận khác và ý-nghĩa cũng được nhận-định lại đúng đắn hơn !

Sau 30.4.1975 Cộng-sản phơi bày chân-tướng là một lũ phỉ quyền tham ác lưu-manh; nên Người Quốc-Gia giành đoạt được chính-nghĩa và tiến-hành cuộc chiến-tranh giải-phóng Dân-tộc hầu có điều-kiện đưa đất-nước đến phồn thịnh, nhân-dân được tự do. Trận quyết đấu nầy, người Quốc-Gia đang thắng-thế, từng bước chứng-minh Cộng-sản Việt Nam là tội-phạm nhân-loại, là tội-đồ Dân-tộc. Nhưng bỗng nhiên hàng-ngũ chúng ta có hiện-tượng giao-động, địch biết tránh né, thoát hiễm. Thì ra, chúng ta đang bị một loại “nội thù” rất nguy-hiểm mà mọi người thường gọi bằng tên nghe khá hiền lành “Việt-kiều” !.

Tất-cả những người Việt Nam (VN), nếu không là bọn có quyền thế sống hoan-lạc trên nỗi thống-hận Dân-tộc, và nếu có điều-kiện đều phải đành lòng chấp-nhận gian-nan, nghiệt-ngã, nguy-hiểm, đau nhục để đào thoát ra đi. Sóng nước đại-dương, rừng sâu, hải tặc, thổ-phỉ…... không cản ngăn được ý chí. Họ đào thoát khỏi Cộng-sản dưới nhiều hình-thức như vượt biên, vượt biển, con lai, bảo-lãnh đoàn tụ, cựu tù nhân (H.O), Cựu nhân-viên Chính-phủ Hoa-Kỳ (U.11), thuyền-nhân hồi hương (ROVR); đào tỵ khi xuất ngoại như công-tác, biểu-diễn nghệ-thuật, thi đấu, công-nhân trong chương-trình"xuất-khẩu lao-động"; ngay cả những du-học-sinh hay du-lịch… v.v...phần đông trong thâm tâm họ cũng mơ ước cho toàn dân Việt Nam thoát khỏi ách nạn Cộng-sản.

    Ðối với Việt-cộng (VC), những người hội đủ điều-kiện được tái định-cư ở nước ngoài khi trở về Việt Nam đều bị xếp vào loại người có danh xưng là “VIỆT-KIỀU” (VK).


13.3.11

Thư Gửi Anh Em A-20 (bài chót)



A20 Vũ Trọng Khải 

Anh Em A-20 Thân Quý.

Thưa Quý Anh,

Đến bài này, tôi xin vào ngay sự việc đã hứa với Quý Anh và Anh Phạm Kim Minh, và xin một lần nữa cảm ơn Anh Phạm Kim Minh đã chuyển bài viết của Ông Nguyễn Đình (ngoài Emailgroups của chúng ta ).

Đó là việc liên quan đến lá thư của Ông Nguyễn Đình Bình, cựu Chánh Thanh Tra Giám Sát Viện của VNCH, nói về cái chết trong tù của Đại Tá Sơn Thương.

Thưa Quý Anh,

Trước đây vài năm , khoảng trên dưới 7 năm gì đó, tôi không nhớ rõ.

Nhân dịp gặp một người Bác Họ của tôi, Ông có đề cập đến dư luận cho rằng Đại Tá Sơn Thương chết trong tù là tại Vũ Thành An (VTA).

11.3.11

Thư gửi Anh Em A-20 (bài 1)



A20 Vũ Trọng Khải

Anh Em A-20 thân quý,

Đích thực, các Anh là những Anh Em Thân Quý của tôi.

Vì thế hôm nay tôi cần phải thưa cùng các Anh đôi điều, mà đáng lẽ, tôi đã phải trình bầy từ lâu … từ khi tôi phản bác bài viết  “CON NGƯỜI TA CÓ DUYÊN SỐ HAY KHÔNG” của A-20 Toại Chí.

Rồi đến việc tôi chuyển lời mời Anh Em A-20 San Jose tham dự lễ tưởng niệm Chiến Sĩ Hoàng Sa cùng buổi nói chuyện của Luật Sư Nguyễn Thành.

Cả hai sự kiện này tôi đều bị nhiều Anh lên tiếng trách móc (tôi còn lưu giữ những Email ý kiến của Quý An ).

8.3.11

TẠ ƠN MẸ




Quán Lá cũng xin giới thiệu cây viết Nguyễn Thụy Giáng Sinh là ái nữ của A20 Nguyễn Văn Học. Để chúng ta thấy rằng A20 “hổ phụ sinh hổ tử”.



TẠ ƠN MẸ


Vài dòng tâm sự với các bạn đồng trang lứa, về những người Mẹ của chúng ta.

Nguyễn Thụy Giáng Sinh.



        Năm nay tôi vừa tròn ba chục tuổi, sống ở Mỹ gần mười ba năm, đã có chồng và một con, về công việc học hành cũng như làm ăn sau ngày ra trường. Tôi cảm thấy không có gì phải phàn nàn cuộc đời cả - Tôi biết, sở dĩ cuộc đời tôi được mọi chuyện tốt đẹp như ngày hôm nay, ngoài sự an bài của Thượng Đế, còn có sự tài bồi, lo lắng của cha mẹ, nhưng đặc biệt hơn hết là của Mẹ - Tôi chỉ dùng một tiếng Mẹ, mà không dùng mẹ tôi, vì e rằng các anh chị cho là tôi giành hết mẹ chăng - Tôi có tới sáu anh chị em, và người nào trong chúng tôi, cũng đều có những ý nghĩ, tình cảm riêng thật đậm đà đối với Mẹ - Điều này chắc hẳn anh chị em chúng tôi cũng giống các anh chị mà thôi - Riêng tôi cảm nhận được tình mẹ đối với tôi thật bao la, bát ngát, có thể nói hầu như lúc nào cũng bao trùm hết cuộc đời tôi, khi thì bàng bạc như sương khói, lúc lại nồng nàn, ấm áp như nắng xuân. Từ khi có trí khôn, tôi chỉ biết có Mẹ, và duy nhất chỉ một mình mẹ - Mọi chuyện tôi đều trông cậy, phó thác nơi Mẹ, từ khi còn ẵm ngửa, đến lúc hiểu biết và cả khi đã khôn lớn.
     

7.3.11

Ngậm Ngùi Tuổi Hạc


  
Chia tay nhau từ những năm sau 1980, A20 Nguyễn Văn Học đã bay một mình giữa trời gió bão
Hôm nay anh  về Quán Lá, căn nhà của những cánh chim đã mỏi, bằng bao năm chinh chiến, bằng bao tuổi ngục tù, A20 Nguyễn Văn Học đã viết lại trăn trở của mình từ những năm 2008, anh viết cho anh, cho bè bạn, cho thế hệ mai sau.
 Quán Lá mời các anh lắng nghe tiếng kêu gần như tuyệt vọng của con hổ ngày xưa trên chiến trường đẫm máu, tiếng kêu dưới màu cờ mà anh đã một đời dâng hiến cho đến ngày buông tay, Hãy lắng nghe tâm sự của một A20 từng chia với chúng ta ngọt bùi suốt những tháng năm trong Trại Trừng Giới .


Ngậm Ngùi Tuổi Hạc

A20 Nguyễn Văn Học


       Cuộc đời tỵ nạn đã là những chuỗi ngày bàng bạc nỗi buồn - Đến mùa Quốc Hận, nỗi buồn tăng thêm cường độ, vì những kỷ niệm đau xót lại trở về - Đầu óc cũng trở nên lãng đãng bởi những suy tưởng về ý nghĩa cuộc đời.

       30 tháng Tư năm 1975 đến 30 tháng Tư năm 2008, đã qua 33 năm - Những chàng trai phương cường, những thiếu phụ xinh tươi thuở ấy, tuổi ngoài ba chục, đến nay đã tròm trèm bảy chục - Gần bảy chục tuổi của các ông, bao gồm cả thời gian đại hạn, khổ sai trong lao tù cộng sản, đa số bề ngoài cũng đã hom hem lắm lắm . Trong những người hom hem đó có tôi - Chuyện này không làm tôi buồn, vì bè bạn, nhiều người giống mình, nên gặp nhau, chẳng có gì lạc lõng, cứ vui cười thoải mái.


Thư cho A.20




Thưa tất cả các Niên Trưởng, Huynh Trưởng và anh em A.20,

Tôi không phải là người biết viết lách như anh Alpha Vũ Ánh, như Bùi Đạt Trung (Điên), như anh Tống Phước Hiến, chị Lê Thị Xuân (Tống Phước Hiến phu nhân) hoặc ngay cả cháu Tống Phước Xuân Hà (con gái út của anh chị Tống Phước Hiến), và một số anh em khác viết rất hoa mỹ và làm cho người đọc rung động.

Nhưng tôi xin đến với quý vị trong Trại Trừng Giới A.20 với tất cả tấm lòng của tôi.

Tôi nhờ Phật độ nên “được” về tương đối sớm (cuối năm 1981 sau 2 năm 10 tháng tại A.20) cùng toán với anh Trung Tá Ngân (không tin tức gì nữa sau khi anh bước xuống ga Nha Trang rồi hình như đi vượt biên rồi mất tích luôn trong khi toán còn lại xuôi Nam).

Đến giữa năm 1992 thì tôi qua Mỹ theo diện “Quân nhân đi tù trên 3 năm được chính phủ Mỹ cho qua Mỹ với tư cách tỵ nạn chính trị” nhờ ít nhiều có sự can thiệp của bà Khúc Minh Thơ.

Sau một thời gian thật là lâu, đột nhiên tôi gặp trang nhà của Trại Trừng Giới A.20 trên mạng, khi tôi đọc được một bài viết ca tụng cháu gái con anh Đoàn Bá Phụ được giải thưởng Bill Gates. Tôi mò vào trang nhà đó và sau đó được công nhận là một thành viên của A.20, và tôi hãnh diện ký tên A.20 LHÂn.

Xin cho tôi được phép nói dông nói dài như vậy để thưa với quý vị rằng như tôi đã nói trong một email trước đây khi chúng ta lo cho A.20 Hải Bầu là: “A.20 một ngày là là A.20 trong máu suốt đời, không bao giờ quên”, đâu có gì lạ khi chúng ta cùng chung lưng đấu cật để chu toàn cho một người anh em của chúng ta.

Chúng ta dùng trang nhà để nói lên tiếng nói của chúng ta, những chàng trai trẻ tuổi, gác bút nghiên theo việc đao cung, để dấn thân cứu nước và bảo vể Tổ Quốc. Bảy anh em “Anh Hùng A.20” còn đó, những ngưòi khác vào cùm ra khám còn đó, chứng minh tinh thần bất khuất của những chàng trai “coi nhẹ cuộc đời nhưng coi nặng lòng ái quốc và tình bạn”.

Chúng ta đã thua trên bàn cờ quốc tế, nhưng tâm huyết của chúng ta còn đó. Chúng ta không thua vì chúng ta dở, hèn nhát hay gì đó, mà chúng ta thua vì Washington muốn chúng ta thua. Và người ta muốn gỡ danh dự nên cho một số chúng ta qua đây, không phải vì thương chúng ta, nhưng vì không làm gì khác được.

Tôi xin đưa một lời nói cụ thể của tôi khi trả lời những người nói về cuộc chiến tại Việt Nam như sau:

Có nhiều người ngoại-quốc, phần đông là người Mỹ, để một phần bào-chữa cho chính-sách rút quân của họ vào đầu năm 1973, đã nói với chúng tôi rằng:

 Cuộc chiến tại Việt-Nam là một cuộc chiến nội-bộ, một cuộc huynh-đệ tương-tàn lớn giữa người Việt-Nam các anh với nhau”.

Chúng tôi chua-chát nói với họ:

“Các ông lầm to rồi. Đó không phải là một cuộc nội-chiến. Đó không phải là một cuộc huynh-đệ tương-tàn. Đó là sự xâm-lăng của một quốc-gia này vào tới một quốc-gia khác kia. Đó là sự xâm-lăng của một Ý-THỨC-HỆ này vào một Ý-THỨC-HỆ khác kia. Quý-vị nói là chúng tôi là người Việt-Nam cả, và do đó chúng tôi là anh em mà lại chém giết lẫn nhau, tại sao quý-vị lại có thể đặt một vấn-đề như thế? Chúng tôi đã được phân chia rõ-rệt, qua hiệp-định Genève ngày 20 tháng 07 năm 1954, một bên là Quốc-Gia, một bên là Cộng-Sản, mang tên hai quốc-gia khác nhau, một bên là Việt-Nam Cộng-Hoà, một bên là Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hoà, hai quốc-gia có địa-giới, không-giới, hải-giới rõ-ràng cơ mà. Vậy mà chúng tiến-hành xâm-chiếm đất đai của chúng tôi. Nếu quý-vị cho rằng chúng tôi là người cùng một màu da, cùng một dân-tộc, mà lại chém giết lẫn nhau, quý-vị cho là nội-chiến, là huynh-đệ tương-tàn, quý-vị không thể tiếp-tục can-thiệp được, thì vậy quý-vị thử nhìn lại xem lịch-sử của chính đất nước quý-vị xem sao. Quý-vị có phải là người gốc Anh không? Quý-vị đánh lại nước Anh để có được hai chữ TỰ-DO, có đúng thế không? Quý-vị có nhận viện-trợ của nước Pháp không? Người Pháp với Tướng Lafayette có bỏ rơi quý-vị không? Thế thì cùng một công việc, cùng một hành-động, mà chỉ có hành-động đấu-tranh dành TỰ-DO của quý-vị là đúng, còn hành-động bảo-vệ TỰ-DO của đất nước chúng tôi là sai sao? Như vậy, người Anh đánh người Anh là đúng, còn người Việt đánh người Việt thì sai sao? Thế sao bây giờ quý-vị tiếp-tục giúp người Đại-Hàn? Người Nam-Hàn có khác với người Bắc-Hàn không? Thế sao sau cuộc thế-chiến thứ hai quý-vị lại giúp Tây-Đức không cho Đông-Đức lấn chiếm? Thế sao cho đến bây giờ quý-vị vẫn tiếp-tục giúp những người Cuba lưu-vong chống lại sự cầm quyền của Fidel Castro? Thế sao quý-vị tiếp-tục giúp những người Tầu ở Đài-Loan chống lại Trung-Cộng? Như vậy, người Anh đánh người Anh là đúng, người Đại-Hàn đánh người Đại-Hàn là đúng, người Đức đánh người Đức là đúng, người Cuba đánh người Cuba là đúng, người Tầu đánh người Tầu là đúng, chỉ có người Việt-Nam đánh người Việt-Nam là sai? Như vậy rõ-ràng quý-vị thiên-vị, chỉ làm những gì lợi cho quý-vị, chứ trên thực-tế quý-vị chẳng thương một ai cả, có đúng thế không nào? Một sự biện-minh, một sự nguỵ-biện con nít. Thật là mỉa-mai, thật là chuyện trò hề, có đúng không quý-vị?”

Lập trường của những người xuất thân từ A.20 thật vững chắc, ngoại trừ như tôi đã nói là có một số ít người phản thùng, chê bai người này, nói xấu người nọ, chụp mũ người kia, nhưng số này rất ít không đáng kể, cho ra rìa cũng còn được, và tôi xin hoan hô tinh thần tương thân tương trợ của những anh em A.20 có một không hai. Chúng ta ai cũng biết là khi chúng ta qua Mỹ, chỉ có hai bàn tay trắng và một giấc mơ là sớm ổn định để còn nghĩ đến việc quang phục quê hương khỏi ách thống trị của bọn nguỵ quyền cộng sản, qua súng đạn nếu có thế (mà chắc chắn không được vì nhìn thấy gương Tướng Vàng Pao) hoặc qua ngòi bút, và chúng ta đã tương đối thành công. Chưa một ai bị đói rách như anh em của chúng ta còn ở lại Việt Nam, ý tôi muốn nói đến những thương phế binh QLVNCH, chúng ta hằng có hằng ngày mấy bữa cơm, còn rủng rỉnh uống vài lon bia nữa, rồi bên cạnh còn có vợ hìền, con thảo nữa. Chẳng may khi người bạn đời của ta sớm ra đi, thì thứ nhất có thể do duyên nợ đã hết, và thứ nhì biết đâu do tu hành từ nhiều kiếp trước nên đã đến lúc đắc quả trên cõi Phật. Nhìn hình ảnh chị Hải nằm thư thản, tôi có cảm giác như chị đã đắc quả rồi, và chị đang hướng dẫn cho chúng ta tu hành để cũng đạt được kết quả như chị. Đối với Phật Tử, chỉ cần niệm lục tự “Nam Mô A Di Đà Phật” là chúng ta sẽ đạt được cứu cánh Niết Bàn. Chị Hải đã làm được, anh Hải sẽ làm được, và chúng ta sẽ làm được. Anh Hải không nên buồn mà phải hãnh diện là Chị đã đắc quả Tu Đà Hoàn.

Trong khi chờ đợi tôi xin nhắc lại mục đích của lá thư của tôi:

Chúng ta là A.20, là những chàng trai đã từng vào sinh ra tử cho lý tưởng của chúng ta, với bao nhiêu trận đánh, với những vết thương lớn nhỏ trên thân thể chúng ta hay ngay trong tâm hồn của chúng ta, nay là những cụ già ai cũng trên 6 bó, thậm chí 7, 8 bó, (như tôi đã là 71 rồi đó HuHuHu!!!) nhưng tinh thần của chúng ta vẫn mãi mãi trẻ trung, và chúng ta vẫn còn lý trí, ý chí, để mong một ngày nào đó thật sớm quang phục được quê hương, ngõ hầu cúu vớt dân tộc Việt Nam khỏi ách cộng sản, và xây dựng một nước Việt Nam hoàn toàn tự do, dân chủ, phú cường, dân giầu nước mạnh, đồng thời mang những nụ cười đến cho toàn bộ dân chúng Việt Nam cũng như cho anh em để an ủi nhau trong tuổi già, để khích lệ anh em trong những lúc hoạn nạn, cơ hàn, buồn bã.

Chúng ta không làm chính trị, nhưng chúng ta phải có thái độ chính trị. Không tham gia ngụy quyền VC, không hưởng ứng những gì VC nói và làm, và chỉ có hai nhiệm vụ chính: chống cộng và lo cho anh em A.20.

Tôi nghĩ là những gì tôi viết ra không đến nỗi trái tai quý vị trong A.20 cho lắm, tuy nhiên nếu tôi có động chạm đến vị nào thì xin niệm tình tha thứ cho tôi.

Việt Nam Cộng Hoà muôn năm,
Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà muôn năm,
A.20 muôn năm,

A.20 Lê Hoàng Ân
5/3/2011




DI HUẤN TRONG HUYỀN THOẠI



Trong thế giới của chúng ta, những người đi trước thường để lại dấu ấn cho thế hệ đi sau .
Chính nó dẫn dắt cái thế hệ đó đi theo con đường đã hướng. Trọng trách mà chúng ta vác trên vai không phải là chỉ khu xử với nhau, nhìn nhau trong cái nhìn của một thời tù ngục không thôi. Ngoài cái trách nhiệm cho chính chúng ta, còn một trách nhiệm không sao quên bỏ ... Những người trẻ..
Quán lá xin trân trọng giới thiệu bài viết của Tống Phước Xuân Hà con gái của A20 Tống Phước HiếnCựu CSQG thiếu uý Lê Thị Xuân, bài được viết khi cháu lên 16 tuổi.

---------------
  
DI HUẤN TRONG HUYỀN THOẠI

                                               Tống Phước Xuân Hà

Tôi nhớ thuở còn thơ dại, ba tôi hay kể cho nghe những câu chuyện huyền thoại trong lịch sử Việt Nam. Trong những câu chuyện ấy, có một chuyện thật đặc biệt mà tôi khắc ghi trong lòng, đó là chuyện về “Thánh Gióng”. Tôi thích, vì câu chuyện này mang tính chất thần kỳ.
 
Chuyện kể lại rằng: Vào đời Hùng Vương thứ 6, tại làng Phù-Đổng, thuộc bộ Vũ-Ninh, Nước Văn-Lang (tên nước Việt-Nam thời bấy giờ) có một cậu bé bị dị tật bẩm sinh vì đã ba tuổi mà còn nằm nga; không biết nói, không biết cười, không biết lật, không biết bò; nhưng sau đó lại trở thành một vị Anh Hùng Dân Tộc.

 Tới khi tôi lớn lên, ba tôi mới giải thích cho tôi hiểu rõ hơn mục đích của câu chuyện.  Hôm nay, tôi xin được chia xẻ với các bạn những gì tôi đã học được từ câu chuyện thần thoại này.
 
Theo tôi thì trong câu chuyện Thánh Gióng, Cha Ông ta đã để lại lời di huấn như sau :


6.3.11

Tâm tình với các đồng đội A-20 Xuân Phước


Vũ Ánh

Tôi không phải là người đầu tiên được Hải bầu báo tin cho biết người bạn đời của anh đã ra người thiên cổ ở tuổi 60. Cái tật ít nghe lời nhắn trên cell khiến tôi chùng xuống vì ân hận khi vào sáng tinh mơ, Phạm Đức Nhì ở Galveston gọi cho tôi báo hung tin. Tôi không gọi cho Hải bầu, vì tôi biết trong giờ phút ấy, những lời an ủi chẳng có tác dụng gì giữa cái mất mát to lớn của người bạn tù thân thiết của mình. Hải làm ở gần tòa soạn tôi, thỉnh thoảng anh em gặp nhau để bàn về chuyện tổ chức gặp mặt vào Tháng Bẩy này. Tôi biết hoàn cảnh của Hải bầu rất khó khăn, tôi lại không giầu có gì, nhưng không hiểu sao vào giây phút khẩn cấp ấy tôi nghĩ  những anh em nào đã chia nhau từng miếng khoai hà, từng chén canh đại dương, canh giây thép gai, mắm đã có giòi trong những bữa cơm tù, từng nhìn thấy cảnh một bi thuốc lào mà bốn năm đứa chuyền tay nhau kéo, từng vá cho nhau những miếng vá trên các bộ quân phục đã bắt đầu mục rách… có thể giúp tìm ra một giải pháp.

BÔNG HỒNG TRÊN VẾT DẦU LOANG


Ngày buồn rồi sẽ qua đi, sinh hoạt Quán Lá cũng sẽ trở lại bình thường, nhưng dư âm vẫn còn đọng lại trong chúng ta với quá nhiều cảm xúc, tự hào và hãnh diện vì mình là “A.20”

Khi biến cố xảy đến cho gia đình Hải Bầu, một số A.20 xa gần thường liên lạc với “Bầu” rất lo lắng, quan tâm và chia xẻ…., lên net thông báo cho Quán lá, những chỉ có lẻ tẻ hồi đáp, hầu như gặp “bức tường im lặng” vì đa số không có xử dụng computer và không có theo dõi sinh hoạt Quán Lá qua email.

Lúc đầu Quán có vẻ thất vọng và muốn bỏ cuộc, sợ rằng sự tồn tại sẽ không còn bao lâu nữa, nhưng bây giờ mới thấy ý nghĩ đó hoàn toàn sai lầm.

28.2.11

Gặp lại nhau mừng quá



Nhớ lại thuở, cùng quê hương mạt vận,
Chia tù đày, chung một nổi ưu tư.
Chỉ ánh mắt, nụ cười ta cũng hiểu
Đường ta đi cay đắng những vần thơ.
Nhớ lại nhau, nghe cay trong khóe mắt
Vẫn nhớ hòai thời cùng nhau nhốt lệ
Và bây giờ mình trãi lệ cho nhau!
Bạn tù ơi, tuổi ta gần huyệt mộ
Đường về quê thao thức những đêm thâu
Đại dương ơi, máu tim còn tha thiết
Chuyển giùm ta cơn nhớ đến dại khờ 

A20 Tống Phước Hiến  
Sat, February 26, 2011




27.2.11

Hỡi con ngựa chứng ngày nào



  (Viết cho A20 Trần Kim Hải, ngày chị ra đi)

Đừng ngã xuống vì những bi thương đời sống
đừng thẫn thờ khi nhìn lại gối chăn
thuở ngang tàng, vùng vẫy với núi sông
hỡi con tuấn mã của những ngày tù ngục
biết bao kẻ gõ bồn ca khi vợ chết
phải nén lòng riêng - ngày lửa dậy trời Nam

Trần Kim Hải - hãy cao đầu đứng dậy
tiếng hát anh còn lồng lộng trên cao
dù một đỗi qua bao nhục nhằn, khổ nạn
dù lệ rơi khi chiếc bóng đêm trường
dù gánh đời vội gãy dọc đường
nhưng còn đó những lầm than
thuở nằm gai nếm mật
nợ tang bồng, chí cả, để ai mang?

Biết là đau, là thương, là nhớ
mất "một người" đâu dễ lệ không rơi
mấy mươi năm tựa nhau giữa cuộc đời
cùng một chén đắng cay ngày biệt xứ
tội chưa?
con tuấn mã bây giờ què quặt
bước thấp cao cho hết hành trình
vất xuân xanh theo cuộc chiến chinh
trong xiềng xích chưa một lần cúi mặt
chân lết trên tự do với nỗi buồn vắng ngắt
bắng hữu dăm ba, dở khóc, dở cười
Trần Kim Hải ơi!
lồm cồm đứng dậy đi thôi
nợ thủy chung hãy dập đầu ba lạy
sau lưng người còn có vạn cánh tay
dựa vào đi mà ngó lại giang san
gạt nước mắt, mím môi cười một nụ

nguyễn thanh-khiết
SG 26/2/2011



26.2.11

Cải tổ-Va chạm-Thị phi



Vũ Ánh/Việt Herald
(02/24/2011)

Hôm ông Hoàng Đức Nhã, cựu Tổng Trưởng Dân Vận-Chiêu Hồi xuống thăm và vui xuân với anh em trong ban vận động để tổ chức ngày Hội Ngộ của gia đình Thông Tin-Dân Vận-Chiêu Hồi VNCH, chúng tôi mới có một chút thời giờ ôn lại một giai đoạn làm việc khá gắn bó với nhau vào một giai đoạn đất nước có nhiều biến chuyển hệ trọng liên quan đến vận mệnh của đất nước.

Trong hơn một thập niên làm việc trong ngành này, chúng tôi-được mệnh danh là những cán bộ trẻ tuổi vào lúc đó-đã trải qua nhiều đời tổng trưởng, từ hàng tướng lãnh, học giả, viên chức hành chánh, cho đến các chuyên viên hàng đầu. Tình thật mà nói, mỗi ông một vẻ, mỗi ông có cách đối phó, mỗi ông có thế lực chính trị riêng, đường lối chỉ đạo riêng, không ông nào giống ông nào. Vì thế, có nhiều cách nhìn về hiệu quả của công tác thông tin, dân vận và địch vận mà bên chính phủ gọi bằng từ ngữ chung “dân vận-chiêu hồi”.