15.6.21

Một người anh

 

A20 Nguyễn-Đại-Thuật

 

Gia đình tôi được đi định cư ở Pháp đã được tám năm. Vào năm thứ ba tôi nhận được tin về Tân từ một người bạn cùng xóm đang sống ở Việt-nam. Trong thư người bạn viết:


 “Tân mới được ra khỏi tù cải-tạo, bịnh rất nặng phải vảo nhà thương để mổ. Trại cải tạo cho Tân về nhà để chữa trị. Anh em bạn bè ai cũng khổ, có đóng góp giúp Tân nhưng chẳng được bao nhiêu, nên có ý-kiến nhờ người bạn viết thơ yêu cầu tôi giúp Tân tài chánh để trang trải chi phí bịnh-viện”. 

 

Họ nghĩ tôi sống ở nước ngoài nên kinh-tế có thể khá hơn.

 

Gia-đình tôi vượt biển và được tàu Pháp vớt, cho tạm trú tại Singapour ba tháng trước khi được Cao ủy tị-nạn làm thủ tục cho đi Pháp.

 

Tôi được định cư tại thành phố Dijon, cách xa Paris khoảng ba trăm cây số. Tôi và vợ tôi may mắn được nhận làm việc trong một cơ sở sản xuất sữa bò sau năm tháng đến Pháp.

23.5.21

BÍCH TRÂM

 

A20 Lê Phi Ô
    


Buổi dạ tiệc Ngày Quân Lực do Liên Hội Cựu Quân Nhân tổ chức năm nay đông hơn mọi năm, không những có sự tham dự của gia đình cựu quân nhân các vùng phụ cận mà còn có đông đảo người từ các Tiểu Bang xa đến. Chỉ riêng cựu quân nhân của các quân binh chủng (chưa kể vợ con hoặc thân nhân) hầu hết đều mặc quân phục ước chừng 500 người, nhà hàng từ trong ra ngoài toàn là lính với lính trông hùng tráng và vô cùng đẹp mắt.

Tuyển Tập: TIẾNG GỌI VIỆT NAM

 A20 Lê Phi Ô 


Thân gởi các anh em A20 

Flipbook: 

*Tuyển Tập: THƠ, TRYỆN, HỒI KÝ TIẾNG GỌI VIỆT NAM





29.4.21

Sự còn mất của một người em

A20 Nguyễn Đại Thuật

Tôi nhớ rất rõ chuyện xảy ra rất lâu khi tôi gần tròn bốn tuổi.

Hồi đó, gia-đình tôi sống gần một làng chài ở Mỹ-khê, Đông-Giang thuộc quận ba thành-phố Đà Nẵng.

Ba tôi phục-vụ trong quân-đội VNCH, đơn-vị đóng ngoài Quảng-Trị, cấp bậc hạ-sĩ. Mẹ tôi bán cá ngoài chợ Sơn-trà. Mẹ tôi mua cá của những ghe chài cập bến vào sáng sớm, để đem ra chợ bán. Một buổi trưa Chúa Nhật, hai anh em tôi chơi banh ngoài sân cỏ bên cạnh nhà, chờ mẹ về cho ăn cơm. Anh tôi học lớp đệ thất trường Trung-học Đông-Giang, tôi học lớp mẫu-giáo của một trường tư trong phường. Đang chơi, vô tình trái banh do anh tôi đá quá mạnh, tôi đỡ không nổi nên bị trái banh trúng vào mặt. Đau quá tôi khóc ầm lên, anh tôi chạy đến dỗ dành tôi, lấy tay lau nước mắt cho tôi, xoa nhẹ vào má tôi, nơi bị đau. Vừa lúc đó mẹ tôi từ chợ về.Thấy mẹ, tôi càng khóc lớn thêm. Khi biết được sự việc, mẹ tôi quơ tay đập nhẹ mấy cái vào đầu anh tôi mắng: “Cha mi, làm em đau,” rồi vội dẫn tôi vào nhà, lấy khăn ướt lau mặt cho tôi, để tôi vào võng đưa qua đưa lại, dỗ dành: "Nín đi con, sau nầy đừng chơi banh nữa, tháng tới sinh nhật con ba về mẹ nói ba mua cho con chiếc xe đạp nhỏ, con đạp đi học giống như anh Hai của con." Nói xong, mẹ tôi đi vào bên trong nhà rồi trở ra, một lá thơ trên tay: "Đây là thơ của ba con gởi về hôm tháng rồi" mẹ tôi đọc:

27.3.21

Ranh Con (2)

A20 Nguyễn-Đại-Thuật

    Mùa hè năm 2017, trong một bữa cơm tối, Thiery, con trai đầu của tôi mở đài truyền hình ARTe, một đài hợp-tác Pháp-Đức để xem một chương-trình phóng-sự ghi lại về câu chuyện của một gia-đình sắc tộc thiểu-số sống ở Nam Lào mà đài đã báo cho khán thính giả biết từ mấy ngày trước.  Tôi cũng tò mò nhìn xem, vì sau kỳ nghỉ hè, tôi cùng hai bác sĩ đồng nghiệp sẽ được bộ Y-Tế Pháp gởi qua Lào hợp-tác trao đổi về việc phòng chống ung-thư trong một năm. Lời người dẫn câu chuyện cho biết: Chuyện bắt đầu sau khi cuộc chiến tranh Việt-Nam chấm dứt năm 1975. Chương-trình được phát không ngoài mục-đích tiếp nối vòng tay yêu thương giữa người và người !

    Trên màn hình, một gia-đình có một người đàn bà trẻ, hai thanh niên, một thiếu nữ, một bà lão tóc bạc cùng một đàn ông trung-niên, và người đàn ông bắt đầu câu chuyện:

24.3.21

Ranh Con (1)

        A20 Nguyễn-Đại-Thuật.

       Tôi được lớn lên tại làng Phước-Ninh, thành phố Đà-nẵng. Tên làng Phước-Ninh là nơi chôn nhau cắt rốn của bên ngoại. Khi tôi được sinh ra thì làng cũng đã được đổi tên thành khu phố. Nhà cha mẹ tôi ở trong một kiệt mà sau nầy người ta đổi tên gọi là hẻm. Từ nhỏ, tôi sống gần gũi với cha nhiều hơn với mẹ.

Cha tôi chỉ có một tay và một chân. Chân phải cha tôi, từ gối trở xuống không còn. Tay phải bàn tay cũng không còn. Những buổi trưa nằm ngủ trên ngực cha và cha đưa võng bằng cây nạng gỗ chống xuống đất và khe khẻ hát ru tôi vào giấc ngủ:

 “...  Nhưng than ôi, có một chiều thu lá thu rơi... có một chiều thu lá thu rơi...ôm súng nhìn quê tôi... mơ trong bóng ngày về..... mơ trong bóng  ngày về...”

Thỉnh thoảng mấy dì và cậu của tôi nói chuyện với nhau, tôi nghe được: “Ba con Hóa lúc nào dỗ nó ngủ cũng hát bài nầy, buồn muốn chết.... mà đúng rồi, anh ấy bỏ làng bỏ xứ ngoài Bắc xa xôi trôi giạt vào đây... nhớ về làng cũ quê xưa cũng nên thương cảm anh ấy”.

23.2.21

Trong nghiệt ngã của đời. Người vẫn ngự trong tim!

(CHUYỆN ĐƯỢC VIẾT TỪ NHẬT-KÝ)

A20 Nguyễn-Đại-Thuật

Hôm nay thứ bảy, tháng tư ở Pháp, thời tiết ấm lại. Tôi lấy xe lửa đi Bordeaux thăm người em họ và đồng thời tìm chút thư giản sau những công việc căng thẳng ở Paris.

Bước lên xe vừa lúc cửa tàu đóng lại... khởi hành. Ghế ngồi mang số của tôi đã được một bé trai ngồi sẵn.

Thằng bé thật bướng bĩnh, mặc dầu người đàn bà đồng hành với nó đã năn nỉ yêu cầu hoàn trả chỗ ngồi cho tôi, nó vẫn không chịu nghe lời. Thằng bé viện lý do nó sẽ nôn ra khi phải bị ngồi ghế ngược chiều hướng xe chạy. Người đàn bà có lẽ là mẹ của nó xin lỗi tôi, đề nghị tôi ngồi vào ghế mang số của nó. Tàu khởi hành vào giờ cao điểm ngày thứ bảy nên không còn ghế trống nào khác. Để tránh khó xử cho người đàn bà, tôi chấp nhận ngồi vào ghế của đứa bé. Thằng bé nhìn tôi rồi cười thắng cuộc. Tôi có dịp quan sát kỹ nó, tóc vàng, mắt xanh, mũi hếch, đúng là thằng Tây con chính hiệu! Còn người đàn bà đồng hành với nó? Mẹ nó hay là một nữ nhân viên xã hội có nhiệm vụ tháp tùng trẻ con vị thành niên khi di chuyển một mình bằng phương tiện công cộng? Bà ta ước chừng không quá bốn mươi tuổi, tóc đen, mắt đen, khuôn mặt được trang điểm thanh tú. Tôi tự hỏi bà là dân Á Rập, Trung Quốc, Lào, Thái Lan hay Việt Nam? Rồi cũng tự nói với mình: Ôi! người nước nào thì có liên quan gì đến mình!

9.2.21

Tuyết đang rơi


Tuyết đang rơi giữa trời Virginia

Tuyết rơi chi cho băng giá người đi,

Ai bày tử biệt sinh ly

Tấm thân tù tội, mấy khi yên bình.

 

Nhà văn, Trung tá tài tình

Duy Lam, hậu duệ Nhất Linh nối dài,

Một đời nghệ sĩ mê say

Tội gì phải chịu đắng cay, gông cùm.

8.2.21

Nhà Văn Duy Lam Qua Đời Tại Virginia, Hoa Kỳ Hưởng Thọ 89 Tuổi

 


GARDEN GROVE (VB) – Theo Cáo Phó của gia đình, nhà văn Duy Lam, tên thật Nguyễn Kim Tuấn đã qua đời vào ngày 4 tháng 2 năm 2021 tại thành phố Fairfax thuộc tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ, hưởng thọ 89 tuổi.


Theo bài viết “Gia đình Nguyễn Tường, vinh quang và bi kịch” của ký giả Mặc Lâm đăng trên trang mạng của Đài Á Châu Tự Do (RFA) vào ngày 24 tháng 8 năm 2013 cho biết thêm về thân thế của nhà văn Duy Lam như sau.


3.2.21

Khóc

A20 Trương Mạnh Hùng


Ta viết dòng thơ
Khóc cho anh cho chị
Khóc cho cháu cho con
45 năm về trước
Ta buông súng bên đường
Khi chưa tròn trách nhiệm
Của một người quân nhân
Vứt chiến y súng trận
Khi còn vương mùi khói
Bên vệ đường thanh vắng.....

28.11.20

Tiếng hát A20 Trần Kim Hải

 

* Tiếng hát A20 Trần Kim Hải 

"Người Ở Lại Charlie"

Nhạc và lời: Trần Thiện Thanh


10.11.20

MÙA XUÂN SẼ ĐẾN

             A20 Lê Phi Ô

                  Làm sao biết được sẽ... bao lâu !
                  Nước mất nhà tan vạn nỗi sầu
                  Tình có như không đời lận đận
                  Bến xưa biệt tích những con tàu.

Cũng muốn cùng em tay trong tay
Ví như Vô Kỵ vẽ chân mày
Triệu Minh chính thật là em đó
Giữa chốn phong trần hương tóc bay.

                  Tiếc rằng hai đứa chẳng chung đôi
                  Giấc mộng thanh xuân ở cuối trời
                  Lính trận tử sinh nên lỗi hẹn
                  Sợ em đêm trắng khóc quên đời.

Anh nhớ ngày nào trong quán vắng
Chia tay nghe nhạc lính Nhật Trường
Mai ngày trên chiến trường lửa khói
Nhớ nhau cùng uống nước sông Tương.

                  Rồi có một ngày em ghé thăm
                  Dạo vườn hoa cảnh ngắm trăng rằm
                  Vai anh em tựa đầu thỏ thẻ
                  Nguyện cầu chung bước đến trăm năm.

Tiếc thay thời thế loạn can qua
Chưa kịp trầu cau đã vội xa
Nợ nước tình em anh hẹn gặp
Ngờ đâu giông bão nát tan nhà.

                  Bao giờ... không thể nào thay đổi
                  Đừng sợ em yêu nắng sẽ về
                  Biết đâu ngọn gió Đông Phong đến
                  Sưởi ấm tình ta thoát bến mê.

Bao giờ... gặp mặt, em đừng vội
Mùa xuân sẽ đến thật tình cờ
Con tàu viễn xứ giờ cặp bến
Viễn khách là anh thỏa ước mơ.

 

A20 Lê Phi Ô

 

29.10.20

Những Cánh Thép Ngày Trước...

A20 Vũ Xuân Thông

Như một lời tri ân chân thành đến tất cả các chiến sĩ Không Quân của KLVNCH đã ngày đêm tích cực yểm trợ Liên Đoàn 81 BCND chiến đấu để bảo vệ quê hương gấm vóc và hai chữ "Tự Do" ...


Cho tôi xin dù chỉ một lần
Mơ làm cánh én giữa trời Xuân
Tang bồng hồ thỉ mang chí lớn
Rạng giống Tiên Rồng lính Không Quân

Firebird24


Công ty tôi đang làm nằm trên con đường Mirama Road, sát nách một phi trường lớn của Thuỷ Quân Lục Chiến Mỹ, nên bắt buộc mỗi ngày tôi phải đi và về trên con đường này. Và ngày nào cũng vậy, lộ trình của tôi đều đi qua khu bảo tàng Không Quân chứa đầy các loại phi cơ, từ thời có lỗ sĩ, từ thời tôi chưa được sinh ra trên cõi đời, cho đến những chiếc phi cơ của thời Đệ Nhị Thế Chiến và thời chiến tranh Việt Nam.

27.10.20

VONG QUỐC…!

 A20 Lê phi Ô

    Sau biến cố tù “cải tạo” trại Suối Máu nổi dậy đêm Giáng Sinh 24 rạng 25 tháng 12 năm 1978, một số anh em bị công an “chấp pháp” vc bắt giải giao về nhà tù Chí Hòa tại Sài Gòn, trong đó có tôi. Chúng tôi bị giam trong xà lim khu ED mỗi người bị giam một xà lim riêng nên hoàn toàn bị cô lập với thế giới bên ngoài, không ai nhìn thấy ai và cũng không biết những người bị bắt chung với mình đang ở đâu.

11.10.20

Kỷ Niệm Về Hòa Thượng – Học Giả Thích Tuệ Sĩ

A20 Huỳnh Ngọc Tuấn

Tháng 12 năm 1993, tôi bị (được) chuyển tới trại A20 Xuân Phước- Phú Yên, từ địa ngục trần gian An Điềm- Quảng Nam.

Lúc đó tại A 20 này có đến mấy trăm tù nhân chính trị và tôn giáo, tại đây tôi có được may mắn diện kiến những nhân vật lừng danh từ trước 1975, như giáo sư Đoàn Viết Hoạt, chú Phạm Đức Khâm và đặc biệt là thầy Thích Tuệ Sĩ.

Tôi được biên chế về đội 12, một đội chính trị phạm nổi tiếng với những tù nhân bất khuất, “cứng đầu” nhất trại.

7.10.20

TÌNH, THÙ... RỰC RỠ!

A20  Lê Phi Ô

(có những chuyện không thể nào quên)

Tôi xin chân thành cảm tạ những người bạn, người tình đã làm cho tôi nửa đời…thê thảm !” (*)


- Mày tên gì ?

- Lê .…..

- Cấp hàm, chức vụ trong chế độ “Ngụy” ?

….thằng cán bộ công an hỏi liên tiếp cho dù lý lịch của tôi nó đã biết trước. Hỏi tới đâu tôi trả lời tới đó.

- Tổ chức của mầy tên là gì ?

- …….?!!

- Tao hỏi, tổ chức phản động của mầy tên gọi là gì ?

- Ông gọi tổ chức nào ạ ?!

- Giờ nầy còn vờ vịt nữa hả, tao hỏi tổ chức phản động của mày tên gọi là gì ?

- …….?!!

29.8.20

Anh Hùng Tử Sĩ Nguyễn Ngọc Bửu:

Đằng Phương

Anh hùng Vô danh.

Họ là những Anh hùng không tên tuổi.

Sống âm thầm trong bóng tối mênh mông.

                                                 (thơ Đằng Phương)

3. Anh Hùng Tử Sĩ Nguyễn Ngọc Bửu: 

Nguyễn Ngọc Bửu, SVSQ/Đại Đội A/K25/TVBQGVN. là một SVSQ hiền lành cương trực, sống yêu đời với nụ cười thân mật luôn nở trên môi. Bạn bè khóa 25, ai cũng đều thương mến.

16.6.20

Ký ức bỏ quên – Vinh nhục đời người


A20 nguyễn thanh khiết
  



VII. Vinh nhục đời người


1. Ranh giới sống còn


Chiến đấu trong tù là một điều không dễ chút nào, bên cạnh người tù còn có bè bạn, có danh dự có trách nhiệm, nói gì thì nói mấy thứ này không thể quên được. Hàng tá người đã rớt đài trong tù, chỉ trong một tích tắc mềm lòng.

Bạn muốn viết thư về nhà ư, bạn đang bị kỷ luật cấm hết thư từ, vậy bạn phải nghe lời dụ khị của thằng nhóc cán bộ quản giáo hay an ninh. Cứ báo cáo những gì bạn thấy được, biết được chung quanh, nhất là anh A anh C, thái độ thành thật của bạn sẽ được đền đáp. Cán bộ Y hay X đi phép lần này, thư của bạn sẽ được trao tận tay gia đình. Thề có chân dung Hồ chủ tịch cán bộ đây sẽ không nói dối.

Vậy bạn có tin không? Có muốn vợ gởi cho ít thuốc kiết lỵ hay tiêu chảy trong vòng 1 tuần là có không? Cứ thành thật khai báo.

Đang bị cùm mà cán bộ an ninh xuống tận phòng giam, khuyên bạn khai hết những tên đồng lõa, cán bộ sẽ lập tức tháo cùm cho bạn về đội, sẽ không ghi vào hồ sơ tù của bạn, ban khai không?

9.6.20

Ký ức bỏ quên – Bên này vực thẳm


A20 nguyễn thanh khiết
  



VI. Bên này vực thẳm


1. Vũ khúc lên đồi


Đội 15 đi theo hàng hai bò lên đồi giữa trưa gió Lào bốc khói. Lưu Kim Long, tên đội trưởng có gốc bất định khi thì Cảnh Sát lúc là TQLC, đang thỏ thẻ gì đó với tên cán bộ quản giáo phía cuối hàng. Đồi dốc dựng này chúng tôi phải ngày 4 lượt đi và về, cái đồi chó chết toàn đá sỏi, đội 15 là đội nông nghiệp, chúng tôi trồng nơi đây, từ chân lên đỉnh là khoai mì H34 giống của Ấn Độ. Cái thứ khoai chi mà lạ, trên đất đá khô cằn như vậy mà nó cho củ có khi nặng đến 3, 4 kg, mỗi bụi khoai phải còng lưng mà nhổ lên khi thu hoạch.

Hôm nay đội 15 bắt đầu đào hộc trồng khoai, mỗi hố cách nhau 1m và sâu đến 40 cm, sau đó lấy lá rừng hay cây cỏ vớ vẩn bỏ vào lấp một lớp đất mỏng đợi khi bắt đầu mưa thì bỏ hom xuống. Hom là những cây khoai sau khi thu hoạch dựng đứng hàng đống, lấy cây cỏ phủ lên chống nắng, chặt ra từng khúc 20cm, bỏ xuống cái hố tào lao đó, rồi cứ để cho trời sinh trời diệt. Vậy mà nó sống nhăn răng. Nó là lương thực chính ở cái trại chết tiệt A20 này.

4.6.20

Ký ức bỏ quên - Thung Lũng Tử Thần


A20 nguyễn thanh khiết
  



V. Thung Lũng Tử Thần


1. Ngược dòng Trà Bương


Đoàn xe pha đèn, quét một vùng sáng, xoá tan cái yên tỉnh của Rừng Lá. Ra quốc lộ, quẹo phải về hướng miền Trung, đã có những tiếng xì xào vang lên trong chiếc xe bít bùng.

   - Ra Bắc?

   - Ra Trung, trại Củng Sơn?

Những người tù bắt đầu tiên đoán vận mệnh sắp tới cho mình. Tôi qua rồi chí ít hai lần dời đổi vậy mà cũng có chút hoang mang.

Quả thật tôi chẳng thể đoán mình sẽ bị đày về đâu, nhưng căn cứ vào một ngày ăn đi đường mà tất cả được lãnh trước khi lên xe, thì cũng có thể biết rằng chuyến đi không quá một ngày, cùng lắm là đêm nay sẽ tới cái nơi phải đến. Dù biết rằng có suy nghĩ đến điều này cũng vô ích, nhưng rồi cũng phải nghĩ tới. Dựa vào thành xe cho đỡ mỏi, nhìn những người bạn đồng cảnh như những con cá hộp trong chuyến xe đêm, thấy thương cho thân tù tội. 

1.6.20

Trại tù Xuân Phước



A20 Trần Đình Trụ

CHUYỂN TRẠI

Xe chuyển bánh, tấm bạt phía sau xe đã hạ xuống, chúng tôi chẳng khác gì những người bị bịt mắt được dẫn đi. Ở trong xe, mọi người vẫn nhìn thấy mặt nhau, nhưng hoàn toàn không quan sát gì được ở bên ngoài. Trên xe có một tên công an trang bị vũ khí đạn dược ngồi cạnh tài xế. Chúng tôi ngồi xếp lớp chật ních, không khí trở nên ngột ngạt. Trong xe có một cái sô để cho chúng tôi tiểu tiện. Ai muốn đi tiểu trong lúc xe chạy, chỉ cần đứng dậy mượn cái sô chuyền nhau. Người còng chung dù không bị mót tiểu cũng phải đứng lên khi người kia muốn. Có nghĩa là một người buồn đái hai người phải đi. Tôi còng chung với một anh mà tôi chua hề biết mặt biết tên, nhưng anh ta chắc chắn đã biết tôi.

- Tôi với anh không biết có duyên nợ gì với nhau, mà lại cùng nhau xỏ chung một cái còng như vậy ? Tôi nhìn anh bạn và nói.

- Tôi hân hạnh được còng chung với trung tá, anh bạn trả lời.

30.5.20

Ký ức bỏ quên – Những chuyến đi quên về


A20 nguyễn thanh khiết
  



IV. Những chuyến đi quên về


1. Rừng đã phai chưa

Mùa hè, những đụn cát bỗng nhiên nóng hơn, dưới cái nắng tháng tư theo những cơn gió thỉnh thoảng thổi qua khe lá. Đất Bình Thuận quả không thương người, không thương những đứa con da vàng đang giẫy chết trong Rừng Lá. Mưa không về, con Suối Lạnh tang thương phơi những lớp đá cuội dưới đáy, từng tảng rong rêu màu đỏ gạch nổi lều bều trên mặt nước. Con suối chạy ngang qua một thung lũng hẹp dẫn vào trại giam, nơi mà hàng ngàn tù nhân đang chết dở vì thiếu nước.

Buổi chiều, dưới cái nóng như lò lửa sau một ngày chật vật dưới đám lồ ô. Cắt, cưa, đục đẽo, để dựng lên một căn nhà mới nằm bên lộ chính dẫn vào trại.

Khu A của trại giam Z30D, thuộc địa bàn Bình Thuận, Hàm Tân. Căn nhà có cái tên rất tội nghiệp “Nhà hạnh phúc”, đó là nơi thân nhân của những người tù ở khu A làm nơi thăm nuôi, gặp mặt.

22.5.20

Ký ức bỏ quên – Đường đi không đến


A20 nguyễn thanh khiết
  



III. Đường đi không đến

1. Sau ngày tan trận

Tháng 6 năm 1975. Tôi một mình vác ba lô lên núi Bà Đen. Nhà tôi chỉ cách 5 cây số là tới chân núi. Trong thời giao chiến, tất cả những con đường dẫn vào đây toàn mìn bẫy. Ít có ai đơn độc qua những đoạn đường chết chóc rình rập thế này.

Từ đầu tháng 6 năm 1975, người ta đã tháo dỡ mìn và có nhiều đoàn đông người tái tạo lại những chuyến hành hương lên núi Bà Đen. Tôi có mặt trong đám đông này nhưng mục đích của tôi thì khác hẳn. Tôi sẽ qua khỏi chùa Hang, tới núi Phụng, tìm những khu giáp giới với Campuchia như Kà Tum, Khe Dol, thậm chí có thể quan sát đường rừng đi về núi Cậu.

Với tấm bản đồ thu nhỏ của vùng này mà tôi có được từ đống bản đồ hành quân của ba tôi ngày trước. Cắt nó ra theo đúng đường XY của khu vực. Tôi hiên ngang đi hành quân một mình.


13.5.20

Hồi Ký Lê Sáng: “học tập cải tạo”


A20 Lê Sáng

Tháng 5 năm 1975, ngay sau ngày giải phóng, tôi bị đưa đi học tập cải tạo. Năm đầu tiên tôi bị giam ở Khám Chí Hòa, gia đình không được phép thăm nuôi. Thời gian đầu tôi hy vọng chỉ phải bị cải tạo ba tháng vì nghĩ rằng mình không làm chính trị, nhưng sau ba năm vẫn chưa được về tôi đoán rằng có lẽ phải kéo dài đến mười năm. Quả nhiên phải hơn mười ba năm tôi mới được trở về.

10.5.20

Ký ức bỏ quên – Tuổi trẻ điêu linh


A20 nguyễn thanh khiết
  




II. Tuổi trẻ điêu linh

Tôi có một thời tuổi trẻ chẳng hay ho gì lắm, nếu không nói là phải cực lực chê trách nhiều mặt thì đúng hơn. Cái tuổi trẻ trong thời nhiễu nhương, mỗi bước chân đi là đạp trên tang tóc của chiến tranh, tan vỡ trong ý niệm con người, một con người sống đúng với châm ngôn đạo đức và trách nhiệm.


Đất nước chiến tranh, những bậc đàn anh ra đi và nằm xuống nhan nhản ngày một. Trong cái nhìn của chúng tôi thời đó, cái chết treo trên đầu như sợi dây thòng lọng, nó sẽ thắt lại.

Vào một ngày nào đó khi rời bỏ trường học, vĩnh biệt tuổi thơ, ưỡn ngực về thăm nhà trong bộ đồ lính. Nằm xuống, có thể chỉ còn một cái xác mang về cho cha mẹ, cũng có khi mất hẳn không dấu vết trên một chiến trường đang ném binh như vãi đậu ngoài kia, hay mất một chân, một tay, lăn xe về trong thân phận người phế binh của một trận chiến nghe hoài đến nhức nhối. Cuộc chiến chống cộng mỏi mòn.

5.5.20

Ký ức bỏ quên – Thành Gia Định


A20 nguyễn thanh khiết
  



I. Thành Gia Định

 1. Khai trận

Ngày 17 tháng 10 năm 1977. Tôi bị bắt ở quận 4, với những tang chứng không chối cãi - Tổ chức chống chính quyền cộng sản. Nằm ở công an quận 7 ngày, tôi bị đưa lên trại giam T 20, chính là thành Gia Định được xây dựng từ thời Pháp.

Khi được mở băng bịt mắt trên suốt chặng đường từ lúc bước ra khỏi phòng tạm giam ở quận 4. Cái không gian mà tôi thấy được làm tôi muốn ngạt thở. Tiếng cánh cửa sắt đóng sầm thô bạo, tiếng khoá bên ngoài vang lên chói tai, căn biệt giam tối mờ mờ, một ngọn đèn bóng tròn trên tận nóc cao, rọi xuống xuyên qua lớp lưới chống B40, mùi ẩm mốc bốc lên trong khoảng không gian chật hẹp, bít bùng như một trấn áp đầu tiên khiến tù nhân phải sợ. Chắc khoảng gần một phút sau tôi mới trấn tỉnh và quan sát thật kỹ chung quanh.

23.4.20

CÔ GÁI CÙNG CHUYẾN XE



A20 Lê Phi Ô


Thưa Bác… ghế nầy có ai ngồi chưa ạ !

- Thưa…Cô, ghế còn trống.

Tôi vội lấy cái túi đeo lưng (backpack) về phía mình trả ghế trống cho người vừa hỏi. Cô gái… thiếu phụ thì đúng hơn, tuổi khoảng chừng ngoài 30. Nàng ngồi xuống cạnh tôi, hương thơm của mùi nước hoa thoảng nhẹ trong không khí ban mai thật dễ chịu. Đã lâu, hình như lâu lắm mùi nước hoa quen thuộc nầy… nhất thời tôi chưa nhớ ra là tôi được thưởng thức hương thơm nầy từ… đâu.

   Tôi kín đáo nhìn ngang để xem người vừa ngồi có quen biết gì không. Ngoại hình và mái tóc có nét gì đó quen thuộc nhưng gương mặt thì không thể nào nhìn được vì nàng mang một cặp kính mát lớn che cả nửa phần trên của gương mặt nhưng… hình như cũng có một nét gì đó quen quen.

22.3.20

ĐỊA PHƯƠNG QUÂN / NGHĨA QUÂN QLVNCH


VIDEO KHÔNG PHẢI VINH DANH TÔI MÀ VINH DANH TOÀN THỂ ĐỊA PHƯƠNG QUÂN/ NGHĨA QUÂN: 

"Đứa con không được chăm sóc của QLVNCH"  

A20 Lê Phi Ô


ĐỊA PHƯƠNG QUÂN / NGHĨA QUÂN QLVNCH
Thực Hiện: LS. Bích Hà




*
Tôi được biết Luật Sư Phạm Bích Hà là con gái của Thiếu Tướng Phạm Văn Đỗng, Bộ Cựu Chiến Binh VNCH đồng thời là con nuôi của Đại Tá Ngô Văn Định (Đồ Sơn) Tư Lệnh Phó Sư Đoàn TQLC/VN.



A20 Lê Phi Ô 



28.12.19

Xin Cầu Nguyện

 A20 Nguyễn Đại Thuật

 Thưa cùng quý bạn A.20,

 Hôm nay là ngày lễ Giáng-sinh, anh em chúng ta rải rác khắp nơi trên thế giới cùng chào mừng ngày lễ tôn-giáo này. Có lẽ trong chúng ta cũng có người không theo đạo Thiên chúa, nhưng sự phổ thông của ngày lễ nầy không khỏi  hằn sâu vào tâm trí ta cái giá trị tâm linh mà tôn giáo nầy trao tặng.

Hiện nay anh em chúng ta là những người chỉ có quê hương thứ hai, còn quê hương thứ nhất, quê hương vàng son nhất của một thời tuổi mộng không biết bao giờ có lại được, mặc dầu ai trong chúng ta, bằng cách nầy hay cách khác, dưới cách đấu tranh nầy hay đấu  tranh khác, tích cực trong việc cứu lấy quê hương để được trở về .

24.12.19

GIÁNG SINH TRONG NGỤC TÙ (Lời Nguyện Trong Tù)


Nhạc và lời: Khuất Duy Trác

Trình bày: VŨ TRỌNG KHẢI
Dương cầm: ĐỨC MINH
Vĩ cầm: QUỐC VINH

Có con chim nhỏ trên hàng rào kẽm gai.
Đứng im than thở; cuộc đời còn có ai?
Này chim có biết nơi đây sống kiếp đọa đày,
sống không ngày mai, như kiếp cỏ cây.
Có ngôi sao nhỏ trên bầu trời giá đêm.
Suốt đêm không ngủ thương ngục tù tối đen.
Nhờ sao đem đến tin vui tới khắp mọi người.
Chúa đã giáng sinh cứu rỗi trần ai.

Xin Chúa hãy vỗ về, ru no tròn giấc ngủ trẻ thơ.
Xin một giấc mơ lành cho mẹ già từ lâu mong nhớ.
Xin nguyện cầu cho vợ hiền lẻ bóng nơi xa.
Xin nguyện cầu, xin nguyện cầu cho cuộc đời vang tiếng tình ca.
Hãy cho tôi khóc bằng mắt Maria,
những cuộc đời khổ đau tăm tối.
Hãy cho tôi khóc bằng mắt Maria,
những cuộc tình bơ vơ tóc rối.
Xin quét hết lũ người sống hận thù, không óc, không tim.
Xin tiếng hát nụ cười cho mọi người được sống bình yên.





**Bài Tù Ca GIÁNG SINH TRONG NGỤC TÙ (Lời Nguyện Trong Tù)
Sáng tác Bảo Châu (Duy Trác)

Do ca nhạc sĩ DUY TRÁC sáng tác năm 1982 (nhưng để tên tác giả Bảo Châu, con của Duy Trác), truyền khẩu cho anh em tù nhân cải tạo và được VŨ TRỌNG KHẢi hát trong trại tù A20 vào ngày mồng 1 tết năm Nhâm Tuất (1982) ở phân trại E, A 20.



**Trích đoạn bài “NHỮNG TIẾNG HÁT BỪNG SÁNG A 20 - của Phạm Đức Nhì:

... Khi tôi đưa mắt qua hướng Vũ Trọng Khải thì Vũ Mạnh Dũng bắt đầu dạo đàn; khúc nhạc dạo đầu của Dũng vừa về chủ âm thì Khải đã cất tiếng hát, rất ăn nhịp:

“Có con chim nhỏ trên hàng rào kẽm gai.
Đứng im than thở; cuộc đời còn có ai?
Này chim có biết nơi đây sống kiếp đọa đày,
sống không ngày mai, như kiếp cỏ cây.
Có ngôi sao nhỏ trên bầu trời giá đêm.
Suốt đêm không ngủ thương ngục tù tối đen.
Nhờ sao đem đến tin vui tới khắp mọi người.
Chúa đã giáng sinh cứu rỗi trần ai”.

Giọng của ông cựu quan 3 cảnh sát khỏe, ấm, phát âm rõ ràng, đưa từng lời tâm sự của Khuất Duy Trác đến với anh em tù. Sáng mồng 1 tết ở Xuân Phước trời vẫn còn lạnh; một vài anh em đến dự khoác thêm áo ấm. Không khí có vẻ cũng Noel lắm nên phần đầu bài hát của anh Trác được đón nhận một cách tự nhiên. Rồi Vũ Trọng Khải vào điệp khúc ở cung Trưởng :

“Xin Chúa hãy vỗ về, ru no tròn giấc ngủ trẻ thơ.
Xin một giấc mơ lành cho mẹ già từ lâu mong nhớ.
Xin nguyện cầu cho vợ hiền lẻ bóng nơi xa.
Xin nguyện cầu, xin nguyện cầu cho cuộc đời vang tiếng tình ca.
Hãy cho tôi khóc bằng mắt Maria,
những cuộc đời khổ đau tăm tối.
Hãy cho tôi khóc bằng mắt Maria,
những cuộc tình bơ vơ tóc rối.
Xin quét hết lũ người sống hận thù, không óc, không tim.
Xin tiếng hát nụ cười cho mọi người được sống bình yên”.

Tôi thấy có những đôi mắt rưng rưng lệ. Ai chẳng có mẹ già, vợ hiền, con thơ.
........

“Vinh danh Thiên Chúa! Vinh danh Thiên Chúa! A – men”.

Rất nhiều người hòa chung tiếng hát “A….men” như kết thúc một bài hợp ca lớn. Tôi nghĩ tiếng vỗ tay sẽ vang dậy nếu không có cái quy định kỳ quái của Ngọc Đen và Vũ Mạnh Dũng. Khán giả của chúng tôi đành phải lặng yên nhìn Vũ Trọng Khải một cách ngưỡng mộ và thán phục.

(Trích: "NHỮNG TIẾNG HÁT BỪNG SÁNG A 20  - Phạm Đức Nhì")