14.11.10

khúc tù ca


ra khỏi trại tù ngỡ ngàng hụt hẫng
quê hương lầm than đoạn đời cơ khổ
gặp lại mày một thời thân áo khố
những ân tình cũ thoáng bơ vơ

đất Huế của mày sao còn bỡ ngỡ
đau xót nhìn cha sống đời bại liệt
những năm tù không một lần được biết
chớp mắt tủi mừng héo hắt bờ môi

đời mẹ nhọc nhằn ngấn lệ bồi hồi
con đã về đây mừng vui tê dại
dưới mái tranh xưa tấm tình thân ái
xóm giềng gần bè bạn thuở xa xưa


mười năm lưu đày trông vời cố xứ
lê chiếc nạng cùn vượt đường ra bắc
đất tù đày lũ ma đói thảm thương
núi đồi hoang vu suối sông dằng dặc

lòng người đổi thay chẳng hợp môi trường
những chị những em xem chừng lạnh nhạt
núm ruột rà quặn thắt đau thương
một gã cùng đường như tên khất thực

vợ chồng mày đêm mặn nồng ân ái
sắp lại đời chung tính chuyện tương lai
những xa cách mười năm cũng đã
mới qua đi cơn ác mộng hôm nào

rồi cuộc đời thường tai ương điên đảo
đói rách lầm than đâu chuyện dửng dưng
mày lại bắt đầu cuộc đời lam lũ
đạp xe thồ lượm nhặt mớ lu bu

nuôi vợ nuôi con ngày khoai ngày củ
vợ tuyệt vọng bởi chồng vô sản
rách rưới bi thương đành dứt sống chung
nàng cũng rất buồn bỏ về Phan Thiết

Huế nắng Huế mưa nặng tình da diết
mày cô đơn chăn chiếu rộng một mình
bữa đói bữa no từng bữa mong manh
cha mẹ qua đời quê nhà tách biệt

gặp em đây cuộc tình sao thê thiết
cũng rộn ràng như thuở mới yêu
xin chút môi em có gì mà ngại
duyên nợ cuối đời năm tháng có bao nhiêu

CÁI TRỌNG TY




Khi ông Trần Thiện Khiêm trở lại với cộng đồng!



(10/08/2010) 

Hồi còn nằm trong tù Cộng sản, anh em chúng tôi thường an ủi và khuyến khích nhau giữ vững tinh thần bằng những “hot news”, một thứ Anh ngữ tự chế để chỉ những tin tức nóng bỏng thẩm lậu từ ngoài vào trại qua con đường thân nhân thăm nuôi. Ở trong nghề, tôi hiểu những tin tức do những bạn tù với tôi đem vào trại sau những lần thăm gặp gia đình là những tin vô căn cứ, nhiều khi buồn cười vì mang nhiều tính khôi hài, do chính các bạn tôi “chế”ra, hoặc do chính thân nhân cũng chỉ nghe tin đồn đại thôi, nhưng vẫn nói cho người thân của mình biết để nuôi hy vọng hầu giúp họ vượt qua những hoàn cảnh khốn khó trong chốn lưu đầy.

2.10.10

Đôi Giày Dũng Sĩ




*Xin cám ơn anh Vũ Đức Nghiêm và anh Nhan Hữu Hậu đã nhắc nhớ và cung cấp bài hát kỷ niệm này. 



1.10.10

Như Lễ Tiễn Đưa A20 Chưởng môn Vovinam Lê Sáng về với đất, sáng ngày 1/10/2010



Võ sư Lê Sáng và võ sư Sáng tổ Nguyễn Lộc (phải). (Sài-Gòn 1954)




Những kỷ niệm trong tù với Chưởng môn Việt Võ Đạo Lê Sáng


(09/30/2010)

Tôi biết Võ sư Lê Sáng Chưởng môn phái Việt Võ Đạo tức Vovinam từ lúc còn mới chập chững bước vào nghiệp báo bổ qua lời giới thiệu của một môn sinh của ông lúc đó mới mang chuẩn Hồng đai Nguyễn Đức Quỳnh Kỳ. Sau đó có một vài lần đến võ đường của Vovinam gần nơi tôi làm việc để xem Quỳnh Kỳ dạy võ cho các môn đệ của anh và đến tổ đường Vovinam ở 31 đường Sư Vạn Hạnh để xem Quỳnh Kỳ học võ với võ sư Chưởng môn Lê Sáng. Rồi sau đó, miệt mài với nghề nghiệp, với chiến trường nên tôi không còn hình ảnh nào với môn phái này nữa suốt trong thời gian chiến tranh. 


26.9.10

Đường về địa ngục



Những cổ xe xếp dài bên rừng Lá
những cái tên được nhắc lại hai lần
hành trang ta mang, ba năm đủ cả
hận, đau, buồn, lẫn chút bâng khuâng


Lên xe ngó một màu rừng đêm tối
ánh sao trên trời chớp chớp tiễn đưa
ta ở ba năm khi đi cũng bồi hồi
con suối, biệt giam, ngày về đã hứa


Ra quốc lộ xe ngược về phương bắc
ánh mắt thăm dò, bè bạn ngó nhau
chỗ này Nha Trang nhìn qua song sắt
ta thở dài Sài-Gòn tuốt phía sau


Lên đèo Cả sương mù che hướng núi
biển sớm mai mờ mờ phía dưới xa
biển bao la, biển chẳng biết ngậm ngùi
ta đang bị đày đi nơi xứ lạ


~*~ ~*~

Xe đưa tù trở mình qua độc đạo
thiết lộ hoang vu nắng hực xuống đầu
bụi đỏ mù bay, mắt nhìn lơ láo
Trường Sơn trùng trùng đá dựng trên cao


La Hai xác xơ, cửa nhà hoang phế
trưa chang chang cỏ cháy dọc đường tàu
những lỗ châu mai như còn kể lể
chiến địa ngày nào, xương trắng rừng cao


Con sông Trà Bương vắt ngang đường núi
vạch một dấu nghẹn ngào chia trần gian
mùa khô xe lăn trên bầy đá cuội
mưa về chỉ duy nhất chuyến đò ngang


Xuân Phước tận cùng A 20 điểm cuối
vùng rừng thiêng nước độc đã bao đời
một ngày và đêm cổ xe tù đầy bụi
dừng bên đường như một chuyến rong chơi


nguyễn thanh-khiết
ngày đầu tới A 20, 05-1980




25.9.10

NHẤT TRÍ




Nhạc ngoại quốc Proud Mary
Lời Việt: Vũ Khoa

1.
Dù đời nhọc nhằn khi trong vòng CẢI HUẤN
Anh với Tôi, Ta cùng quyết tâm PHẤN ĐẤU
Dưới CHÍNH SÁCH KHOAN HỒNG làm ta KHÓC MÃI
Cho nên khi bắt ta KHAI, NHẤT TRÍ ta đừng KHAI dài dòng
AN TÂM (An Tâm), AN TÂM (An Tâm)
AN TÂM, nhưng còn tin MÙ MỜ

2.
Rồi một ngày Ta được PHÂN CÔNG NẤU BẾP
Anh với Tôi, Ta cùng quyết tâm DZŨA CHÁY
Nhưng vẫn coi chừng ANTENT nó đứng đấy
CHÁY vô mồm ta không ÁY NÁY
Cho nên Ta DZŨA no thôi.
NHẤT TRÍ ta đừng đem VỀ NHÀ
DZŨA LÍP (Dzũa Líp), DZŨA LÍP (Dzũa Líp)
DZŨA LÍP, nhưng đừng quên BẠN BÈ

3.
Rồi một ngày Ta được PHÂN CÔNG ĐI KINH TẾ MỚI
ANH với TÔI ta đừng PHÂN VÂN BỐI RỐI
Nhưng vẫn coi chừng ÂM MƯU sắp tới
Cho nên khi bắt Ta đi, NHẤT TRÍ, Ta cùng nhau “Ù Lì”
KHÔNG ĐI (Không Đi), KHÔNG ĐI (Không Đi),
KHÔNG ĐI,  MUỐN LÀM CHI THÌ LÀM


*Một bài nhạc đã đi vào huyền sử của A20, theo giai điệu bản nhạc ngoại quốc Proud Mary, do Vũ Khoa ghi lại theo ngôn ngữ nhà tù và từng được phổ biến rộng rãi, hát hò vang lừng ở A20.

*Cám ơn anh Bùi Đạt Trung... điên, đã nhắc nhở và gửi cho Quán Lá nhạc phẩm nhiều kỷ niệm này .



 

15.9.10

Biệt Cánh Chim Trời







BIỆT CÁNH CHIM TRỜI

Súc đất lâu nay chán lắm rồi,
Sẻng cùn anh thử súc đầu chơi,
Nón cối tung bay người ngã gục,
Bẩy cánh chim trời lướt gió khơi.

Cá chép hóa long bay mất rồi,
Giận cá cũng đành chém thớt thôi,
Chó trận mũ vàng vây tứ phía,
Sát khí đằng đằng lục khắp nơi.

Thôi Các anh đi, đi bình an,
Không ruợu tiễn đưa, chẳng lệ tràn,
Chỉ có tiếng cười thay tiếng pháo,
Chúc anh vượt khỏi mọi gian nan.

Trả các anh về vơí nuí sông,
Núi thẳm rừng xanh mây chập chùng,
Đây những con đường hành quân cũ,
Chốn ấy ngày xưa ta vẫy vùng.

Anh đã ra đi, đi thật rồi,
Con đuờng anh chọn đẹp thì thôi,
Nếu mãi căm hờn trong cũi sắt,
Thà chết phơi thây giữa đất trời.

Gió thổi từng cơn, gió ù ù,
Xuân Phước bây giờ đã cuôí thu,
Ô hay, bỗng thấy lòng sao xuyến,
Có phải vì mưa, mưa mịt mù

Thanh Huyền


14.9.10

Qua Sa Huỳnh nhớ Cái Trọng Ty




Trưa ghé Sa Huỳnh còn nghe biển hát
cát rất mịn màng sao bước chân đau
Trường Sơn mùa tan cơn nóng hạ Lào
khum tay mồi thuốc nhớ người xa xứ


Thuở chiến chinh người từng qua chỗ đó
nóng của cát vàng, nóng của rượu cay
áo mặn mồ hôi, phủi nợ một ngày
Sa Huỳnh đợi có lần người quay lại


Một chút gió phất phơ vài ngọn cỏ
tiếc bước ai qua, Sa Huỳnh buồn hiu
trên đá xanh còn lại lớp rong rêu
trời tháng chín mây đùn quanh đèo ải


Một ngụm rượu xanh thêm màu nước biển
thêm một ly nhớ người đến rồi đi
nắng miền Trung còn đó dấu biên thùy
của vàng đá ngày xanh vừa mới chết


Trưa ghé Sa Huỳnh đứng trông biển lặng
đìu hiu như thân thế một người quen
lớp chiến y khuất trong núi cũ mèm
buồn như gió thổi về từ phía biển

nguyễn thanh-khiết
12-09-2010




11.9.10

Tình Đồng Đội



Có những lúc hai tâm hồn riêng lẻ
Nhìn nắng chiều nhè nhẹ rớt trên tay
Ta tìm nhau trong ánh mắt thật dài
Anh khẻ hỏi – Nghĩ gì không em nhỉ…

Vâng!
Cũng có lúc in hình em đang nghĩ
Ðang trải mình trên thửa ruộng cày xong
Mong ngày kia giống tốt được đơm bông
Mầm nẩy lộc vươn mình trong nắng mới

Là ở đó quê hương từng ngóng đợi
Bước tới nền xã hội phúc dân sinh
Dẫn chúng ta vào cuộc chiến quên mình
Biết chiến đấu biết thương vì dân tộc

Dù gục ngã hay một đời đơn độc
Dù xiềng gông giông tố bão phong ba
Cuộc hành trình nhất định phải đi qua
Cùng bước lên trên tòa nhà Cách mạng.

Cùng đồng đội bước lên đường nhân bản
Ðây nhân quyền – Cờ dân chủ bay cao
Nước Việt Nam nền nhân bản tự hào
Trang sử mới khai nguyên ngày Quốc thắng

Tổ quốc Việt Nam – Toàn dân đứng thẳng
Hướng trông về Tiên tổ Việt hồn thiêng
Với anh hùng triệu chiến sĩ trung kiên
Ðã ngã xuống điểm son tô Hồn nước…

Hình ảnh đó làm sao ta quên được
Những tháng ngày chiến đãu giữ quê hương
Ðúng không Anh – Ôi đất mẹ tình trường
Tình đồng đội thiết tha và bất diệt.

Hướng Dương – Vũ Đình Thụy
(08/1994)



5.9.10

Linh mục Đa Minh Trần Văn Nguyện



Một vì sao sáng mãi mãi sẽ là niềm hãnh diện
của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam vừa từ trần.

Nguyễn Quang

Vị Linh mục khả kính là một trong những người đầu tiên đứng lên đòi quyền bình đẳng cho con người tại miền Nam VN dưới sự thống trị của Cộng sản. Trong tập họp này có Linh mục Trần Học Hiệu, nguyên Hiệu Trưởng Trường Nguyễn Bá Tòng, Sài Gòn bị tử hình và nhiều anh em khác án từ mười năm đến chung thân.

Hình ảnh của người còn lại như luôn mang theo hình bóng bất khuất của người đã ra đi. Linh mục Đa Minh Trần Văn Nguyện, án mười bốn năm, từ trại giam Chí Hòa đến Xuân Phước còn gọi là trại Thung Lũng Tử Thần, thụ án tại đây đến ngày về.


Linh mục Đa Minh Trần Văn Nguyện



Một vì sao sáng mãi mãi sẽ là niềm hãnh diện
của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam vừa từ trần.

Nguyễn Quang

Vị Linh mục khả kính là một trong những người đầu tiên đứng lên đòi quyền bình đẳng cho con người tại miền Nam VN dưới sự thống trị của Cộng sản. Trong tập họp này có Linh mục Trần Học Hiệu, nguyên Hiệu Trưởng Trường Nguyễn Bá Tòng, Sài Gòn bị tử hình và nhiều anh em khác án từ mười năm đến chung thân.

Hình ảnh của người còn lại như luôn mang theo hình bóng bất khuất của người đã ra đi. Linh mục Đa Minh Trần Văn Nguyện, án mười bốn năm, từ trại giam Chí Hòa đến Xuân Phước còn gọi là trại Thung Lũng Tử Thần, thụ án tại đây đến ngày về.


2.9.10

Những người tù bất khuất



Nguyễn Chí Thiệp

Thời gian ở tù, tôi cũng có nhiều dịp để khâm phục những người tù bất khuất, tôi đã có dịp nêu tên tuổi ở những phần đầu khi tôi gặp họ ở trại tạm giam. Ở phân trại C này, tôi tiếp tục khâm phục một người khác. Linh mục Phan Thanh Luân; cha Luân sinh quán Phan Rang, cha còn trẻ, khoảng 37 tuổi, bị kết án chung thân vì tổ chức phong trào chống Cộng ở địa phương, vào trong tù cha vẫn tiếp tục chống đối, bao nhiêu lần viết kiểm điểm, cha đều viết vỏn vẹn có mấy chữ “Chế độ Cộng sản độc tài tàn bạo, nặng trừng phạt trả thù, không có khoan hồng”, cha Luân đã bị nhốt xà lim nhiều lần, các cha khác khuyên cha nên nhẫn nhục hơn, nhưng cha đã dứt khoát trả lời cha muốn làm một viên gạch lót đường cho người yêu nước bước lên đi tới. Trong đợt kiểm điểm cuối năm 1982, cha Luân lại chỉ viết như cũ. Cha Luân bị nhốt từ tháng 12-1982 đến khi tôi rời Xuân Phước tháng 10 năm 1986, nhiều người khác đã chết nhưng cha vẫn còn sống, cha đã yếu lắm, lần cuối cùng khoảng giữa tháng năm 1986, an ninh gọi cha ra để viết kiểm điểm. Cha Luân trả lời cha không biết viết. Cha Luân đã quyết chết. Ý nguyện của cha là làm viên gạch lót đường, nhưng không biết có người nào bước lên viên gạch tên Luân để đi được bước vững chắc trong sứ mạng chống Cộng hay không?




29.8.10

Đêm trong vịnh Vũng Rô


chiều Vũng Rô
nước một màu xanh thẳm
sóng êm đềm vỗ mãi
vịnh buồn tênh
đồn đóng chênh vênh
dọc đường huyết lộ
du kích về đây pháo vào chân núi
nghe rào rào như sóng đập ghềnh hoang
trời tháng chạp
biển khơi mù sóng
chiều tối rồi
biển núi sạm màu
đêm tối rồi
biển mờ bóng vạc
điệp một màu
mây vạc hoàng hôn
dặm đường cố xứ
sóng dạt vào bờ áo lụa lân tinh
quạnh hiu bờ bãi
lớp sóng trước
lớp sóng sau
vượt lên cao chới với
như vạn cánh tinh hà
rồi rụng xuống một trời tơi tả
trong hồn tôi
tựa đổ vỡ mong manh
nhìn lại một đời
mây mây khói khói
mây mỏi khói mòn
dã tràng xe cát
cát mệt nhoài lặng lẽ
sóng hoang vu


****

Cái Trọng Ty

 

 

Nguyễn Chí Thiệp: Việt-Nam Khát Vọng Dân Chủ Tự Do






*Sách “Việt-Nam Khát Vọng Dân Chủ Tự Do”
 do tác giả xuất bản tháng 2, 2001
dầy 871 trang, khổ 5 3/8 x 8 1/4 inches, bìa mỏng.

Xin liên lạc:

Nguyễn Chí Thiệp
10735 Fallsbridge Dr.
Houston, TX 77065
(281) 749-5332

************** 



Nguyễn Chí­ Thiệp: Việt-Nam Khát Vọng Dân Chủ Tự Do


Nguyễn Quốc Khải

Khoảng mười năm trước đây tôi được một người bạn gửi tặng cuốn sách “Trại Kiên Giam”, một trong nhiều cuốn hồi ký viết về đời sống trong các trại tù “cải tạo” của CSVN trong hai thập niên 70 và 80. Tác giả là Nguyễn Chí­ Thiệp. Ông chưa hề viết sách bao giờ, nhưng tác phẩm đầu tay của ông dầy gần 650 trang đã làm ông nhanh chóng trở thành một văn sĩ nổi tiếng. Tôi chưa thấy cuốn hồi ký nào mà tả cảnh tù đày trong các trại giam của CSVN một cách chân thực nhưng hết sức sống động như vậy. Mặc dầu không quen biết tác giả. Tôi cũng đã gọi điện thoại cảm ơn ông đã cho ra đời cuốn hồi ký giá trị, và đề nghị ông kiếm người dịch qua tiếng Anh để thế giới có một tài liệu quý giá.

Mười năm sau, nhân dịp ra mắt cuốn sách thứ hai của ông với tựa đề là  “Việt-Nam Khát Vọng Dân Chủ Tự Do” tại thủ đô Hoa-Thịnh-Đốn, tôi mới có dịp gặp tác giả Nguyễn Chí­ Thiệp. Tôi đã mua cuốn sách này vài tháng trước nhưng vẫn còn nằm nguyên vẹn trong tủ sách, vẫn chưa có thì giờ thuận tiện. Đọc thì phải đọc một hơi, mà cuốn sách dầy gần 900 trang. Buổi ra mắt sách này do Hội Cựu Sinh Viên QGHC miền Đông Hoa Kỳ và Hoa-Thịnh- Đốn Việt Báo tổ chức tại nhà  hàng Saigon House, Falls Church, Virginia, ngoại ô của thủ đô vào trưa Chủ Nhật 15.9.2002 và đã thu hút được trên một trăm người. Tham dự các buổi ra mắt sách có lợi là được nghe người khác đã đọc sách tóm tắt và phân tích cuốn sách giùm cho mình.

Ông Lê Hữu Em, một người đồng hương Quảng Nam, một người bạn đồng môn QGHC, một đồng nghiệp với tác giả khi còn ở Việt-Nam đà vắn tắt giới thiệu ông Nguyễn Chí­ Thiệp là một người muốn làm những chuyện khó khăn và đã gặp những chuyện khó khăn. Tốt nghiệp QGHC, Ông được bổ đi làm ở Vĩnh Long một thời gian, nhưng đã xin về phục vụ tại quê quán với chức vụ phó quận rồi phó tỉnh trưởng Quảng Nam. Khi CSVN chiếm được miền Nam, ông đã không trình diện nhưng sau đã bị bắt trên đường vượt biên vào năm 1976 và bị tù 12 năm trong đó có 5 năm biệt giam. Hai tháng sau khi ra tù, ông vượt biên ngay thay vì đợi đi định cư dưới dạng HO. ông đến Hoa-Kỳ vào năm 1990. Ông Lê Hữu Em nhận xét rằng ông quen biết tác giả khá lâu, nhưng sau này mới khám phá ra tài viết văn của Nguyễn Chí Thiệp.

Trong phần phê bình về cuốn sách “Việt-Nam Khát Vọng Dân Chủ Tự Do”, ông Phạm Trần, một nhà báo kỳ cựu, đã nhận xét rằng cuốn sách thứ hai của Nguyễn Chí Thiệp là một tài liệu quý giá, và nó đã nghiên cứu và tóm tắt ý nghĩ và thái độ của 12 nhà trí­ thức và cựu cán bộ được đào tạo dưới chế độ Cộng Sản từ thập niên 1940. Trong đó có Nguyễn Huy Thiệp, Trần Mạnh Hảo, Tiêu Dao Bảo Cự, Dương Thu Hương, Nguyễn Minh Cần, Nguyễn Hộ, Lưu Quang Vũ, Vũ Thư Hiên, Hà Sĩ Phu, Bùi Minh Quốc, Trần Độ, và Phan Đình Diệu.

Một điều khá ngạc nhiên là  tác giả không đề cập đến TS Nguyễn Thanh Giang, một trong những nhà  dân chủ ở trong nước phản kháng chế độ Cộng Sản mạnh mẽ nhất. Tác giả sau này giải thích rằng khi khởi sự viết cuốn «Việt-Nam Khát Vọng Dân Chủ Tự Do» vào năm 2000, tài liệu về Ông Nguyễn Thanh Giang rất í­t. Cuốn sách cho độc giả biết những người ở trong nước muốn nói gì với những người ở bên ngoài và những gì những người bên ngoài có thể làm được để tiếp tay với những người ở trong nước để đẩy mạnh tiến trình dân chủ. Tác giả Nguyễn Chí­ Thiệp phân tách những băn khoăn và tức tối của những nhân vật này trước sự tráo trở và phản bội của Đảng CSVN và ban lãnh đạo.

Theo ông Phạm Trần, tác giả Nguyễn Chí­ Thiệp trình bày rất thẳng thắn và công bình những ưu khuyết điểm của 12 nhà  trí­ thức và cựu cán bộ CSVN. Một trong những sai trái của những người này là  họ vẫn cho rằng cuộc kháng chiến dành độc lập hoàn toàn là công lao của Đảng CSVN trong khi đó thực sự là của toàn dân.

Họ chống đối Đảng CSVN và bị khai trừ ra khỏi đảng chứ họ không tự ly khai đảng, kể cả trường hợp cố Trung Tướng Trần Độ vừa mới qua đời. Ông Nguyễn Chí­ Thiệp viết:

Các tác giả này bị chi phối nhiều bởi quá khứ của họ. Họ chưa nhìn ra cái thời hào hùng của kháng chiến chống Pháp dành độc lập, hay chống Mỹ cứu nước cũng chỉ là  phục vụ cho chiêu bài chiến lược của Đảng Cộng Sản”.

Tất cả nhóm người này đều có một thái độ và phản ứng tương tự như nhau. Theo ông Nguyễn Chí­ Thiệp, họ “đổi mới nhưng không đổi mầu”, “hòa nhập nhưng không hòa tan”. Mặc dù rõ ràng là  Đảng CSVN đã phản dân hại nước. Đã phản bội kháng chiến, đã gây ra cuộc chém giết tàn khốc suốt 20 năm, xí­ch hóa 80 triệu dân và hậu quả là một nước Việt-Nam nghèo đói, lạc hậu, không có tự do dân chủ như ngày nay.

Tuy vậy, Nguyễn Chí­ Thiệp cũng tự bào chữa cho những nhà dân chủ trong nước khi ông viết:

Phê bình đảng để cứu đảng, tôn xưng Hồ Chí­ Minh làm cái mộc che chắn, có thể thật lòng, có thể là  một chiến thuật của những người phản kháng.. .. Nhưng chúng ta nhận được một điều là  họ phê phán đảng, chính quyền cộng sản một cách sâu sắc.. ..Khi chế độ cộng sản còn tồn tại ở trong nước, thì tài liệu phê bình đảng vẫn hữu í­ch”.

Ở chương cuối cùng ông Nguyễn Chí Thiệp viết:

Tất cả những tác giả tôi giới thiệu trên đây, tùy hoàn cảnh, tùy nhận thức và  tùy quá khứ mà  họ có những ý kiến chá­nh trị khác nhau, nhưng có một điểm chung nhất là họ đều công nhận rằng Việt-Nam hiện nay không có dân chủ. Họ đấu tranh đòi hỏi Đảng Cộng Sản phải thực thi dân chủ, dân chủ thực sự chứ không phải là thứ dân chủ giả hiệu do Đảng rêu rao.”

Họ chỉ mong đất nước có một sự tự do tối thiểu như dưới thời Pháp thuộc. Ý kiến này trước tiên của Nguyễn Văn Trấn. Sau đó Nguyễn Hộ và  Trần Độ đã lập lại. Cần gì mỉa mai và đau đớn hơn cho những người cộng sản còn chút lương tri
”. Ông Nguyễn Chí­ Thiệp thốt lên như vậy.

Theo ông Nguyễn Chí­ Thiệp Đảng CSVN còn tồn tại cho đến ngày nay vì lực lượng dân chủ còn yếu và tản mát, mặc dù đại đa số quần chúng không thích chế độ cộng sản. Những người dân miền Bắc là những người đóng góp vào việc xây dựng chế độ, đã bị uốn nắn trong «tận cùng của sự đói khổ», đã bị kỹ thuật cai trị của cộng sản tiêu diệt sức đề kháng, không còn sức để đấu tranh. Ông Thiệp đưa ra một số dẫn chứng chí­nh từ một số văn nghệ sĩ trí­ thức miền Bắc như sau. Nhà văn Vũ Thư Hiên nhận xét rằng không có giới trí­ thức văn nghệ sĩ ở đâu lại ngoan ngoãn bằng trí­ thức văn nghệ sĩ ở miền Bắc. Bà Dương Thu Hương cho rằng dân Việt-Nam anh hùng trong thời chiến nhưng lại hèn nhát trong thời bình. Thi sĩ Nguyễn Chí­ Thiện cũng công nhận trí­ thức miền Bắc rất hèn. Với chá­nh sách cởi mở nửa vời giả hiệu, sau một thời gian nửa thế kỷ bị đói khát kềm kẹp, dân miền Bắc lo kiếm sống trước tiên.

Sau 30.4.1975, dân miền Nam nhiều nơi nổi dậy, nhưng đã bị đàn áp. Chánh sách khu kinh tế mới và tù cải tạo, tuy tác giả không trực tiếp nói ra, đã hủy diệt sự đối kháng ở miền Nam. Những đợt vượt biên đã đưa hàng chục ngàn người đến Mã Lai, Nam Dương, Thái Lan, Hồng Kông và Phi Luật Tân hoặc mất tí­ch trong biển cả. Tiếp theo là những chương trình định cư ở Hoa-Kỳ cho những cựu tù nhân chá­nh trị đã giúp Cộng Sản đưa ra khỏi nước một số đông những người căm thù họ, có tiềm năng chống đối CSVN.

Theo Nguyễn Chí­ Thiệp, chúng ta không thể lạc quan về khả năng tranh đấu cho tự do dân chủ của giới trẻ trong nước. Thành phần này dưới 30 tuổi, chiếm trên 50% dân số, đã bị hấp thụ “một nền giáo dục nặng tuyên truyền và kém thực chất của chế độ Cộng Sản”. Con người trở nên rất thực tế chỉ lo giành giựt kiếm sống, hưởng thụ và bon chen trong xã hội không còn tôn trọng giá trị đạo đức. Tuy nhiên, tác giả cho thấy có những điểm đáng cho chúng ta lạc quan. Kỹ thuật thông tin ngày nay sẽ phá vỡ bức màn sắt của Cộng Sản. Nhu cầu tự do cá nhân gia tăng và trào lưu dân chủ đang du nhập vào Việt-Nam qua những giao dịch thương mại quốc tế. Những thanh niên sinh viên từ miền Bắc từng đi du học hoặc lao động ở Nga và Đông Âu đã phát động một phong trào tranh đấu cho dân chủ ở trong nước. Những lớp thanh niên sinh viên xuất ngoại sau này qua những những nước Tây phương cũng sẽ tạo thành một lực lượng dân chủ đáng kể .

Tác giả Nguyễn Chí­ Thiệp cũng thẳng thắn chỉ trí­ch một số tổ chức chánh trị cuội ở hải ngoại, tuy nhiên ông không nêu đích danh. Ông tố cáo những chuyện mua danh bán tước trong những tổ chức này và những chiến công do những lãnh tụ bịa đặt ra nhưng không còn lừa bịp được ai. Ông Thiệp viết: “Hình như dân Việt-Nam thì đã trưởng thành về chánh trị nhưng các người làm chá­nh trị thì chưa”, một sự nhận xét sắc bén nhưng chua chát.

Ngày nay ở thế chính quyền CSVN đã phơi bầy tất cả những khuyết điểm của họ. Chính nghĩa ở trong tay những người đấu tranh để xây dựng một thể chế tự do dân chủ. Ông Nguyễn Chí­ Thiệp nhận định rằng đấu tranh cho tự do tôn giáo là một mặt trận chính yếu của phong trào đấu tranh cho tự do dân chủ của nhân dân Việt-Nam. Mặt trận thứ hai mà Đảng CSVN cũng sẽ không thể thắng được là tự do báo chí­. Ông Thiệp kết luận rằng tình hình Việt-Nam có nhiều thay đổi không phải do Đảng CSVN và chính quyền muốn, mà vì hòan cảnh chính trị và kinh tế thế giới đòi hỏi. Thời cơ trở nên thuận lợi hơn cho cuộc tranh đấu cho tự do dân chủ tại Việt-Nam.

Nguyễn Quốc Khải
20.09.2002





 

28.8.10

"KHÔNG THÍCH CỦA NÀO TRỜI TRAO CỦA NẤY" (Part 1)



A20 Bùi Đạt Trung (BĐT/BĐ/Người nhái K25)

Đặt bút xuống viết những dòng chữ này đối với tôi là cả một "công trình vĩ đại". Từ khi đặt chân lên xứ người bận lo "cầy cấy" và với những phương tiện hiện đại, khi cần liên lạc chỉ việc nhắc phone hoặc email là xong, nên viết lách là cả một vấn đề xa xỉ phẩm.

Nhân dịp NQ12 với chủ đề “Những Dấu Chân Kỷ Niệm” và với tư cách “biệt đội trưởng, biệt đội người nhái”, vì mang chức “TRƯỞNG” nên phải bấm bụng trồi lên mặt nước đi họp và báo cáo sinh hoạt của mấy tên "thuộc hại" mà trong đó điển hình có một tên phù hợp với tựa đề của bài này.


Nguyễn Thanh Long, K25


Những nhân vật ....


Nguyễn Chí Thiệp


Xuân Phước - Tháng 9/1979


 ..........
1.
Chỉ có một ngày di chuyển, buổi tối chúng tôi đến trại Xuân Phước. Đó là một trại ở vùng nước độc chuyên giam giữ tù hình sự. Ở tù chung với tù hình sự là một điều không may mắn, một thành phần quá ô hợp và phức tạp, đa số chỉ sống theo bản năng, mặt khác cán bộ coi tù hình sự quen thói đối xử tàn bạo hơn là đối với tù chính trị.

Chúng tôi được chào đón tận tình ở trại, chỉ có 30 người tù được hơn một chục cán bộ xét kiểm đồ vật trước khi nhập trại, thuốc men, thức ăn đều bị tịch thu. Cán bộ giải thích, ở trại tổ chức ăn uống tập thể, không phân chia vì phân chia thức ăn là vết tích của tư sản, nặng đầu óc tư hữu và trại sẽ lo cho “đầy đủ”. Vấn đề gia đình thăm gặp, thời gian đầu tạm ngưng, trại sẽ cứu xét tùy thái độ chấp hành cải tạo.


26.8.10

Vidéo Xuân Phước ngày nay



Chia sẻ từ A 20 Nguyễn Văn Lưu, Bình Long VN. Vidéo do Thầy Hùng một cựu tù A20 thực hiện .

Mời xem:

Xuân Phước ngày nay – Vùng Đất Trại Cải Tạo A 20




25.8.10

Vidéo những sinh hoạt của các cựu A20 VN



Chia sẻ từ A 20 Nguyễn Văn Lưu, Bình Long VN:


Xin bấm vào đây:


- Đám tang A20 linh mục Trần Văn Nguyện. Phần 1

- Đám tang A20 linh mục Trần Văn Nguyện. Phần 2

- Đám tang A20 Nguyễn Văn Đoan


bến sông Cai Hạ



trời tháng ba
theo quân rời biên trấn
ghé tạt bên đường
quán lá liêu xiêu
cửa khép tiêu điều
bốn bề đất chết
đứng bơ vơ súng nổ bìa rừng
tháng ba bỏ ngõ cao nguyên
phố phường bát nháo
lớp sóng người tháo chạy quàng xiên
dặm đường vô vọng
chạy về đâu
rừng sâu vây khổn
buổi chàng đi
thưở nón xanh rừng úa
bước cùng đường tử biệt nghẹn ngào
chàng đi vườn ổi mùa ươm nụ
hoa thơm dìu dịu
mảnh vườn xưa
hôm qua đầu ngõ
hoa phượng rũ
rơi lạnh hiên chiều
xác đỏ buồn hiu
nhớ hôm triệt thoái, quân di tản
bạn chàng chết gục lên tháp súng
vuốt mắt người
đốm lửa cháy hờn căm
gió rừng xoáy lốc
qua ngàn dặm
hồi kèn vĩnh biệt
kẻ hào kiệt chết theo thành
mưa sụt sùi chiều bến sông Cai Hạ
trước mặt trùng trùng
dặm người nhếch nhác
con đường vô vọng về phương Nam
mưa như đổ nước chiều tối xạm
tiếng gọi hồn nghe gió thoảng bên sông

Cái Trọng Ty




21.8.10

Luận bàn về "sống" như thế nào



Võ Sư Chưởng Môn LÊ SÁNG
 

Cuộc sống có nhiều cách. Ở đây trong phạm vi võ thuật và võ đạo, chúng ta tạm phân ra 2 cách sống:

- Sống yêu cuộc sống.
- Sống bám viú lấy cuộc sống.

Sống yêu cuộc sống là sống với tất cả lòng nhiệt thành, hăng say, ưa hoạt động của con người muốn sống cho ra sống, muốn hưởng được hương vi và ý nghĩa của cuộc sống, tức những con người muốn sống thỏa hiệp với mọi người, cùng với mọi người làm việc, đấu tranh và xây dựng, luôn luôn hướng về đích sống cao đẹp: phục vụ con người.


Chút Tình Nghĩa Cũ


(gửi Khiết)

Xin gửi bạn một ly café nhỏ
Chứa chút tình nghĩa cũ nhớ quê hương
Thương bạn ở lại còn đầy gian khó
Mặc tương lai cho lũ thú gạt lường

Người ra đi dẫu tung hoành khắp hướng
Cũng chưa đủ lực hái những ước mơ
Bởi nhược tiểu sói mòn bao lý tưởng
Tháng năm trôi theo khắc khoải đợi chờ

Nhưng không thế ta lại đành bỏ cuộc
Vẫn miệt mài đơn độc thách phong ba
Sống với lời nguyền, trọn tình Tổ Quốc
Mặc thế thời – cho còn ta với ta

Chút tình ấy làm hành trang cho bạn
Hãy vững tin trời không phụ mình đâu !
Luật tử sinh sau ngày dài hạn hán
Mưa sẽ về làm ruộng lúa xanh mầu

Trường Giang – Nguyễn Tú Cường
18/8/2010



20.8.10

Những người từng có một thời trẻ!



    Vũ Ánh

Trương Văn Tám tự “Tám Chùa” dù ngày hôm nay phải có một vài công việc quan trọng cần giải quyết và phải chuẩn bị cho đứa con lên học đại học ở Sacramento cũng đã lấy vé máy bay vội vã xuống quận Cam để gặp Ngọc “đen” từ Virginia về Arizona thăm bố nhưng cũng hăm hở vượt một đoạn đường dài để về gặp “Chùa” và “Hải Bầu”...

Họ mới chỉ là 3 trong số những sĩ quan rất trẻ tuổi trong quân đội VNCH thuộc những binh chủng khác nhau, đang hừng hực sức chiến đấu thì “gãy súng” ngày 30 tháng 4, 1975. Gãy súng nên phải tù đày trong các trại giam Cộng Sản. Thời gian tù đày, chúng tôi gặp nhau trong những cảnh ngộ, đứa ở trại này, đứa ở trại kia, đứa ở ngoài Bắc, đứa trong Nam. Dường như trên khắp đất nước chúng tôi vào thời ấy đều có những trại giam.


14.8.10

Tù Oán


Mười mấy năm hao gầy ngóng trông
Mưa khuya trăn trở gió mênh mông.
Suy tư dằn vặt nhầu chăn gối
Hoài bão tan tành thẹn núi sông.
Tủi với tiền nhân ca chính khí,
Ngượng cùng hậu thế luận anh hùng.
Tuổi tri thiên mệnh, hờn vong quốc.
Oán Cộng thù không đạp đất chung.



Đêm Tù

Khuya sâu thăm thẳm tối như mồ,
Trằn trọc trên sàn nứa mấp mô.
Phổi yếu đêm nằm ho sụ sụ,
Thận suy sớm dậy đái tồ tồ.
Muốn no thì uống thêm gô nước,
Bụng đói thèm ăn một bắp ngô.
Thao thức đêm dài mong đợi sáng,
Có vì sao lạnh chiếu bên hồ.

                   Vũ  Đức Nghiêm


12.8.10

Chuyện Người Vợ Tù Cải Tạo


Người viết: Dương Thị Năng
(phu nhân của A20 Vũ Đức Nghiêm)

Tháng 4-1975, ngày giặc Cộng vào cưỡng chiếm miền Nam, ngày oan khiên nghiệt ngã nhất trong lịch sử Việt nam hiên đại. Chồng tôi, một sĩ quan cấp Tá, Quân lực Việt nam Cộng hoà, cũng bị đi tù, và kể từ 15 tháng 6 1975, gia đình chúng tôi bị tan tác, chia lìa, một mình tôi phải chịu trách nhiệm nặng nề nuôi dạy bẩy đứa con, đứa lớn nhất, 19 tuổi và nhỏ nhất mới lên 8.

Ngày chồng tôi đi tù, anh đang ở Sài gòn, gia đình ở Đà lạt nhận tin anh sẽ đi trình diện ngày 15 tháng 6 và nhắn tôi về Sàigòn, nhưng thư đi chậm, tôi về tới nơi thi đã quá muộn, anh đã đi trước một ngày.


11.8.10

Những Cơn Mưa Đầu Hạ !


A20 Nguyễn Tú Cường

( * Cho tất cả những người thương yêu của tôi !)

  Thân mến đến quí anh Tiên Tư Rè, còn có bí danh là 6 doights nữa ạ ! làm sao TC có thể quên được anh với Victor /TVL được ạ???

 Xin chân thành vô vàn cám ơn 2 anh đã nhắc lại những đoạn đường mang nhiều hình ảnh sót sa, mà mình đã có với nhau trong những năm tháng thư hùng với bão tố....!!! Tất cả giờ đây chỉ còn là những dấu vết kỷ niệm của vui buồn để mình biết trân quí với nhau hôm nay !!!! Cho phép TC được kính gửi lời chào làm quen đến qúi gia đình 2 anh. Thân chúc qúi anh luôn được vui mạnh và an lành, cùng chân cứng đá mềm với cuộc chiến mới còn vô vàn khó khăn! 

 TC thật sự đã nhập cuộc - làm chim tung cánh, bay khắp trời từ hơn 10 năm nay, không một lúc nào ngừng nghỉ, có lẽ anh Nguyễn Ngọc Chuyên ở Seattle cũng đã nghe từ Hồng Bơ dưới San Diego mấy năm nay? Không ngoài 1 khát vọng là phải tìm ra con đường nào có được cái "găng tay bằng sắt " để mà bẻ nanh con sói giặc Hồ. Do sự thôi thúc từ lời thề đối với tất cả các hương linh Anh Hùng đã nằm xuống cho mình còn sống đến ngày hôm nay. Dù rằng tuổi đời của TC nay cũng đã gần 6 bó rưỡi rồi, có mệt mỏi đến đâu đi nữa, thì cũng phải " Cố Gắng - Cố Gắng, Tìm Vũ Khí Sát Cộng" cho đến lúc nào được gục ngã quị xuống thì mới tròn lời thề với Tổ Quốc mà thôi !!! 

 Cám ơn anh Tiên thật nhiều đã nhắc lại hết tất cả những đoạn đường khổ sai của chúng ta đã không hề hẹn mà luôn luôn lại cứ gặp gỡ nhau - nhân đây, nhằm để đặc biệt tặng riêng đến anh Tiên Tư Rè và bạn Victor TVL cùng tất cả qúi chiến hữu A.20XP 1 câu truyện ngắn của Trường Giang NTC đã ghi lại được lần chót gặp anh Tiên Tư Rè và Bùi Đạt Trung tại LT. 4 Phan Đăng Lưu....vào năm 1987. Đã cách nay đúng 23 năm:


 Đúng vào lúc khi tôi vừa mới mở hộp thư ra đọc được những dòng thư của người em tinh thần kết nghĩa trên con đường viễn xứ đấu tranh, thì bên ngoài trời cũng vừa bắt đầu đổ ập cơn mưa đầu mùa hạ xuống,  nó đã thật vô tình lôi tôi trở về với quá khứ xa xưa nữa........ dù thật ra tôi đang cố muốn vùi quên, muốn vùi quên đi tất cả vào dĩ vãng....! Nhưng giờ đây khổ thay, làm sao tôi có thể quên được  khi đọc đến những dòng chữ này:     ".....Lạ thật đó anh, thế giới nầy thật là nhỏ. Nhà của anh ở đường Lam Sơn bây giờ là khách sạn Lam Sơn. Trước "giải phóng" em nhớ không lầm là tại đường Lam Sơn có ông bác sĩ Lâm Văn Thạch.  Ông ấy ở xéo đầu ngõ nhà anh. Đầu đường Lam Sơn có ông bác sĩ Nguyễn Ngọc Nhuận nữa.  Cách con hẻm nhà anh là nhà của ông Phúc. Ở trước nhà ông ấy hình như có trồng 3 cây dừa thì phải?  Trường Đạt Đức nằm bên kia đường Lam Sơn. Ái cha, còn nhiều nữa anh có muốn biết không?  Em đã sống suốt 26 năm ở nơi ấy cho đến ngày em vượt biên đi Mỹ.  Em ở tuốt phía trong nên chỉ biết rất ít về những người ở Lam Sơn. Có lẻ hỏi lần ra thì mới nhớ.  Vì lúc đó em còn quá nhỏ nên không biết nhiều.  Sau giải phóng nhà anh bị tịch thu giao lại cho ông chủ tịch phường nào đó thì phải. Thì ra là ở VN anh và em không cách xa nhau là mấy....!!"