26.4.10

Địa Ngục Có Thật


Tiểu Luận của Nguyễn Quang



-->TÂM LÝ THẦN KINH CỦA CÁC TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM
(ÁN TRÊN MƯỜI NĂM TRONG NHÀ TÙ CỘNG SẢN VIỆT NAM)


LTS: Quán lá A 20 mời anh em vào đây xem nhận định của Nguyễn- Quang về những hội chứng tâm thần của những tù nhân, dưới cái nhìn của một người từng ở trại A 20 đứng trên quan điểm bệnh chứng học


(……Trích đoạn….)

6. Các hội chứng căng trương lực gồm hai dạng đối lập nhau:

- Kích động căn trương lực: Thoạt tiên người bệnh hưng phấn, nói huyên thiên nhưng nội dung không mạch lạc vô nghĩa, tư duy ngắt quãng. Người bệnh có hành động không tự nhiên, xung động, nhiều khi chống đối một cách vô nghĩa.


Cụ thể: Cho họ ăn thì lại quay lưng đi, nhưng khi mang thức ăn đi thì họ lại đòi cầm lấy. Trong trường hợp này đối với các tù nhân gọi là bệnh sĩ diện, họ luôn cố giữ một khoảng cách gọi là giữ nhân cách của người tù chính trị, hay giữ thể diện cho tổ chức, đoàn thể, tôn giáo.v.v… Những con người đã từng vang bóng một thời và nay:


Chiếc lồng nhỏ giam đời bé nhỏ
Cõi ngồi mơ là dấu chấm than

(Thơ Phan Nhự Thức.)

Cụ thể: Người bệnh hay cười vô duyên cớ, có khi mỉm cười mà lại chảy nước mắt. Rất thường gặp ở một số tù nhân, những người này cũng thuộc nhóm dễ xúc cảm trước các tình huống.


Em về chẻ tóc làm đôi
Thay dây mà nối nhịp cầu tri âm
Cho dù tóc trổ hoa râm
Chén đời mật đắng tơ tằm vẫn se

(Hướng Dương Vũ Đình Thụy)


Cụ thể: Người bệnh có hiện tượng ngôn ngữ không liên quan, hành vi kỳ dị như đột nhiên nhảy từ trên giường xuống, nhảy múa quay cuồng, kêu gào, chửi bới, khạc nhổ, phá phách, tấn công vào những người chung quanh.


Tượng đồng tạc bóng cô liêu
Trời xanh tóc trắng bao nhiêu chuyện rồi

(Tuệ Sĩ)

Cụ thể: người bệnh nhắc đi nhắc lại đơn điệu một câu hay một từ, trả lời không đúng vào đề, hay chứng nhại lời, chứng nhại động tác.


Đường vẫn còn dài, núi vẫn cao
Tháng năm tù ngục buồn ôi chao!

(Thơ Hà Thượng Nhân.)

Cụ thể: với trường hợp nặng, căng trương lực trở nên hỗn độn mãnh liệt, người bệnh vùng vẫy, cào cấu lung tung, tự gây nhiều thành tích, phản động.


Cụ thể: Kích động căng trương lực đôi khi có những cử động nhịp nhàng tựa như múa hát, nhưng là kiểu múa vờn, múa giật. Thường kèm theo chứng không nói như kích động câm.


Lại ác mộng bởi rừng khuya tàn bạo đấy,
Thịt xương người vung vãi lối anh đi.

(Tuệ Sĩ)

- Sửng sờ căng trương lực: ngưòi bệnh không nói lời nào, không trả lời, không phản ứng với các kích thích đau, cho dù đó là cháy nhà, bom nổ ngay bên cạnh… Họ giữ nguyên tư thế trong một thời gian dài.


Ta về một bóng trên đường lớn
Thơ chẳng ai đề vạt áo phai
Sao bỗng nghe đau mềm phế phủ
Mười năm đá cũng ngậm ngùi thay

(Tô Thùy Yên)

7. Các hội chứng căng trương lực có hai tính chất:


- Căng trương lực tỉnh táo: người bệnh tiếp thu hoàn cảnh chung quanh một cách đầy đủ và nhớ chính xác mọi sự kiện xảy ra trong thời gian đó. Khi kích động thì xung động, khi bất động thì sững sờ phủ định.


Vĩnh biệt ta-mười-năm chết dấp
Chốn rừng thiêng im tiếng nghìn thu
Mười năm mặt sạm soi khe nước
Ta hóa thân thành vượn cổ sơ

(Tô Thùy Yên)

Cụ thể: Tiểu luận này nghiên cứu về các tù nhân lương tâm án trên mười năm, không thể không ghi lại các tù nhân bị tập trung dài hạn có ít nhất ba lần tái tập trung với mỗi một lần thường là ba năm, đã sống những ngày thật hào hùng, bất khuất trong khắp các trại giam trên cả nước mà lúc nào cũng năng động trong sự tỉnh táo. Các tù nhân này đã đứng lên đấu tranh để tìm lại những quyền cơ bản nhất của con người ở những nơi mà hầu như con người chỉ còn cái chết đang chờ đợi mỗi người, con người sinh ra và đi ngược lại giáo điều Mác Lê thời phải chết.


-
Nguyễn Văn Đèn, Hạ sỹ, đấu tranh bất khuất tại trại Xuân Phước.
- Phạm Đức Nhì, sĩ quan, đấu tranh cho quyền lợi của bạn tù đến bại liệt.
- Vũ văn Ánh, ký giả, làm báo đòi quyền con người trong tù, bị kiên giam lâu dài.
- Nguyễn Chí Thiệp, Phó Tỉnh trưởng Quảng Nam, khí khái, bất khuất.
- Trần Danh San, Luật sư, bất khuất.
- Vũ Đức Nghiêm, Nhạc sỹ. Trung tá, bất khuất.
- Lê Trung Phương, Nguyễn văn Hải, Nguyễn Hạnh, Bùi đạt Trung, Nguyễn văn Phước, Vũ mạnh Dũng.- Nhà văn Duy Lam, Ca sỹ Khuất Duy Trác, Tăng Ngọc Hiếu, Phạm Chí Thành, Trần Trọng Minh, Võ Xuân Hỷ, Võ Trịnh Xuân, Cái Trọng Ty, Phùng Văn Triển
- Căng trương lực mê mộng: rối loạn ý thức kiểu mê mộng với nhiều hình ảnh kỳ quái. Khi cơn căng trương lực đã qua họ không còn nhớ điều gì, hoặc chỉ nhớ được từng phần. Hội chứng căng trương lực thường gặp ở bệnh nhân tâm thần phân liệt và các bệnh gây tổn thương thực thể não bộ, xơ vữa động mạch máu, u não…

Cụ thể: các tù nhân có tôn giáo kể cả các tu sỹ Thiên Chúa giáo thường hay kể lại những giấc mơ như là “ơn lạ” đối chính mình cũng như các bạn tù.


- Các Tu sỹ Dòng Đồng Công, kể cả Bề trên Trần Đình Thủ nói về điềm lạ và các sự lạ này được truyền tụng trong tù rất nhiều.

- Các Linh mục Dòng Tên cũng như Triều không thấy nói về “sự lạ”.

8. Hội chứng rối loạn trí tuệ, chia làm hai loại:


a. Hội chứng chậm phát triển trí tuệ: các tù nhân khi bị giam giữ đều bị giảm sút về sự phát triển trí tuệ ngoài những phản xạ để đối phó với cai tù, mưu sinh thoát hiểm rất nhanh, đây chỉ là sự quan sát trên cảm nghiệm thường nghiệm, song kiểm nghiệm chung như về tri thức hầu như tù nhân nào cũng bị quên đi rất nhiều.


Long Giao đất đỏ mù trời
Ngày như thiêu đốt, đêm thời lạnh căm
Bốn bên đồi núi bạt ngàn
Giếng sâu thăm thẳm thương thân cát lầm.
(Nguyễn Thiếu Nhẫn)


b. Hội chứng sa sút tâm thần: đó là sự nghèo nàn suy sụp của hoạt động tâm thần, là sự suy giảm các quá trình nhận thức, sự nghèo nàn về cảm giác, sự biến đổi về nhân cách, cùng sự rối loạn về trí nhớ.


Cụ thể: đây là hội chứng rất phổ biến, có thể nói được rằng nó là thành quả của sự tẩy não của những người cộng sản đối với kẻ thù giai cấp: cách ly khỏi xã hội nhiều năm, bỏ cho đói khát cả về tinh thần và vật chất đã khiến các tù nhân lần lượt trở nên khủng hoảng đến rối loạn tâm thần, sự hiểu biết về con người và thế giới bên ngoài bị thu dần lại chỉ còn là những quá khứ và cũng phai dần trong bốn bức tường luôn vây kín. Con người bị giam hãm dần trở nên ít nói và có muốn nói cũng không biết nói với ai, chứng câm dần dần đến gần một cách tự nhiên khiến con người ngày càng trở nên lạnh lùng, vô cảm.


Ta đếm sỏi mòn dưới gót chân
Khắc sâu nghìn dấu tuổi phong trần
Mang theo gánh nặng đời lưu xứ
Máu rỉ vai trần giọt tủi thân

(Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích)

9. Các hội chứng loạn thần kinh:


a. Hội chứng ám ảnh: nỗi ám ảnh về một điều gì đó luôn hiện diện trong tâm thần người bệnh, họ không còn làm việc và sinh sống như bình thường. Nổi bật nhất là khí sắc buồn rầu, mặc cảm bản thân thấp hèn, và trạng thái nghi bệnh.


Cụ thể: nhiều tù nhân trong ánh mắt buồn, khuôn mặt dường như luôn cuối xuống nhất là những lúc sắp xuất hay vào trại, trong mỗi con người như mang một nỗi buồn, sự ám ảnh nào đó về sự xa cách gia đình, về cái chết của bạn tù và rồi sẽ là số phận của chính mình.


Ðẫm nắng chiều rơi trải lối đi
Vàng lên hiu hắt thuở xuân thì
Người đi mang nửa hồn về đất
Em nửa đời tôi khóc biệt ly

(Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích)

b. Hội chứng suy nhược: hay nổi nóng, dễ mất tự chủ vì những chuyện vụn vặt, dễ động lòng, đa sầu đa cảm, mau nước mắt, mau mệt mỏi, trí nhớ kém, thường có giấc ngủ nông cạn với nhiều mộng mị.


Cụ thể: dường như gần hết các tù nhân lâu năm thường mắc chứng này dễ động lòng, dễ xúc động, mau nước mắt, mau mệt mỏi, ngủ ít… song với kẻ thù lại rất kiên định, xem mọi sự nhẹ như tơ hồng, con người trước cái chết vì thật sự rất khó nghĩ đến ngày trở lại đời thường với người tù trọng án, cái chết luôn đối mặt với mỗi người và thật sự khi dấn thân vào con đường đấu tranh cho quyền con người, chống lại những bất công dưới bất cứ một chế độ toàn trị nào đó, những con người có tấm lòng đều ý thức chấp nhận trước cái chết.


Thẫn thờ đứng tựa khung cửa ngục
Nhìn bóng xuân sang mắt lệ tràn

(Thích Quảng Độ.)


* Địa Ngục Có Thật -
Tiểu Luận của Nguyễn Quang



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét