2.9.12

Trại Kiên Giam – Nguyễn Chí Thiệp: Chương 12 - Xuân Phước





Chương Mười Hai


Tôi được ra khỏi xà lim. Thời điểm này ở trại có nhiều tin đồn sẽ đưa tù nhân cải tạo đi ngoại quốc do kết quả Hội Nghị Quốc Tế Nhân Quyền Genève năm 1979.
Sau buổi lao động, bạn bè đến mừng, cho thức ăn để bồi dưỡng. Anh em giữ được tình cảm với nhau, dù ở trong điều kiện khó khăn về vật chất, anh em vẫn thương người bị giam cầm trong kỷ luật. Bất cứ ai từ trong xà lim được thả ra, ít nhiều anh em cũng tìm cách giúp đỡ thức ăn và thuốc men.

Có nhiều anh em quá lạc quan, họ suy đoán chúng tôi là nhóm đầu tiên được chuyển ra nước ngoài.

1.9.12

19/6, Kính nhớ cậu và ngoại




Huỳnh Ngọc Tuấn


Gia đình của ngoại tôi là một gia đình khá “đặc biệt”. Ông ngoại tôi mất sớm, lúc chỉ mới 40 tuổi, để lại một người vợ trẻ và năm đứa con dại.

Mẹ tôi là con gái đầu và duy nhất. Sau mẹ là bốn người em  trai. Ông ngoại mất được một thời gian thì bà ngoại bị bệnh và mù cả hai mắt. Mẹ tôi tần tảo buôn bán nuôi bốn người em trai. Một năm sau, cậu Ba của tôi đi quân dịch.Vì là một ngư dân trẻ, thành thạo việc đi biển nên cậu Ba tôi vào Hải quân. Từ đó cậu lênh đênh trên biển cả một đời.

Từ ngày cậu Ba vào Hải quân, mẹ tôi cùng đỡ vất vả hơn. Tiền lương ít ỏi cậu gởi về cho ngoại  ăn trầu, cho mẹ tôi nuôi ba người em còn lại.

Một năm sau, cậu Năm cũng vào quân đội (người con thứ tư của ngoại tôi bị chết  khi còn trong bụng mẹ nên không biết là trai hay gái).

29.8.12

Trại Kiên Giam – Nguyễn Chí Thiệp: Chương 11



Chương Mười Một


Đối với tù ở trại cải tạo lao động thì giờ qua nhanh lắm, quần quật suốt ngày ngoài đồng, buổi tối còn phải ngồi sinh hoạt hai giờ trước khi ngủ, chương trình đều đặn ngày nào cũng giống như ngày nào, cuối tuần chỉ trông mong được nghỉ trọn ngày chủ nhật mà không được vì cứ hai tuần một lần, buổi sáng chủ nhật làm lao động xã hội chủ nghĩa. Chỉ có những ngày mưa là được nghỉ, nhưng miền đông mưa ít, mà chỉ có mưa ban đêm, hoặc mưa ngoài giờ hành chính.

Trông mong một ngày nghỉ, trông mong một ngày mưa, người tù chỉ mong đợi chừng đó, còn thì ngoài tầm tay. Biết quên càng khỏe, còn dễ sống. Nếu cứ ân hận, tiếc nuối, bực tức chỉ thêm khổ thân. Mới hơn 30 tuổi nhiều người tóc đã bạc, trán đã hằn ngang những nếp nhăn. Gặp gia đình cũng lại đếm thời gian ở nếp nhăn trên khóe mắt vợ. Gạt hết tất cả để an tâm mà sống chờ ngày về, dặn dò nhau và dặn chính mình, nhưng đâu phải ai cũng làm được, hoặc là lúc nào cũng quên được. Cứ mỗi lần gặp gia đình là thêm bao đêm không ngủ được. Thời gian qua mau quá, vợ đã khắc khoải mỏi mòn trông chờ - con lớn lên không có người dạy dỗ. Giá như chết được thì đã giải quyết hết mọi chuyện cho người chết lẫn người sống; chết chỉ làm cho người thân buồn khổ một lần, rồi thời gian làm họ quên đi. Chết thì 3 năm vợ đã mãn tang, có thể lập gia đình khác mà không sợ bị dị nghị. Người tù không chết, vẫn sống mà lại không có ngày về, người tù như người đã chết mà chưa chôn, nên mọi việc cứ dùng dằng không giải quyết. Trở thành gánh nặng cho gia đình. Vợ phải chờ đợi, con cái, người thân phải trông mong... Không nỡ dứt tình, một người khổ kéo theo hàng chục người đau khổ - ân hận biết bao, sao không chiến đấu đến phút cuối cùng rồi chết, chết là hết. Tại sao đã không dám chết mà không chạy ra ngoại quốc. Chạy là hèn nhưng còn giúp được cho kinh tế gia đình. Ray rứt từ ngày đầu tiên vào tù, cứ xoáy đi xoáy lại trong đầu làm cho cằn cỗi đi, sự hành hạ đó còn khổ hơn là sự hành hạ thân thể, sự sỉ nhục của bọn cán bộ.

21.8.12

Trại Kiên Giam – Nguyễn Chí Thiệp: Chương 10




Chương Mười

Sáu mươi bảy người tập trung một phòng dưới ô để làm các thủ tục cần thiết để đi trại lao cải. Mọi người lo âu, băn khoăn vì sắp bước qua một giai đoạn mới trong cuộc đời tù tội. Căn phòng chật chội vẫn yên lặng, mỗi người ngồi thừ ra bên cạnh gói hành trang gồm ít áo quần và thức ăn còn lại của đợt thăm nuôi vừa qua.

Cơm chiều xong đa số đã đi nằm, chỉ có những người hút thuốc lào tụm lại với nhau thay phiên kéo chiếc điếu cầy, tiếng nước sôi sùng sục nghe rõ mồn một. Tôi lại nghĩ đến gia đình tôi, không biết thân nhân của tôi sống bằng cách nào trong hoàn cảnh càng lúc càng khó khăn. Qua gói quà gửi tôi hiểu gia đình đã sa sút lắm. Tôi không xin quà, để gia đình gửi cho tùy ý theo khả năng, đỡ cảm tưởng mình là gánh nặng cho thân nhân, vừa để có thể đo lường mức độ sinh sống ở nhà. Đã hơn mười sáu tháng rồi, tôi chưa gặp mặt vợ con. Nhớ lắm.

16.8.12

Trại Kiên Giam – Nguyễn Chí Thiệp: Chương 9




Chương Chín

Tổ chức phục quốc những năm 1975, 1976, 1977 thu hút nhóm học sinh, sinh viên ở các tỉnh miền Nam, nhất là tại Sài Gòn, đa số các anh em ở các khu Công Giáo như Bùi Phát, Chí Linh, Tân Sa Châu, Tân Hiệp, Tân Phú, Tam Hà, Cái Sắn. Các em bị loại ra khỏi trường học vì lý lịch có cha anh đi cải tạo. Vì những khuyết điểm trong khi móc nối tổ chức, các em bị bắt rất nhiều và rất sớm, tổ chức mới hình thành đã bị trinh sát chính trị xâm nhập. Do đó hầu hết các tổ chức đều chưa có tài liệu học tập hoặc rèn luyện cho các em ý thức chống cộng, sự hiểu biết chính trị căn bản.

Chúng tôi được khích lệ để làm việc nguy hiểm đó trong nhà tù, vì quả tình các em thấy thích thú và hăng say trong khi được giải thích các điểm các em cần hiểu.
Chúng tôi quan niệm giúp đỡ các em có được sự hiểu biết chừng nào tốt chừng đó để rồi trong nhà tù và trong cuộc đời các em học hỏi thêm và tùy khả năng và lý tưởng các em sẽ đóng góp hữu ích cho xã hội mai sau.

15.8.12

Hồi ức tháng Ba



Tháng 3 lại về với nắng vàng rực rỡ lấp lánh trên những vòm cây xanh, khí trời trong veo và dịu mát, gió mơn man chạy như đuổi nhau trên cánh đồng sắp vào mùa gặt. Ngoài kia biển đã vào mùa cá chuồn, những con cá chuồn biết bay phóng mình rào rào trên mặt biển đã dịu sóng.

Vậy mà đã 37 năm trôi qua rồi kể từ những ngày tháng 3 năm 1975, lúc đó tôi chỉ là một chàng trai vừa mới lớn. Tôi 16 tuổi, tuổi của một thời hoa mộng hồn nhiên, vô tư trong cuộc sống yên ả ở cái thị xã Tam Kỳ nhỏ bé thuộc tỉnh Quảng Tín. Một ngày của tôi đi qua với một buổi đến trường, một buổi rong chơi cùng bè bạn. Chúng tôi rủ nhau về vùng nông thôn để ăn những trái mít chín đầu mùa hoặc “đổ bộ” vào vườn nhà ai đó để mua ổi, vú sữa, mận. Là những thằng “quỷ con” phá làng phá xóm, chúng tôi tha hồ hái vú sữa, ổi, mít mặc cho bà chủ vườn vừa la mắng vừa cười. Bà vui vì chúng tôi trả tiền sòng phẳng, vừa đỡ buồn vì có chúng tôi nên khu vườn yên tĩnh và hơi quạnh quẽ của bà vang lên những tiếng nói cười đùa nghịch.

11.8.12

Trại Kiên Giam – Nguyễn Chí Thiệp: Chương 8



Chương Tám

Cuối tháng 3 năm 1977 được chuyển qua phòng tập thể A Trại Trần Hưng Đạo, tức Nha Cảnh Sát Đô Thành cũ, có 5 phòng tập thể, phòng A, phòng B, phòng I, phòng II, phòng phụ nữ và một khu xà lim 26 phòng. Từ giã xà lim, thấm thoát đã sáu tháng. Người ta nói nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại, tôi lại thấy thời gian đi quá nhanh. Có lẽ tôi kém cảm xúc. Tôi thèm nói chuyện và thèm ăn.
Cửa phòng tập thể vừa mở ra, tự nhiên phải lùi một bước, hơi nóng và mùi khói nồng nặc từ bên trong tỏa ra đủ thứ mùi, mùi thuốc lào, mùi thuốc rê khét lẹt, mùi mồ hôi người tanh tanh muốn lợm giọng. Hành lang hẹp chưa tới một thước bề ngang nằm giữa hai tường nhà cao, gió không thông dù cái quạt nhỏ gắn trên tường chạy suốt ngày để hút hơi ra. Cái cửa ra vào bị che kín một nửa bằng tấm tôle. Chiếc đèn néon một thước hai không đủ chiếu sáng cho căn phòng dài gần 10 thước nên ánh sáng lờ mờ, bệnh hoạn.

9.8.12

A20 Lê Phi Ô trên đài Vietoday television



Lê phi Ô
Tiểu-đoàn trưởng TĐ344/ĐP
Tiểu-khu Bình-Tuy (cựu tù A20)


 


 

31.7.12

Trại Kiên Giam – Nguyễn Chí Thiệp: Chương 7



Chương bảy

Tôi đã thèm ăn từ 1âu, khởi đầu là thêm đường, rồi thèm mỡ, giờ thèm đủ thứ, chén com hẩm với nước muối bây giờ quá ngon, không đủ no, ăn vào lưng lửng nhưng ngày nào cũng mong tới giờ ăn cơm, mỗi bữa ăn tôi cố ngồi nhai từng muỗng, nhai thật kỹ, miếng cơm thành ngọt hơn, phải chú ý và kềm để cái lưỡi không cuốn nuốt miếng cơm xuống, lơ đãng một tí là miếng cơm mới đưa vào mồm đã chạy tuột xuống cuống họng một cách tự nhiên và nhanh chóng.

27.7.12

Trại Kiên Giam – Nguyễn Chí Thiệp: Chương 6




Chương Sáu

Đang ngồi uống cà phê ở quán ngay dưới nhà tôi trú ngụ. Nhìn quanh thấy nhiều khách lạ, tôi thấy không yên, đứng dậy định đi ngay ra đường Trương Minh Giảng nơi chợ trời đông đảo để thoát qua bên khu Kiến Thiết. Tôi trả tiền dượm bước đi thì ngay sau lưng tôi có tiếng gọi:

-          Anh Nguyễn Chí Thiệp đứng lại, nếu chạy tôi bắn.

Chưa kịp có phản ứng thì đã thấy chung quanh có bốn năm người chĩa K-54 vào tôi. Ngay cổng vào nhà hai tên xuất hiện với hai khẩu AK-47, và sau nhà tôi đi ra hai tên khác với hai khẩu AK-47. Một tên bước đến bên tôi móc còng khóa hai tay tôi về sau lưng, tôi biết hắn là Đỗ Hữu Cảnh, Luật sư.

26.7.12

Vượn trả thù Người


                                  
                                             A20 Tống Phước Hiến

          Sau vụ “văn nghệ đột xuất mừng xuân 78”, vì cai tù kết luận đó là hình thức của bạo loạn, nên không khí trại giam Z.30.D tăng thêm ngột ngạt nặng nề. Tên Thượng úy Thới tức Sáu La là cán bộ Trực trại cho thiết lập thêm những hàng rào nhằm cô lập, chia cắt mỗi nhà tù một khu riêng biệt; biến mỗi nhà tù thành những cù lao bị vây bọc ngăn cách. Vật liệu làm hàng rào mới này vẫn là những cây tre nguyên, rắn chắc, đan theo hình mắt cáo và buộc kết bằng dây song (một loại mây rừng) rất “có chất lượng”. Giữa các hàng rào cô lập mỗi nhà là con đường đi rộng chừng 4 mét. Con đường này cai tù và “tù thống trị” tức bọn Thi đua, Trật tự dùng để đi tuần tiểu, quan sát. Tù chỉ được dùng để đi lãnh cơm nước, tập họp. Nếu không có cai tù hay Trật tự, Thi đua đi kèm áp giải thì mọi sự di chuyển của tù trên đường này dù bất cứ lý do gì cũng đều bị tuyệt đối cấm, sẽ bị kết tội vi phạm nội quy trại giam và dĩ  nhiên có thể bị bắn chết nếu cai tù muốn.

22.7.12

Trại Kiên Giam – Nguyễn Chí Thiệp: Chương 5




Chương Năm

Tuần lễ đầu tiên ngay sau khi chiếm miền Nam Việt Nam, Chính Phủ Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam được nhiều quốc gia công nhận. Khởi đầu là Tây Đức đến Anh Quốc và đa số các nước Tây phương, các nước công nhận chính phủ Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam lên đến 76 nước, nhiều hơn số quốc gia công nhận chính phủ Việt Nam Cộng Hòa và dĩ nhiên hơn số quốc gia công nhận Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Sự kiện ngoại giao này làm cho những người lãnh đạo Hà Nội lúng túng, vì Phạm Văn Đồng đã tuyên bố hai miền Nam Bắc Việt Nam chưa thống nhất. Miền Bắc tiếp tục cách mạng xây dựng Xã Hội Chủ Nghĩa và miền Nam Cách Mạng Dân Chủ Nhân Dân - cụ thể là về kinh tế miền Bắc có hai thành phần kinh tế và miền Nam năm thành phần kinh tế, còn công nhận hợp doanh, cá thể và tư sản dân tộc. Thời gian chuyển tiếp dự trù 5 năm . Chính phủ Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam không hiện diện tại Saigon, Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát chỉ xuất hiện với tính cách cá nhân trong Ủy Ban Quân Quản thành phố Saigon-Gia Định (đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh). Không có trụ sở văn phòng của chính phủ này. Bàn giấy của Huỳnh Tấn Phát đặt tại phủ Thủ Tướng cũ, cùng với Văn phòng đại diện của Đảng tại miền Nam. Có thể người lãnh đạo Hà Nội sợ chính phủ Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam xuất hiện công khai tại Saigon, rồi với việc 76 quốc gia thừa nhận sẽ đưa tới việc bang giao, lập Tòa Đại Sứ sẽ trở thành một thực tế chính trị, biến miền Nam trở lại thành một nước ngoài sự kiểm soát của họ.

20.7.12

Chung quanh cuộc Hội Ngộ A-20 tại thung lũng Hoa Vàng



                                                                  Vũ Ánh


Nguyễn Đức Thành vẫn thư sinh, trắng trẻo, nhưng nghiêm túc, nói năng gãy gọn đâu ra đó. Bùi Đạt Trung một cựu sĩ quan BĐQ mà chúng tôi gọi thân mật là Trung “điên” lần này không điên tí nào cả. Anh duyên dáng trong một bài tù ca soạn theo thể kích động và đồng thời là một “quản ca” điệu nghệ như thời gian còn trong quân trường để điều khiển những bản nhạc hát chung được anh em A-20 hoan nghênh đặc biệt. Phạm Kim Minh lúc nào cũng lặng lẽ, ít nói, nhưng khi nói ra đều là những lời lẽ thẳng thắn nhiều khi làm người đối thoại phật lòng nhưng không thể bảo anh nói sai hay không thành thật chí tình được. Sự chính xác, ngắn gọn trong mỗi nhận xét của Minh là do được đào tạo trong các khóa học liên quan đến an ninh trong quân đội. Anh Thành đã cùng một số anh em khác làm việc trong một thời gian kỷ lục để tổ chức cuộc họp mặt lần thứ hai cho những anh em cựu tù cải tạo của trại A-20 Xuân Phước mà chúng tôi quen gọi là trại kiên giam, một từ ngữ khác của loại trại trừng giới. Sở dĩ phải gọi là trại kiên giam hay trại trừng giới là vì trại này là một trong những trại có những cách trừng phạt với mục đích trả thù tàn bạo đối với với những tù cải tạo được “tuyển lựa” từ những trại tù khác trên toàn lãnh thổ Việt Nam, những người mà nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam gọi là những thành phần “chỉ có lấy rìu bửa đầu ra chứ không còn có thể cải tạo được nữa” (Nhóm từ mà Lê Đồng Vũ một trung tá công an, trại trưởng trại kiên giam A-20 sử dụng khi nói với chúng tôi). Trên giấy tờ thì đám công an gọi những thành phần bị đưa lên trại A-20 Xuân Phước là những “đối tượng của Phương Án 4” theo cách phân loại đối tượng bắt chước kiểu cách của Liên Xô thời gian còn trại tập trung ở Tây Bá Lợi Á hay những trại lao cải của Trung Cộng.

18.7.12

Trại Kiên Giam – Nguyễn Chí Thiệp: Chương 4



Chương Bốn

Có giấy chứng nhận học tập ba ngày, tôi cần phải tránh xa Saigon một thời gian, nhất là tránh sự truy tìm của Công An Liên Khu 5 vào Sài Gòn bắt những người thuộc đảng phái chính trị và nhân viên chính quyền cũ. Toán Công An Liên Khu 5 đóng ở nhà số 101 đường Trần Quốc Toản (tức Nguyễn Đình Chiểu cũ). Chúng đã bắt rất nhiều người, có người chúng nhốt vào con-nết, chở về tới Đà Nẵng thì ngất xỉu.

Tôi lên vùng Đức Lập tỉnh Quảng Đức, nơi đó một người bạn tôi có ông bố là dân Pháp làm quản lý cho một đồn điền cà phê. Ở Đức Lập tôi còn mục đích dò đường để nếu có thể sẽ vượt biên giới bằng đường bộ qua Thái Lan. 

15.7.12

Trại Kiên Giam – Nguyễn Chí Thiệp: Chương 3



Chương Ba

Chính sách học tập cải tạo ban hành cho binh sĩ và nhân viên chính quyền từ Chủ sự trở xuống là ba ngày, tổ chức ngay tại mỗi Phường, sau bài học học viên viết lý lịch, làm thu hoạch được cấp giấy chứng nhận học tập đóng dấu chữ ký của Cao Đăng Chiếm, Thứ trưởng Bộ Nội Vụ đặc trách miền Nam.

Nhiều người thở phào như trút được gánh nặng nghìn cân. Nhân viên, binh sĩ học tập xong thoải mái đã đành. Sĩ quan và các cấp chỉ huy cũng cảm thấy nhẹ gánh. “Cách mạng” đối với lính như vậy thì sĩ quan có thể cần học tập nhiều hơn, gấp 10 lần cũng không sao.

Do đó, khi thông báo học tập 1 tháng cho cấp chỉ huy từ Giám đốc trở lên đối với nhân viên trung ương và từ Phó quận trưởng, Trưởng ty các cấp chỉ huy địa phương, quân nhân từ cấp Tá trở lên, mọi người đều đi trình diện đông đủ. Sau đợt cấp Tá 1 tháng, tiếp theo sĩ quan cấp Úy, thời gian học tập là 10 ngày.

Thật là nhịp nhàng, hợp lý; Lính 3 ngày, Úy 10 ngày, Tá và Tướng 1 tháng. Thật là “nhân đạo đúng chính sách hòa hợp hòa giải, theo qui định của Hiệp Định Paris không trả thù”.

12.7.12

TÌNH YÊU VÀ CHIẾN-TRANH



Tiễn anh một chén rượu tàn,
Một bàn tay nắm, một hàng lệ mau.
Cuộc cờ thế sự binh đao,
Phút giây tái ngộ ngàn sau biết còn !

                       (thơ Cao thị Vạn-Giã)


      Qua một đêm yên tỉnh... rừng núi vẫn còn bao phủ một màn sương, một sự yên tỉnh hiếm hoi cho những người lính nơi tiền đồn heo hút Gia-Huynh ranh giới của Tỉnh Long-khánh và Bình-Tuy, nơi đây vắng vẻ... một chiếc cầu ván dài 20 thước, bên kia cầu là xóm nhà lá độ mươi căn của những người thợ rừng. Hằng đêm bọn Cộng phỉ thường đột nhập vào những thôn xóm nhỏ vài chục nóc gia nằm rải rác hai bên tỉnh-lộ để cướp phá các quán bán tạp-hóa mong tìm thức ăn như mì gói, cá hộp, cá khô, đường và thuốc hút để bổ-sung cho những thiếu hụt lương-thực của bọn chúng và thường chạm súng với những tổ phục-kích của ta.

10.7.12

Những trại tù cuối cùng


A20 Kiều công Cự

Trên đường về Nam (12/1980)

Sau Giáng Sinh, 300 người chúng tôi từ trại Nam Hà B được chuyển về Nam đợt 2, trong đó có tôi. Thật là một điều vui mừng và hạnh phúc (!)

Chúng tôi lên xe từ trại B (Nam Hà), đi ngang qua trại A, qua trại C rồi men theo con đường đất đỏ, nham nhở, vùng Chi Nê, Thanh Liêm, qua thị trấn Phủ Lý rồi đoàn xe dừng lại ở nhà ga Bình Lục. Bấy giờ là nửa đêm và đoàn tàu đã chờ sẵn ở đấy. Chúng tôi lần lượt gồng gánh lên tàu. Một số ngồi dưới sàn, một số ngồi trên ghế. Toa tàu như một phòng giam lưu động. Cửa đóng kín và cài then từ bên ngoài. Theo thủ tục của công an thì bất cứ cuộc di chuyển nào cũng phải còng tay hai người làm một. Không phải còng inox của Mỹ mà là còng nội hóa nhiều cái đã rỉ, không co giãn theo cổ tay lớn nhỏ mà chỉ có một cỡ. Người nào cổ tay lớn thì bị còng siết chặt đau điếng. Tuy thế chúng tôi cũng tìm cách mở ra cho được thoải mái. Khi nào tàu dừng ở đâu, bọn chèo lên kiểm soát thì chúng tôi đưa tay vào còng.

Đoàn tàu bắt đầu khởi hành sau nửa đêm. Ai nấy cũng đều vui mừng, quây quần hút thuốc lào và kể lại chuyện ngày xưa. Chỉ có những anh chàng Bắc kỳ di cư, mới để ý theo dõi phong cảnh chung quanh để tìm lại những nơi chốn cũ. Nhiều người vẫn còn nhớ những nhà ga chính như là Bỉm Sơn, Thanh Hóa, Quỳnh Lưu, Cửa Lò, Vinh, Hà Tĩnh, Đồng Hới...

5.7.12

Trại Kiên Giam – Nguyễn Chí Thiệp: Chương 2



Chương Hai

Theo quân Bắc Việt, cán bộ các ngành vào tiếp thu các cơ sở ở miền Nam, những người Cộng Sản Tập Kết được ưu tiên vào Nam thăm gia đình. Người ta đã nói nhiều đến sự nghèo đói và dốt nát của cán bộ miền Bắc, nói đến những sự giúp đỡ của bà con miền Nam đối với thân nhân miền Bắc vào thăm. Người Nam nhận họ, người Bắc nhận hàng.

Trước khi vào Nam, các cán bộ phải học tập những điều phải làm, phải nói để bà con miền Nam tin là miền Bắc là ưu việt, là xã hội phát triển tiến bộ. Những buổi sinh hoạt công khai cán bộ cứ theo chỉ thị mà nói, mà vẽ nên cái thịnh vượng của miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa, còn miền Nam chỉ là phồn vinh giả tạo. Từ đó đồng bào miền Nam đã được nghe nói miền Bắc cái gì cũng có dư thừa như tủ lạnh thì chạy đầy đường, kem thì dư quá phải đem phơi khô không hết. Cán bộ miền Bắc làm nhiệm vụ của mình đối với Đảng, đối với nhà nước, nhưng với bà con trong gia đình thì họ thì thầm nhỏ to nói hết sự thật. Họ dặn dò bà con không nên bán đồ đạc trong nhà, nếu có tiền thì mua thêm, nên mua vàng bạc nữ trang cất giấu vì tiền giấy không có giá trị và bị thay đổi thường xuyên, không nên tồn trữ cồng kềnh sẽ bị kiểm tra tịch thu. Phải bám lấy Saigon và tỉnh lỵ, không đi vùng kinh tế mới, nếu buộc phải làm thì trì hoãn. Lời dặn bám Saigon và tỉnh lỵ không đi kinh tế mới là lời dặn có ích cho dân miền Nam.

2.7.12

CẢM NHẬN SAU NGÀY LỄ CỦA CHA

 
Văn hóa phương Tây trước đây được cho là “xa lạ” với rất nhiều người VN . Ở trong một giác độ nào đó và một “đối tượng” nào đó còn có thể là “kệch cởm” và “lố bịch”  nữa !?.

Từ nhỏ tôi học tiếng Pháp…và 30 năm qua không có cơ hội để xử dụng nên đã “trả” hết lại cho thầy !?.


Thời đại bây giờ là thời “thống trị” của Anh ngữ, mà tôi lại không biết một chữ tiếng Anh nào nên gặp nhiều khó khăn để đuổi kịp với nhịp sống thay đổi như vũ bão đang xảy ra. Ở VN bây giờ tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai được dùng phổ biến sau tiếng Việt. Giới trẻ thích nghi nhanh chóng với tiếng Anh và điện toán – hai lĩnh vực gần như gắn liền với nhau. Người trẻ dùng tiếng Anh trong giao tiếp ngày càng nhiều, rất tự nhiên và thỏa mái. Mấy ông quan chức VC kể cả mấy ông ở ngành An ninh cũng không còn “mặc cảm” với thứ ngôn ngữ của bọn “đế quốc” nữa, họ cũng ok, bye khi nói chuyện với nhau, kể cả ở công sở.

1.7.12

Trại Kiên Giam – Nguyễn Chí Thiệp: Chương 1



Chương Một

Những chiếc trực thăng Chinook và UH-1 cuối cùng khuất dạng về hướng biển, trời Saigon trở lại vắng và buồn, thỉnh thoảng đâu đó vang lên một tràng đạn lẻ tẻ, đường đạn vạch lên khung trời xám mờ đục. Thật xa, một vài tiếng đại bác cầm chừng. Mọi nhà đóng cửa, hoặc cánh cửa sắt kéo lại chỉ để khoảng trống một người đi, trên đường chỉ có những người lính tan hàng mặc áo trận, quần đùi lặng lẽ và hối hả từ ngoại ô đi vào thành phố. Những người không di tản kịp dìu dắt nhau trở về nhà, mặt ai nấy buồn xo thất vọng, lo âu. Saigon hồi hộp chờ Quân Đội Giải Phóng vào tiếp thu. Đài phát thanh ban lệnh của Tướng Nguyễn Hữu Hạnh kêu gọi các đơn vị giữ vững vị trí.

27.6.12

Trại Kiên Giam – Nguyễn Chí Thiệp: Phần mở đầu



Phần Mở Đầu

Quyết định không ra đi trước ngày 30-4-75 là một quyết định sai lầm lớn nhất trong đời tôi. Tôi phải trả một cái giá đắt gồm 16 tháng trốn lánh trong lo âu hồi hộp, 12 năm đầy đọa từ nhà tù này đến nhà tù khác, một lần vượt biển và một năm rưỡi ở trại tỵ nạn.

Tôi mất hơn 15 năm, cuối cùng tôi cũng phải tìm đến Mỹ, điều tôi có thể làm được trước khi miền Nam bị Cộng sản xâm chiếm. Vừa đến nơi một người bạn đã cảnh giác tôi - Đừng xem nước Mỹ là một thiên đường - Tôi không hề xem nước Mỹ là một thiên đường - chỉ có ở nước Cộng sản mới có thiên đường vì ở đó có nhiều tầng địa ngục. Tôi đã ở tận cùng các địa ngục đi ra. Tôi không đi tìm một thiên đường, nhưng tôi đã biết là phải chọn giữa một hoàn cảnh cực kỳ xấu và một hoàn cảnh ít xấu hơn, chỉ giản dị thế thôi.

Trại Kiên Giam – Nguyễn Chí Thiệp: Tựa



 Tựa

Vài cảm nghĩ và nhận xét về cuốn Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp

Duy Lam
- Tự Lực Văn Đoàn
- Hội viên danh dự INT-PEN
- Giải Thưởng Tự Do Phát Biểu 1992 Hellman - Hammett.

Qua những giai đoạn biến động của lịch sử một quốc gia, thường là những cuộc chiến tranh, những người trong cuộc có thể là những nhà văn, người trí thức, nhà báo, hoặc nhiều khi chỉ là những nạn nhân của thời cuộc và những cuộc tranh chấp, đôi khi chỉ là những người dân bình thường, đã cảm thấy bị thôi thúc bởi ý muốn cầm bút viết lại những kinh nghiệm sống họ đã trải qua.

23.6.12

Một Chuyến Thăm Anh


Đỗ Văn Phúc
(Kính tặng các chị, vợ tù nhân chính trị Việt Nam)

Lắc lư trên chiếc xe đò nêm chật người đã hơn hai tiếng đồng hồ, Thoa cố nhướng mắt chống lại cơn buồn ngủ vì đã gần như thức trắng mấy đêm nay. Con đường từ Vũng Tàu, Sài Gòn ra Ngả Ba Chí Thạnh chỉ vài trăm cây số nhưng phải mất hai ngày mới tới. Một phần do đường sau chiến tranh đã bị tàn phá nặng nề mà không sửa chữa; phần do cái phương tiện thổ tả là chiếc xe đò già nua, chạy bằng than đá cứ khục khặc như những cụ già ho suyển đềm mùa đông. Khổ tâm nhất là số lượng hành khách nhồi nhét trên xe còn hơn cá mòi sắp trong hộp Sumaco, cộng với nạn cắp trộm xảy ra ngay trên xe làm hành khách cứ phải cố tỉnh táo, khư khư ôm hành lý vào lòng, từng phút canh chừng người đồng hành bên cạnh, người đồng hành phía sau.

20.6.12

Vĩnh biệt anh Nguyễn Ngọc Đăng



Huỳnh Ngọc Tuấn


Nguyễn Ngọc Đăng


Những ngày này đất nước chúng ta như “cá nằm trên thớt”, người dân tột độ hoang mang lo lắng về tương lai dân tộc. Câu hỏi nhức nhối đang đặt ra: Việt Nam rồi đây có còn là “Minh Châu trời Đông” có còn là: Non sông như gấm hoa uy linh một phương – xây vinh quang ngất cao bên Thái bình dương” hay rồi đây chỉ còn là phiên thuộc của đại Hán?

18.6.12

NĂM RỰA



Tặng mười tám người tù chung thân tại Xuân Phước.
Gửi bà Trần thị Sự chợ Tam Quan, Bình Định


Truyện ngắn của Nguyễn Liệu

Khi đoàn tù hai mươi người từ Kim Sơn đưa vào Phú yên trại Xuân Phước riêng mình tôi bị đưa vào nhà nhốt riêng cùng mười tám người tù có án nặng. “Trâu già không sợ dao phay” nên tôi dửng dưng từ giã anh em, trong khi đó anh em có vẻ lo cho tôi. Vào phòng đặc biệt này, được cái là khỏi đi lao động, tức khỏi bị hạch sách của người dẫn toán tù đi làm việc. Khi bị cấm cố thì mong được đi lao động, nhưng lao động riết rồi lại muốn vào cấm cố cho khỏe tấm thân tù tội. Nhưng thực ra không phải là cấm cố mà chỉ ở riêng trong một khu vườn nhà chung quanh thành cao, cổng đóng kín, không thấy cái xã hội tù bên ngoài. Nói theo cách lập dị kiểu cách “đó là một nhà tù trong nhà tù”. Trong khu đó có cái giếng, tha hồ tắm giặt, nhưng người tù cấm cố ít khi tắm và cũng không có cái gì để giặt. Mười tám người này gần như đồng một tội là tội giết người trong đó có hai người thọ án tử, nhưng sau được giảm thành án chung thân.

15.6.12

Vĩnh biệt anh Trương Văn Sương


Anh Trương Văn Sương

Mấy hôm nay, kể từ ngày anh Trương Văn Sương về cõi vĩnh hằng, có rất nhiều người thương tiếc anh, viết về anh trong đó có bài của luật sư Nguyễn Văn Đài và anh Nguyễn Ngọc Quang rất cảm động. Nhưng tôi vẫn bâng khuâng hình như thiếu vắng một cái gì đó.

14.6.12

TRONG SƯƠNG MÙ XUÂN PHƯỚC !




                                                                                          Ý Cơ
(A20 Vũ Trọng Khải phu nhân)

Viết cho ngày Hội Ngộ A-20 kỳ hai (1/7/2012)

                                                                        lũ chúng ta, cứ bù đầu chật vật
                                                                   sống sót nên đành kiếm nhau hụt hơi
                                                                    để tiếc, để thương, để nhắc một thời
                                                                 cắn răng nén nhục mười năm xiềng xích
                                                              (NTK “Rót cho người xa xứ”. 29/5/2012)


          Mấy tháng vừa qua, với những emails, với những hẹn hò qua điện thoại viễn liên, hay các buổi gặp mặt thăm viếng, bàn tính, rủ nhau đi tham dự Ngày Hội Ngộ kỳ 2/ A. 20 của chồng tôi và các bạn, những cựu tù nhân chính trị của trại giam A. 20 Xuân Phước khi xưa, đã làm xao động nhiều cảm xúc trong tôi, gợi nhớ về thời gian đi thăm nuôi chồng tù tại khu trại này.

 Trôi theo dòng lịch sử của đất nước, biến cố tháng 4 năm 1975, các anh đã từ mọi miền đất nước bị đưa đẩy gặp nhau trong không gian âm u của núi rừng Phú Khánh, nơi có một trại tù mệnh danh “TRẠI TRỪNG GIỚI” với nhiều phân trại khác nhau, nằm sâu trong thung lũng Xuân Phước, nơi đó  sau này được mang tên: “Thung Lũng Tử Thần !”

Tháng Tư về



Cứ mỗi lần tháng tư về là tiết trời bắt đầu oi bức, những cơn gió Nồm từ biển thổi vào cũng không làm sao xóa tan được cái cảm giác khô nóng của mùa hè. Tôi đi dọc theo bờ sông Bàn Thạch nhìn dòng nước đục ngầu uể oải xuôi về Đông, mang theo nó là những rác rến, xác chết súc vật và rất nhiều những thứ bẩn thỉu khác.

Trên bờ sông này trước đây là xóm làng trù phú, yên tĩnh và trong lành với rừng cây sưa tỏa bóng. Mỗi lần tháng tư về hoa sưa vàng rực một khoảng trời, mùi thơm dịu dàng quyến rũ, làm cho tôi ngày ấy – một cậu bé nhiều mơ mộng choáng ngợp trước vẻ đẹp rực rỡ của thiên nhiên mùa hè thường hay đứng ngẫn ngơ nhìn và suy nghĩ vu vơ… tháng tư về sân trường rộn ràng tiếng ve, khúc nhạc cất lên cùng giai điệu từ thưở ban sơ cho đến mãi mãi vô cùng, trong lòng các cô cậu lúc này chùng xuống một nỗi buồn nhè nhẹ, khi những cánh phượng hồng  chớm nở trên sân trường, trên đường đi học.

Về thăm trại cũ



Vượt Trà Bương ta về Kỳ Lộ
qua La Hai đứng ngó bóng tàu
núi chập chùng, núi dựng trên cao
giữa thung lũng trại thù còn đó

11.6.12

Tiếng Gọi Thanh Niên



Tổ quốc đang lầm than nguy biến
Bạo quyền còn ngày ngày phá non sông
Là thanh niên của giòng giống Tiên Rồng
Sao chấp nhận khoanh tay ôm nhục nước?

Máu đã chảy bao đời trên đất nước
Ðầu đã rơi chất chật giải Trường Sơn
Bốn ngàn năm ý chí vẫn không sờn
Chỉ biết đứng – không cúi đầu nô lệ.

Sẵn sàng chết mở đường cho hậu thế
Sẵn sàng đi khi tổ quốc kêu mời
Ðường đấu tranh không mỏi gối chùn chân
Làm Cách mạng không nề hà gian khổ.

Dân tộc sống trên bom gầm đạn nổ
Tôi luyện mình máu lửa đã từng quen
Cũng đã từng vinh nhục biết bao phen
Quyết đứng dậy vươn mình ra phía trước,

Phá xích xiềng để đền ơn Ðất nước
Mượn nhà giam thao lược chí hùng anh
Bàn tay không đi phá lũy đạp thành
Hai chân đất tung hoành trên bốn bể.

Dòng lịch sử đã kiêu hùng như thế
Hỡi Thanh niên – thề nối bước tiền nhân
Dậy mà đi – Tổ quốc gọi bao lần
Vì Dân tộc đang cần – Ta tranh đấu
Vì Dân tộc đang cần – Ta tiến tới.

A20 Vũ Đình Thụy - Hướng Dương
(A20 1994)



4.6.12

Xuân Muộn


 Mùa xuân năm nay đến muộn, mãi đến 13 tháng giêng âm lịch mới lập xuân. Những ngày Tết trời lạnh và u ám, mưa lất phất bay, hình như mùa đông vẫn còn ngự trị, các chàng trai cô gái co ro trong những bộ áo quần mới, họ ngồi nhìn mưa, liên tục cắn hạt dưa và chuyện phiếm, trong những câu chuyện đó tôi nhận ra phảng phất một nỗi buồn về một tương lai thiếu vắng niềm tin nơi bản thân và xã hội. 

Về bản thân, những chàng trai cô gái này cảm thấy bất an, vì sau những năm dài miệt mài trong trường Đại học, với những gói mì tôm lót lòng là thường trực, sinh hoạt tù túng trong căn phòng trọ chật hẹp, ẩm thấp vào mùa đông, nóng bức trong mùa hè, vẫn còn ám ảnh và còn đó những khoản vay từ ngân hàng, từ bà con họ mạc chưa trả được, vẫn còn đó nỗi lo lắng của cha mẹ khi một năm trôi qua rồi kể từ ngày hân hoan đón nhận cái bằng tốt nghiệp mà công việc vẫn ngoài tầm tay với. 

26.5.12

Hồi ức về nhà tù cộng sản Việt Nam



A20 Huỳnh Ngọc Tuấn




Kính tặng anh Nguyễn Ngọc Đăng

Các anh các chú đã từng đi qua những nhà tù Xuân Phước-Thanh Hóa-Nam Hà
Kính nhớ Bác sĩ Nguyễn Kim Long, chú Nguyễn Trưởng, anh Nguyễn Văn Bảo, anh Đỗ Hườn

Những người đã nằm xuống trong nhà tù Cộng sản Việt Nam vì những giá trị Dân chủ Nhân quyền.

Huỳnh Ngọc Tuấn

 
*****


(Phần 1)
Miền Trung Việt Nam bây giờ là chớm đông với những cơn mưa trút nước. Cánh đồng trước mặt một ngày trước đây mướt xanh màu lúa non, bây giờ đã mênh mông nước bạc. Những con đường nhỏ ngập ngụa trong bùn và rác…chẳng đi đâu được, đọc sách hoài cũng chán, mở tivi ra thi cứ toàn phim Tàu và những lời lẽ tuyên truyền cũ rích nhai đi nhai lại. Chỉ còn biết ngồi nhìn mưa và vừa nhận được email từ Úc: Ông bạn Nguyễn Ngọc Đăng đang bị ốm. Lòng buồn rười rượi. Bao nhiêu kỷ niệm lại quay về.

Trại giam Xuân Phước - Phú Yên, mùa đông 1994

Những cơn mưa nhỏ lất phất, trời không lạnh, những người tù chính trị chúng tôi trong đội 12 vào nghỉ giải lao trong một căn nhà lợp lá dừa. Cũng không phải là nhà vì chỉ có mái che, chung quanh không có phên vách gì.
Tôi - một người tù chính trị còn rất trẻ và mới toanh, lúc đó tôi mới 35 tuổi, tìm một chỗ khiêm tốn giữa những bậc trưởng thượng. 


12.4.12

Trại Trừng Giới A20


A20 Tống Phước Hiền

Kính thưa quý bạn đọc,

Những ngày hôm nay, 37 năm về trước, quê hương chúng ta đang đứng trên bờ vực nguy khốn. Bây giờ nhìn lại, chúng ta không khỏi ngậm ngùi thân phận quê hương, gia đình và chính chúng ta. Buồn đau thật nhiều, trách bạn và cũng trách chính mình!

Đây là thời gian, chúng ta nhìn về quá khứ , nhìn về quê hương trầm thống. Chúng ta cần bình tĩnh nhận định lại để tìm phương kế giải cứu quê hương.

Đã quá đủ cho những giòng lệ rơi vì tang tóc, nghiệt ngã, đoạn trường vì non sông trong  tay tay nội thù cộng sản Việt Nam.

Quê hương đang cần chúng ta hành động!

11.4.12

Thiên thần trong ngục tối: “Long Bô”



A20 Phạm Đức Nhì 


        Tôi vừa cầm ly nước mía lợn cợn đá mát lạnh đưa lên miệng thì giật mình tỉnh dậy. Cơn mơ bị gián đoạn. Có tiếng lao xao nói chuyện của cán bộ Tri an ninh và mấy tên trật tự. Và tiếng lọc cọc mở cửa xà lim số 1 và số 2. “Sao lại mở cửa xà lim giờ này?” Tôi tự hỏi. Cơm chiều đã phát, tôi đã cho vào bụng lâu rồi. Tính đến hôm nay tôi đã nằm chịu sự đày đọa của Thân Yên (1), Lê Đồng Vũ (2) và đám cán bộ an ninh, trực trại được 16 ngày. Bao phủ bởi cái khí lạnh mùa đông của đồi núi miền trung, lại chỉ có trên người phong phanh một bộ đồ tù mỏng dính, tôi ngồi co ro tê cóng trên bệ đá. Sự thiếu nước lưu cữu (mỗi ngày chỉ được phát nước 2 lần, mỗi lần 2 muỗng canh nhỏ cùng với lúc phát cơm) đã làm môi tôi khô rát, cổ đắng ngắt; chợp mắt một tý là lại mơ uống nước mía Viễn Đông (3) hoặc ăn thạch chè Hiển Khánh (4). Mỗi bữa chỉ có 2 muỗng cơm nên hậu môn của tôi đã ngừng hoạt động được 15 ngày (ngày đầu tiên phải làm việc để tống khứ những thức ăn cũ có sẵn trong bụng.)

10.4.12

Các bạn A-20 thân quí,


         Sau cuộc họp mặt lần đầu tiên ở Little Saigon, có một vài bạn tù của chúng ta ở các trại khác hỏi tôi như thế này: "Bộ các anh hãnh diện vì cái tên trại giam của bọn đỏ hay sau mà lấy cái tên A-20 đặt trước tên của các anh". Tôi biết những người bạn của chúng ta hơi "bảo hoàng hơn vua" cho nên hỏi cắc cớ như vậy. Nhưng tôi mạn phép các bạn A-20 trả lời như thế này:
 "Những người nào chưa sống ở trại trừng giới hay còn gọi là trại Kiên Giam A-20 thì chưa hiểu được rằng cái trại này, nếu không có gì thay đổi từ bối cảnh bên ngoài, sẽ là nấm mồ tập thể của chúng tôi. Có thể nói, không trại nào có những đòn phép được chắt lọc từ những bộ óc siêu phàm của Cộng Sản về cách giết người từ từ và làm cho người tù cải tạo chết từ từ chỉ với hai chiêu sau đây: ăn thật đói, làm việc thật nặng, ốm đau không có thuốc, dồn người tù vào cảnh đói khát để mong chúng tôi kiệt sức dần dần, mất cảnh giác sẽ giày xéo nhau. Nhưng, chỉ một số rất nhỏ trường hợp, có thể vì hoàn cảnh hay không chịu được sự hành hạ, nên mới hư đốn, còn đa số tuyệt đối anh em A-20 vẫn vững tin,  đi thẳng lưng và sẵn sàng trả giá để bảo vệ nhân cách của mình. Và cho đến nay, mỗi khi nhắc tới một người tù nào của trại A-20, anh em chúng tôi vẫn còn nhớ rất rõ chúng tôi là ai, sống như thế nào trong trại giam, đã siết chặt tay nhau trước kẻ thù ra sao. Những A-20 chúng tôi khi nói với các con đã khôn lớn của mình không ngượng miệng: Bố là A-20".       

11.3.12

Không Thể Tình Cờ



(gởi hiền thê P.T.)

Anh cứ trách cho lòng em dậy sóng
Cho nỗi buồn dừng lại giữa câu thơ
Dẫu hiếm hoi nhưng không thể tình cờ
Em chợt thấy đâu bến bờ thương nhớ

Dù sự thật đó là điều đáng sợ
Ðã cho em bao khốn khổ không cùng
Nhưng nếu đời là một mẫu số chung
Thì chắc lẽ mình cũng cùng số phận

Nên em đã không ngại ngùng chấp nhận
Xích xiềng kia thôi cũng chỉ tầm thường
Bởi anh là biểu tượng của quê hương
Là dáng đứng trên đường em bước đến

Là ánh sáng của muôn ngàn ngọn nến
Dìu em qua cùng với trái tim người
Với nụ cười của cha ông
Của từng giọt máu trên sông Bạch Ðằng.

Hướng Dương - A20 Vũ Đình Thụy
(A20 Phú Yên 12/1993)




22.1.12

CÂU CHUYỆN NGƯỜI TÙ TRƯƠNG MINH NGUYỆT


Cảm hoài

Thế sự du du nại lão hà
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca
Thời lai đồ điếu thành công dị
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa
Trí chúa hữu hoài phù địa trục
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà
Quốc thù vị báo, đầu tiên bạch
Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma


Dịch thơ:
1.
Việc đời bối rối tuổi già vay,
Trời đất vô cùng một cuộc say.
Bần tiện gặp thời lên cũng dễ,
Anh hùng lỡ bước ngẫm càng cay.
Vai khiêng trái đất mong phò chúa,
Giáp gột sông trời khó vạch mây.
Thù trả chưa xong đầu đã bạc,
Gươm mài bóng Nguyệt biết bao rày.
2.
Việc đời man mác, tuổi già thôi!
Đất rộng trời cao chén ngậm ngùi
Gặp gỡ thời cơ may những kẻ,
Tan tành sự thế luống cay ai!
Phò vua bụng những mong xoay đất,
Gột giáp sông kia khó vạch trời.
Đầu bạc giang san thù chửa trả,
Long tuyền mấy độ bóng trăng soi.
3.
Tuổi về già, phải thời bối rối,
Cả đất trời một hội mê say,
Gặp thời kẻ dở nên hay,
Anh hùng lỡ vận, đắng cay trăm phần.
Lòng cứu chúa muốn vần trái đất,
Gột giáp binh khôn dắt sông trời.
Thù còn đầu đã bạc rồi,
Mấy phen dưới Nguyệt chuốt mài lưỡi gươm.
4.
Thế sự ngổn ngang tuổi luống rồi,
Đất trời thu lại hát say thôi,
Anh hùng nuốt đắng khi tàn vận,
Đồ điếu nên công lúc gặp thời.
Giúp chúa rắp tâm nâng trái đất,
Rửa binh khôn lối kéo sông trời.
Quốc thù chưa báo đầu mau bạc,
Bao độ gươm mài bóng nguyệt soi.
5.
Việc thế lôi thôi tuổi tác này,
Mênh mông trời đất hát và say,
Gặp thời đồ điếu thừa nên việc,
Lỡ vận anh hùng luống nuốt caỵ
Giúp chúa những lăm giằng cốt đất,
Rửa dòng không thể vén sông mây.
Quốc thù chưa trả già sao vội,
Dưới Nguyệt mài gươm đã bấy chầy.
6.
Tuổi già lận đận nỗi tình đời,
Vô tận vần xoay khoảng đất trời,
Ti tiện gặp thời lên chẳng khó,
Anh hùng lỡ bước hận nhiều thôi.
Vác non phò chúa trên vai nặng,
Gột giáp qua mây mặt nước trôi
Thù nước chưa xong đầu sớm bạc,
Dưới trăng mài kiếm mấy thu rồi.
7.
Thế cuộc mênh mang tuổi sớm già,
Đất trời thu lại chỉ say ca,
Gặp thời đồ điếu thành công dễ
Lỡ vận anh hùng nuốt hận đa.
Giúp chúa những mong nâng địa trục,
Rửa binh không lối kéo thiên hà.
Quốc thù chưa trả đầu mau bạc,
Bao độ mài gươm dưới nguyệt tà.
8.
Việc lớn chưa xong tuổi đã già.
Đất trời thu gọn, tiệc ngâm nga
Gặp thời, bần tiện thành công dễ
Lỡ vận, anh hùng dạ xót xa
Giúp chúa những mong xoay trục đất
Rửa dòng không lối kéo thiên hà
Quốc thù chưa trả đầu đã bạc
Mấy độ mài gươm bóng nguyệt tà.
9.
Việc dở dang, há vội già!
Mênh mang trời đất ta bà khúc say.
Ðược thời, hèn mọn có ngày,
Vận thua, hào kiệt đắng cay nỗi lòng.
Những toan giúp chúa trùng hưng,
Hận sao chẳng sức níu sông Ngân Hà .
Hai vai nợ nước thù nhà,
Tóc sương mấy độ trăng tà mài gươm!
Trương Minh Nguyệt


CÂU CHUYỆN MỘT NGƯỜI TÙ BẤT KHUẤT ÍT ĐƯỢC NGƯỜI ĐỜI BIẾT ĐẾN: CUỘC ĐỜI VÀ NHỮNG NĂM TÙ ĐÀY LAO LÝ CỦA KỸ SƯ TRƯƠNG MINH NGUYỆT

Quỳnh Trâm
Kính thưa quý vị,
Kính thưa quý thân hữu, quý chiến hữu cùng quý Niên trưởng,
Trong những ngày qua, công luận trong và ngoài nước sục sôi với với sự kiện nhà cầm quyền cộng sản Việt nam tại Hải Phòng cướp đất ruộng, phá nhà cửa và bắt giam tra tấn, nhục hình người nông dân nghèo, lương thiện theo kiểu đấu tố địa chủ trong cải cách ruộng đất ở miền Bắc từ năm 1949 đến 1957, đối với người anh hùng nông dân chinh phục lời nguyền của biển cả Đoàn Văn Vươn, dẫn đến cảnh tan cửa nát nhà, gia tài sản nghiệp phút chốc trở thành của riêng tây của bọn cường hào đỏ ở Tiên Lãng, Hải Phòng. Người nông dân trí thức Đoàn Văn Vươn cùng nhiều người thân trong họ tộc thì lụy vào vòng lao lý. Người dân trong và ngoài nước nghe thấy sự việc, ai cũng vô cùng căm phẫn bè lủ cường hào đỏ trước hành vi lấy thịt đè người, và tất nhiên cũng vô cùng thương cảm cho những người nông dân họ Đoàn, ở Tiên Lãng, Hải Phòng này, một câu chuyện tương tự, cũng từng xãy ra ở miền Nam sau ngày Vong Quốc Hận 30 tháng 4 năm 1975, cũng với một người nông dân trí thức, ở Sài gòn, cũng bất khuất chống lại bạo quyền, cũng bị cướp đất ruộng và cũng bị lụy vòng lao lý của bọn cường quyền đỏ 3 lần với hơn 20 năm tù ngục mà ít được người đời biết đến. Nhân ngày đón tết cổ truyền Nhâm Thìn 2012, cái tết tủi nhục lần thứ 37 của nhân dân Miền Nam, Phóng viên Quỳnh Trâm của PHONG TRÀO PHỤ NỮ VIỆT NAM HÀNH ĐỘNG CỨU NƯỚC đã gặp gỡ người nông dân trí thức, người cựu tù chính trị TRƯƠNG MINH NGUYỆT và thực hiện cuộc phỏng vấn sau đây, chúng tôi xin gởi đến quý vị, quý thân hữu quý chiến hữu, cùng quý chiến hữu toàn bộ cuộc phỏng vấn này, để xin tỏ lòng kính ngưỡng đối với người tù bất khuất này, và cũng xin ghi thêm một tội ác của Hồ Chí Minh và Cộng Sản Việt Nam đối với toàn dân tộc Việt.

Nói với thế hệ thứ ba để tiếp nối cuộc trường chinh tổ quốc


Đã nhiều lần ta tìm trong ký ức
Không thấy gì ngoài máu lửa thù căm
Không thấy gì ngoài hàng hàng lớp lớp
Bè bạn bỏ đời, rồi bè bạn đứng lên
Những ngọn cỏ xanh đã một lần đơm nụ
Đã tức tưởi miên trường, tức tưởi gãy ngang
Những ngọn cỏ xanh vùi rạn vào thân thể
Làm đá lót đường cho thế hệ thứ ba
Ôi ! chinh chiến đong đầy nước mắt

Phan Lạc Giang Đông


10.1.12

Về Ðà Nẵng Lần Cuối...


A20 Nguyễn Chí Thiệp

Sau hiệp định Paris 26 tháng 1, 1973, Hoa Kỳ hạn chế viện trợ cho Việt Nam Cộng Hoà. Sự sụp đỗ của miền Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Tôi thường cọng tác ở các quân khu và các tỉnh nên thấy rõ điều này. Các cấp chỉ huy quân sự cao cấp thấy mình bị bó tay trong khi quân chính quy của Cộng Sản Bắc Việt xâm nhập ào ạt qua đường Trường Sơn. Nhưng không ngờ được sự sụp đổ của miền Nam quá nhanh sau khi thất thủ Ban Mê Thuột và quyết định rút quân đoàn 2 ra khỏi Pleiku.

3.1.12

Bình-Tuy, Những ngày cuối cùng !




(Hồi ký chiến trường)




Ngày 02 tháng 04 năm 1975, Tiểu-khu Bình-Tuy được TK/ Bình-Thuận thông báo: Đoàn người di tản từ các tỉnh miền Trung (sau cuộc lui binh của vùng II chiến-thuật) đang hỗn loạn tràn vào thị xã Phan Thiết, lẫn lộn trong đó có một số tù nhân trốn thoát, thành phần bất-hảo và cũng có thể việt cộng giả dạng lính QL/VNCH bắn, cướp phá gây sợ hãi cho đồng bào tị nạn cũng như dân chúng tại địa-phương và tiếp tục đi về hướng Bình Tuy. TK/BT tức khắc xin QĐ III tăng phái một đại-đội Quân-cảnh, đơn vị QC này làm nút chặn tại ngã ba 46 (ngã 3 vào Bình-Tuy từ Quốc lộ I. .